Hôm nay,  

Khi Đức Phật hóa thân

10/4/202213:20:00(View: 3789)
blank

Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng và trang sách lưu niệm.

Khi Đức Phật hóa thân

 

Nguyên Giác

 

 

Xin có lời tâm sự, rằng trong lòng tôi vẫn luôn luôn là một đứa trẻ rất mực ngây thơ, nghĩa là, chưa bao giờ lớn cả. Nói cho đúng, tôi đã lớn dậy giữa rừng văn học cổ tích quê nhà, đã say mê đọc truyện cổ về những vị Bụt bay tới khi có ai đó gặp nạn và ngồi than khóc, đã miệt mài với những thần thoại tuyệt vời trong Kinh Phật… Và rồi, tôi tin rằng Đức Phật không bao giờ rời bỏ chúng sinh.

 

Dĩ nhiên, khi phải viết lý luận, đôi khi phải tranh biện chuyện đời thường, vì cái nghiệp làm báo của mình, tôi không bao giờ đem truyện thần thoại ra nói, và nếu có nói, sẽ chỉ nói rằng đúng là có nhiều truyện cổ, và ngay cả nhiều lời dạy của Đức Phật, chỉ có ý nghĩa tượng trưng, như một biểu tượng, như ngón tay chỉ trăng. Chớ không dám nói rằng chúng ta tu tới một mức nào đó, sẽ có thể bước đi xuyên qua tường, hay phóng được lên tòa nhà vài chục tầng lầu. Nhưng trong tận thâm sâu, tôi vẫn tin chuyện thần kỳ như thế. Cũng như, tôi từng nói giỡn với vài bạn hữu, rằng mỗi khi lái xe vào một sân đậu xe đã hết chỗ, thế nào cũng có người lái ra để chỗ cho mình đậu xe, đó là hộ pháp dọn chỗ đó; nói giỡn, vậy mà, hình như từ đó, chuyện xảy ra như thế. Lý luận cho đúng chánh pháp, không có hộ pháp nào bận tâm chuyện lặt vặt như thế. Nhưng, tôi đã thưa rồi, tôi chỉ là một đứa trẻ tóc trắng, lòng vẫn còn rất mực thơ ngây, vẫn tin vào các ông Bụt đời thường, dù là mắt không thấy và tai không nghe.

 

Thế rồi, niềm tin rằng Đức Phật có thể hóa thân thành vô lượng vị Phật được củng cố, khi đọc Kinh Trường Bộ. Đây là Kinh DN 16. Trong Kinh này, Đức Phật kể rằng ngài đã hóa ra vô lượng thân, với hình dung y hệt như chúng sinh trong tám chúng, giọng nói Đức Phật cũng y hệt như giọng chúng sinh, rồi ngài giảng dạy, khích lệ, làm chúng tội hoan hỷ, nhưng không ai biết đó là hóa thân của Đức Phật, rồi ngài biến mất. Đọc Kinh này xong, đôi khi tôi chợt ngoảnh nhìn ra quanh mình, xem có Đức Phật nào cũng dung sắc và giọng nói như mình và những người chung quanh không. Dĩ nhiên, những lúc đó không dám nói ra, vì bản thân mình đâu còn trẻ thơ nữa, và mình phải giải thích sao cho hợp Chánh pháp để người khác không đi chệch hướng..

 

Nơi đây, xin trích Kinh DN 16, bản dịch của Thầy Minh Châu:

Này Ānanda, có tám chúng. Thế nào là tám? Chúng Sát-đế-Lỵ, chúng Bà-la-môn, chúng Cư sĩ, chúng Sa-môn, chúng Bốn Thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng Ma, chúng Phạm thiên.

Này Ānanda, Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Sát -đế-lỵ hơn một trăm lần. Tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện, và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu, dung sắc của chúng Sát-đế-lỵ như thế nào, dung sắc của Ta cũng như vậy; giọng nói chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng như vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ với bài pháp thoại, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Ngươi chăng?”.

Này Ānanda. Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Bà-la-môn hơn một trăm lần … chúng Cư sĩ … chúng Sa-môn … chúng Bốn Thiên vương … chúng Tam thập tam thiên … chúng Ma … chúng Phạm thiên hơn trăm lần, tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu dung sắc của chúng Phạm thiên như thế nào, dung sắc của Ta cũng vậy; giọng nói của chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất đó là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Này Ānanda, như vậy là tám chúng.” (1)

 

 

Thế rồi, những lúc tôi ngẩn ngơ với những thần kỳ như thế, Đức Phật đã nhắc nhở, rằng không phải đâu, rằng Đức Phật chỉ dạy pháp thoát khổ thôi. Như Kinh DN 24, Đức Phật rầy một vị cũng ưa thích thần thoại, trích:

“- Này Sunakkhatta, Ta không nói với Ngươi: “Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta, Ta sẽ khiến cho Ngươi chứng được các pháp thượng nhân thần thông; Ngươi cũng không nói với Ta: “Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, và Thế Tôn sẽ khiến cho con chứng được các pháp thượng nhân thần thông.” Này kẻ ngu kia, như vậy thời Ngươi là ai và Ta là ai mà Ngươi nói chuyện từ bỏ? Này Sunakkhatta, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các pháp thượng nhân thần thông có thực hiện hay không thực hiện, nhưng mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau, có phải như vậy không?” (2)

 

Sau này, tôi nghiệm ra rằng những cuốn sách hay về Phật học chính là những hóa thân Phật, rằng những lời giảng Chánh pháp chính là những hóa thân Phật. Chỉ có cách lý giải như thế, mới thấy rằng Đức Phật chưa bỏ chúng sinh bao giờ, vẫn còn những vô lượng Bồ tát khác đang đi giữa đời thường, cũng dung sắc và giọng nói hệt như chúng sinh, nhưng đang chỉ đường giải thoát.

 

Do vậy, tôi tin rằng những cuốn Kinh, và những cuốn sách của rất nhiều vị đáng kính trong tứ chúng cũng là những vị Phật đang vào đời. Khi chúng ta mở ra trang Kinh, mở ra trang sách của các vị đáng kính, chúng ta lại nghe được lời Phật dạy. Từng chữ, từng dòng phù hợp với Chánh pháp cũng đều là hóa thân Phật. Như cuốn sách mới phát hành của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có nhan đề là “Buông” – hiển nhiên, với tấm lòng rất mực trẻ thơ của tôi, sách này cũng là một hóa thân Phật. Tác phẩm này của họ Đỗ mở đầu là bài “Thay lời tựa: Thư Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc” và sau đó là 15 bài viết. Nhan đề sách là dựa vào bài có nhan đề “Buông” của tác giả viết để “Kính tặng Thầy Thanh Từ, 99 tuổi.” (3)

 

Như thế, nhà văn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã làm việc không ngừng nghỉ để hoằng pháp. Trong một email gần nhất, anh Đỗ Hồng Ngọc đã gửi ra vài tấm hình, trong đó chụp một số thiện tri thức của làng Phật học, trong đó có quý cư sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng. Chỗ này xin ghi thêm lời ghi chú: Thầy Minh Diệu viết với bút hiệu Nguyễn Thế Đăng; Thầy là sư huynh của tôi, cùng bổn sư là cố Hòa Thượng Tịch Chiếu (Chùa Tây Tạng Bình Dương).

Nơi đây, trong dịp mừng tác phẩm mới của BS Đỗ Hồng Ngọc ấn hành, và khi nhìn tấm hình các bậc tôn túc gặp nhau, xin làm bài thơ cúng dường. Cũng là để cúng dường tất cả các hóa thân Phật khắp các cõi trời, cõi người, trong tám chúng vẫn không ngừng tuyên thuyết Chánh pháp.

.

 

Như nắng tà huy

 

Đêm qua nghe pháp trên đồi

hôm nay xuống núi tụng lời kinh xưa

ai hỏi thì nói rằng thưa

học xong quên bẵng như chưa i tờ

 

may còn vài chữ trong thơ

phả hương theo mực loang bờ tử sinh

nói cười đi đứng như kinh

ta người chỉ thấy như hình trong gương

 

Đêm qua ngồi giữa pháp đường

nghe trời mưa bão bên sông dặm trường

ai hỏi thì chỉ khói sương

luận thư kinh sách chẳng vương vấn gì

 

thấy tâm không đến, không đi

hai bờ tan biến, viễn ly khổ sầu

trâu bùn vượt sóng về đâu

không lưu dấu tích, chân cầu cũng trôi.

 

Đêm qua trăng mọc trên đồi

thấy tâm tịch lặng không người, không ta

ai hỏi thì nhấc cành hoa

thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng

 

niềm vui ngồi chép vô thường

quyện dòng pháp ngữ giữa dòng thơ đêm

chữ rơi mất hết ngoài hiên

còn kinh vô tự dạy thiền cho ai.

 

Đêm qua sương ướt bờ vai

ngồi buông quá hiện vị lai muôn trùng

ai hỏi thì chỉ tiếng chuông

hỏi ai nắm giữ, như tuồng huyễn mơ

 

rồi mai hoằng pháp qua bờ

truyền tâm trăng sáng ai chờ ai đi

rỗng rang như nắng tà huy

không gì để giữ, không gì để buông.

 

---- Kính tặng quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn,

và pháp huynh Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng

 

Nguyên Giác, 10/2022.   

 

GHI CHÚ:

(1) Kinh DN 16: https://suttacentral.net/dn16/vi/minh_chau

(2) Kinh DN 24: https://suttacentral.net/dn24/vi/minh_chau

(3) Đỗ Hồng Ngọc – Buông: https://thuvienhoasen.org/a38075/buong

 

 

blank Gặp nhau, bàn chuyện pháp.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thuốc chủng ngừa và trị cúm Covid-19 chưa ra mà dự đoán sẽ có đợt cúm thứ nhì đã thấy bắt đầu bùng phát. Sau đợt mở cửa rải rác ở khắp nơi trên Hoa Kỳ và toàn thế giới, 10 tiểu bang Hoa Kỳ đã có con số lây nhiễm tăng cao kỷ lục kể từ ngày đại dịch. Trong khi ấy, chính phủ lại muốn tuyên bố hết đại dịch để mở cửa toàn bộ đất nước hầu thúc đẩy kinh tế. Nhiều người đã không còn đeo khẩu trang và cố tình không tuân thủ luật cách ly. Bắc Kinh là nơi chứng kiến đợt cúm thứ hai bắt đầu với biện pháp gắt gao nhất là đóng cửa trở lại trường học, các chuyến bay và khuyên dân ở yên trong nhà. Lịch sử cũng lập lại.
Mấy hôm nay, cái chết của người da đen George Floyd ở Minneapolis, Huê kỳ, đã bổng chốc làm bùng lên phong trào dân chúng, da đen và cả da không đen, ủng hộ nạn nhơn đen, nổi lên, xuống đường ở nhiều thành phố lớn của Pháp, chống bạo hành và kỳ thị của cảnh sát. Omar Sy, da đen, sanh ở Trappes, ngoại ô Tây-Nam Paris (78), nghệ sĩ hài hước, diển viên điện ảnh, lên tiếng tuyên bố «Bạo hành cảnh sát là vấn đề của mọi người»! Là cơ hội bằng vàng để báo chí nhập cuộc. Báo chí Pháp hết 80% là khuynh tả, được chánh phủ tài trợ, (tùy theo số ấn phẩm bán được, từ 500 000 €/năm cho tới 6 000 000 €/năm), loan tin, bình luận, khai thác thị hiếu độc/thính giả để có đông độc giả, được tăng trợ cấp. Phong trào dân chúng nổi lên chống bạo hành và kỳ thị do cảnh sát gây ra, trên thực tế, đã không còn biên giới. Trước phản ứng của những người biểu tình trên thế giới, cảnh sát không còn là «bạn dân» nữa, mà đã trở thành hung thần! Chỉ có cảnh sát ở Tàu và Việt nam là không bị chỉ mặt vì họ là cảnh sát
Theo phân tích dữ liệu của CNN từ Đại Học Johns Hopkins, 10 tiểu bang của Hoa Kỳ đang chứng kiến số mức tang cao nhất trong 7 ngày các trường hợp bị lây nhiễm vi khuẩn corona mỗi ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu từ nhiều tháng trước, theo CNN cho biết hôm 17 tháng 6 năm 2020. Dữ liệu gồm các trường hợp bị lây mới được tường trình bởi Đại Học Johns Hopkins tính tới Thứ Ba, 16 tháng 6. Các tiểu bang đang chứng kiến mức gia tăng cao kỷ lục là Alabama, Arizona, California, Florida, Nevada, North Carolina, Oklahoma, Oregon, South Carolina và Texas. Texas cũng đã báo cáo số người vào bệnh viện vì Covid-19 cao kỷ lục hôm Thứ Hai, với 2,326 người. Trong khi một số chính trị gia đã quy kết các số trường hợp cao hơn vì việc thử nghiệm tốt hơn, thì các đợt tăng gần đây đang vượt xa sự gia tăng các thử nghiệm, theo Tiến Sĩ Ezekiel Emanuel, chủ tịch của Phân Khoa Chính Sách Y Tế và Đạo Đức Y Tế tại Đại Học Pennsylvania cho biết.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã san bằng một lời buộc tội tuyệt vời đối với ông chủ cũ của mình, tuyên bố trong cuốn sách mới của ông rằng Tổng Thống Donald Trump đã yêu cầu người đồng nhiệm Trung Quốc, Tập Cận Bình, giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, theo một bản sao của cuốn sách mà CNN có được hôm Thứ Tư, 17 tháng 6, cho biết. Một tương tác đáng chú ý được mô tả bởi Bolton là cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G-20 ở Osaka, Nhật Bản, vào tháng 6 năm 2019, nơi Tổng Thống Mỹ đã chuyển một cách ngoạn mục cuộc trò chuyện sang cuộc bầu cử năm 2020 sắp tới.
Hai Facebookers Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thường đã bị công an CSVN bắt tại Sài Gòn “với cáo buộc tinh nghi liên quan đến chính trị,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 17 tháng 6 năm 2020.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói Việt Nam vẫn giấu giếm các nguồn tài chánh thu chi, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 17 tháng 6 năm 2020.
Theo thông cáo báo chí ngày 17 tháng 6 năm 2020, Dân Biểu Harley Rouda cho biết 19 học sinh thuộc Quận Cam vùng ven biển do ông đề cử đã được nhận vào các Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ trong năm 2020. Trong số này có một em học sinh gốc Việt là Nam Trần của trường Pacifica High School, được vinh dự nhận vào Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ. Trong bài luận văn trong hồ sơ xét duyệt, Nam Trần cho biết một trong những động lực thúc đẩy em nộp đơn xin vào Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ đến từ gia đình. Cha em và ông của em là những người Việt Tị Nạn, do ông của em là một sĩ quan thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. CSVN có chính sách “ba đời lý lịch”, ngăn cản những thành viên trong gia đình em theo đuổi những sự nghiệp mơ ước của mình tại Việt Nam. Đất nước Hoa Kỳ đã khiến cho giấc mơ trở thành một sĩ quan hải quân của em trở thành hiện thực. Nam cảm thấy có bổn phận đền đáp lại những gì mà đất nước Hoa Kỳ đã dành cho gia đình mình.
“Đã đến lúc tất cả mọi người trong cộng đồng điền hoàn tất cuộc thống kê dân số quan trọng này. Điều cấp thiết là cư dân đứng lên, đưa ra tiếng nói của họ, và được đếm vào thống kê đầy đủ. Rất nhiều chương trình và dịch vụ trực tiếp ảnh hưởng đến phúc lợi và chất lượng cuộc sống của cộng đồng chúng ta dựa vào toàn bộ hoặc một phần dữ liệu thống kê dân số này. Đừng để 10 năm nữa trôi qua mà vẫn không thu thập được các nguồn lực và đại diện cần thiết cho gia đình và khu vực của quý vị,” Giám Sát Viên Quận Los Angeles Kathryn Barger lên tiếng.
Thượng Nghị Sĩ Thomas J. Umberg (D-Santa Ana) cùng các Dân Biểu Tom Daly (D-Anaheim), Dân Biểu Tyler Diệp (R-Westminster) và Dân Biểu Kansen Chu (D-San Jose) đã giới thiệu Nghị Quyết SCR 59 để công nhận ngày 19 tháng Sáu năm 2020 là ngày Cựu Chiến Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, kỷ niệm sự hy sinh dũng cảm và đóng góp to lớn của các cựu chiến binh người Mỹ gốc Việt trong chiến tranh Việt Nam cũng như tại California cũng như trên toàn thế giới. Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg phát biểu:"Là một cựu quân nhân, tôi rất vinh dự là tác giả giới thiệu Nghị Quyết 59 công nhận và vinh danh tất cả người lính thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và các cựu quân nhân Mỹ gốc Việt đang sinh sống tại Quận Cam. Hơn thế nữa, chúng ta cùng nhau kỷ niểm ngày 19 tháng 6 này cho những người lính đã chiến đấu anh dũng để giành độc lập trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Những con người anh dũng này đã phục vụ hết mình cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, và ngày nay, nhiều người đang trở thành cư dân của tiểu bang C
Cuộc khủng hoảng do virút corona đang tạo ra một môi trường toàn cầu nhiều cạnh tranh hơn, với sự "đối đầu" phát triển nhanh hơn là "hợp tác". Liên Minh Âu Châu chúng ta phải đối mặt với những vùng biển khắc nghiệt hơn và có nguy cơ bị cuốn vào những dòng chảy chéo chiều của các cường quốc đang đòi chúng ta chọn phe rõ rệt. Những thứ được coi là kỹ thuật và không phải là "chính trị cao", chẳng hạn như đầu tư và thương mại, công nghệ và tiền tệ, nay là thành phần của một cuộc cạnh tranh công khai, hoặc thậm chí là đối đầu. Những thứ mà người ta có thể dựa vào một cách vững chắc, như dữ kiện và khoa học, hiện đang bị thách thức và cuốn vào trận chiến của những bài tường thuật, khuếch đại thêm qua những phương tiện truyền thông xã hội.
Tại Tượng Đài 81 tử sĩ Nhảy Dù trong khu Westminster Memorial Park (bên cạnh tượng đài Thuyền Nhân). Vào lúc 1 giờ trưa Thứ Ba ngày 16 tháng 6 năm 2020, Nhân Ngày Quân Lực 19 tháng 6 Gia Đình Mũ Đỏ Nam California do Mũ Đỏ Hoàng Tấn Kỳ làm Hội Trưởng, đã tổ chức lễ đặt vòng hoa tưởng niệm 81 tử sĩ Nhảy Dù thuộc Đại Đội 72/Tiểu Đoàn 7 đã vị quốc vong thân trên chuyến bay định mệnh C123B vào ngày 11 Tháng Mười Hai, 1965, tại Tuy Hòa, Việt Nam.
Phó Tổng Thống Mike Pence, lãnh đạo lực lượng chống vi khuẩn corona của chính phủ, đang công khai vẽ một bức tranh màu hồng về đại dịch thông qua những lời nói và hành động của mình trong bối cảnh Tổng Thống Donald Trump thúc đẩy mở lại đất nước và tiếp tục vận động tranh cử, theo CNN cho biết hôm Thứ Ba, 16 tháng 6. Nhưng bất chấp những nỗ lực của chính phủ để tuyên bố đại dịch đã qua, 18 tiểu bang hiện đang trải qua sự gia tăng trong các trường hợp bị lây bệnh. Và các viên chức y tế đã kêu gọi người Mỹ thực hiện các hướng dẫn của lực lượng chống vi khuẩn corona - bao gồm đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội - để làm chậm sự lây lan, và một mô hình chính được Bạch Ốc sử dụng hiện đang dự đoán hơn 200,000 người chết vào tháng 10 năm nay. "Chúng ta có thể hoàn tất với đại dịch, nhưng đại dịch không chấm dứt với chúng ta," theo Tiến sĩ Ashish Jha, giám đốc Viện Sức Khỏe Toàn Cầu Harvard, cho biết trong Cuộc Hội Thoại STAT hôm Thứ Ba.
Tổng Thống Trump hôm Thứ Ba, 16 tháng 6, đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp về cải tổ cảnh sát và nói rằng “các vụ làm nghẹt thở sẽ bị cấm ngoại trừ nếu mạng sống của cảnh sát viên gặp nguy cơ” trong khi quốc gia này quay cuồng với cái chết của George Floyd trong sự giam giữ của Ty Cảnh Sát Minneapolis và tình trạng bất ổn tiếp theo - đã gây ra những lời kêu gọi thay đổi chính sách trên toàn quốc quyết liệt như tháo dỡ toàn bộ các bộ phận. Tổng Thống đã đưa ra những bình luận tại Vườn Hồng, trong đó ông đánh một giai điệu hòa giải đồng thời bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với cảnh sát trước khi chính thức ký lệnh, mà ông cho thấy là thúc đẩy "các tiêu chuẩn chuyên nghiệp cao nhất.” Ông cũng nói, “Những tiêu chuẩn này sẽ cao và mạnh như có trên Trái Đất.”
John Bolton sắp xuất bản một cuốn sách nói về thời gian làm cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Donald Trump, và đã ghi âm một cuộc phỏng vấn độc quyền với ABC News. Nhưng vào Thứ Ba, 16 tháng 6 Bộ Tư Pháp đã đệ đơn kiện Bolton, tìm cách ít nhất là tạm thời ngừng phát hành cuốn hồi ký của ông, “The Room Where It Happened,” theo thông tin công khai về vụ này cho biết, sẽ cung cấp một cuốn sách khá gay gắt về cách mà Trump thực hiện chính sách đối ngoại của mình. Mấu chốt của vụ kiện của Bộ Tư Pháp là Bolton không hoàn tất quy trình sàng lọc trước khi xuất bản để sàng lọc thông tin mật và rằng ông đã vi phạm thỏa thuận không tiết lộ. Nhưng luật sư của Bolton, Charles Cooper, đã viết trên tờ Wall Street Journal gần đây rằng một bản đánh giá mở rộng đã được hoàn thành và những tuyên bố rằng cuốn hồi ký chứa bí mật quốc gia là “nỗ lực trắng trợn dùng lý do an ninh quốc gia để kiểm duyệt ông Bolton, trong việc vi phạm quyền lập hiến của mình để nói đến các vấn đề nội dung công khai
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.