Hôm nay,  

Dân Biểu Alan Lowenthal & Harley Rouda Cảm Ơn Viết Về Nước Mỹ Bảo Tồn Lịch Sử Người Việt Tị Nạn

07/12/202110:05:00(Xem: 2675)
Harley @VVNM 1
Cựu Dân Biểu Harley Rouda tại lễ trao giải VVNM


Trong buổi lễ trao giải thưởng Viết Về Nước Mỹ lần thứ 22 do VIệt Báo tổ chức tại hội trường SBTN vào trưa ngày Chủ Nhật 5 tháng 12 2022, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal và cựu Dân Biểu Liên Bang Harley Rouda đã đọc diễn văn chúc mừng và cảm ơn Việt Báo trong sứ mệnh bảo tồn lịch sử & văn hóa của Người Việt Tị Nạn trên đất Mỹ.

Theo một truyền thống chung ủng hộ một nước Mỹ đa văn hóa- đa sắc tộc, các vị dân cử thuộc đảng Dân Chủ tại Quận Cam luôn là những nhà bảo trợ thường xuyên cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua: Alan Lowenthal, Lou Correa, Tom Umberg, Harley Rouda… Năm nay, do bận làm việc tại Washington D.C, Dân Biểu Alan Lowenthal đã đọc lời chúc mừng qua màn ảnh. Cựu Dân Biểu Harley Rouda là chính khách duy nhất có vinh dự đọc diễn văn ngay trong buổi lễ. Cùng đi với ông còn có phu nhân Kaira Rouda, là một nữ văn sĩ nhận được nhiều giải thưởng sách bán chạy nhất trong dòng chính. Vợ chồng ông bà Rouda có lẽ cũng là những khách mời duy nhất không phải là người gốc Việt trong buổi lễ phát thưởng Viết Về Nước Mỹ lần thứ 22. Bà Kaira Rouda đã được sắp xếp để trao giải thưởng cho một trong những tác giả thắng giải với tư cách là một người cầm bút sáng tác.

alan lowethal vvnm
Dân Biểu Alan Lowenthal phát biểu qua màn ảnh

Ông Alan Lowenthal đã nhắc lại sự vinh hạnh của mình vào năm 2015 đã đưa trọn bộ sách Viết Về Nước Mỹ vào thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ, vì lịch sử & văn hóa của Người Việt Tị Nạn nay đã trở thành một phần của lịch sử & văn hóa Mỹ. Còn ông Harey Rouda cho biết khi còn là dân biểu liên bang, ông đã vinh danh nữ văn sĩ Nhã Ca (đồng sáng lập Việt Báo), nhạc sĩ Trúc Hồ (đồng sáng lập SBTN), bác sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương (sáng lập Ước Mơ Việt) vì những đóng góp to lớn trong sứ mệnh bảo tồn lịch sử & văn hóa của cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Cả hai vị dân biểu liên bang đều gởi lời chúc mừng đến Việt Báo và những tác giả tham gia vào giải thưởng Viết Về Nước Mỹ trong suốt hơn 20 năm qua. Nhờ vào nỗ lực tuyệt vời này, những cảm xúc, kinh nghiệm vui buồn, những thất bại cũng như thành tựu của Người Việt Tị Nạn đã được ghi chép lại bởi hàng ngàn người viết. Đây là một kho tài liệu lịch sử vô giá dành cho những thế hệ người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi sinh ra và lớn lên tại nước Mỹ. Những bài viết của Viết Về Nước Mỹ được lưu trữ trên website www.vietbao.com cũng là nơi mà người Việt trong nước đọc để hiểu rõ, trung thực về cuộc sống của người Việt ở Mỹ. Họ là những người vì số phận đã phải bỏ tổ quốc Việt Nam ra đi, chỉ được chính phủ CSVN ghi công qua những đồng đô la gởi về để giúp đỡ người thân, nhưng không quan tâm đến những đắng cay phải trải qua của thân phận lưu vong vì lý tưởng tự do, dân chủ. Cả hai ông Lowenthal và Rouda đều cầu chúc cho các tác giả tiếp tục viết, Việt Báo tiếp tục duy trì giải thưởng Viết Về Nước Mỹ thêm nhiều năm nữa. (DV)
Kaira @VVNM
Bà Kaira Rouda (bìa trái) trao giải thưởng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vinh danh cộng đồng A100 và AAPI trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, vì biểu cảm chống người Á châu đã dâng trào sau đại dịch COVID-19. Dừng AAPI Hate, một dự án theo dõi các sự cố thù ghét đối với người Mỹ gốc Á, đã nhận được hơn 1.135 báo cáo chỉ trong hai tuần. Crisis Text Line (Văn Bản Khủng Hoảng) báo cáo rằng AAPIs, đại diện cho khoảng 6% dân số Hoa Kỳ, chiếm 16% trong tất cả các văn bản khủng hoảng liên quan đến coronavirus. Đây chỉ là một vài trong số những con số được báo cáo mà cộng đồng AAPI đã phải đối mặt trong những tuần gần đây - một cộng đồng liên tục chịu sự chênh lệch giàu nghèo lớn nhất của bất kỳ nhóm chủng tộc nào, và ít có khả năng được thăng chức lên quản lý, tìm kiếm các dịch vụ sức khỏe tâm thần hoặc được tính trong cuộc Tổng Kiểm Tra Dân Số.
Hàng triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước, cho thấy việc sa thải đang lan sang nhiều ngành nghề ban đầu không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc đóng cửa và gián đoạn kinh doanh liên quan đến vi khuẩn corona. Phúc trình đơn khai thất nghiệp hàng tuần của Bộ Lao Động Hoa Kỳ hôm Thứ Năm, 30 tháng 4 theo sau các tin hôm Thứ Tư nói rằng kinh tế trong quý đầu đã bị thiệt hại nặng nề kể từ thời kỳ Đại Suy Thoái.
Hôm Thứ Năm, 30 tháng 4, Tổng Thống Trump nói rằng ông đã thấy bằng chứng để chứng minh rằng đại dịch vi khuẩn corona truyền nhiễm từ một phỏng thí nghiệm tại Vũ Hán, Trung Quốc, nhưng ông đã không đưa ra chi tiết cái gì là bằng chứng. “Tôi không được phép nói với bạn điều đó,” theo ông cho biết tại cuộc họp báo ở Bạch Ốc nơi mà ông đã nhiều lần cáo buộc chính quyền TQ về việc làm ngơ trong trách nhiệm của họ đối với vi khuẩn, trong khi bỏ ngỏ khả năng nó lây lan một cách cố ý.
Newsom nói rằng các bãi biển tại miền nam California, gồm các bãi biển tại Quận Cam, Los Angeles và San Diego, đã reo chuông báo động, gồm các hình ảnh người tụ tập ở đó và không tuân theo các hướng dẫn giữ khoảng cách xã hội. Ông cho biết tiểu bang muốn làm việc sát cánh với các viên chức địa phương, và nếu họ có thể đưa ra các hướng dẫn tốt hơn, thì các bãi biển có thể “tái mở cửa rất rất nhanh.”
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu cuộc di cư tị nạn Việt Nam, tôi muốn chia sẻ một vài lời về sự kiên cường của chúng ta là người Mỹ gốc Việt, là người tị nạn và con cháu của người tị nạn. Cảm giác thế nào khi nền tảng của thế giới chúng ta đang sống bị rung chuyển đến mức chúng ta không còn biết mình đang đứng ở đâu hay làm thế nào để tiến về phía trước? Trước năm 2020, trước đại dịch COVID-19, chỉ những người đã chịu những bi kịch lớn mới có thể trả lời câu hỏi này. Bây giờ tất cả chúng ta đang sống với nó.
Hơn một chục người biểu tình, một số trong đó có vũ khí, đã tụ tập hôm Thứ Năm, 30 tháng 4 bên trong tòa nhà Quốc Hội của Michigan để lên tiếng phản đối lệnh cho người dân phải ở trong nhà của Thống Đốc Gretchen Whitmer, với căng thẳng lên cao khi các nhà lập pháp sẵn sàng tranh luận về sự gia hạn của tuyên bố này.
nhiều phó phẩm, nào là tuồng hát bội Kiều, tuồng chèo Kiều, thơ Vịnh Kiều, thơ Xử Án Kiều, Kim Vân Kiều Ca, Kim Vân Kiều Diễn Ca, Túy Kiều Phú… và hàng trăm bài thơ lẫy Kiều nhiều cách ngắn dài, kể cả có người viết lại toàn thể truyện Kiều
Tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, thành phố Westminster, miền Nam California vào lúc 9 giờ sáng Thư Năm ngày 30 tháng Tư năm 2020 lễ đặt vòng hoa và thắp nhang tưởng niệm 45 năm quốc hận 30 tháng Tư đã được long trọng tổ chức, vì tình hình bệnh dịch Covid-19 nên năm nay không được tổ chức đông đúc như những năm trước đây, mặc dù vậy một số các tổ chức cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể cũng đã trang nghiêm tổ chức lễ đặt vòng hoa, thắp nhang tưởng niệm 250,000 Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa, 58,000 quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Miền Nam Việt Nam, cùng hàng triệu đồng bào đã bỏ mình trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do, hàng ngàn quân dân các chính VNCH đã bỏ mình trong các trại lao tù cộng sản.
Nhưng vấn đề không đơn giản như họ nghĩ để buộc người miền Nam phải làm theo vì không còn lựa chọn nào khác. Trong 45 năm qua, ai cũng biết nhà nước CSVN đã đối xử kỳ thị và bất xứng với nhân dân miền Nam trên nhiều lĩnh vực. Từ công ăn việc làm đến bảo vệ sức khỏe, di trú và giáo dục, lý lịch cá nhân của người miền Nam đã bị “phanh thây xẻ thịt” đến 3 đời (Ông bà, cha mẹ, anh em) để moi xét, hạch hỏi và làm tiền.
Kể từ sau đệ Nhị Thế chiến, Việt Nam đã hai lần trễ chuyến tàu lịch sử để toàn dân xây dựng đất nước, chỉ vì những khúc quanh oan nghiệt do Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành. Cơ hội thứ ba đang tới, những người cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam có biết chủ động nắm lấy nhằm thoát Tàu và thoát Cộng để chuộc lại phần nào những nỗi oan khiên đã gây ra cho cả dân tộc suốt từ sau Thế chiến Hai đến nay hay không?
Nhìn chung, CSBV và MTGPMN có ba thắng lợi: một là toàn bộ binh sĩ Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam; hai là công nhận sự hiện diện của 140.000 quân của QĐNDVN ở miền Nam và chính phủ ”ma” MTGPMN; ba là quy chế khu phi quân sự sẽ không đuợc luật quốc tế công nhận và không ai sẽ can thiệp khi vi phạm. VNCH phải chịu thất bại nặng nề, vì không có tiếng nói chính thức trong hội nghị. Hai mục tiêu duy trì binh sĩ Hoa Kỳ để tiếp tục hỗ trợ QLVNCH chiến đấu và trục xuất binh sĩ CSBV ra khỏi miền Nam đều không có kết quả. Hoa Kỳ thắng lợi vì mang binh sĩ hồi hương, một lối thoát trong danh dự của Nixon mà Kennedy và Johnson không đạt được. Hà Nội phải công nhận VNCH là một thực thể chính trị để đối thoại, phải từ bỏ yêu sách một chính phủ liên hiệp không có chính quyền Thiệu tham gia.
Trong thực tế, một người tận mắt chứng kiến cảnh chiến xa CS chạy vào dinh Độc Lập ngày 30-4-1975, kể lại đầu đuôi câu chuyện cho người viết bài nầy rất rõ ràng và hoàn toàn khác với sách vở CS đã viết. Đó là giáo sư tiến sĩ Đỗ Văn Thành, hiện nay đang giảng dạy tại đại học Oslo, Na Uy (Norway).
Từ năm 75 đến thập niên 80 có lối trên một tiệu người Việt Nam liều chết vượt biển để tìm tự do và cuối cùng một số người may mắn đã đến được bến bờ tự do. Thống kê (2007 ?) cho biết có khoảng trên 35.000 người Việt Nam sinh sống tại thành phố Montréal. Họ được gọi là Les Vietnamiens de Montréal hay Les Viéto-Montréalais. Theo thời gian, cộng đồng người Việt Montréal dần dần lớn mạnh thêm, thích nghi và hội nhập một cách êm ái vào xã hội Québec.
Trong sự hỗn loạn của chiến tranh kéo dài nhiều năm, hầu như không có một gia đình người Việt nào trong thế kỷ 20 mà không bị bức hại và phải đào thoát. Chiến tranh Việt Nam đã tạo ra hàng triệu nạn nhân, với bao người tàn phế, cô nhi, chấn thương tâm lý và để lại một đất nước hoang tàn.
Từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến ngày 30 tháng 4 năm 2020 thời gian 45 năm. Đây là một khoảng thời gia rất dài trong đời người và thời gian đủ để một quốc gia, dưới sự lãnh đạo của một tập thể hoặc cá nhân sáng suốt, có thể đưa cả một dân tộc đi lên và xoay chuyển vận mệnh như Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bản, Tổng Thống Mustafa Kamal Ataturk của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Tổng Thống Phác Chính Hy của Nam Hàn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.