Hôm nay,  

Khi Đức Phật hóa thân

10/4/202213:20:00(View: 3508)
blank

Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng và trang sách lưu niệm.

Khi Đức Phật hóa thân

 

Nguyên Giác

 

 

Xin có lời tâm sự, rằng trong lòng tôi vẫn luôn luôn là một đứa trẻ rất mực ngây thơ, nghĩa là, chưa bao giờ lớn cả. Nói cho đúng, tôi đã lớn dậy giữa rừng văn học cổ tích quê nhà, đã say mê đọc truyện cổ về những vị Bụt bay tới khi có ai đó gặp nạn và ngồi than khóc, đã miệt mài với những thần thoại tuyệt vời trong Kinh Phật… Và rồi, tôi tin rằng Đức Phật không bao giờ rời bỏ chúng sinh.

 

Dĩ nhiên, khi phải viết lý luận, đôi khi phải tranh biện chuyện đời thường, vì cái nghiệp làm báo của mình, tôi không bao giờ đem truyện thần thoại ra nói, và nếu có nói, sẽ chỉ nói rằng đúng là có nhiều truyện cổ, và ngay cả nhiều lời dạy của Đức Phật, chỉ có ý nghĩa tượng trưng, như một biểu tượng, như ngón tay chỉ trăng. Chớ không dám nói rằng chúng ta tu tới một mức nào đó, sẽ có thể bước đi xuyên qua tường, hay phóng được lên tòa nhà vài chục tầng lầu. Nhưng trong tận thâm sâu, tôi vẫn tin chuyện thần kỳ như thế. Cũng như, tôi từng nói giỡn với vài bạn hữu, rằng mỗi khi lái xe vào một sân đậu xe đã hết chỗ, thế nào cũng có người lái ra để chỗ cho mình đậu xe, đó là hộ pháp dọn chỗ đó; nói giỡn, vậy mà, hình như từ đó, chuyện xảy ra như thế. Lý luận cho đúng chánh pháp, không có hộ pháp nào bận tâm chuyện lặt vặt như thế. Nhưng, tôi đã thưa rồi, tôi chỉ là một đứa trẻ tóc trắng, lòng vẫn còn rất mực thơ ngây, vẫn tin vào các ông Bụt đời thường, dù là mắt không thấy và tai không nghe.

 

Thế rồi, niềm tin rằng Đức Phật có thể hóa thân thành vô lượng vị Phật được củng cố, khi đọc Kinh Trường Bộ. Đây là Kinh DN 16. Trong Kinh này, Đức Phật kể rằng ngài đã hóa ra vô lượng thân, với hình dung y hệt như chúng sinh trong tám chúng, giọng nói Đức Phật cũng y hệt như giọng chúng sinh, rồi ngài giảng dạy, khích lệ, làm chúng tội hoan hỷ, nhưng không ai biết đó là hóa thân của Đức Phật, rồi ngài biến mất. Đọc Kinh này xong, đôi khi tôi chợt ngoảnh nhìn ra quanh mình, xem có Đức Phật nào cũng dung sắc và giọng nói như mình và những người chung quanh không. Dĩ nhiên, những lúc đó không dám nói ra, vì bản thân mình đâu còn trẻ thơ nữa, và mình phải giải thích sao cho hợp Chánh pháp để người khác không đi chệch hướng..

 

Nơi đây, xin trích Kinh DN 16, bản dịch của Thầy Minh Châu:

Này Ānanda, có tám chúng. Thế nào là tám? Chúng Sát-đế-Lỵ, chúng Bà-la-môn, chúng Cư sĩ, chúng Sa-môn, chúng Bốn Thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng Ma, chúng Phạm thiên.

Này Ānanda, Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Sát -đế-lỵ hơn một trăm lần. Tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện, và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu, dung sắc của chúng Sát-đế-lỵ như thế nào, dung sắc của Ta cũng như vậy; giọng nói chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng như vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ với bài pháp thoại, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Ngươi chăng?”.

Này Ānanda. Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Bà-la-môn hơn một trăm lần … chúng Cư sĩ … chúng Sa-môn … chúng Bốn Thiên vương … chúng Tam thập tam thiên … chúng Ma … chúng Phạm thiên hơn trăm lần, tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu dung sắc của chúng Phạm thiên như thế nào, dung sắc của Ta cũng vậy; giọng nói của chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất đó là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Này Ānanda, như vậy là tám chúng.” (1)

 

 

Thế rồi, những lúc tôi ngẩn ngơ với những thần kỳ như thế, Đức Phật đã nhắc nhở, rằng không phải đâu, rằng Đức Phật chỉ dạy pháp thoát khổ thôi. Như Kinh DN 24, Đức Phật rầy một vị cũng ưa thích thần thoại, trích:

“- Này Sunakkhatta, Ta không nói với Ngươi: “Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta, Ta sẽ khiến cho Ngươi chứng được các pháp thượng nhân thần thông; Ngươi cũng không nói với Ta: “Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, và Thế Tôn sẽ khiến cho con chứng được các pháp thượng nhân thần thông.” Này kẻ ngu kia, như vậy thời Ngươi là ai và Ta là ai mà Ngươi nói chuyện từ bỏ? Này Sunakkhatta, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các pháp thượng nhân thần thông có thực hiện hay không thực hiện, nhưng mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau, có phải như vậy không?” (2)

 

Sau này, tôi nghiệm ra rằng những cuốn sách hay về Phật học chính là những hóa thân Phật, rằng những lời giảng Chánh pháp chính là những hóa thân Phật. Chỉ có cách lý giải như thế, mới thấy rằng Đức Phật chưa bỏ chúng sinh bao giờ, vẫn còn những vô lượng Bồ tát khác đang đi giữa đời thường, cũng dung sắc và giọng nói hệt như chúng sinh, nhưng đang chỉ đường giải thoát.

 

Do vậy, tôi tin rằng những cuốn Kinh, và những cuốn sách của rất nhiều vị đáng kính trong tứ chúng cũng là những vị Phật đang vào đời. Khi chúng ta mở ra trang Kinh, mở ra trang sách của các vị đáng kính, chúng ta lại nghe được lời Phật dạy. Từng chữ, từng dòng phù hợp với Chánh pháp cũng đều là hóa thân Phật. Như cuốn sách mới phát hành của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có nhan đề là “Buông” – hiển nhiên, với tấm lòng rất mực trẻ thơ của tôi, sách này cũng là một hóa thân Phật. Tác phẩm này của họ Đỗ mở đầu là bài “Thay lời tựa: Thư Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc” và sau đó là 15 bài viết. Nhan đề sách là dựa vào bài có nhan đề “Buông” của tác giả viết để “Kính tặng Thầy Thanh Từ, 99 tuổi.” (3)

 

Như thế, nhà văn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã làm việc không ngừng nghỉ để hoằng pháp. Trong một email gần nhất, anh Đỗ Hồng Ngọc đã gửi ra vài tấm hình, trong đó chụp một số thiện tri thức của làng Phật học, trong đó có quý cư sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng. Chỗ này xin ghi thêm lời ghi chú: Thầy Minh Diệu viết với bút hiệu Nguyễn Thế Đăng; Thầy là sư huynh của tôi, cùng bổn sư là cố Hòa Thượng Tịch Chiếu (Chùa Tây Tạng Bình Dương).

Nơi đây, trong dịp mừng tác phẩm mới của BS Đỗ Hồng Ngọc ấn hành, và khi nhìn tấm hình các bậc tôn túc gặp nhau, xin làm bài thơ cúng dường. Cũng là để cúng dường tất cả các hóa thân Phật khắp các cõi trời, cõi người, trong tám chúng vẫn không ngừng tuyên thuyết Chánh pháp.

.

 

Như nắng tà huy

 

Đêm qua nghe pháp trên đồi

hôm nay xuống núi tụng lời kinh xưa

ai hỏi thì nói rằng thưa

học xong quên bẵng như chưa i tờ

 

may còn vài chữ trong thơ

phả hương theo mực loang bờ tử sinh

nói cười đi đứng như kinh

ta người chỉ thấy như hình trong gương

 

Đêm qua ngồi giữa pháp đường

nghe trời mưa bão bên sông dặm trường

ai hỏi thì chỉ khói sương

luận thư kinh sách chẳng vương vấn gì

 

thấy tâm không đến, không đi

hai bờ tan biến, viễn ly khổ sầu

trâu bùn vượt sóng về đâu

không lưu dấu tích, chân cầu cũng trôi.

 

Đêm qua trăng mọc trên đồi

thấy tâm tịch lặng không người, không ta

ai hỏi thì nhấc cành hoa

thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng

 

niềm vui ngồi chép vô thường

quyện dòng pháp ngữ giữa dòng thơ đêm

chữ rơi mất hết ngoài hiên

còn kinh vô tự dạy thiền cho ai.

 

Đêm qua sương ướt bờ vai

ngồi buông quá hiện vị lai muôn trùng

ai hỏi thì chỉ tiếng chuông

hỏi ai nắm giữ, như tuồng huyễn mơ

 

rồi mai hoằng pháp qua bờ

truyền tâm trăng sáng ai chờ ai đi

rỗng rang như nắng tà huy

không gì để giữ, không gì để buông.

 

---- Kính tặng quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn,

và pháp huynh Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng

 

Nguyên Giác, 10/2022.   

 

GHI CHÚ:

(1) Kinh DN 16: https://suttacentral.net/dn16/vi/minh_chau

(2) Kinh DN 24: https://suttacentral.net/dn24/vi/minh_chau

(3) Đỗ Hồng Ngọc – Buông: https://thuvienhoasen.org/a38075/buong

 

 

blank Gặp nhau, bàn chuyện pháp.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cục Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ đang theo dõi chặt chẽ tình hình virus corona (COVID-19) và sẽ tuân theo hướng dẫn của cơ quan y tế liên bang, tiểu bang và địa phương . Chúng tôi cũng đã thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm COVID-19 Cục Thống Kê Dân Số để liên tục theo dõi tình hình và cập nhật Phụ Lục Đại Dịch của Kế Hoạch Hoạt Động Liên Tục của Cục Thống Kê Dân Số (Census Bureau Continuity of Operations, hoặc COOP).
Cuộc Thống Kê Dân Số 2020 đã khởi động đến nay chưa đầy một tuần, và thư mời vẫn đang tiếp tục được gửi đến hộp thư của mọi người trên toàn quốc. Tính đến sáng nay, hơn mười triệu hộ gia đình đã trả lời thống kê dân số. Quốc gia Hoa Kỳ đang nỗ lực hết sức để định hình tương lai của chúng ta và đảm bảo kiểm đếm đầy đủ các gia đình và cộng đồng.
Cục Thống Kê Dân Số cũng vừa cho ra thông báo về một số hoạt động đặc biệt, chương trình hỗ trợ, và chiến dịch sớm liên lạc lại các đối tượng chưa trả lời
Theo Tổng trưởng Bộ Xã hội Petra Koepping (SPD), tám bệnh nhân từ Ý được điều trị tại tiểu bang Sachsen. Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Heiko Maas (SPD) đã tweet sau khi thu nhận hai người bệnh từ Bergamo ở Leipzig: «Chúc hồi phục tốt ! Chúng ta gắn bó với nhau. » Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảm ơn sự hỗ trợ của các quốc gia khác. "Rất cám ơn các nước láng giềng châu Âu của chúng tôi," Macron viết trên Twitter. " ĐOÀN KẾT CHÂU ÂU CỨU MẠNG ."
Bài hỏi đáp này về nhiều mặt có thể giúp chúng ta có thêm thông tin mà nhìn hiện trạng trận đại dịch COVID-19 với một số sách lược đã và đang được áp dụng để đối phó.
Michael Levitt, giáo sư hóa tại Đại Học Stanford và là khôi nguyên Giải Nobel Hóa Học năm 2013, nói rằng các mô hình của ông tiên đoán vi khuẩn corona không phải sẽ suy giảm qua nhiều tháng hay nhiều năm -- rất quan trọng – cũng không gây ra thiệt mạng cho hàng triệu người.
Bộ Y Tế CSVN hôm Thứ Ba, 24 tháng 3 tuyên bố rằng có thêm 2 người đã thử nghiệm dương tính với vi khuẩn corona, nâng tổng số người bị nhiễm vi khuẩn corona lên tới 123, theo bản tin của thông tấn xã Xinhua cho biết hôm Thứ Ba.
Quận Los Angeles xác nhận thêm 4 người thiệt mạng vì dịch corona hôm Thứ Ba, 24 tháng 3 năm 2020, gồm một người đầu tiên thiệt mạng vì corona ở tui 18.
Trung Cộng đã lợi dụng lúc cả thế giới đang tập trung vào việc phòng chống đại dịch Covid-19 để lén lút xây dựng thêm cơ sở trên Đá Chữ Thập và Đá Subi tại Quần Đảo Trường Sa trên Biển Đông, theo bản tin hôm 25 tháng 3 của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết.
Tổng Thống Donald Trump nói rằng ông muốn toàn quốc “mở cửa và đi làm vào Lễ Phục Sinh,” vào Chủ Nhật ngày 12 tháng 4 -- chỉ hơn 2 tuần lễ mà một số chuyên gia y tế tin là sẽ đủ để kềm chế sự lây lan của vi khuẩn corona, theo CNN cho biết hôm Thứ Ba, 24 tháng 3.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm Thứ Ba, 24 tháng 3 nói rằng Hoa Kỳ có thể trở thành tâm điểm đại dịch corona toàn cầu, mà cuối cùng đã buộc các nhà tổ chức Thế Vận Hội Tokyo 2020 phải đình chỉ cho tới sang năm.
Ngưòi bệnh có thể không có triệu chứng và do đó không tự cách ly khiến những người chung quanh sẽ không biết để tránh xa. Đây là lý do mà các chính quyền địa phương ở Mỹ cũng như Âu Châu khuyên dân chúng không tụ họp ở chỗ công cộng
Chủ Tịch Ủy Ban Thế Vận Hội (IOC) Thomas Bach đã đồng ý 100% đối với dự định đình hoãn Thế Vận Hội Tokyo một năm sau cho đến 2021 bởi vì đại dịch corona, theo Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết hôm Thứ Ba, 24 tháng 3 năm 2020.
Hàng dài trong các trung tâm kiểm tra. Và nó thường mất quá nhiều thời gian cho đến khi có kết quả. Một nhà virus học hiện đang hy vọng rằng điều đó sẽ thay đổi sớm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.