Hôm nay,  

ĐIỂM SÁCH Tuyển tập II Chân dung Văn học Nghệ thuật và Văn hóa của Ngô Thế Vinh

06/03/202211:46:00(Xem: 2304)

  

ĐIỂM SÁCH

Tuyển tập II Chân dung

Văn học Nghệ thuật và Văn hóa

của Ngô Thế Vinh

  

Nguyễn Văn Tuấn

 

 

blank

 

      "Tuyển tập II - Chân dung văn học nghệ thuật và văn hóa" là một công trình mới của Nhà văn Ngô Thế Vinh, giới thiệu 15 văn nghệ sĩ và nhà văn hóa thành danh thời trước 1975 ở miền Nam Việt Nam. Những tác phẩm, chân dung và chứng từ trong tuyển tập này minh chứng cho một nền văn nghệ nhân bản, năng động và đột phá đã bị bức tử sau biến cố 30/4/1975. Do đó, tuyển tập là một nguồn tham khảo quý báu về di sản của nền văn nghệ và giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa.

 

*

 

      Để cảm nhận đầy đủ ý nghĩa của Tuyển tập này, cần phải điểm qua diễn biến của nền giáo dục và văn nghệ miền Nam thời Việt Nam Cộng Hòa trước và sau 1975. Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chỉ tồn tại vỏn vẹn 20 năm. Nhưng trong một quãng thời gian tương đối ngắn ngủi đó, VNCH đã để lại một di sản quý báu về một nền giáo dục mà ngày nay có người 'tiếc nuối vô bờ bến'. Nền giáo dục VNCH được xây dựng trên ba trụ cột Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng. Nhân Bản là lấy con người làm gốc, là cứu cánh chứ không phải phương tiện của đảng phái nào. Trụ cột Dân Tộc là nền giáo dục đó có chức năng bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Trụ cột Khai Phóng là nền tảng để nền giáo dục tiếp nhận những thành tựu và kiến thức khoa học kỹ thuật trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ và các giá trị văn hóa nhân loại, giúp cho Việt Nam hội nhập thế giới.

 

      Ngoài giáo dục, VNCH còn để lại một di sản đồ sộ về văn học - nghệ thuật. Người viết bài này cảm thấy mình may mắn vì lớn lên và được thụ hưởng những tác phẩm trong nền văn học đậm chất nhân văn đó, được tiếp xúc với những tư tưởng mới từ phương Tây qua những sách dịch và sách triết học. Nếu phải mô tả một cách ngắn gọn nền văn nghệ đó, tôi sẽ tóm tắt trong bốn chữ: nhân bản, tươi tắn, năng động, đột phá. Tính nhân bản và tươi tắn có thể thấy rõ qua những tác phẩm thơ và nhạc được giới thanh niên yêu thích. Tính năng động và đột phá được minh chứng qua những diễn đàn quan trọng như tạp chí Bách Khoa, từng làm say mê chúng tôi một thời. Nhà văn Võ Phiến từng nhận xét rằng, "Trước và sau thời 1954 - 1975, không thấy ở nơi nào khác trên đất nước ta, văn học được phát triển trong tinh thần tự do và cởi mở như vậy."

 

          Tuy nhiên, sau biến cố 1975, nhà cầm quyền mới với chủ trương “chuyên chính vô sản” đã có nhiều biện pháp nhằm hủy diệt những di sản đó. Với sự phụ họa của một số cây bút ngoài Bắc và một số người 'nằm vùng' trong Nam, họ kết án rằng nền văn nghệ VNCH là "văn học thực dân mới" hay "văn học tư sản" có mục đích phục vụ cho thực dân. Họ quy chụp cho các tác giả miền Nam là "những tên biệt kích văn hóa", "phản động và suy đồi", "thù địch với nhân dân", "phục vụ đắc lực nhất cho Mỹ Ngụy". Không chỉ vu khống và quy chụp, nhà cầm quyền còn phát động nhiều chiến dịch lùng sục tịch thu và tiêu hủy sách báo cũ, và bắt giam nhiều tác giả nổi tiếng trong các trại tập trung để 'cải tạo tư tưởng'. Chiến dịch tiêu diệt di sản của nền văn nghệ VNCH được thực hiện một cách có tổ chức và kéo dài đến 20 năm.

 

          Hậu quả của sự vùi dập đó là một thế hệ người Việt hoặc là không hiểu biết gì về nền văn nghệ VNCH, hoặc là hiểu biết một cách méo mó do chánh sách tuyên truyền gây ra.

 

          Tuy nhiên, trong thời gian chừng 10 năm trở lại đây, quan điểm của giới cầm quyền về nền văn nghệ VNCH đã thay đổi đáng kể. Theo thời gian, họ đã nhận thức rằng nền văn nghệ thời VNCH là một di sản văn nghệ của dân tộc. Theo đó, nhiều tác phẩm văn học và sách khảo cứu văn hóa thời VNCH đã được tái xuất bản, và khá nhiều nhạc phẩm sáng tác từ trước 1975 đã được 'cho phép' lưu hành. Nhiều tác giả từng bị vu cáo là 'biệt kích văn hóa' cũng được ghi nhận đúng đắn. Theo một ước tính gần đây, đã có chừng 160 tác giả thời VNCH đã được 'phục dựng'.

 

          Song song với sự ghi nhận giá trị của nền văn nghệ VNCH, người ta cũng bắt đầu tìm hiểu và đánh giá đúng hơn về nền giáo dục VNCH. Ở miền Bắc Việt Nam trước 1975 và Việt Nam sau 1975 nền giáo dục không có triết lý giáo dục. Người ta loay hoay đi tìm một triết lý giáo dục cho Việt Nam, nhưng dù đã có nhiều cố gắng mà vẫn chưa đi đến một sự đồng thuận, có lẽ vì sự chi phối quá nặng nề của thể chế toàn trị.

 

Những nhận thức mới đó và sự loay hoay đi tìm một triết lý giáo dục hiện nay gián tiếp nói lên rằng nền văn nghệ và giáo dục VNCH đã đi trước thời đại.

 

          Trong bối cảnh đó, Tuyển tập chân dung văn nghệ sĩ của Nhà văn Ngô Thế Vinh là một đóng góp có ý nghĩa. Tuyển tập I bao gồm 'chân dung' của 16 tác giả và 2 nhà giáo: Mặc Đỗ, Như Phong, Võ Phiến, Linh Bảo, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Nhật Tiến, Nguyễn Đình Toàn, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn-Xuân Hoàng, Hoàng Ngọc Biên, Đinh Cường, Nghiêu Đề, Nguyên Khai, Cao Xuân Huy, Phùng Nguyễn, Phạm Biểu Tâm và Phạm Hoàng Hộ. Trong Tuyển tập II, bạn đọc sẽ 'gặp' 15 tác giả:  Nguyễn Tường Bách & Hứa Bảo Liên, Tạ Tỵ, Trần Ngọc Ninh, Lê Ngộ Châu, Nguyễn Văn Trung, Hoàng Tiến Bảo, Lê Ngọc Huệ, Nghiêm Sỹ Tuấn, Đoàn Văn Bá, Mai Chửng, Trần Hoài Thư & Ngọc Yến, Phan Nhật Nam, John Steinbeck, và đặc biệt là Dohamide (Đỗ Hải Minh).

 

          Viết chân dung của những tác gia là một việc rất khó khăn, nhưng Nhà văn Ngô Thế Vinh đã có một 'công thức' dung hòa giữa thông tin về cá nhân và thông tin về tác phẩm của họ. Không giống như các tuyển tập văn học khác thường chú trọng vào tác phẩm, Nhà văn Ngô Thế Vinh tập trung vào tác giả và hoàn cảnh sáng tác. Do đó, mỗi tác giả được mô tả bằng một tiểu sử ngắn, những tác phẩm chánh, và đặc biệt là những tâm tư cũng như hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm. Qua những thông tin đó, có thể dễ dàng phác họa các tác giả như sau:

 

  • Nguyễn Tường Bách: nhà cách mạng gian truân & Hứa Bảo Liên: nhà văn gốc Hoa mang tâm hồn Việt.
  • Tạ Tỵ: một họa sĩ tiên phong và một nghệ sĩ đa tài.
  • Trần Ngọc Ninh: một đời mang ước vọng duy tân cho Việt Nam.
  • Lê Ngộ Châu: linh hồn của diễn đàn Bách Khoa khai phá những cái mới.
  • Nguyễn Văn Trung: lập thuyết gia cánh tả nhiều lận đận.
  • Hoàng Tiến Bảo: một nhân cách lớn.
  • Lê Ngọc Huệ: điêu khắc gia làm tỏa sáng sự mầu nhiệm Mân Côi.
  • Nghiêm Sỹ Tuấn: một tấm gương trí thức - y sĩ dấn thân thời chiến.
  • Đoàn Văn Bá: một tấm gương sáng về lòng dũng cảm và y đức của một y sĩ.
  • Mai Chửng: một tượng đài của cây lúa miền Tây.
  • Trần Hoài Thư & Ngọc Yến: người nâng niu và bảo tồn di sản văn học nghệ thuật VNCH.
  • Phan Nhật Nam: một cây bút nhà binh sắc bén và phân định chánh trị rạch ròi.
  • Dohamide: một nhà khảo cứu văn hóa Chàm ôn hòa và đầy trăn trở.
  • John Steinbeck: nhà văn cánh hữu với những trang viết thật về cuộc chiến Việt Nam.

 

          Một trong những nhân vật mà tôi nghe nhiều trước đây, nhưng qua Tuyển tập này mới biết hơn: đó là ông Lê Ngộ Châu, chủ bút Tạp chí Bách Khoa. Có thể xem ông là một nhà báo. Có thể ông không lừng danh như các tác giả Mai Thảo, Du Tử Lê, Doãn Quốc Sỹ, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, v.v..., nhưng ông là người giúp cho họ nổi tiếng qua tạp chí Bách Khoa. Đối với tôi, tạp chí Bách Khoa là một diễn đàn trí thức quan trọng nhứt nhì ở miền Nam về văn hóa, văn nghệ, xã hội, kinh tế, và cả chánh trị. Qua 426 số báo từ 1957 đến 1975, Bách Khoa đã giới thiệu hơn 100 tác giả đến công chúng, những người sau này trở thành nổi tiếng. Những người tử tế ngoài Bắc trước 1975 nhận xét rằng Bách Khoa là một tạp chí nghiêm chỉnh, ngôn ngữ đàng hoàng, và là diễn đàn giúp họ hiểu các vấn đề ở miền Nam. Qua Tuyển tập II, độc giả sẽ biết rằng ông Lê Ngộ Châu là ‘linh hồn’ của tạp chí Bách Khoa.

 

          Nếu ông Lê Ngộ Châu là người tạo ra di sản văn hóa, thì Nhà văn Trần Hoài Thư và phu nhân Nguyễn Ngọc Yến là người phục hồi di sản đó. Nhà văn Trần Hoài Thư từng là một nhà giáo, quân nhân, đi tù cải tạo, và khi sang Mỹ thì thành chuyên gia về điện toán. Nhưng trước và trên hết, Trần Hoài Thư là người của văn chương. Ông  khởi sự viết văn từ năm 1964, và từng có bài trên tạp chí Bách Khoa. Dù bị chi phối bởi 'cơm, áo, gạo, tiền' trong đời sống ở Mỹ, nhưng hai vợ chồng Trần Hoài Thư và Nguyễn Ngọc Yến dành nhiều thời gian cất công sưu tầm, hệ thống hóa, điện toán hóa, và kết quả là một thư mục quý báu về các tác phẩm văn học ở miền Nam Việt Nam trước 1975. Ông thổ lộ rằng ... nhờ văn chương mà tiếng chuông ngân vang, như những niềm vui lẫn tự hào kỳ diệu. Nhờ văn chương mà ta quên đi thân phận nhục nhằn, nhờ văn chương mà ta thấy ta cao lớn hơn bao giờ.”  Có thể nói một cách tự tin rằng so với những bài viết về Trần Hoài Thư trước đây, bài viết về Trần Hoài Thư trong Tuyển tập II là đầy đủ nhứt. Bài viết còn có những bức hình rất cảm động về đôi uyên ương này trong tuổi xế bóng. Sự tận tụy cho văn học của họ thật đáng ngưỡng phục.

 

          Một học giả khác có nhiều đóng góp cho văn hóa học thuật trước 1975 là Giáo sư Nguyễn Văn Trung. Ông cũng là người có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của sinh viên thời trước 1975 như tôi. Tuy thời đó (thập niên 1960 - 1970) ông còn tương đối trẻ, nhưng rất năng động trong các hoạt động văn hóa và học thuật. Ở tuổi 28, ông cùng với các đồng nghiệp ở Đại học Huế sáng lập ra các tạp chí nổi tiếng Đại Học (1958 - 1964). Sau đó, ông sáng lập các tạp chí như Hành Trình sau này là Đất Nước (1964 - 1966) và Trình Bầy (1970 - 1972). Có thể nói ông là một trí thức thiên tả, nên các tạp chí do ông phụ trách cũng mang màu sắc tả khuynh. Chẳng hạn như tạp chí Hành Trình tuyên bố chủ trương 'làm cách mạng xã hội không cộng sản'. Hành trình trí thức của ông khá lận đận trong một Việt Nam với nhiều chao đảo. Nhưng những lận đận của một trí thức như ông là một bài học kinh nghiệm cho thế hệ trí thức tương lai.

 

          Một nhân vật quan trọng được đề cập trong Tuyển tập là nhà văn người Mỹ John Steinbeck, người được trao giải Nobel văn học năm 1962. Có thể xem John Steinbeck là một trí thức cánh hữu, vì ông công khai ủng hộ sự tham chiến của Mỹ ở Việt Nam. Ông tin rằng, Nhà văn phải tin tưởng rằng điều hắn đang làm là quan trọng nhất trên thế giới. Và hắn phải giữ ảo tưởng ấy cho dù khi biết được điều đó là không thực.” Ông không tin vào những bản tin về cuộc chiến Việt Nam của giới báo chí cánh tả, nên ông xung phong đi Việt Nam vào cuối năm 1966 để tận mắt nhìn thấy cuộc chiến và ghi lại cảm nhận cho riêng mình. Những cảm nhận và nhận định đó sau này được sưu tập thành một cuốn sách ‘Dispatches from the War’ (xuất bản 2012). Như Nhà văn Ngô Thế Vinh nhận xét rằng những trang ông viết là một bài học cho các thế hệ tương lai.

 

          Tuyển tập dành nhiều trang cho họa sĩ Tạ Tỵ, và hai nhà điêu khắc Lê Ngọc Huệ và Mai Chửng. Những trang viết về Tạ Tỵ thật hấp dẫn, vì cuộc đời và sự nghiệp đa dạng. Ông nổi tiếng là một họa sĩ, nhưng ông còn là người lính của hai chiến tuyến khác nhau, là tù nhân, là người tị nạn, và cũng là nhà văn. Cá nhân tôi biết đến Tạ Tỵ qua cuốn Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn xuất bản trước năm 1975 và sau này là cuốn hồi ký Đáy Địa Ngục viết về những năm tháng ông đi tù cải tạo. Đó là những tác phẩm viết ra bởi ‘người trong cuộc’, nên chất chứa nhiều nỗi niềm về thân phận của người lính sau cuộc chiến và thân phận lưu vong.

 

          Tuyển tập II có một tác giả mà tôi nghĩ rất mới đối với nhiều người: Dohamide hay Đỗ Hải Minh. Dohamide là người gốc Chàm (nay gọi là 'Chăm'), là một nhà khảo cứu về văn hóa và dân tộc Chàm. Từ năm 1962, ông là một trong những tác giả có nhiều bài viết khảo cứu về văn hóa Chàm cho tạp chí Bách Khoa. Tác giả Ngô Thế Vinh nhận xét rằng "Dohamide với suốt một cuộc đời đau đáu đi tìm về cội nguồn, chỉ mong sao phục hồi được nền văn hóa Champa như một căn cước của dân tộc Chăm nhưng rồi cuối đời Dohamide cũng phải đứng trước những 'Cộng đồng Chăm đôi bờ'." Tại sao đứng trước đôi bờ? Tại vì cộng đồng Chàm bị giằng co giữa một bên là mối hận 'mất nước' đòi ly khai và một bên là hòa nhập vào đại gia đình dân tộc Việt Nam. Dohamide muốn dùng văn hóa và những thành quả khảo cứu của ông để thuyết phục giới trẻ không bị lôi cuốn vào những trào lưu cực đoan. Trong bối cảnh căng thẳng giữa các sắc tộc, những học giả độc lập và ôn hòa như Dohamide có thể giúp cho các sắc tộc hiểu nhau hơn, và nhà cầm quyền hoạch định những chánh sách đem lại công bằng và nhân văn cho các sắc tộc.

 

          Những trang viết về các nhân vật Nguyễn Tường Bách & Hứa Bảo Liên, Trần Ngọc Ninh, Hoàng Tiến Bảo, Nghiêm Sỹ Tuấn, Đoàn Văn Bá, và Phan Nhật Nam cũng giàu hàm lượng thông tin. Đó là những bài viết có nhiều dữ liệu mới chưa từng được công bố trước đây, giúp cho người đọc hiểu hơn về những suy tư đằng sau các tác phẩm của họ.

 

          Một đặc điểm độc đáo của Tuyển tập là những hiện vật, hình ảnh, và thủ bút của tác giả. Những chứng từ mang tính lịch sử này rất đáng để thế hệ sau sử dụng làm chất liệu cho các nghiên cứu về văn học và văn hóa thời Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời gian gần đây, một người cầm quyền chánh trị cao nhứt ở trong nước phàn nàn rằng Việt Nam thiếu những tác phẩm hay và lớn, thì Tuyển tập này sẽ giúp cho người đó suy nghĩ lại.

 

          Nhà văn Ngô Thế Vinh là một bác sĩ, nên văn phong của anh mang dáng dấp khoa học: trong sáng. Độc giả sẽ không tìm thấy những ngôn từ hoa mỹ hay những ví von thái quá trong Tuyển tập; thay vào đó là những trang mô tả sự việc đã xảy ra như thế nào, ở đâu, và lúc nào. Văn phong trong tuyển tập không có những mỹ từ, nhưng là những chữ chính xác, và do đó, độc giả chỉ có thể hiểu theo logic đường thẳng.

 

          Nền văn nghệ và giáo dục VNCH là tập hợp nhiều tác giả và tác phẩm. Qua hai tuyển tập chân dung văn nghệ sĩ, Nhà văn Ngô Thế Vinh dìu dắt độc giả đi qua một hành trình văn học và văn hóa, và gặp những tác giả tiêu biểu đã có những đóng góp mang tính khai phá trong nền văn học nghệ thuật đó. Là một người trong cuộc và chứng nhân của cuộc chiến vừa qua, tác giả mô tả hành trình văn nghệ đã qua như là người thư ký của thời cuộc. Nhưng là một người lưu vong lúc nào cũng trăn trở về quê hương, tác giả nhìn lại hành trình văn nghệ đã qua bằng một lăng kính mới, một cách hiểu mới, và đó chính là một đóng góp có ý nghĩa của Tuyển tập.

 

 

GS NGUYỄN VĂN TUẤN

Sydney, Australia 23/12/2021

 

***

 

Sách đã được phát hành tháng 2/2022

Việt Ecology Press

ISBN # 9781990434181

www.amazon.com, các hiệu sách

P.O.Box 3893, Seal Beach, CA 90740

 

 





Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
AUKUS sẽ thêm một chữ J hay chữ JA vào.... Tờ Financial Times đưa tin, Mỹ, Anh và Úc đang xem xét đưa Nhật Bản vào quan hệ đối tác an ninh AUKUS của họ nhằm ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các bộ trưởng quốc phòng AUKUS vào thứ Hai sẽ công bố các cuộc đàm phán về việc mở rộng Trụ cột II (Pillar II), trong đó tập trung vào phát triển các năng lực tiên tiến và chia sẻ công nghệ.
Philippines, Nhật Bản, Mỹ và Australia sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông (South China Sea) vào Chủ nhật tuần này, theo 1 tuyên bố chung: “Chúng tôi sát cánh cùng tất cả các quốc gia trong việc bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp vốn là nền tảng cho một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hòa bình và ổn định. Bốn quốc gia của chúng tôi tái khẳng định quan điểm coi Phán quyết của Tòa Trọng tài Biển Đông năm 2016 là phán quyết cuối cùng
Kinh tế Mỹ lạc quan. Nền kinh tế Mỹ có thêm 303.000 việc làm trong tháng 3 và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống 3,8%, theo dữ liệu mới của Bộ Lao động công bố hôm thứ Sáu. Báo cáo việc làm tháng 3 một lần nữa vượt hơn mong đợi. Các nhà kinh tế đã kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ đạt được 200.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống còn 3,8%.
Bán đảo Crimea nằm ở khu vực Biển Đen, phía bắc nối liền với nội địa Ukraine; diện tích ước khoảng 26.844 km2; dân số khoảng 2,4 triệu người; riêng tại thủ đô Sewastopol hiện có hơn 386.000 sinh sống. Trong vài thế kỷ qua, nhiều đế chế khác nhau đưa ra yêu sách đòi chủ quyền lãnh thổ của bán đảo này. Từ thời sơ khai, Crimea là mảnh đất mà một phần người Thổ thuộc sắc tộc Krimtataren lập nghiệp và thuộc quyền sở hữu của Đế chế Ottoman, sau này thuộc về Đế chế Sa hoàng Nga và Liên Xô.
Nghệ sĩ đường phố bí hiểm người Anh Banksy đã xác nhận tác phẩm mới của mình: bức tranh tường mới được vẽ ở phía bắc London vào cuối tuần qua (16 tháng 3) – vẽ một người phụ nữ đang cầm bình xịt sơn bằng áp suất, trông vẻ như bà đã phun sơn màu xanh lá cây lên một bên của một dãy nhà chung cư. Màu xanh được tô vẽ trên một bức tường đổ nát trên đường Hornsey ở Công viên Finsbury, phía sau một cái cây cằn cỗi không một ngọn lá, lớp sơn màu xanh lá cây phía sau những cành cây trông như thể sự sống lại được mọc lên từ thân cây ấy.
Trong suốt 30 năm làm cảnh sát ở ngoại ô Maryland, Lisa Bromley đã tham gia vào nhiều hoạt động và nhiệm vụ khác nhau. Làm cảnh sát ngầm lật tẩy các âm mưu mua bán ma túy. Điều tra các vụ cướp có vũ trang. Giải quyết các vụ xe công vụ gây tai nạn. Nhưng phải cho đến tuần trước, bà mới tự mình đội tóc giả và đeo khẩu trang phòng COVID-19, đóng vai nạn nhân 60 tuổi trong một vụ lừa đảo đã cuỗm mất số vàng miếng trị giá khoảng 789,000 MK. Kế hoạch được vạch ra là khiến kẻ lừa đảo tìm đến một bãi đậu xe thuộc cộng đồng Leisure World của Quận Montgomery để lừa đánh cắp thêm vàng.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí New England Journal of Medicine, xét trong khoảng thời gian 3 năm, những người có hạt vi nhựa (microplastics) hoặc hạt nano nhựa (nanoplastics) trong mô động mạch cảnh (hay còn gọi là động mạch cổ, tiếng Anh là carotid artery) có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc tử vong, cao gấp đôi so với những người không có các hạt này trong cơ thể.
Theo Cơ Quan Hải Dương và Khí Quyển (National Oceanic and Atmospheric Administration, NOAA), trong vùng biển gần nhóm đảo Lower Keys ở Florida, người ta phát hiện ít nhất 40 loài cá khác nhau thực hiện các hành động “xoay tít và quay vòng vòng,” và nhiều con đã chết. Cho đến nay, các khoa học gia vẫn chưa thể giải thích được nguyên nhân gây ra khuynh hướng bất thường này.
1. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào Thứ Ba, ngày 16 và 30 tháng 4, 2024, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 2.Trợ giúp thực phẩm vào Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. /3.Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Vòng Đeo Tay vào Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 4.Nhóm Hỗ Trợ Bệnh Nhân Ung Thư và Người Thân vào Thứ Bảy 13 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 5. Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Quạt Hoa Giấy vào Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Trong những ngày này, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cử hành Tam Nhật Thánh (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy 28, 29, 30.3.2024 ), ba ngày quan trọng nhất, thánh thiêng nhất trong phụng vụ của Giáo Hội mà cao điểm là đại lễ Chúa Phục Sinh. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 28.3.2024: Tại giáo xứ Saint Columban, 10801 Stanford, Garden Grove do Linh Mục Joseph Nguyễn Văn Luân làm chánh xứ đã cử hành Thánh lễ Tiệc Ly vào lúc 5 giờ chiều với hàng ngàn giáo dân Việt Nam tham dự trong đó có nghi thức lập lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Linh mục chánh xứ Nguyễn Văn Luân cũng rửa chân cho 12 giáo dân, sau đó thánh lễ tiếp tục.
FBI và Sở Cảnh Sát Los Angeles (LAPD) đang điều tra một trong những vụ cướp tiền mặt lớn nhất lịch sử thành phố: một cơ sở cất giữ tiền mặt ở Thung lũng San Fernando bị trộm đánh cắp 30 triệu đô la, theo CNN.
Đức Giáo Hoàng Francis dự kiến trong tháng 9/2024 sẽ viếng thăm nhiều quốc gia Châu Á, và có thể bao gồm cả Việt Nam, theo các tin từ Catholic Vote, Reuters, Tempo, và Hội Đồng Giám Mục VN. Theo tin CV, Ngài có kế hoạch đến thăm Singapore trong chuyến công du châu Á vào tháng 9/2024, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của giáo hoàng đến đất nước này kể từ chuyến thăm ngắn ngủi của Đức Giáo hoàng St. John Paul II hồi năm 1986.
Hôm thứ Tư (3/4), Đài Loan hứng chịu trận động đất mạnh nhất trong 25 năm. Ít nhất 9 người chết và hàng trăm người bị thương; nhà cửa, đường sá bị hư hại và hàng chục công nhân bị kẹt trong các mỏ đá.
Một cuốn sách cổ được tìm thấy ở Ai Cập, được viết từ thời sơ khai của Kitô giáo và được coi là một trong những cuốn sách cổ nhất còn tồn tại trên thế giới, sẽ xuất hiện trong một sự kiện đấu giá tại London vào tháng 6, theo Reuters.
Trong cuộc phỏng vấn với trang Reuters, đầu bếp nổi tiếng Jose Andres xúc động cho biết một cuộc tấn công của Israel giết hại 7 nhân viên cứu trợ lương thực của ông ở Gaza; Israel đã nhắm mục tiêu vào nhóm nhân viên cứu trợ “một cách có hệ thống, từng xe một”, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.