Hôm nay,  

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Nị Ăn Cơm Chưa

05/03/202210:40:00(Xem: 3046)

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến:

tnt-1

 

Năm 1986, tôi được gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc (đôi lần) nơi một thành phố nhỏ – ở phía cực Bắc của tiểu bang California. Lần nào tác giả Đò Dọc cũng tế nhị kéo tôi ra cái quán ăn của người Hồ Nam, Hunan Restaurant, và nói rất ân cần: “Chỉ có tiệm này họ mới bán cơm thôi em à.”

Sau này, sau khi đọc lại một đoạn ngắn trong tuyển tập truyện ngắn Ký Thác của Bình Nguyên Lộc, tôi mới hiểu ra sự ân cần và tế nhị của ông: “Cơm là ác mộng của người Trung Hoa, cho đến nỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng câu: “Ăn cơm chưa?”

Té ra ông anh thấy tôi họ Tưởng nên tưởng (lầm) rằng thằng nhỏ này nó người Tầu, hoặc rẻ ra thì cũng gốc Tầu. Nói nào ngay: tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không Tầu xíu xiu nào hết trơn hết trọi nhưng bà vợ (nhỏ) thì Tầu thiệt và Tầu lắm.

Dòng họ bên bả đông hết biết luôn. Tôi tiếp xúc với họ hằng ngày nhưng không còn nghe ai chào theo kiểu (“ăn cơm chưa”) như thời trước nữa. Cách họ thăm hỏi nhau nghe đã khác rồi:

– Nị ăn mì chưa?

Nói vậy dám có người không tin lắm à nha. Muốn biết (chắc) cứ thử leo lên một cái phản lực cơ của công ty AirAsia hay China Airline mà coi. Thực đơn trên mọi tuyến bay đến Ma Cao, Trùng Khánh, Quảng Châu, Côn Minh, Quảng Đông, Thượng Hải… đều có ghi đủ loại mì ly (hay mì tô) cùng hình ảnh đi kèm.

Ở phi trường Thượng Hải hành khách còn được cung cấp nước sôi luôn nữa. Vòi nước này luôn đặt cạnh cái máy bán mì ăn liền. Bỏ tiền, bấm nút, lấy cái tô ra, xé nắp, rồi chế nước vô là… sực thôi.

Giản tiện và tân kỳ chưa?

Hổng dám “tân kỳ” đâu! Kiểu đó đã xưa lắm rồi, cha nội. Trang mạng Shangaiist vừa hớn hở loan tin là những máy bán mì đầu tiên của thế giới đã xuất hiện ở thành phố Thượng Hải. Chỉ cần bấm nút một cái là nguyên tô mì (bốc khói) tới miệng cấp kỳ.

Sau la bàn, thuốc súng, chữ in thì có lẽ đây là phát kiến quan trọng thứ tư của dân tộc Trung Hoa! Từ nay các đấng con trời có quyền ngẩng mặt nhìn đời với niềm hãnh diện là họ (cũng) vừa phát minh ra một thứ gì đó hoàn toàn mới lạ, chớ không còn cứ tiếp tục chỉ làm hàng nhái hay chôm chỉa phát kiến của thiên hạ nữa.

Ủa? Mà sao người Ấn, người Thái, người Miên, người Miến, người Lào, người Nhật, người Việt, người Mã Lai, người Nam Dương, người Đại Hàn, người Miến Điện… cũng đều ăn mì (lia lịa) nhưng chỉ có người Tầu mới phát minh ra được cái máy bán mì ăn liền thôi, vậy cà?

Lý do, theo tôi, có lẽ vì “văn hoá ăn liền” hợp với tạng của người Tầu hiện nay hơn nhiều dân tộc khác. Nhân loại đâu có ai nghĩ ra được những cú Đại Nhẩy Vọt (Great Leaps Forward) lẹ cấp kỳ như Chủ Tịch Mao Trạch Đông, hồi cuối thập niên 1950.

 

tnt-2

 


Tác giả cuốn Bia Mộ, nhà báo Dương Kế Thằng, tính gọn là mấy cú nhẩy ngoạn mục này đã khiến cho ba mươi sáu triệu người dân Trung Hoa biến thành những con ma đói. Tuy tất cả các nạn nhân đều đã mồ yên mả đẹp từ lâu nhưng có lẽ cái “gene” nóng vội vẫn còn thôi thúc trong dòng máu của những thế hệ sau. Nhờ vậy, hậu duệ của họ mới phát minh ra được cái máy bán mì ăn liền tại chỗ.

Những người Cầm Lái Vỹ Đại kế tiếp của nước Trung Hoa cũng đều nóng như hơ, đều nhấp nhổm muốn nhẩy vọt (và nhẩy đại) bất cần thân thể. Sau khi hô hào “mèo trắng mèo đen gì miễn bắt chuột là được”, họ còn tiến xa hơn khi khuyến khích toàn dân xẻ núi lấp sông để nâng cao sản xuất.

Ngó cái cách người Trung Hoa lấp sông bằng xe đổ rác cũng đã đủ cho thiên hạ “ấn tượng” lắm rồi nhưng nghe bác Nguyễn Gia Kiểng kể chuyện đi Tầu thì mới thiệt là hết hồn hết vía:

“Trên máy bay từ Tây An về Côn Minh, tôi đọc trên tờ China Daily, tờ nhật báo duy nhất bằng ngoại ngữ tại Trung Quốc, dĩ nhiên là báo nhà nước và cũng chỉ tìm thấy trên máy bay: 278 thành phố, 5.000 thị xã và 20.000 thị trấn hoàn toàn không có hệ thống xử lý nước thải.”



Những nhà máy sản xuất trên toàn quốc, tất nhiên, cũng khỏi cần cài đặt hệ thống xử lý nước thải làm chi (cho má nó khi) cứ tuồn mẹ nó hết xuống sông cho nó khoẻ. Thiệt là gọn gàng, lẹ làng, và khỏe khoắn hết biết luôn.


tnt-3


Hèn chi mà hàng hoá Trung Quốc tuy bán rẻ (như cho) nhưng kinh tế của họ vẫn tăng trưởng đều đều khiến toàn thể nhân loại đều phải xuýt xoa ngưỡng mộ, trừ mấy ông Việt Nam có máu bài Tầu, trong cũng như ngoài nước:

-- Nguyễn Xuân Nghĩa: “Đây là chuyện bình thường của các nước ‘tân tòng’ mới áp dụng quy luật thị trường để điều hành kinh tế, như Nhật Bản sau Thế chiến II và nhiều nước Đông Á kể từ thập niên 60-70 của thế kỷ 20. Nhờ đi sau, khởi lên từ một nền móng tan hoang vì sai lầm chánh sách trước đấy, và học các xã hội đi trước, các nước tân tòng đều có một giai đoạn ‘khởi phát’. Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ tụt hậu so với đà tiến đã qua. Sẽ mất vị trí cường quốc kinh tế họ vừa thấy trong tầm tay và chưa nắm được thì đã tuột.”

 

-- Ngô Nhân Dụng: “Cả nền kinh tế Trung Quốc trong mấy năm qua dựa trên ‘phép lạ’ đầu tư chỉ để tiếp tục đầu tư thêm, nhờ thế vẫn chưa sụp đổ… Ai cũng thấy tình trạng này không thể kéo dài được… Cho nên, chúng ta không nên ngộ nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc cứ thế mà lên, đè bẹp các nước khác. Bên trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc không có động cơ tạo sức phát triển bền vững mà trái lại còn chứa những trái bom nổ chậm không biết lúc nào.”

 

-- Lê Phú Khải: “TQ là đất nước của một chế độ tuyệt vọng.”

 

-- Nguyễn Gia Kiểng: “Thực ra chính quyền Bắc Kinh chỉ làm một điều rất giản dị là bóc lột công nhân tối đa và tàn phá môi trường để sản xuất thật nhiều với giá thật rẻ. Nói cách khác chính quyền cộng sản Trung Quốc xuất khẩu sự nghèo khổ mà chính họ là nguyên nhân đồng thời phá hoại đất nước theo nghĩa đen, làm cho đất khô cằn, nước và không khí bẩn và độc. Chính sách tệ hại đó dù nhất thời có thể gây ấn tượng nhưng sau cùng chỉ làm Trung Quốc kiệt quệ lâu dài, như những kim tự tháp tại Ai Cập và Vạn Lý Trường Thành tại chính Trung Quốc trước đây.”

Tui không đủ kiến thức, cũng như chữ nghĩa, để có thể đưa ra những nhận định cùng với những kiểu ví von xa xôi (Đông/Tây-Kim/Cổ) như quí vị thức giả thượng dẫn. Cứ theo cách nghĩ của một thường dân cỡ tôi thì kiểu làm ăn của người Trung Hoa, trong mấy thập niên qua, từa tựa như những kẻ sống bằng… nghề bán máu để ăn (liền) vậy. Tất nhiên, họ sẽ không sống được lâu.

Nói vậy nghe hơi ác miệng, và cũng rất dễ mích lòng nên tôi email bài viết này cho bà vợ (nhỏ) đọc trước – cho nó chắc ăn – trước khi đi ngủ. Dù gì thì mình cũng đang sống chung với Tầu mà.

Sở dĩ có cái vụ “email” và “reply” qua lại vì vợ chồng chúng tôi giận nhau hơn cả tuần rồi. Người Việt cũng như người Tầu đều rất giầu tự ái nên không đứa nào chịu mở lời (trước) cả. Tôi không nằm chung giường với kẻ thù đã gần chục đêm nay.

Sáng hôm sau, có hồi âm ngay:

“Nị viết quá hay và quá đúng. Không chỉ đúng với dân Tầu mà còn đúng luôn với dân Việt nữa. Bởi vậy chỉ cần thay hai chữ “Trung Hoa” bằng “Việt Nam,” và đổi lại cái tựa (“Mày Ăn Cơm Chưa?”) là coi như sẽ có thêm một bài viết mới. Nói cách khác là đêm qua nị chỉ viết một bài thôi nhưng lại có thể biến thành hai nên có thể nhận được hai lần tiền nhuận bút. Nhớ là số tiền dư này phải dùng để mua thêm thuốc bổ gan, chớ đừng có mang đi nhậu hết (mang tội chết) đó nha – cha nội.”

P.S: I love you. Dù có giận, nị vẫn ái ngộ. Ngộ đừng ái ngại.

– Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại Quán Biển Xanh của Thị Trấn Songkhla, Thi Thi một mình đứng dựa vào lan can, mắt dõi nhìn ra phía biển xa xa. Bán Đảo Malay nhô dài ra phía biển, xanh rợp những hàng dừa trông tựa như mũi của một con cá sấu.
Lần đầu tiên kể từ các cuộc thi sắc đẹp tại Mỹ ra đời, vương miện cả bốn cuộc thi Miss America, Miss USA, Miss Teen USA và Miss Universe đều do những "bông hồng đen" - những người đẹp gốc Phi Châu nắm giữ.
Chiều ấy rất nhiều gió Đàn chim nhớ phố bay về(1)
Tập thơ mới Ngôn Ngữ Xanh của nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh, xuất bản cuối năm 2019, đã được nhiều tác giả chú ý và viết lời bình phẩm. Việt Báo xin giới thiệu Ngôn Ngữ Xanh qua các trích đoạn dưới đây của ba tác giả: Tô Đăng Khoa, Vũ Hoàng Thư và Trịnh Y Thư.
Lời tòa soạn: Cho đến năm 2019, nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh đã có 12 tập thơ xuất bản, Ngôn Ngữ Xanh là tập gần đây nhất do Văn Học Press xuất bản và phát hành đầu tháng 10/2019 trên Barnes & Noble. Thơ chị cũng xuất hiện thường xuyên trên các trang mạng văn chương, trong và ngoài nước.
-Trời trời, nghề của mình là chuyên môn cắt nhuộm uốn tẩy tóc mà mấy người tính chuyện bán tóc giả, thiệt là “Kèn thổi ngược”!. Nếu khách đội đầu tóc giả thì mình thất nghiệp cả đám.
Bộ lao động, văn phòng “Lương bổng và giờ làm việc” vẫn tiếp tục thi hành đạo luật có mục đích công bằng, bất kể nhân viên đó có giấy tờ tùy thân hay không.
Em chưa già lắm, nhưng sao trên trán đã xuất hiện mấy lằn nhăn và chung quanh mép môi cũng có nữa. Có cách nào chữa trị hay không chị?
Vài vật liệu thiên nhiên dùng trong việc làm giảm vết sẹo, nám.
Năm ngày mùa đông, thay đổi áo choàng lịch lãm sang trọng của cô nàng điệu.
Các chế độ ăn uống nặng nề gồm thịt đỏ và thực phẩm nhiều chất béo có thể dẫn tới nguyên nhân làm mất thị lực trong những người Mỹ cao niên, theo một nghiên cứu mới cho thấy.
Theo một thống kê gần đây, dân Mỹ quan tâm và lo lắng về di trú hơn bất cứ vấn đề nào khác; cũng là vấn đề mà quốc hội phải giải quyết. Biên giới của chúng ta bị tràn ngập và dân chúng biết rõ điều này.
Thế là những ngày lễ lớn Giáng Sinh và năm mới 2020 với nhiều sinh hoạt nhộn nhịp và vui mừng đoàn tụ đều đã qua. Nhân loại lại đối diện với những vấn đề bất an thường trực trong cuộc sống mà trong đó điều trớ trêu nhất là nhà độc tài cộng sản Tập Cận Bình với bàn tay sắt lông lá chà đạp nhân quyền lại lên giọng đòi sửa Kinh Thánh.
Hồ Hữu Tường sinh tại làng Thường Thạnh, quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ. Năm 1926, ông sang Pháp học tại trường Đại học Marseille và nạp luận án Cao học Toán tại Đại học Lyon.
Nhà thơ Pablo Neruda (1904 – 1973) đã viết những dòng thơ tình tuyệt vời và độc đáo. Có thể gọi là thiên cổ kỳ văn. Pablo Neruda là nhà thơ lớn nhất của dân tộc Chile, theo nhận định của nhiều nhà phê bình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.