Hôm nay,  

Cha Bệnh

9/23/202111:11:00(View: 4816)

 Dong Thien


 Cha đã vượt qua cái tuổi mà người xưa gọi là “Cổ lai hy”, nếu là gia đình quyền quý thì ắt đã có cái lễ “Bát tuần khánh tuế” rồi. Ở cái tuổi này hầu như ai cũng phải chịu sự khảo nghiệm của cái già, cha cũng thế, những cơn đau của thể xác đang giày vò hành hạ ngày đêm. Cha vốn ốm yếu, ăn chay trường nhưng chỉ tương chao qua loa nên không đủ dinh dưỡng và đi đến suy kiệt sớm.

 Trông cha tiều tụy mà lòng xót xa, cả tháng này cha chẳng ăn uống gì được, dù chỉ là tí xíu thức ăn cũng làm cho ói ra, đã thế xương khớp lại đau nhức ê ẩm, những cơn đau hành hạ  nhưng bác sĩ không dám cho thuốc giảm đau, quả thật khổ khổ, khổ chồng khổ. Khổ vì cái già, khổ vì bệnh tật, khổ vì đau nhức lại thêm bệnh bao tử, trị cái này thì ảnh hưởng cái kia… Con người ai cũng khổ, phần nhiều là khổ khổ, nhân gian có được mấy người không khổ? 

 Thương cha lắm nhưng chẳng biết làm gì được, sẵn sàng chia sẻ bớt cơn đau của cha nhưng chia làm sao đây? Tứ đại như nhau, trước sau cũng vậy nhưng mỗi người mỗi mệnh, phước đức khác nhau, nghiệp lực khác nhau… thương cha nhưng không chia bớt được những cơn đau của cha. Cha đang chịu cái khổ khổ, cái hoại khổ vốn đã và đang có mặt, cái biến hoại vô thường đang hủy hoại từng tế bào của thân xác cha. Cha từ một thanh niên trẻ khỏe đẹp trai qua sự biến hoại hoại khổ mà thành ra một ông cụ hom hem, từng tế bào xương, tế bào thịt, tế bào da… hao mòn, già cỗi và hư hao. Mắt cha đã mờ chỉ còn khoảng ba mươi phần trăm, xương cốt rệu rạo, da thịt hao hớt gầy mòn, lục phủ ngũ tạng yếu ớt… cái biến hoại qua từng tháng năm, qua từng ngày, thậm chí qua từng phút giây. Con người và vạn vật đều chịu sự biến hoại, chịu sự hoại khổ này. Sau khi sinh ra và phát triển hoàn thiện thì là đi đến giai đoạn hoại khổ, họai khổ chẳng chừa ai. Họai khổ đang từng ngày từng giờ hủy hoại thân xác cha, không chỉ thịt xương máu huyết  mà ngay cả những tế bào thần kinh cũng hao hớt dần. Cha tuy vẫn  minh mẫn nhưng trí nhớ không còn như lúc trẻ, không thể nạp thêm nhiều hay phản ứng nhanh… tất cả mọi người rồi cũng sẽ già và rồi cũng sẽ như cha, không có ai nằm ngoài quy luật sanh – lão – bệnh – tử!

 Thương cha lắm cha ơi! Những ký ức ngày xưa khi con còn nhỏ, cha chở con đi chơi lòng vòng khắp đồng quê, khi thì vào phố thị đi ăn kem, đi tắm biển… Đặc biệt con nhớ có lần ăn cắp tiền trong xách của mẹ, cha bắt gặp nhưng chẳng la lối hay đánh đòn, thậm chí cha cũng chẳng cho mẹ biết. Buổi chiều cha chở con đi dạo mát và nhẹ nhàng khuyên nhủ con. Con nhớ mãi chuyện này, con nhớ đến khi nào trí óc không còn nhớ được nữa mới thôi! 

 Cha đang chịu sự khảo nghiệm của cái khổ khổ, cái hoại khổ và bao lâu nay đã chịu cái hành khổ. Mỗi ngày trôi qua, mỗi phút giây qua đi cũng đồng nghĩa cái khổ đang đến. Ngay từ khi còn là thanh niên, tráng niên bao nhiêu cái vui từ vật chất đến tinh thần đều dẫn đến cái kết cục là khổ, những cái vui ấy có vui trong thời gian ngắn tạm nhưng rồi vẫn là đi đến khổ. Từng ngày, từng giờ cả thân và tâm đều đi đến già lão suy hao nên khổ. Không chỉ mỗi cha thôi, tất cả những người cha, người mẹ trên thế gian này cũng đều vậy cả, cũng đang từ trẻ trung đi đến già nua, bệnh tật… Tức là cũng chịu cả ba cái khổ như cha đang chịu đựng. Thế gian này không có ai tránh được ba cái khổ này, duy có điều phước báo mỗi người khác nhau nên mức độ có khác nhau. Những người đượcc sinh sống ở Âu – Mỹ, nơi mà nền khoa học kỹ thuật tân tiến, kinh tết giaù mạnh, y học hiện đại… thì những phượng tiện kỹ thuật và thuốc men sẽ hỗ trợ tích cực để làm giảm bớt cái đau của thể xác, trợ giúp cái khó của già nua. 

 Thương cha đang từng ngày, từng giờ chịu sự khảo nghiệm của cái gìa, cái bệnh. Cái khổ sinh – lão – bệnh – tử. Thương cha mà xa cách như thế này thì thêm cái khổ ái biệt ly. Con xa ngoài vạn dặm, giờ này lại là lúc dịch bệnh hoành hành, không thể về thăm cha, cái khổ ái biệt ly cũng đau lắm! Thế gian này chắc cũng nhiều lắm chứ không chỉ có cha và con, ái biệt ly không chỉ về khoảng cách địa lý, nhiều khi trong gang tấc vẫn biệt ly như thường.

 Thương cha, cầu nguyện cho cha, cầu nguyện cũng chỉ an ủi và hy vọng phần nào chứ không thể làm thay được cái quả đã chín mùi. Cầu nguyện thế nào cũng không thể làm cho “ Đá nổi dầu chìm” *. Cái tiến trình sanh lão bệnh tử không thể thay đổi hay đảo ngược và cũng không thể làm cho ngưng lại dù chỉ là một sát na.

 Thương cha, nhớ cha! Cha thường tâm sự:” Ngày xưa khi còn nhỏ, nhà nội nghèo, cha phải bắt cá đồng, bắt dông về chặt đầu lột da làm thức ăn… Có lẽ bây giờ trả nghiệp là những cơn đau nhức trong từng đốt xương”, biết nói sao đây? Khi mình là phàm phu, mờ mịt tâm trí thì làm sao biết đâu là đau vì bệnh lý, đâu đau vì nghiệp? hay cả hai? Nhưng điều chắc chắn nnhất là thân xác già nua suy hao thì phải đau nhức. Cái khác ở cha là những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ nhưng không tìm ra nguyên do. Thương cha, chỉ biết an ủi chút chút:” Chuyện sát sanh ai cũng từng làm qua, nó đã là quá khứ. Cha sám hối rồi thì buông bỏ đi, đừng giữ trong lòng nữa, vừa nhọc tâm lại trạo cử. Kinh Kim Cang có câu:” Pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp”, đó là pháp thượng mà còn xả, vậy thì cái việc sát sanh trong quá khứ cha càng phải xả thôi! Buông xuống cho nhẹ lòng, còn cơn đau thể xác thì nhờ bác sĩ và thuốc men.” 



 Cha là một cư sĩ rất chí thành và tinh tấn, sáng, trưa, chiều, tối đều công phu miệt mài. Ấy vậy mà giờ cha phải bỏ vì những cơn đau hành hạ, những cơn đau làm cho cha không thể ngồi hay nằm dù chỉ chừng mươi phút. Thế mới biết tu hành cũng cần sức khỏe và tuổi trẻ, không thể đợi đến già mới tu, đợi đến già thì e không kịp già vì lẽ vô thường, vì không biết có đủ phước báo hay không? Vì không chắc có giữ được tâm niệm ấy được bao lâu?… Mà tu là gì? Có phải cạo đầu vào chùa? hành hạnh sa môn ngày ăn một bữa, tối ngủ dưới gốc cây? Hay miên mật khổ hạnh như mật tông trên núi tuyết?...Việc tu như thế là dành cho những vị hùng tâm đởm lược, chí lớn khí cao, buông đời bỏ dục… Còn với hàng Phật tử tại gia và với hầu hết mọi người như chúng ta thì tu chỉ đơn giản là sửa, sai gì sửa nấy, ai sai nấy sửa, sửa cái xấu thành tốt, cái tồi thành hay; sửa để bớt tham, bớt sân, bớt si… Sửa hành vi, lời nói và suy nghĩ của mình. Sửa từ hại người hại vật thành lợi người lợi vật; sửa sao cho mình hôm nay tốt hơn hôm qua, ngày mai dễ coi hơn hôm nay. Tu là sửa sai thế thôi! Còn giả như chí lớn quyết ra khỏi khổ, quyết liễu sanh thoát tử thì phải noi theo gương Thế Tôn và hành theo những chỉ dạy của ngài.

 Cha thường ẩn nhẫn im lặng chịu đựng những nỗi đau của thể xác lẫn tinh thần, chẳng khi nào cha than vãn điều chi, ngay cả những cơn đau này cũng vậy, cha âm thầm chịu đựng, chịu đựng đến khi vượt quá sức chịu đựng mới nói ra, giá cha nói sớm hơn thì có lẽ những cơn đau sẽ được điều trị sớm hơn, dễ hơn. Một người giỏi nhẫn nhục như cha vậy mà giờ bỏ cả công phu và buộc miệng than đau thì có lẽ cái đau ấy kinh khủng lắm, dữ dội lắm! Nhìn sắc diện của cha phờ phạc, thần sắc tiều tụy mà lòng con xót xa không biết phải nói lời gì. Những lời an ủi cũng trở nên sáo ngữ!

 Con thầm cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho cha sớm vượt qua cơn đau của thể xác. Thương cha nhưng cách xa vạn dặm như thế này thì con biết làm gì đây? Cái khổ sanh lão bệnh tử, cái khổ ái biệt ly, cái khổ oán tắng hội, cái khổ ngũ ấm xí thạnh nó lẫy lừng quá, nó chi phối tất cả mọi con người ở thế gian này. Ba khổ, tám khổ vốn là luật tự nhiên, là bản chất của cõi Sa Bà kham nhẫn, không có cách nào làm thay đổi hay làm khác được. Ba khổ, tám khổ không thể thay đổi, không cũ không mới, nó hiện diện trong từng sát na, nó gắn với con người như hình với bóng, nghiệp nhân thế nào thì quả thế ấy, có thân người đã là quý, nhưng có thân người thì phải có những cái khổ kia, chỉ khi nào đắc quả Arahanta không còn sanh tử nữa thì mới hết ba khổ, tám khổ kia. 

 Ngày xưa còn nhỏ, cứ mỗi ngày rằm hay mùng một cha chở lên chùa lễ Phật. Cha kể tích Phật Thích Ca rời bỏ cung vàng điện ngọc, bỏ cả vợ con để vào rừng tu khổ hạnh, ngày ăn một bữa, đêm ngủ dưới gốc cây...Con khờ khạo bảo:” ông Phật tự làm khổ mình, đang sung sướng nhất trần gian không hưởng lại đâm đầu vào chỗ khổ”. Cha gỉai thích nhiều nhưng con nhỏ quá lại bướng bỉnh và háo thắng nên đâu chịu nghe. Giờ cha già rồi, con cũng đang đi đến cái già mới thấy được sự vĩ đại của ông Phật. Ông Phật buông xả tất cả những thứ mà người đời cầu mong tranh đoạt, tranh đoạt bằng mọi giá, sẵn sàng tru diệt truy sát để đoạt cho bằng được, đoạt đất đai, tài sản, sắc dục, danh tiếng...tất cả những thứ tranh đoạt cho bằng được ấy ông Phật quy vào năm thứ: Tài- sắc -danh- thực- thùy. Ông Phật có tất cả những thứ ấy và xem những thứ ấy như dép rách, rế cùng. Ông Phật buông tất cả để tu đạo và cuối cùng chứng đắc được quả vị chánh đẳng chánh giác. Ông Phật đã mở ra một kỷ nguyên mới cho loài người, khai sáng một con đường giải thoát cho con người, không chỉ con người mà cả chư thiên và những loài phi nhân khác. Nhờ có ông Phật mà loài người có giáo pháp để nương theo đó mà tu, nương vào đó để mà thoát ba khổ, tám khổ. Tuy nhiên thời gian và hiệu quả tùy thuộc nhân duyên, phước báo và năng lực của mỗi người. Nhờ ông Phật mà con người mới biết thế nào là ba khổ, tám khổ, nguyên nhân khổ và cách thoát khổ. Nhờ ông Phật mà con người mới biết mình nên sống như thế nào để mà bớt khổ, tránh khổ và thoát khổ.

Cha đang bệnh, đang chịu đựng những cơn đau giày vò thân xác, nhọc cả tâm. Cha đang khổ cả ngày và đêm nhưng tâm bồ đề của cha không suy suyển, vẫn tin chắc vào giáo pháp của Thế Tôn. Cha không ngồi thiền hay tụng kinh được nhưng cha vẫn miên mật giữ chánh niệm dù cho cơn đau có làm gián đoạn đôi lúc tạm quên. Thương cha lắm, nhưng con đang cách xa cả hai đại dương, không là chim nên không có cánh bay về, không là cá nên chẳng có vây để vượt Thái Bình Dương. Con chỉ biết thành tâm cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng gia hộ cho cha.

Thương cha lắm, nhớ cha nhiều!


* Đá nổi dầu chìm

   Đây là cái tích xưa trong kinh Phật, thuở Phật còn tại thế, có một vị Bà La Môn đến hỏi đức Phật về việc cầu nguyện và hiệu quả. Đức Phật giảng giải về nhân quả và bảo cầu nguyện suông không thể thay đổi cái quả đã chín muồi, tỷ như ông có cầu nguyện cách mấy cũng không thể làm cho đả nổi lên và có nguyền rủa cỡ nào cũng không thể làm cho dầu chìm. 


TIỂU LỤC THẦN PHONG 

Ất Lăng thành, 09/21

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Những ai không có mình trong bức ảnh tập thể mười năm một lần này sẽ làm thiệt hại cho bản thân, cho cộng đồng nhiều chục ngàn đồng ngân khoản của chính phủ - $1,5 ngàn tỷ mỗi năm trong toàn quốc (https://tinyurl.com/Census-drivenSpending) cho 10 năm tới, và còn nhiều lợi nhuận khác nữa, mà không có cơ hội thêm mình vào cho tới năm 2030. Tuy nhiên, Ngày Thống Kê Dân Số không phải là hạn chót thật sự để ta được tính vào. Đó là ngày được ghi trên bảng câu hỏi (https://tinyurl.com/2020censusquestionnaire): “Có bao nhiêu người đang sống hay đang ở trong nhà này, căn hộ, hay nhà di động vào ngày 1 Tháng Tư, 2020?”
Một phụ nữ được phát hiện chết bên sau bánh của một chiếc xe hơi tại thành phố Garden Grove, Nam California, hôm Chủ Nhật, theo các viên chức thẩm quyền cho biết.
Hơn 90,000 người đã ký tên vào một kiến nghị kêu gọi các đài truyền thanh truyền hình tin tức ngưng thực hiện việc đưa tin trực tiếp về các cuộc họp báo của Bạch Ốc về đại dịch vi khuẩn corona.
Do tình trạng của Coronavirus COVID-19 đang còn tiếp diễn, Thành phố Garden Grove tuyên bố gia hạn đóng cửa Tòa thị chính và các cơ sở phục vụ cộng đồng khác trong Thành phố, hủy bỏ các chương trình và lớp học, gia hạn không cúp nước nếu không thanh toán hóa đơn và ngừng biên phạt quét đường (street sweeping) cho đến Thứ Sáu, ngày 17 tháng Tư, 2020.
Mà không phải chỉ riêng phố Tagaytay của Philippines, phố lớn Vũ Hán của Trung Cộng nơi dịch cúm được phát hiện cũng đã từng bị đóng cửa. Ý tiếp theo! Rồi kinh đô Công giáo cũng đóng. Rồi Tây Ban Nha, Mã Lai. Ấn Độ của hơn 1 tỷ dân mới đây nối bước; cùng lúc thủ đô Manila, đảo Luzon và nhiều đảo lớn của Philippines bế môn tỏa cảng! Việt Nam không còn cấp visa cho du khách nữa. Thung Lũng Điện tử và Quận Cam của nước Mỹ cũng đã đóng cửa. Mà không phải chỉ có quốc gia hoặc phố thị; nhà thờ Công giáo (gần như trên phương diện toàn cầu) cũng đã đóng cửa im lìm, mặc dù Giáo hội đang cử hành nghi thức mùa Chay, chặng đường 40 đêm ngày ăn chay và cầu nguyện. Tấm hình gợi xúc cảm tới nhiều người ghi lại giây phút Đức Giáo hoàng Phanxicô đứng lặng lẽ từ một khung cửa sổ trên lầu. Ngài mặt buồn thiu giơ tay ban phép lành tới công trường Thánh Phêrô rộng mênh mông không một bóng người! Nối tiếp là hình ảnh ngài đi bộ trên những con đường trống vắng tới nhà thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện.
Hoa Kỳ đang đụng cột mốc dữ dội trong mùa đại dịch COVID-19 hôm Thứ Hai, ghi nhận 3,146 ngưòi thiệt mạng trong khi các thành phố đông dân nhất kêu cứu cấp và thêm giường bệnh.
Hãng xe hơi Ford của Mỹ lên kế hoạch sẽ sản xuất 50,000 máy thở đơn giản cho các bệnh nhân corona trong vòng 100 ngày và dự định sẽ tiếp tục sản xuất 30,000 máy mỗi tháng sau đó, theo đại công ty xe hơi này tuyên bố hôm Thứ Hai, 30 tháng 3.
Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc hôm Thứ Hai, 30 tháng 3 đã yêu cầu các thành phố lớn chuẩn bị để có thể phong tỏa để chận đứng sự lây lan của vi khuẩn corona khi số trường hợp lây lan được xác nhận trong nước đã lên gần 200, theo Reuters cho biết hôm Thứ Hai.
Tổng Thống Donald Trump tấn công các viên chức bệnh viện New York về vấn đề mà không phải lỗi của họ -- mà đúng ra là vấn đề của chính ông Trump có thể giúp giải quyết với Luật Sản Xuất Quốc Phòng.
Các dịch vụ thiết yếu sẽ tiếp tục được gửi qua đường bưu điện, thông qua các dịch vụ trực tuyến có sẵn, kiốt, theo phương thức ảo và các phương thức khác. Văn phòng Thực địa Ảo mở cửa đối với gia hạn đăng ký xe, chuyển tên chủ sở hữu xe
Là người, chúng ta thường có khuynh hướng hay khen, chê và phán xét trong cuộc sống. Đây là chuyện rất bình thường và rất tự nhiên của con người ở bất cứ thời đại nào.
Thống Đốc Tiểu Bang New York Andrew Cuomo khẩn thiết kêu gọi các nhân viên chăm sóc sức khỏe từ các tiểu bang khác hãy đến để giúp chống lại đại địch vi khuẩn corona tại tiểu bang New York.
Quốc Hội và Hành Pháp Hoa Kỳ thông qua một gói cứu trợ khẩn cấp 2 ngàn tỷ USD (10% GDP Mỹ) vào tuần rồi. Cộng thêm vào các biện pháp cấp thời của Ngân Hàng Trung Ương nhằm ổn định thị trường USD thì tổng số đã lên đến 4 ngàn tỷ USD kể từ ngày ôn dịch Vũ Hán bùng phát hồi đầu tháng 03/2020.
Vào cuối tháng 11 năm 2018, chỉ một năm trước trường hợp bị lây nhiễm vi khuẩn corona đầu tiên được xác nhận tại Vũ Hán, Trung Quốc các nhân viên Quan Thuế và Bảo Vệ Biên Giới Hoa Kỳ tại Phi Trường Detroit Metro Airport đã chận một nhà sinh vật học TQ với 3 lọ thuốc có dán nhãn “Antibodies” [Kháng Thể] trong hành lý của ông ấy.
Tổng Thống Donald Trump hôm Chủ Nhật, 29 tháng 3 nói rằng ông muốn gia hạn lệnh giữ khoảng cách nơi công cộng trên toàn quốc thêm 30 ngày nữa, một bước lùi từ việc ông thúc đảy mở cửa toàn quốc lại để làm việc trong khi đại dịch vẫn tiếp tục lây lan, theo CNN cho biết hôm Chủ Nhật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.