Hôm nay,  

Nga: Cái Giá Nào Phải Trả Cho Chiến Tranh?

01/11/202222:14:00(Xem: 1639)

 

download (3)
Là một trong những nhà sản xuất dầu, khí đốt và nguyên liệu thô quan trọng nhất thế giới, Nga đã gầy dựng được những mối quan hệ đối tác thương mại vững bền và nhiều lợi ích. Không dễ để phá vỡ những ràng buộc đó. (Nguồn: pixabay.com)

 

 

Trong năm nay, nền thương mại quốc tế của Nga đã nở rộ, kể cả khi họ phải đối mặt với hàng loạt các lệnh trừng phạt của nhiều nước do cuộc xâm lược Ukraine. Bị trừng phạt, Moscow quay qua thay đổi liên minh.

Nhiều quốc gia tuyên bố sẽ dứt khoát cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế lên nước này vì cuộc xâm lược Ukraine. Nhưng là một trong những nhà sản xuất dầu, khí đốt và nguyên liệu thô quan trọng nhất thế giới, Nga đã gầy dựng được những mối quan hệ đối tác thương mại vững bền và nhiều lợi ích. Phá vỡ được những ràng buộc đó không phải là việc dễ dàng.

Năm 2020, Nga nhập cảng 220 tỷ đô la sản phẩm từ phần còn lại của thế giới, bao gồm xe hơi và phụ tùng, thuốc men và máy tính. Họ mua rất nhiều hàng hóa từ Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc và các nước khác.

Theo phân tích dữ liệu thương mại của New York Times, khối lượng nhập cảng của Nga đã giảm xuống khi các lệnh trừng phạt và giới hạn thương mại có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, đã ‘thắt chặt’ quan hệ với Nga hơn kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.

Nhiều quốc gia đã nhận thấy việc thiếu đi nguyên liệu thô của Nga sẽ khiến cho cuộc sống vô cùng khó khăn. Hơn 2/3 giá trị xuất cảng của Nga trước chiến tranh là dầu, khí đốt, các kim loại và khoáng sản chính, những thứ giúp cung cấp năng lượng cho xe hơi, sưởi ấm nhà và các nhà máy trên toàn thế giới.

Các viên chức phương Tây đã phải đối mặt với một thực tế phũ phàng; họ vốn ôm ấp hy vọng có thể cắt giảm nỗ lực chiến tranh của Nga bằng các đòn trừng phạt kinh tế; phân tích của The Times cho thấy, giá trị hàng hóa xuất cảng của Nga thực sự tăng lên từ sau cuộc chiến, ngay cả khi có nhiều quốc gia tích cực chống lại Moscow.

Mối quan hệ của Nga với thế giới vẫn phát triển nhanh chóng. Để đánh giá tình hình chuyển biến trên thế giới, trang Times đã phân tích dữ liệu thương mại cấp quốc gia trong nhiều năm, được biên soạn bởi nền tảng dữ liệu trực tuyến Observatory of Economic Complexity.

Khả năng thương mại của Nga với phần còn lại của thế giới có thể sẽ bị thu hẹp hơn nữa trong những tháng tới khi phương Tây đưa ra các hạn chế mới. Nhưng dữ liệu cho thấy Nga đã gắn bó với nền kinh tế toàn cầu sâu sắc như thế nào. Và điều này cho phép Moscow ung dung bỏ túi được những khoản hời lớn, dù cuộc chiến đã bước vào tháng thứ chín. Các nước phương Tây sử dụng các biện pháp trừng phạt và các biện pháp khác để cố gắng làm tê liệt nền kinh tế Nga; nhưng các tác động vẫn còn rất hạn chế.

Sergey Aleksashenko, cựu Thứ trưởng Bộ Tài Chánh và Phó Chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Nga cho biết: “Rất khó mà không cần tới các nguồn lực của Nga. Không có nguồn thay thế nào cả.”

Chiến tranh kéo dài và phản ứng của thế giới sẽ khiến cho dòng chảy thương mại quốc tế thay đổi đáng kể. Nhiều quốc gia dựa vào nhập cảng lúa mì và các mặt hàng chủ lực khác đang bị thiếu hụt thực phẩm. Giá nhiên liệu và các sản phẩm khác tăng vọt trong tình hình lạm phát cao kỷ lục. Các mối quan hệ kinh tế lâu đời giữa Nga với Châu Âu đang dần bị loại bỏ, và các liên minh mới đang hình thành, hàng hóa đang chuyển hướng đến các quốc gia khác.

Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Anh đã áp dụng các hình phạt kinh tế khắc nghiệt đối với Nga, xử phạt hàng trăm công dân, viên chức chính phủ giàu có và hầu như cắt hẳn Nga ra khỏi hệ thống tài chánh quốc tế. Họ cũng quyết ngừng chia sẻ các công nghệ tiên tiến và cấm các hãng hàng không của Nga bay tới các nước phương Tây.

Nhiều công ty toàn cầu đã quyết định ngừng hoạt động tại Nga. Điều này có tác động rất lớn. Các tàu container đầy ắp hàng hóa chẳng còn ghé cảng St. Petersburg. Lạm phát và bất ổn kinh tế đang khiến người dân Nga phải cắt giảm sức mua dù hàng hóa vẫn còn ê hề trên kệ hàng.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đối với ngành năng lượng của Nga, vốn là nguồn cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế phương Tây, có tác động chậm hơn. Hoa Kỳ đã cắt giảm mua dầu của Nga. Anh cũng hứa hẹn sẽ làm vậy vào cuối năm nay. Nhưng 2 quốc gia này không phải là khách hàng lớn.

Liên Minh Châu Âu thì chậm chân hơn một chút. Họ vốn phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga, và cũng giống như nhiều quốc gia, đang phải chật vật ứng phó với lạm phát. Châu Âu đã ngừng nhập cảng than của Nga vào tháng 8. Họ sẽ cấm tất cả các hoạt động nhập cảng dầu vận chuyển bằng đường biển từ Nga vào tháng 12, và cấm tất cả các sản phẩm dầu mỏ vào tháng 2. Đến lượt mình, Nga cấm lại một số mặt hàng xuất cảng của họ, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp và y tế.

Cho đến nay, dầu và khí đốt là mặt hàng xuất cảng quan trọng nhất của Nga và là ‘mỏ vàng’ của chính phủ. Giá dầu và khí đốt tăng cao trong năm ngoái đã làm tăng giá trị hàng hóa xuất cảng, giúp Moscow bù đắp khoảng thu bị mất bởi các lệnh trừng phạt. Gazprom, tập đoàn năng lượng nhà nước Nga, đã công bố lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm nay, ngay cả khi các chuyến hàng vận chuyển đến Châu Âu bắt đầu sụt giảm.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund – IMF) đã nhiều lần điều chỉnh các dự báo trong năm nay đối với nền kinh tế Nga, nói rằng nó sẽ thu hẹp lại ít hơn so với dự đoán. Tháng 10, IMF dự đoán ​​nền kinh tế Nga sẽ giảm 3.4% trong năm nay, mức giảm nhỏ hơn nhiều so với mức 6% dự báo vào tháng 7 và mức 8.5% dự báo vào tháng 4.

Gilberto Garcia-Vazquez, trưởng kinh tế gia tại Datawheel, công ty điều hành Observatory of Economic Complexity, cho biết: “Nga có vẻ khá là ‘dẻo dai’ trước các lệnh trừng phạt kinh tế, họ được hậu thuẫn bởi giá dầu và khí đốt cao cũng như sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch.”

Nga có thể sẽ bị tổn thất trước các lệnh cấm mới đối với dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ mà các viên chức Châu Âu đưa ra trong những tháng tới. Tuy nhiên, họ sẽ tìm đường đến các thị trường mới để bán dầu. Kể từ cuộc xâm lược Ukraine, Ấn Độ và Trung Quốc đã mua dầu thô của Nga nhiều hơn trước.

Trong khi đó, các quốc gia từng bán nhiều dầu hơn cho Ấn Độ và Trung Quốc – như Saudi Arabia, Iraq hay Angola – nay có thể chuyển sang bán cho Châu Âu. Ông Aleksashenko nói rằng điều đó sẽ dẫn đến một cuộc “cải tổ lại thị trường năng lượng” trên toàn cầu, trong đó, dầu của Nga chỉ đơn thuần là chuyển hướng sang các thị trường mới chứ không phải là bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn.

Cuối cùng, không thể nói trước được Nga sẽ hái được bao nhiêu tiền từ bán dầu. Khi nhu cầu đối với các sản phẩm của mình ở những nơi khác giảm, Moscow buộc phải bán dầu cho Ấn Độ và Trung Quốc với mức chiết khấu ‘nhỉnh’ hơn. Phương Tây đang nỗ lực đưa ra mức trần giá dầu, nhằm hạn chế mức doanh thu mà Moscow có thể kiếm được.

Giá năng lượng tăng cao hơn đã bù đắp những ảnh hưởng đó. Giá các loại dầu chuẩn như dầu thô Brent và Urals – những loại dầu thô được giao dịch nhiều đóng vai trò là giá tham chiếu toàn cầu cho bên mua và bên bán – đã giảm trong những tháng gần đây. Với giá năng lượng tăng cao trong năm nay, Nga đã bỏ túi được nhiều tiền hơn từ việc bán dầu và khí đốt, từ tháng 3 đến tháng 7 so với những năm trước, theo Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế.

Về lâu dài, triển vọng bán khí đốt của Nga có vẻ không mấy tươi sáng. Không giống như xuất cảng dầu, phần lớn được vận chuyển bằng tàu chở dầu trên biển, phần lớn khí đốt của Nga được vận chuyển thông qua các hệ thống đường ống dẫn phải mất nhiều năm để xây dựng; điều này khiến Moscow khó mà xoay sang thị trường mới.

Tính đến tháng 7, Đức đã cắt giảm một nửa lượng khí đốt tự nhiên nhập cảng từ Nga và chuyển sang nhập cảng nhiều hơn từ Na Uy và Hoa Kỳ. Vào tháng 9, các đường ống chính dẫn khí đốt từ Nga đến Đức đã bị hư hại trong các vụ nổ.

Nga đang cố gắng tìm khách hàng mua khí đốt ở nơi khác. Xuất cảng khí đốt sang Trung Quốc đã tăng lên, nhưng họ chỉ có một đường ống dẫn đến Trung Quốc để có thể chuyển một phần từ đường ống đi Châu Âu. Để vận chuyển khí đốt bằng tàu, Nga sẽ cần phải xây dựng các cơ sở mới để hóa lỏng khí đốt, quá trình này rất tốn kém và mất thời gian.

Ngoài năng lượng, Nga còn là nước xuất cảng hàng đầu các mặt hàng thiết yếu khác, từ phân bón, amiăng và lò phản ứng hạt nhân đến lúa mì. Các nhà sản xuất xe hơi quốc tế vẫn phụ thuộc vào palladium và rhodium của Nga để chế tạo bộ chuyển đổi xúc tác. Các nhà máy hạt nhân của Pháp dựa vào uranium của Nga, trong khi Bỉ vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán kim cương của Nga.

Thương mại phong phú của Nga và cái rương chiến tranh mà họ đã tạo ra, có thể bắt đầu cạn kiệt trong năm tới khi có thêm nhiều lệnh trừng phạt.

Alexander Gabuev, thành viên cấp cao của Carnegie Endowment for International Peace, dự đoán khối lượng xuất cảng của Nga sẽ giảm đáng kể trong thời gian dài hơn khi Châu Âu dần chuyển hướng sang các nguồn năng lượng mới, và các lệnh trừng phạt tiếp theo, bao gồm cả giới hạn giá dầu, có hiệu lực.

Những diễn biến trong chiến tranh cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ kinh tế. Cuối tuần này, Nga đã rút khỏi thỏa thuận xuất cảng ngũ cốc từ các cảng của Ukraine. Ông Gabuev nói, nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, điều đó có thể kích hoạt thêm các biện pháp trừng phạt toàn cầu, Nga sẽ có nguy cơ bị cắt đứt thương mại với Châu Á. Ông nói: “Trong năm tới, chúng ta có thể sẽ thấy một bức tranh khác.”

Việt Báo phỏng dịch theo bài “How Russia Pays for War” của Lazaro Gamio và Ana Swanson, được đăng trên trang NYTimes.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
Nhà báo Terry Anderson đã qua đời hôm Chủ Nhật (21/4), thọ 76 tuổi. Ông từng bị phiến quân Hồi Giáo bắt giữ gần 7 năm ở Lebanon, và trở thành biểu tượng cho tình cảnh khốn khó của các con tin người phương Tây trong suốt cuộc nội chiến 1975-1990 ở nước này, theo Reuters.
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.