Hôm nay,  

Các Khoản Đầu Tư Của Hoa Kỳ, EU Vào Không Gian Mạng Ukraine Đang Được Đền Đáp

13/03/202221:23:00(Xem: 2151)

 

download (2)
Vài tháng trước khi xảy ra giao tranh, Hoa Kỳ và EU đã triển khai một nhóm chuyên gia về chiến tranh mạng trực tuyến online để giúp ngăn chặn các cuộc tấn công mạng Nga tiến hành nhằm làm gián đoạn cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine (Nguồn: pixabay.com)

 

HOA KỲ – Các khoản đầu tư của Hoa Kỳ và châu Âu vào lĩnh vực phòng thủ không gian mạng ở Ukraine đang qua ‘thử nghiệm’ trước cuộc xâm lược của Nga, theo tin TheHill Chủ Nhật, 13 tháng 3 năm 2022.

Vài tháng trước cuộc giao tranh, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai một nhóm chuyên gia về chiến tranh mạng để giúp ngăn chặn các cuộc tấn công mạng của Nga nhằm làm gián đoạn cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.

Một nhóm 12 chuyên gia về mạng của EU và một nhóm “thợ săn” được Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ cử đến Ukraine để tìm kiếm các mối đe dọa và tăng cường khả năng phòng thủ không gian mạng online của Ukraine. Vài ngày trước khi cuộc xâm lược xảy ra, một làn sóng tấn công mạng nhằm vào các ngân hàng địa phương và các trang web của chính phủ Ukraine, bao gồm cả Quốc hội và các Bộ như Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng. Nga đã phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào.

Phương Tây bắt đầu tích cực đầu tư vào các hệ thống phòng thủ mạng của Ukraine sau vụ tấn công lưới điện năm 2015 và vụ Petya năm 2017.
James Turgal, Phó chủ tịch công ty an ninh mạng Optiv, cho biết các cuộc tấn công là lời cảnh tỉnh cho Ukraine và phương Tây trong việc áp dụng các biện pháp phòng thủ để chủ động phát hiện và ngăn chặn các ‘mầm họa’ trong tương lai.

Với sự hỗ trợ của phương Tây, Ukraine đã trở nên kiên cường hơn ngay từ những trận chiến ban đầu trên không gian mạng, đặc biệt là khi phần lớn cơ sở hạ tầng của Ukraine được xây dựng bởi Moscow từ thời Liên Xô.


Cam kết viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine đã được Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman lên tiếng gần đây, bà cho biết Hoa Kỳ đã đầu tư 40 triệu USD kể từ năm 2017 để giúp Ukraine phát triển công nghệ thông tin, sau nhiều cuộc tấn công mạng của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, bao gồm cả lưới điện và hệ thống tài chánh của họ.

Bên cạnh đó, các chính phủ phương Tây không phải là những người duy nhất chia sẻ kiến ​​thức chuyên môn về không gian mạng với Ukraine. Jason Blessing, một chuyên gia không gian mạng và là một thành viên tại American Enterprise Institute, cho biết các công ty tư nhân, như Google, Amazon và Microsoft, cũng đã hợp tác với chính phủ Ukraine để giúp chống lại các cuộc tấn công mạng.

Vài giờ trước khi nổ ra chiến tranh, Microsoft cho biết đã phát hiện thấy một chương trình malware mới, được gọi là FoxBlade, đang cố gắng phá vỡ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Ukraine. Công ty đã chia sẻ thông tin tình báo với chính phủ Ukraine và có thể giải mã nó trong vòng 3 giờ.

Nhiều người cũng đang suy đoán về lý do tại sao Nga không thực hiện các cuộc tấn công mạng lớn hơn với Ukraine, như đã từng làm vào năm 2015 và 2017. Một số chuyên gia mạng cho rằng Nga có lẽ đang cân nhắc được và mất khi tiến hành một cuộc tấn công mạng thật nghiêm trọng, đặc biệt sau các biện pháp trừng phạt kinh tế do phương Tây áp đặt. Nhiều người khác tin rằng mặc dù Nga có khả năng tiến hành các cuộc tấn công mạng hủy diệt nhằm vào Ukraine, nhưng có lẽ họ đang chọn cách không phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng quan trọng, đặc biệt nếu Nga có kế hoạch tiếp quản Ukraine.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.