Hôm nay,  

Đợt Nóng Kỷ Lục Đặt Ra Bài Toán Hóc Búa Về Nhiên Liệu Cho California

08/09/202215:08:00(Xem: 3292)
nhien lieu
Đợt nóng kinh hoàng ở California gây ra những căng thẳng chưa từng có đối với các nguồn cung cấp điện. Chính quyền bang California phải kêu gọi người dân sử dụng điện tiết kiệm hơn khi nhu cầu sử dụng tăng vọt và nhiệt độ được dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng cao.
(Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

SACRAMENTO – Đợt nóng kỷ lục đặt ra bài toán hóc búa cho California về vấn đề nhiên liệu hóa thạch: tiểu bang phải phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt tự nhiên để sản xuất điện và tránh mất điện trong khi chính quyền Thống đốc Gavin Newsom đang ráo riết muốn chấm dứt việc sử dụng dầu mỏ và khí đốt, theo trang APnews đưa tin ngày Thứ Tư, 7 tháng 9 năm 2022.

Đợt nắng nóng kinh hoàng ở vùng Trung tâm Thung Lũng (Central Valley) bắt đầu hơn một tuần trước, nóng hơn và kéo dài hơn bất kỳ nơi nào khác trong bang, và nó gây căng thẳng chưa từng có đối với các nguồn cung cấp điện. Chính quyền bang California đã kêu gọi người dân sử dụng điện tiết kiệm hơn khi nhu cầu sử dụng tăng vọt và nhiệt độ được dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng cao.

Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao của tiểu bang cũng đòi hỏi phải kích hoạt các máy phát điện chạy bằng khí đốt tự nhiên, vẫn là một phần quan trọng trong kế hoạch về năng lượng của tiểu bang.

Thống đốc Newsom cho biết tình hình “khá khắc nghiệt” buộc chính quyền phải chuyển sang sử dụng nhiều khí đốt tự nhiên hơn như một nguồn cung cấp dự phòng. Ông nói: “Tất cả chúng ta đều muốn đẩy nhanh quá trình loại bỏ khí đốt, nhưng đó là một lời cảnh tỉnh táo về tình hình thực tế.”

Nhu cầu 52,000 megawatt hôm thứ Ba tuần này đã lập kỷ lục, vì nhiệt độ ở phần lớn tiểu bang đã vọt lên tới mức ba chữ số. Sacramento đạt mức cao kỷ lục 116 độ F (47 độ C), và những nơi khác “mát hơn” như San Francisco và San Diego cũng đạt nhiệt độ nóng như thiêu đốt.

Theo ước tính của Ủy Ban Năng Lượng California (California Energy Commission), đến năm 2045, khi tiểu bang bắt buộc phải sử dụng toàn bộ nguồn điện là từ các nguồn non-carbon hoặc tái tạo, nhu cầu dự kiến ​​sẽ tăng cao tới 78,000 megawatt do có nhiều thiết bị điện gia dụng và xe điện hơn.

Để đáp ứng nhu cầu đó, cả chính phủ và các công ty lớn như Pacific Gas & Electric đều đang nỗ lực mở rộng quy mô các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, cũng như các loại pin dung lượng lớn có thể lưu trữ điện năng để sử dụng vào ban đêm. Năm ngoái, Ủy ban California Public Utilities Commission đã ra lệnh cho các công ty tiện ích phải mua thêm đủ điện cung cấp cho 2.5 triệu hộ gia đình vào năm 2026.



Mặt trời thường là nguồn năng lượng lớn nhất trong ngày của tiểu bang. Nhưng khi thời tiết nóng bức, việc sử dụng khí đốt tự nhiên đã vượt qua năng lượng tái tạo trong nhiều tuần qua, theo California Independent System Operator (ISO), cơ quan chịu trách nhiệm giám sát mạng lưới điện của bang.

ISO đã kêu gọi tiết kiệm điện “flex your power” sang ngày thứ 5 liên tiếp, yêu cầu người dân cài đặt máy điều hòa không khí từ mức 25 độ C trở lên, tránh sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng và tắt đèn để tiết kiệm điện.

Theo ISO, các trận cháy rừng đang diễn ra tại California và nguy cơ xảy ra các vụ cháy mới có thể làm tê liệt các đường dây và máy phát điện, gây ra áp lực lớn lên hệ thống lưới điện. California đang trở thành bang dễ tổn thương hơn bao giờ hết sau hơn 2 thập niên hạn hán và nhiệt độ tăng cao.

Tại Quận Siskiyou, phía bắc California, đám cháy Mill Fire lan nhanh khiến hàng nghìn người phải sơ tán. Nhiệt độ nơi đây được dự báo có thể lên hơn 37.7 độ C trong những ngày tới. Trong khi đó, đám cháy Moutain Fire bùng phát vào ngày 2 tháng 9, nằm cách khu vực đám cháy Mill Fire chỉ 16.1 km về phía Tây Bắc, đang đe dọa 690 công trình và 332 người phải sơ tán. Ngày 3 tháng 9, Thống đốc Newsom đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại Quận Siskiyou do cháy rừng.

Thứ Hai, 5 tháng 9, tiểu bang lần đầu tiên bật 4 máy phát điện chạy bằng khí đốt để bổ sung thêm nguồn năng lượng cung cấp cho 120,000 hộ gia đình. Và khí đốt vẫn là nguồn năng lượng chính trong cả ngày Thứ Ba, 6 tháng 9. Bang cũng có kế hoạch sử dụng một số máy phát điện chạy bằng dầu diesel.

Những thách thức về năng lượng cũng khiến thống đốc Newsom bị chỉ trích gay gắt hơn thời gian qua. Nhiều người chống lại lập luận các chính sách của Đảng Dân Chủ nhằm từ bỏ dầu mỏ và khí đốt không có tác dụng.

California gần đây đã thông qua các quy định mới nhằm chấm dứt việc bán hầu hết các loại xe mới chạy bằng khí đốt vào năm 2035. Nhưng trong đợt nắng nóng, các viên chức cũng khuyến cáo người dân không sạc xe điện hoặc sử dụng các thiết bị điện lớn khác vào ban đêm. Chính quyền không cấm sạc xe điện mà thay vào đó kêu gọi mọi người sạc điện vào ban ngày.

TNS Melissa Melendez (Đảng Cộng Hòa) đã đăng tweet vào tối thứ Ba giễu rằng: “Gavin Newsom à, ông phải mua một cái xe điện đi. Rồi cũng Gavin Newsom à, ông không có được sạc điện cho nó đâu nha,” sau khi tiểu bang gửi một cảnh báo khẩn cấp kêu gọi mọi người hạn chế sử dụng điện.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
- Giáo hội Tin Lành Episcopal sẽ giúp người tỵ nạn khác, sau khi từ chối hỗ trợ tái định cư người Nam Phi da trắng mà Trump nhận vào tị nạn vì "nhà thờ không nhận ưu tiên" - Tập Cận Bình: đừng bắt nạt và thống trị trong thương mại toàn cầu bằng thuế quan vì sẽ bị cô lập.
(CALIFORNIA, ngày 12 tháng 5, Reuters) – Trước tình trạng người vô gia cư ngày càng gia tăng và lấn chiếm không gian công cộng trên khắp tiểu bang, Thống đốc California Gavin Newsom kêu gọi các chính quyền địa phương mạnh dạn “giành lại đường sá,” đồng thời đưa ra một bản mẫu quy định để giúp các thành phố và quận ban hành lệnh cấm cắm trại nơi công cộng.
(WASHINGTON, ngày 12 tháng 5, Reuters) – Nhằm thực hiện kế hoạch của Tổng thống Donald Trump về việc loại bỏ quân nhân chuyển tính khỏi hàng ngũ quân đội Hoa Kỳ, Ngũ Giác Đài đã ra lệnh ngừng hoàn toàn các dịch vụ y tế mang tính xác định lại giới tính (gender-affirming), bao gồm các phương thức điều trị hormone mới và các loại phẫu thuật có liên quan đển việc xác định lại giới tính.
Ông Trump làm Tổng Thống chỉ hơn 100 ngày nhưng thế giới hoảng loạn. Ngay cả nhiều người ủng hộ Trump cũng không biết ông Trump đánh võ khùng hay ông Trump khùng! Người viết suốt 3 tháng không thể nào chạy kịp ông Trump do vừa hạ bút lại thêm tin mới nóng bỏng đau tim hơn. Nhưng nay quá hạn 100 ngày: thị trường chứng khoán Mỹ trở lại ngang điểm so với 4/02/2025 khi ông Trump tuyên bố Ngày Giải Phóng (Liberation Day) áp thuế khủng khiếp khiến thế giới nghẹt thở; đồng đô-la ổn định dù vẫn còn sụt giá gần 10%; Elon Musk rút về với Tesla; Mỹ-Tàu rục rịch đàm phán thương mại; Hoa Kỳ ký hiệp định thương mại đầu tiên với Anh; nên tạm xem đây là lúc tổng kết hiệp đầu cho dù biết rằng với ông Trump không thể nào lường trước được tương lai...
- LG Electronics ngừng hoạt động 1/2 cơ xưởng làm tủ lạnh ở Hải Phòng, sẽ chuyển xưởng đi nơi khác - BGMEA: nhiều đơn hàng may dệt quốc tế sẽ bỏ VN để sang Bangladesh cho nhẹ thuế quan - Nhật: bắt 1 người Việt trộm cây cảnh từ tiệm bonsai
Giáo hoàng Leo là một mục tử truyền giáo, phụng vụ và hướng dẫn tâm linh cho giáo dân tại Peru, một quốc gia nghèo thuộc Châu Mỹ La Tinh. Khi nói bằng tiếng Tây Ban Nha rằng Peru là "mi segunda patria" - "quê hương thứ hai của tôi" trong lần xuất hiện đầu tiên trên ban-công tòa thánh Vatican, có lẽ Giáo hoàng Leo đã dành rất nhiều tình cảm của ngài cho quê hương thứ hai của mình, nơi mà ngài đã tiếp xúc, tận tụy phục vụ những giáo dân nghèo được bền đỗ trong đức tin với lòng bác ái từ thời còn rất trẻ. Phẩm hạnh lẫn tài đức của ngài đã là những yếu tố để được Giáo hoàng Francis tấn phong một linh mục thuộc dòng truyền giáo Augustino của những tu sĩ chú trọng vào đời sống cộng đồng, sự nghèo khó và sự trong sạch bản thân, lên hàng Giám Mục, rồi được đưa về Vatican nắm giữ các các cấp vụ lãnh đạo hội thánh tại Vatican. Ngài trở thành Trưởng quản Thánh Bộ Giám Mục hoàn vũ, rồi được tấn phong Hồng Y chỉ đôi năm qua như những bước chuẩn bị âm thầm vào vai trò lãnh đạo Vatican.
Bài này được viết với chủ đề ghi lời Đức Phật dạy rằng hãy giữ thân không bệnh, để có thể học và tu pháp giải thoát. Bài này được viết để làm tư lương cho tất cả những người con Phật khắp thế giới, trong mọi hoàn cảnh. Duyên khởi là vì cõi này rất vô thường, thân người lại mong manh, nếu chúng ta chưa tu tới đâu, mà thân bệnh nguy ngập thì sẽ có thể bỏ lỡ một kiếp này.
- Mỹ ngưng hỗ trợ dân chủ toàn cầu, tắt đài VOA, RFA là mở đường cho loa kèn các nước độc tài. - Thủ tướng Nhật: thuế quan 0% sẽ lợi cho Mỹ-Nhật - Trump tới Saudi Arabia vào hôm thứ Ba, hy vọng ký đầu tư 1 ngàn tỷ USD với nhiều nước Trung Đông.
Nửa đêm gần sáng trong giất mộng chiêm bao, người vợ yêu quý nhất đời của tôi hiện về nhắc nhở tôi nhớ rằng hôm nay là ngày Hiền Mẫu (Mother's Day), mặc dầu em không còn sống trên trần gian này nữa để được nói chuyện trực tiếp với anh. Nhưng em vẫn luôn luôn hằng cầu nguyện lên Thiên Chúa ban phước lành
Cục Dự Trữ Liên Bang hiện trong tư thế chờ đợi vì tác động kinh tế của thuế quan vẫn chưa chắc chắn. Chủ Tịch Powell nói rằng phí tổn chờ đợi để tìm hiểu thêm về nền kinh tế là “khá thấp”. Ông muốn chờ đợi để xem các chính sách của Tổng thống Trump sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào về lãi suất.
- Thẩm phán Susan Illston ra lệnh: Trump phải hoãn sa thải hàng chục ngàn công chức các Bộ, chờ lệnh mới ngày 23/5 - Mỹ-TQ đàm phán thương mại ở Geneva, Thụy Sĩ
Tháng 5 năm 1975, một số người Việt tị nạn đặt chân đến Úc, tiếp nối theo là những ‘thuyền nhân’ được chính phủ Úc đón nhận và được định cư ở các thành phố lớn ở Úc, tiêu biểu là Sydney, Melbourne, Adelaide, Brisbane và Perth. Trong tổng dân số nước Úc năm 2021 là 25.422.788 người, thì có 334.781 người Việt Nam.
Việc Đức Hồng Y Robert Prevost chính thức trở thành Giáo hoàng Leo XIV vào ngày 8 tháng 5 đã đánh dấu một bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử Giáo hội Công giáo: lần đầu tiên, một người Mỹ nắm giữ cương vị tối cao của Giáo hội. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cán cân quyền lực vốn được duy trì nhiều thế kỷ qua tại Âu Châu, mà còn mở ra một thời kỳ chuyển mình sâu sắc cho cộng đồng Công giáo toàn cầu.
Với lời hứa đưa ngành sản xuất của nước Mỹ trở lại thời kỳ vàng son, Tổng thống Donald Trump đã tung ra loạt thuế quan lớn và dồn dập, với hy vọng ép các công ty, xí nghiệp phải “dọn về nước” sản xuất, biến Hoa Kỳ thành “đại công xưởng” toàn cầu. Lý lẽ của ông nghe rất hợp tai người dân – vì nó gợi lại cái thời mà chỉ cần đứng dây chuyền nhà máy, một người công nhân bình thường cũng có thể nuôi sống cả gia đình. Những năm 1950 ở Mỹ, cứ ba người đi làm thì có một người là công nhân sản xuất; còn ngày nay, con số ấy chỉ còn một trên mười hai. Nhưng tiếc thay, giấc mộng đẹp đẽ ấy đang va vào bức tường khổng lồ của các quy luật kinh tế đã âm thầm bám rễ qua nhiều thập niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.