Hôm nay,  

Cha Bệnh

23/09/202111:11:00(Xem: 4456)

 Dong Thien


 Cha đã vượt qua cái tuổi mà người xưa gọi là “Cổ lai hy”, nếu là gia đình quyền quý thì ắt đã có cái lễ “Bát tuần khánh tuế” rồi. Ở cái tuổi này hầu như ai cũng phải chịu sự khảo nghiệm của cái già, cha cũng thế, những cơn đau của thể xác đang giày vò hành hạ ngày đêm. Cha vốn ốm yếu, ăn chay trường nhưng chỉ tương chao qua loa nên không đủ dinh dưỡng và đi đến suy kiệt sớm.

 Trông cha tiều tụy mà lòng xót xa, cả tháng này cha chẳng ăn uống gì được, dù chỉ là tí xíu thức ăn cũng làm cho ói ra, đã thế xương khớp lại đau nhức ê ẩm, những cơn đau hành hạ  nhưng bác sĩ không dám cho thuốc giảm đau, quả thật khổ khổ, khổ chồng khổ. Khổ vì cái già, khổ vì bệnh tật, khổ vì đau nhức lại thêm bệnh bao tử, trị cái này thì ảnh hưởng cái kia… Con người ai cũng khổ, phần nhiều là khổ khổ, nhân gian có được mấy người không khổ? 

 Thương cha lắm nhưng chẳng biết làm gì được, sẵn sàng chia sẻ bớt cơn đau của cha nhưng chia làm sao đây? Tứ đại như nhau, trước sau cũng vậy nhưng mỗi người mỗi mệnh, phước đức khác nhau, nghiệp lực khác nhau… thương cha nhưng không chia bớt được những cơn đau của cha. Cha đang chịu cái khổ khổ, cái hoại khổ vốn đã và đang có mặt, cái biến hoại vô thường đang hủy hoại từng tế bào của thân xác cha. Cha từ một thanh niên trẻ khỏe đẹp trai qua sự biến hoại hoại khổ mà thành ra một ông cụ hom hem, từng tế bào xương, tế bào thịt, tế bào da… hao mòn, già cỗi và hư hao. Mắt cha đã mờ chỉ còn khoảng ba mươi phần trăm, xương cốt rệu rạo, da thịt hao hớt gầy mòn, lục phủ ngũ tạng yếu ớt… cái biến hoại qua từng tháng năm, qua từng ngày, thậm chí qua từng phút giây. Con người và vạn vật đều chịu sự biến hoại, chịu sự hoại khổ này. Sau khi sinh ra và phát triển hoàn thiện thì là đi đến giai đoạn hoại khổ, họai khổ chẳng chừa ai. Họai khổ đang từng ngày từng giờ hủy hoại thân xác cha, không chỉ thịt xương máu huyết  mà ngay cả những tế bào thần kinh cũng hao hớt dần. Cha tuy vẫn  minh mẫn nhưng trí nhớ không còn như lúc trẻ, không thể nạp thêm nhiều hay phản ứng nhanh… tất cả mọi người rồi cũng sẽ già và rồi cũng sẽ như cha, không có ai nằm ngoài quy luật sanh – lão – bệnh – tử!

 Thương cha lắm cha ơi! Những ký ức ngày xưa khi con còn nhỏ, cha chở con đi chơi lòng vòng khắp đồng quê, khi thì vào phố thị đi ăn kem, đi tắm biển… Đặc biệt con nhớ có lần ăn cắp tiền trong xách của mẹ, cha bắt gặp nhưng chẳng la lối hay đánh đòn, thậm chí cha cũng chẳng cho mẹ biết. Buổi chiều cha chở con đi dạo mát và nhẹ nhàng khuyên nhủ con. Con nhớ mãi chuyện này, con nhớ đến khi nào trí óc không còn nhớ được nữa mới thôi! 

 Cha đang chịu sự khảo nghiệm của cái khổ khổ, cái hoại khổ và bao lâu nay đã chịu cái hành khổ. Mỗi ngày trôi qua, mỗi phút giây qua đi cũng đồng nghĩa cái khổ đang đến. Ngay từ khi còn là thanh niên, tráng niên bao nhiêu cái vui từ vật chất đến tinh thần đều dẫn đến cái kết cục là khổ, những cái vui ấy có vui trong thời gian ngắn tạm nhưng rồi vẫn là đi đến khổ. Từng ngày, từng giờ cả thân và tâm đều đi đến già lão suy hao nên khổ. Không chỉ mỗi cha thôi, tất cả những người cha, người mẹ trên thế gian này cũng đều vậy cả, cũng đang từ trẻ trung đi đến già nua, bệnh tật… Tức là cũng chịu cả ba cái khổ như cha đang chịu đựng. Thế gian này không có ai tránh được ba cái khổ này, duy có điều phước báo mỗi người khác nhau nên mức độ có khác nhau. Những người đượcc sinh sống ở Âu – Mỹ, nơi mà nền khoa học kỹ thuật tân tiến, kinh tết giaù mạnh, y học hiện đại… thì những phượng tiện kỹ thuật và thuốc men sẽ hỗ trợ tích cực để làm giảm bớt cái đau của thể xác, trợ giúp cái khó của già nua. 

 Thương cha đang từng ngày, từng giờ chịu sự khảo nghiệm của cái gìa, cái bệnh. Cái khổ sinh – lão – bệnh – tử. Thương cha mà xa cách như thế này thì thêm cái khổ ái biệt ly. Con xa ngoài vạn dặm, giờ này lại là lúc dịch bệnh hoành hành, không thể về thăm cha, cái khổ ái biệt ly cũng đau lắm! Thế gian này chắc cũng nhiều lắm chứ không chỉ có cha và con, ái biệt ly không chỉ về khoảng cách địa lý, nhiều khi trong gang tấc vẫn biệt ly như thường.

 Thương cha, cầu nguyện cho cha, cầu nguyện cũng chỉ an ủi và hy vọng phần nào chứ không thể làm thay được cái quả đã chín mùi. Cầu nguyện thế nào cũng không thể làm cho “ Đá nổi dầu chìm” *. Cái tiến trình sanh lão bệnh tử không thể thay đổi hay đảo ngược và cũng không thể làm cho ngưng lại dù chỉ là một sát na.

 Thương cha, nhớ cha! Cha thường tâm sự:” Ngày xưa khi còn nhỏ, nhà nội nghèo, cha phải bắt cá đồng, bắt dông về chặt đầu lột da làm thức ăn… Có lẽ bây giờ trả nghiệp là những cơn đau nhức trong từng đốt xương”, biết nói sao đây? Khi mình là phàm phu, mờ mịt tâm trí thì làm sao biết đâu là đau vì bệnh lý, đâu đau vì nghiệp? hay cả hai? Nhưng điều chắc chắn nnhất là thân xác già nua suy hao thì phải đau nhức. Cái khác ở cha là những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ nhưng không tìm ra nguyên do. Thương cha, chỉ biết an ủi chút chút:” Chuyện sát sanh ai cũng từng làm qua, nó đã là quá khứ. Cha sám hối rồi thì buông bỏ đi, đừng giữ trong lòng nữa, vừa nhọc tâm lại trạo cử. Kinh Kim Cang có câu:” Pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp”, đó là pháp thượng mà còn xả, vậy thì cái việc sát sanh trong quá khứ cha càng phải xả thôi! Buông xuống cho nhẹ lòng, còn cơn đau thể xác thì nhờ bác sĩ và thuốc men.” 



 Cha là một cư sĩ rất chí thành và tinh tấn, sáng, trưa, chiều, tối đều công phu miệt mài. Ấy vậy mà giờ cha phải bỏ vì những cơn đau hành hạ, những cơn đau làm cho cha không thể ngồi hay nằm dù chỉ chừng mươi phút. Thế mới biết tu hành cũng cần sức khỏe và tuổi trẻ, không thể đợi đến già mới tu, đợi đến già thì e không kịp già vì lẽ vô thường, vì không biết có đủ phước báo hay không? Vì không chắc có giữ được tâm niệm ấy được bao lâu?… Mà tu là gì? Có phải cạo đầu vào chùa? hành hạnh sa môn ngày ăn một bữa, tối ngủ dưới gốc cây? Hay miên mật khổ hạnh như mật tông trên núi tuyết?...Việc tu như thế là dành cho những vị hùng tâm đởm lược, chí lớn khí cao, buông đời bỏ dục… Còn với hàng Phật tử tại gia và với hầu hết mọi người như chúng ta thì tu chỉ đơn giản là sửa, sai gì sửa nấy, ai sai nấy sửa, sửa cái xấu thành tốt, cái tồi thành hay; sửa để bớt tham, bớt sân, bớt si… Sửa hành vi, lời nói và suy nghĩ của mình. Sửa từ hại người hại vật thành lợi người lợi vật; sửa sao cho mình hôm nay tốt hơn hôm qua, ngày mai dễ coi hơn hôm nay. Tu là sửa sai thế thôi! Còn giả như chí lớn quyết ra khỏi khổ, quyết liễu sanh thoát tử thì phải noi theo gương Thế Tôn và hành theo những chỉ dạy của ngài.

 Cha thường ẩn nhẫn im lặng chịu đựng những nỗi đau của thể xác lẫn tinh thần, chẳng khi nào cha than vãn điều chi, ngay cả những cơn đau này cũng vậy, cha âm thầm chịu đựng, chịu đựng đến khi vượt quá sức chịu đựng mới nói ra, giá cha nói sớm hơn thì có lẽ những cơn đau sẽ được điều trị sớm hơn, dễ hơn. Một người giỏi nhẫn nhục như cha vậy mà giờ bỏ cả công phu và buộc miệng than đau thì có lẽ cái đau ấy kinh khủng lắm, dữ dội lắm! Nhìn sắc diện của cha phờ phạc, thần sắc tiều tụy mà lòng con xót xa không biết phải nói lời gì. Những lời an ủi cũng trở nên sáo ngữ!

 Con thầm cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho cha sớm vượt qua cơn đau của thể xác. Thương cha nhưng cách xa vạn dặm như thế này thì con biết làm gì đây? Cái khổ sanh lão bệnh tử, cái khổ ái biệt ly, cái khổ oán tắng hội, cái khổ ngũ ấm xí thạnh nó lẫy lừng quá, nó chi phối tất cả mọi con người ở thế gian này. Ba khổ, tám khổ vốn là luật tự nhiên, là bản chất của cõi Sa Bà kham nhẫn, không có cách nào làm thay đổi hay làm khác được. Ba khổ, tám khổ không thể thay đổi, không cũ không mới, nó hiện diện trong từng sát na, nó gắn với con người như hình với bóng, nghiệp nhân thế nào thì quả thế ấy, có thân người đã là quý, nhưng có thân người thì phải có những cái khổ kia, chỉ khi nào đắc quả Arahanta không còn sanh tử nữa thì mới hết ba khổ, tám khổ kia. 

 Ngày xưa còn nhỏ, cứ mỗi ngày rằm hay mùng một cha chở lên chùa lễ Phật. Cha kể tích Phật Thích Ca rời bỏ cung vàng điện ngọc, bỏ cả vợ con để vào rừng tu khổ hạnh, ngày ăn một bữa, đêm ngủ dưới gốc cây...Con khờ khạo bảo:” ông Phật tự làm khổ mình, đang sung sướng nhất trần gian không hưởng lại đâm đầu vào chỗ khổ”. Cha gỉai thích nhiều nhưng con nhỏ quá lại bướng bỉnh và háo thắng nên đâu chịu nghe. Giờ cha già rồi, con cũng đang đi đến cái già mới thấy được sự vĩ đại của ông Phật. Ông Phật buông xả tất cả những thứ mà người đời cầu mong tranh đoạt, tranh đoạt bằng mọi giá, sẵn sàng tru diệt truy sát để đoạt cho bằng được, đoạt đất đai, tài sản, sắc dục, danh tiếng...tất cả những thứ tranh đoạt cho bằng được ấy ông Phật quy vào năm thứ: Tài- sắc -danh- thực- thùy. Ông Phật có tất cả những thứ ấy và xem những thứ ấy như dép rách, rế cùng. Ông Phật buông tất cả để tu đạo và cuối cùng chứng đắc được quả vị chánh đẳng chánh giác. Ông Phật đã mở ra một kỷ nguyên mới cho loài người, khai sáng một con đường giải thoát cho con người, không chỉ con người mà cả chư thiên và những loài phi nhân khác. Nhờ có ông Phật mà loài người có giáo pháp để nương theo đó mà tu, nương vào đó để mà thoát ba khổ, tám khổ. Tuy nhiên thời gian và hiệu quả tùy thuộc nhân duyên, phước báo và năng lực của mỗi người. Nhờ ông Phật mà con người mới biết thế nào là ba khổ, tám khổ, nguyên nhân khổ và cách thoát khổ. Nhờ ông Phật mà con người mới biết mình nên sống như thế nào để mà bớt khổ, tránh khổ và thoát khổ.

Cha đang bệnh, đang chịu đựng những cơn đau giày vò thân xác, nhọc cả tâm. Cha đang khổ cả ngày và đêm nhưng tâm bồ đề của cha không suy suyển, vẫn tin chắc vào giáo pháp của Thế Tôn. Cha không ngồi thiền hay tụng kinh được nhưng cha vẫn miên mật giữ chánh niệm dù cho cơn đau có làm gián đoạn đôi lúc tạm quên. Thương cha lắm, nhưng con đang cách xa cả hai đại dương, không là chim nên không có cánh bay về, không là cá nên chẳng có vây để vượt Thái Bình Dương. Con chỉ biết thành tâm cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng gia hộ cho cha.

Thương cha lắm, nhớ cha nhiều!


* Đá nổi dầu chìm

   Đây là cái tích xưa trong kinh Phật, thuở Phật còn tại thế, có một vị Bà La Môn đến hỏi đức Phật về việc cầu nguyện và hiệu quả. Đức Phật giảng giải về nhân quả và bảo cầu nguyện suông không thể thay đổi cái quả đã chín muồi, tỷ như ông có cầu nguyện cách mấy cũng không thể làm cho đả nổi lên và có nguyền rủa cỡ nào cũng không thể làm cho dầu chìm. 


TIỂU LỤC THẦN PHONG 

Ất Lăng thành, 09/21

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông Trump làm Tổng Thống chỉ hơn 100 ngày nhưng thế giới hoảng loạn. Ngay cả nhiều người ủng hộ Trump cũng không biết ông Trump đánh võ khùng hay ông Trump khùng! Người viết suốt 3 tháng không thể nào chạy kịp ông Trump do vừa hạ bút lại thêm tin mới nóng bỏng đau tim hơn. Nhưng nay quá hạn 100 ngày: thị trường chứng khoán Mỹ trở lại ngang điểm so với 4/02/2025 khi ông Trump tuyên bố Ngày Giải Phóng (Liberation Day) áp thuế khủng khiếp khiến thế giới nghẹt thở; đồng đô-la ổn định dù vẫn còn sụt giá gần 10%; Elon Musk rút về với Tesla; Mỹ-Tàu rục rịch đàm phán thương mại; Hoa Kỳ ký hiệp định thương mại đầu tiên với Anh; nên tạm xem đây là lúc tổng kết hiệp đầu cho dù biết rằng với ông Trump không thể nào lường trước được tương lai...
- LG Electronics ngừng hoạt động 1/2 cơ xưởng làm tủ lạnh ở Hải Phòng, sẽ chuyển xưởng đi nơi khác - BGMEA: nhiều đơn hàng may dệt quốc tế sẽ bỏ VN để sang Bangladesh cho nhẹ thuế quan - Nhật: bắt 1 người Việt trộm cây cảnh từ tiệm bonsai
Giáo hoàng Leo là một mục tử truyền giáo, phụng vụ và hướng dẫn tâm linh cho giáo dân tại Peru, một quốc gia nghèo thuộc Châu Mỹ La Tinh. Khi nói bằng tiếng Tây Ban Nha rằng Peru là "mi segunda patria" - "quê hương thứ hai của tôi" trong lần xuất hiện đầu tiên trên ban-công tòa thánh Vatican, có lẽ Giáo hoàng Leo đã dành rất nhiều tình cảm của ngài cho quê hương thứ hai của mình, nơi mà ngài đã tiếp xúc, tận tụy phục vụ những giáo dân nghèo được bền đỗ trong đức tin với lòng bác ái từ thời còn rất trẻ. Phẩm hạnh lẫn tài đức của ngài đã là những yếu tố để được Giáo hoàng Francis tấn phong một linh mục thuộc dòng truyền giáo Augustino của những tu sĩ chú trọng vào đời sống cộng đồng, sự nghèo khó và sự trong sạch bản thân, lên hàng Giám Mục, rồi được đưa về Vatican nắm giữ các các cấp vụ lãnh đạo hội thánh tại Vatican. Ngài trở thành Trưởng quản Thánh Bộ Giám Mục hoàn vũ, rồi được tấn phong Hồng Y chỉ đôi năm qua như những bước chuẩn bị âm thầm vào vai trò lãnh đạo Vatican.
Bài này được viết với chủ đề ghi lời Đức Phật dạy rằng hãy giữ thân không bệnh, để có thể học và tu pháp giải thoát. Bài này được viết để làm tư lương cho tất cả những người con Phật khắp thế giới, trong mọi hoàn cảnh. Duyên khởi là vì cõi này rất vô thường, thân người lại mong manh, nếu chúng ta chưa tu tới đâu, mà thân bệnh nguy ngập thì sẽ có thể bỏ lỡ một kiếp này.
- Mỹ ngưng hỗ trợ dân chủ toàn cầu, tắt đài VOA, RFA là mở đường cho loa kèn các nước độc tài. - Thủ tướng Nhật: thuế quan 0% sẽ lợi cho Mỹ-Nhật - Trump tới Saudi Arabia vào hôm thứ Ba, hy vọng ký đầu tư 1 ngàn tỷ USD với nhiều nước Trung Đông.
Nửa đêm gần sáng trong giất mộng chiêm bao, người vợ yêu quý nhất đời của tôi hiện về nhắc nhở tôi nhớ rằng hôm nay là ngày Hiền Mẫu (Mother's Day), mặc dầu em không còn sống trên trần gian này nữa để được nói chuyện trực tiếp với anh. Nhưng em vẫn luôn luôn hằng cầu nguyện lên Thiên Chúa ban phước lành
Cục Dự Trữ Liên Bang hiện trong tư thế chờ đợi vì tác động kinh tế của thuế quan vẫn chưa chắc chắn. Chủ Tịch Powell nói rằng phí tổn chờ đợi để tìm hiểu thêm về nền kinh tế là “khá thấp”. Ông muốn chờ đợi để xem các chính sách của Tổng thống Trump sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào về lãi suất.
- Thẩm phán Susan Illston ra lệnh: Trump phải hoãn sa thải hàng chục ngàn công chức các Bộ, chờ lệnh mới ngày 23/5 - Mỹ-TQ đàm phán thương mại ở Geneva, Thụy Sĩ
Tháng 5 năm 1975, một số người Việt tị nạn đặt chân đến Úc, tiếp nối theo là những ‘thuyền nhân’ được chính phủ Úc đón nhận và được định cư ở các thành phố lớn ở Úc, tiêu biểu là Sydney, Melbourne, Adelaide, Brisbane và Perth. Trong tổng dân số nước Úc năm 2021 là 25.422.788 người, thì có 334.781 người Việt Nam.
Việc Đức Hồng Y Robert Prevost chính thức trở thành Giáo hoàng Leo XIV vào ngày 8 tháng 5 đã đánh dấu một bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử Giáo hội Công giáo: lần đầu tiên, một người Mỹ nắm giữ cương vị tối cao của Giáo hội. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cán cân quyền lực vốn được duy trì nhiều thế kỷ qua tại Âu Châu, mà còn mở ra một thời kỳ chuyển mình sâu sắc cho cộng đồng Công giáo toàn cầu.
Với lời hứa đưa ngành sản xuất của nước Mỹ trở lại thời kỳ vàng son, Tổng thống Donald Trump đã tung ra loạt thuế quan lớn và dồn dập, với hy vọng ép các công ty, xí nghiệp phải “dọn về nước” sản xuất, biến Hoa Kỳ thành “đại công xưởng” toàn cầu. Lý lẽ của ông nghe rất hợp tai người dân – vì nó gợi lại cái thời mà chỉ cần đứng dây chuyền nhà máy, một người công nhân bình thường cũng có thể nuôi sống cả gia đình. Những năm 1950 ở Mỹ, cứ ba người đi làm thì có một người là công nhân sản xuất; còn ngày nay, con số ấy chỉ còn một trên mười hai. Nhưng tiếc thay, giấc mộng đẹp đẽ ấy đang va vào bức tường khổng lồ của các quy luật kinh tế đã âm thầm bám rễ qua nhiều thập niên.
Một trong những chiến thuật ngoại giao mà Tổng Thống Trump hay áp dụng với hầu hết các quốc gia trên thế giới là "ngoại giao cưỡng bức", đe dọa hậu quả nếu những nước khác không tuân thủ các yêu cầu của mình. Tuy nhiên, Mexico là một ngoại lệ đối với quy tắc này. Nữ Tổng Thống Claudia Sheinbaum, sử dụng cái mà bà gọi là "cái đầu lạnh", tiếp tục hợp tác với chính quyền Trump ở nhiều cấp độ khác nhau trong các cuộc đàm phán.
Trong tự nhiên, chim két sống theo bầy đàn, nhưng khi được nuôi làm thú cưng, chúng thường phải sống một mình, dễ rơi vào trạng thái cô đơn và buồn chán. Một nghiên cứu mới cho thấy, việc cho chim két gọi video cho nhau có thể giúp cải thiện tình trạng này. Các nhà khoa học từ Đại học Northeastern, Đại học Glasgow và MIT đã huấn luyện chim két sử dụng máy tính bảng để thực hiện cuộc gọi video với những con két khác. Trong giai đoạn đầu, chủ nuôi dạy chim rung chuông và chạm vào hình ảnh của một con két khác trên màn hình để bắt đầu cuộc gọi. Trong hai tuần, 18 con chim két đã thực hiện 212 cuộc gọi, mỗi cuộc kéo dài tối đa năm phút.
Chiều thứ Năm, 8 tháng 5, khói trắng đã xuất hiện phía trên Nhà nguyện Sixtina, báo hiệu một vị giáo hoàng mới đã được chọn. Ngay lập tức, tiếng reo hò vang lên khắp Quảng trường Thánh Phêrô tại Vatican. Giáo hội Công giáo nay đã có vị lãnh đạo mới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.