Hôm nay,  

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Nị Ăn Cơm Chưa

3/5/202210:40:00(View: 3169)

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến:

tnt-1

 

Năm 1986, tôi được gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc (đôi lần) nơi một thành phố nhỏ – ở phía cực Bắc của tiểu bang California. Lần nào tác giả Đò Dọc cũng tế nhị kéo tôi ra cái quán ăn của người Hồ Nam, Hunan Restaurant, và nói rất ân cần: “Chỉ có tiệm này họ mới bán cơm thôi em à.”

Sau này, sau khi đọc lại một đoạn ngắn trong tuyển tập truyện ngắn Ký Thác của Bình Nguyên Lộc, tôi mới hiểu ra sự ân cần và tế nhị của ông: “Cơm là ác mộng của người Trung Hoa, cho đến nỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng câu: “Ăn cơm chưa?”

Té ra ông anh thấy tôi họ Tưởng nên tưởng (lầm) rằng thằng nhỏ này nó người Tầu, hoặc rẻ ra thì cũng gốc Tầu. Nói nào ngay: tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không Tầu xíu xiu nào hết trơn hết trọi nhưng bà vợ (nhỏ) thì Tầu thiệt và Tầu lắm.

Dòng họ bên bả đông hết biết luôn. Tôi tiếp xúc với họ hằng ngày nhưng không còn nghe ai chào theo kiểu (“ăn cơm chưa”) như thời trước nữa. Cách họ thăm hỏi nhau nghe đã khác rồi:

– Nị ăn mì chưa?

Nói vậy dám có người không tin lắm à nha. Muốn biết (chắc) cứ thử leo lên một cái phản lực cơ của công ty AirAsia hay China Airline mà coi. Thực đơn trên mọi tuyến bay đến Ma Cao, Trùng Khánh, Quảng Châu, Côn Minh, Quảng Đông, Thượng Hải… đều có ghi đủ loại mì ly (hay mì tô) cùng hình ảnh đi kèm.

Ở phi trường Thượng Hải hành khách còn được cung cấp nước sôi luôn nữa. Vòi nước này luôn đặt cạnh cái máy bán mì ăn liền. Bỏ tiền, bấm nút, lấy cái tô ra, xé nắp, rồi chế nước vô là… sực thôi.

Giản tiện và tân kỳ chưa?

Hổng dám “tân kỳ” đâu! Kiểu đó đã xưa lắm rồi, cha nội. Trang mạng Shangaiist vừa hớn hở loan tin là những máy bán mì đầu tiên của thế giới đã xuất hiện ở thành phố Thượng Hải. Chỉ cần bấm nút một cái là nguyên tô mì (bốc khói) tới miệng cấp kỳ.

Sau la bàn, thuốc súng, chữ in thì có lẽ đây là phát kiến quan trọng thứ tư của dân tộc Trung Hoa! Từ nay các đấng con trời có quyền ngẩng mặt nhìn đời với niềm hãnh diện là họ (cũng) vừa phát minh ra một thứ gì đó hoàn toàn mới lạ, chớ không còn cứ tiếp tục chỉ làm hàng nhái hay chôm chỉa phát kiến của thiên hạ nữa.

Ủa? Mà sao người Ấn, người Thái, người Miên, người Miến, người Lào, người Nhật, người Việt, người Mã Lai, người Nam Dương, người Đại Hàn, người Miến Điện… cũng đều ăn mì (lia lịa) nhưng chỉ có người Tầu mới phát minh ra được cái máy bán mì ăn liền thôi, vậy cà?

Lý do, theo tôi, có lẽ vì “văn hoá ăn liền” hợp với tạng của người Tầu hiện nay hơn nhiều dân tộc khác. Nhân loại đâu có ai nghĩ ra được những cú Đại Nhẩy Vọt (Great Leaps Forward) lẹ cấp kỳ như Chủ Tịch Mao Trạch Đông, hồi cuối thập niên 1950.

 

tnt-2

 


Tác giả cuốn Bia Mộ, nhà báo Dương Kế Thằng, tính gọn là mấy cú nhẩy ngoạn mục này đã khiến cho ba mươi sáu triệu người dân Trung Hoa biến thành những con ma đói. Tuy tất cả các nạn nhân đều đã mồ yên mả đẹp từ lâu nhưng có lẽ cái “gene” nóng vội vẫn còn thôi thúc trong dòng máu của những thế hệ sau. Nhờ vậy, hậu duệ của họ mới phát minh ra được cái máy bán mì ăn liền tại chỗ.

Những người Cầm Lái Vỹ Đại kế tiếp của nước Trung Hoa cũng đều nóng như hơ, đều nhấp nhổm muốn nhẩy vọt (và nhẩy đại) bất cần thân thể. Sau khi hô hào “mèo trắng mèo đen gì miễn bắt chuột là được”, họ còn tiến xa hơn khi khuyến khích toàn dân xẻ núi lấp sông để nâng cao sản xuất.

Ngó cái cách người Trung Hoa lấp sông bằng xe đổ rác cũng đã đủ cho thiên hạ “ấn tượng” lắm rồi nhưng nghe bác Nguyễn Gia Kiểng kể chuyện đi Tầu thì mới thiệt là hết hồn hết vía:

“Trên máy bay từ Tây An về Côn Minh, tôi đọc trên tờ China Daily, tờ nhật báo duy nhất bằng ngoại ngữ tại Trung Quốc, dĩ nhiên là báo nhà nước và cũng chỉ tìm thấy trên máy bay: 278 thành phố, 5.000 thị xã và 20.000 thị trấn hoàn toàn không có hệ thống xử lý nước thải.”



Những nhà máy sản xuất trên toàn quốc, tất nhiên, cũng khỏi cần cài đặt hệ thống xử lý nước thải làm chi (cho má nó khi) cứ tuồn mẹ nó hết xuống sông cho nó khoẻ. Thiệt là gọn gàng, lẹ làng, và khỏe khoắn hết biết luôn.


tnt-3


Hèn chi mà hàng hoá Trung Quốc tuy bán rẻ (như cho) nhưng kinh tế của họ vẫn tăng trưởng đều đều khiến toàn thể nhân loại đều phải xuýt xoa ngưỡng mộ, trừ mấy ông Việt Nam có máu bài Tầu, trong cũng như ngoài nước:

-- Nguyễn Xuân Nghĩa: “Đây là chuyện bình thường của các nước ‘tân tòng’ mới áp dụng quy luật thị trường để điều hành kinh tế, như Nhật Bản sau Thế chiến II và nhiều nước Đông Á kể từ thập niên 60-70 của thế kỷ 20. Nhờ đi sau, khởi lên từ một nền móng tan hoang vì sai lầm chánh sách trước đấy, và học các xã hội đi trước, các nước tân tòng đều có một giai đoạn ‘khởi phát’. Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ tụt hậu so với đà tiến đã qua. Sẽ mất vị trí cường quốc kinh tế họ vừa thấy trong tầm tay và chưa nắm được thì đã tuột.”

 

-- Ngô Nhân Dụng: “Cả nền kinh tế Trung Quốc trong mấy năm qua dựa trên ‘phép lạ’ đầu tư chỉ để tiếp tục đầu tư thêm, nhờ thế vẫn chưa sụp đổ… Ai cũng thấy tình trạng này không thể kéo dài được… Cho nên, chúng ta không nên ngộ nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc cứ thế mà lên, đè bẹp các nước khác. Bên trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc không có động cơ tạo sức phát triển bền vững mà trái lại còn chứa những trái bom nổ chậm không biết lúc nào.”

 

-- Lê Phú Khải: “TQ là đất nước của một chế độ tuyệt vọng.”

 

-- Nguyễn Gia Kiểng: “Thực ra chính quyền Bắc Kinh chỉ làm một điều rất giản dị là bóc lột công nhân tối đa và tàn phá môi trường để sản xuất thật nhiều với giá thật rẻ. Nói cách khác chính quyền cộng sản Trung Quốc xuất khẩu sự nghèo khổ mà chính họ là nguyên nhân đồng thời phá hoại đất nước theo nghĩa đen, làm cho đất khô cằn, nước và không khí bẩn và độc. Chính sách tệ hại đó dù nhất thời có thể gây ấn tượng nhưng sau cùng chỉ làm Trung Quốc kiệt quệ lâu dài, như những kim tự tháp tại Ai Cập và Vạn Lý Trường Thành tại chính Trung Quốc trước đây.”

Tui không đủ kiến thức, cũng như chữ nghĩa, để có thể đưa ra những nhận định cùng với những kiểu ví von xa xôi (Đông/Tây-Kim/Cổ) như quí vị thức giả thượng dẫn. Cứ theo cách nghĩ của một thường dân cỡ tôi thì kiểu làm ăn của người Trung Hoa, trong mấy thập niên qua, từa tựa như những kẻ sống bằng… nghề bán máu để ăn (liền) vậy. Tất nhiên, họ sẽ không sống được lâu.

Nói vậy nghe hơi ác miệng, và cũng rất dễ mích lòng nên tôi email bài viết này cho bà vợ (nhỏ) đọc trước – cho nó chắc ăn – trước khi đi ngủ. Dù gì thì mình cũng đang sống chung với Tầu mà.

Sở dĩ có cái vụ “email” và “reply” qua lại vì vợ chồng chúng tôi giận nhau hơn cả tuần rồi. Người Việt cũng như người Tầu đều rất giầu tự ái nên không đứa nào chịu mở lời (trước) cả. Tôi không nằm chung giường với kẻ thù đã gần chục đêm nay.

Sáng hôm sau, có hồi âm ngay:

“Nị viết quá hay và quá đúng. Không chỉ đúng với dân Tầu mà còn đúng luôn với dân Việt nữa. Bởi vậy chỉ cần thay hai chữ “Trung Hoa” bằng “Việt Nam,” và đổi lại cái tựa (“Mày Ăn Cơm Chưa?”) là coi như sẽ có thêm một bài viết mới. Nói cách khác là đêm qua nị chỉ viết một bài thôi nhưng lại có thể biến thành hai nên có thể nhận được hai lần tiền nhuận bút. Nhớ là số tiền dư này phải dùng để mua thêm thuốc bổ gan, chớ đừng có mang đi nhậu hết (mang tội chết) đó nha – cha nội.”

P.S: I love you. Dù có giận, nị vẫn ái ngộ. Ngộ đừng ái ngại.

– Tưởng Năng Tiến

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trước hết xin nhắc lại ý chính của bài 19: trong quản lý kinh tế nhà nước Hoa Kỳ nói chung bao gồm Tổng Thống và Quốc Hội (do dân bầu) và Ngân Hàng Trung Ương (NHTƯ tức một cơ quan hành chánh độc lập không do dân bầu). NHTƯ Hoa Kỳ điều chỉnh nền kinh tế phát triển “nóng” hay “nguội” qua lãi xuất và lượng tiền USD lưu hành trên thị trường, trong khi Tổng Thống và Quốc Hội điều hành nền kinh tế bằng thuế má và ngân sách. Bài 19 đã tìm hiểu về NHTƯ, bài 20 này sẽ phân tích chi tiêu của chính quyền (bao gồm Hành Pháp và Lập Pháp) trong khủng hoảng.
Một tháng qua, virus corona (Covid-19) đã làm cho kinh tế Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới suy sụp. Với bệnh dịch lan tràn, ở Mỹ đã có 700 nghìn ca bệnh và 35 nghìn tử vong. Thế giới có hơn 2 triệu ca nhiễm, 144 nghìn tử vong. Ngoài Hoa Kỳ, châu Âu cũng có số ca nhiễm và tử vong cao. Từ giữa tháng Ba chính quyền liên bang Mỹ có lệnh cấm tụ họp trên 10 người. Ngay sau đó nhiều tiểu bang ban hành lệnh cấm túc. Mọi người ở nhà. Ra đường cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2 mét xa nhau. Các hãng xưởng, cơ sở thương mại không phục vụ nhu cầu thiết yếu của dân đều đóng cửa. Chỉ còn siêu thị, trung tâm y tế, bệnh viện và một số dịch vụ giới hạn mở cửa.
Kể từ ngày 1/5/2020, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ đã có chương trình phục hồi sau đại dịch COVID-19. Cũng vậy, Tòa Thánh Vatican đã thông báo những tiến trình tương tự để bình thường hóa các hoạt động của Giáo hội sau đại dịch trong các lãnh vực bác ái xã hội, giáo dục đào tạo, cử hành bí tích, rao giảng Tin mừng. Có lẽ đây cũng là cơ hội thích hợp để chia sẻ những bài học bản thân mà Tiến sĩ Richard Darga và Huynh Trưởng Nghĩa Sinh đã chia sẻ tại Hà Nội trong khóa học “Kỹ năng Lãnh đạo Phục vụ” được tổ chức liên tục trong 5 năm qua (vào các năm 2016, 2017, 2018, 2019 & 2020).
Như phần trình bày trên cho thấy nạn dịch Virus Corona đã khiến cho ”gió đã đổi chiều” nên thế giới có cái nhìn hoàn toàn ác cảm đối với Trung Cộng và nhà độc tài Tập Cận Bình, bởi lẽ nay hiểm họa này đã liên quan trực tiếp đến mạng sống quý báu của mỗi cá nhân. Biết đâu vì thế rất có thể sẽ có những biến chuyển bất ngờ quan trọng như sự kiện Bức Tường Berlin sụp đỗ thình lình không hề báo trước vào ngày 9.11/1989 đã mang lại tự do thực sự cho cả toàn vùng Đông Âu.
Tổng Thống Donald Trump đã bào chữa chuyện ông viết Twitter mà trong đó ông có vẻ ủng hộ những người biểu tình chống các biện pháp phong tỏa tại nhiều tiểu bang nước Mỹ. Tại cuộc họp báo hôm Thứ Sáu, ông nói rằng một số biện pháp được đề ra bởi Minnesota, Michigan và Virginia là “quá khó khăn.” Trước đó, ông viết hàng loạt tweets rằng: “Hãy Giải Phóng Minnesota,” “Hãy Giải Phóng Michigan,” và rồi “Hãy Giải Phóng Virginia.” Các phong toả, gồm lệnh ở trong nhà, là cần thiết để làm chậm đà gia tăng của vi khuẩn corona. Nhưng những người biểu tình nói rằng chúng đang làm tổn hại các công dân qua việc hạn chế hoạt động một cách vô lý và làm bóp ngạt hoạt động kinh tế.
Trước đây với thuyết âm mưu, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Không cần biết mèo trắng hay mèo đen, chỉ cần bắt được chuột đều là mèo tốt”. Với “thuyết con mèo” của Đặng Tiểu Bình trong phiên họp của đại hội Đảng CSTQ lần thứ 11 năm 1985, trong hoàn cảnh đương thời, khi nền kinh tế Trung Quốc đang lâm vào kinh tế lụn bại, khó khăn, khủng hoảng trầm trọng. Muốn xoay xở, thoát khỏi vũng lầy chỉ còn cách “cải tổ kinh tế” rập khuôn như tư bản mà ông tổ của họ Karl Marx (1818–1883) và Friedrich Engels (1820–1895) trong cuốn Tư Bản Luận cho rằng tư bản sẽ giãy chết “Chủ nghĩa tư bản trong cơn giãy chết sẽ tự đào mồ chôn chính nó”.
Bộ Trưởng Y Tế Tây Ban Nha xác nhận hôm Thứ Bảy, 18 tháng 4 rằng hơn 20,000 người đã thiệt mạng từ dịch vi khuẩn corona trên toàn quốc, theo tin CNN cho biết. Chỉ Hoa Kỳ và Ý đã báo cáo có số người chết vì COVID-19 nhiều hơn Tây Ban Nha. Viên chức của Tây Ban Nha nói rằng số người chết đã lên tới 20,043, tăng 565 người từ con số ghi nhận hôm Thứ Sáu.
California báo cáo 87 người mới thiệt mạng vì bị lây lan vi khuẩn corona, một trong những ngày có số tử vong cao nhất từ trước tới nay, khi thống đốc nói rằng tiểu bang có thể vẫn chưa tới gần việc nới lỏng các biện pháp eđ63 ngăn chận sự lây lan. Tổng số tử vong là 1,072, theo ông Newsom cho biết trong cuộc họp báo hàng ngày. Số trường hợp đã tăng 5.3%, trong khi các bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt đã giảm ở mức “trung bình” 0,1%, theo ông thống đốc cho biết.
Công chúng Hoa Kỳ bắt đầu nhận được một số tiền mặt do sở thuế IRS (Internal Revenue Service) gửi tới. IRS gọi món tiền đó là ‘economic impact payment’ có nghĩa là món tiền trả lại cho công chúng vì khó khăn kinh tế. Chính quyền gọi đó là ‘recovery rebate’ có nghĩa là số tiền hoàn trả để phục hồi kinh tế. Báo chí và công chúng thường gọi là ‘stimulus check’ có nghĩa là ngân phiếu kich hoạt kinh tế. Số tiền này chỉ cấp có một lần và không bị đóng thuế, có nghĩa là khi khai thuế cho năm 2020, số tiền này không phải cộng vào lợi tức cá nhân. Tuy nhiên, đây không phải là tiền chùa. Nó sẽ làm tăng thiếu hụt ngân sách và nợ quốc gia. Tiêu bây giờ, trả nợ sau này.
Hòa Thượng Thích Nguyên Lý, Tổng Thủ Quỹ Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, cũng là Trú Trì Chùa Từ Hiếu, Quận 8 Thành Phố Sài Gòn, nơi Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã về tịnh dưỡng từ cuối năm 2018 và đã viên tịch vào ngày 22 tháng 2 năm 2020, đã công bố 2 văn kiện quan trọng của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, gồm: - Giáo Chỉ Số 19 do Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN ký ngày 12 tháng 5 năm 2019 cung thỉnh Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đăng lâm pháp tịch trong cương vị thành viên hàng Trưởng Lão Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống GHPGVNTN; và - Quyết Định Ủy Thác Quyền Điều Hành Viện Tăng Thống GHPGVNTN cho Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, do Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN ký ngày 24 tháng 5 năm 2019.
Nhìn chung, kinh tế đình đốn, không tăng trường, giảm tiêu thụ, không có đầu tư mới và uy tín tiêu tan. Các doanh nghiệp đang giảm hoạt động trung bình 80%. Mức sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô là giảm hơn 30 %. Sự phục hồi phụ thuộc vào hai yếu tố: biện pháp hỗ trợ để kích hoạt của chính phủ và tốc độ phục hồi chung trong toàn cầu. Năm 2019 mức tăng trưởng chung của Trung Quốc là 6,1%. Trước tình hình hiện nay, giới kinh tế tiên đoán mức tăng trưởng cho năm 2020 từ 1 – 3% là thực tế khách quan hơn.
Ngày 15/04/2020 , chỉ hai tuần sau khi cột mốc một triệu ca nhiễm trùng được ghi nhận, số lượng các trường hợp COVID-19 được báo cáo trên toàn thế giới đã vượt quá hai triệu, theo dữ liệu được tổng hợp bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Johns Hopkins tại Baltimore, Maryland/USA.
Kể từ khi Covid-19 bùng phát đến nay ngót ngét trên dưới 4 tháng, con người phải thay đổi cách sống thường ngày. Mỗi ngày, sáng ra đi làm, chiều về nhà đều đặn như vậy không ngớt. Trước đây, có lần ta ước gì được có thêm thời gian một ngày hai ngày trong tuần để nghỉ ngơi ở nhà với gia đình, hoặc chơi với con cái, hay là để tịnh dưỡng tâm hồn…Nhiều khi lại ước gì mình nghỉ làm ở nhà mà có người lo cho mình, chứ đang làm mà nghỉ thì ai lo tiệm, ai lo trông coi nhân viên, việc đó mình mà nghỉ đi thì người khác không làm được, xin chủ nghỉ thì sợ không cho, tự động nghỉ thì sợ mất việc, nếu là chủ mà đóng cửa nghỉ thì công việc không xong…
Các bãi biển và công viên tại thành phố Jacksonville thuộc tiểu bang Florida đã mở cửa hôm chiều Thứ Sáu, 17 tháng 4 khi ngày càng có nhiều tiểu bang xem xét việc nới lỏng các hạn chế đặt ra để chống lại đại dịch vi khuẩn corona, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Sáu. Đám đông tại Bãi Biển Jacksonville đã reo hò khi các vật cản đã được lấy đi khỏi bãi biển, theo Đài WJXT của CNN cho biết. Các bãi biển sẽ mở cửa từ 6 giờ tới 11 giờ sang và từ 5 giờ tới 8 giờ tối mỗi ngày với một số hạn chế, theo trang mạng của thành phố Jacksonville cho biết. Các hoạt động giải trí như chạy, đạp xe đạp, đi bộ và bơi lội sẽ bị cấm trong thời gian mở cửa lại này, theo trang mạng nói trên cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.