Hôm nay,  

Lễ Kỷ Niệm 100 Năm Ngày Thành Lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc: Những Vấn Đề Xoay Quanh

01/07/202111:35:00(Xem: 7053)


Banner und Blumen zum 100-jährigen Bestehen der Kommunitischen Partei in China


Lý Lập Tam, Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu  và một số ít trí thức yêu nước theo đường lối Mác xít đã thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 31 tháng 7 năm 1921 tại Thượng Hải. Lúc đầu, chỉ có một vài ngàn đảng viên hoạt động yếu kém và rời rạc, nên Liên Xô không quan tâm. Về sau, Mao Trạch Đông mới xuất hiện trong một chi bộ thuộc tỉnh Quảng Đông và đến năm 1945 trở thành Chủ tịch Đảng.  Hiện nay, tổng số đảng viên lên hơn 95 triệu.


Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, Bắc Kinh có dịp để ôn lại truyền thống đấu tranh, đưa ra một bảng đối chiếu với hiện tại, ca ngợi các thành tựu và nhìn về tương lai. 


Thực ra, lại một lần nửa, Trung Quốc thể hiện những mâu thuẫn rõ rệt, vừa ca ngợi thành tích có chọn lọc, vừa lừa dối lịch sử thương đau. Giống như trước đây, trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân, Trung Quốc cũng không thể làm khác hơn.


Thành tích chọn lọc?


Chắc chắn là dân chúng và ĐCSTQ có rất nhiều tự hào, nhưng nhất vẫn là về kinh tế.

 

Với chính sách Cải cách từ năm 1979, Đặng Tiểu Bình chủ trương tập trung sản xuất hàng chế biến để xuất khầu cung ứng cho thị trường thế giới. Sau hơn 40 năm mở cửa, Trung Quốc đã biến thành một công xưởng cho thế giới và đưa trên 400 trăm triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo, và không có quốc gia nào đã thành công tương tự. Nền kinh tế tập trung cho xuất khẩu lại được xem là một thành tố chủ yếu giúp cho thế giới đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ do Liên Hợp Quốc đặt ra vào năm 2000.


Trong lịch sử cận đại về phát triển kinh tế quốc gia, Trung Quốc, từ nhà nước nghèo của công nhân và nông dân, trở thành nền công nghiệp tiên tiến, lớn đứng vào thứ hai trên thế giới, đúng là một kỳ tích đáng khâm phục.

Hiện nay, kinh tế Trung Quốc vượt qua Ấn Độ và nhiều nước khác, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến, công nghệ và quốc phòng. Trong khi sức mạnh mềm của Trung Quốc chưa phát triển và gây ảnh hưởng mạnh như của Mỹ, triển vọng vượt trội hơn nền kinh tế Mỹ về sản xuất công nghiệp trong thế kỷ XXI là một đề tài được tranh luận sôi nổi. Sự trỗi dậy kinh tế còn làm thay đổi cảnh quan địa chiến lược, điển hình là dự án xây dựng “Một Vành Đai, Một Con Đường” sẽ đưa mọi con đường đều sẽ đến Bắc Kinh. Ý đồ bành trướng của Bắc Kinh càng thể hiện rõ tại biển Đông và nhiều nơi khác. 


Gần đây, thành công trong việc phòng chống đại dịch COVID-19 và hồi phục kinh tế nhanh chóng làm mô hình Trung Quốc càng được đề cao: chế độ độc đảng sẽ chiếm ưu thế trong mọi đề án phát triển kinh tế tương lai mà không cần cải cách hệ thống chính trị. 

Chắc chắn một điều là, ở trong nước, với các thành tựu đã làm cho uy tín lãnh đạo của Tập Cận Bình và tính chính danh hợp pháp của chế độ càng được củng cố. Do đó, nhìn lại 100 năm thành hình cũng là một dịp để cho ĐCSTQ tự ca ngợi về thành tích lãnh đạo trước thế giới.


Tuy nhiên, vinh quang này chỉ là soi sáng một khía cạnh của vấn đề đa dạng. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không cải thiện được toàn diện hệ thống; ngược lại, các bất lực nội tại còn kéo dài, còn nhiều khía cạnh khác là trầm trọng hơn và không thể là một mô hình phát triển để cho các nước nghèo noi theo.


Cụ thể là, việc vi phạm luật thương mại quốc tế, tác quyền trí tuệ và chuyển giao công nghệ cho thấy là Trung Quốc không nêu cao tinh thần trọng pháp. Ở trong nước, việc vi phạm nhân quyền, bất bình đẳng sắc tộc, đàn áp thô bạo đối với xã hội dân sự, bất đồng chính kiến, và tôn giáo, kiểm soát hà khắc đối với Tây Tạng và Tân Cương, kiểm soát các phương tiện truyền thông, phát triển không bền vững và đồng bộ làm cho môi sinh cạn kiệt và bất công xã hội phát sinh. Tất cả các đặc thù này của Trung Quốc không thể biện minh hay hãnh diện mà cần phải cấp thiết cải thiện. 

Lạm dụng việc theo đuổi mục tiêu địa chính trị để xâm chiến Biển Đông, uy hiếp Đài Loan hay hạn chế tự do tại Hong Kong cũng không giúp cho Trung Quốc gây thiện cảm trong sinh hoạt quốc tế. 

Gần đây, sau các cuộc hội thảo song phương tại Alaska, G7 và NATO, Trung Quốc càng tỏ ra là không có thiện chí để giải quyết vấn đề tồn đọng với Mỹ như cạnh tranh mậu dịch và chuyển giao công nghệ. Đối với khu vực, Trung Quốc tạo cho vấn đề Đài Loan, Hong Kong và Biển Đông phức tạp hơn. 

Quan trọng nhất là Trung Quốc không quan tâm đến lợi ích phát triển của các nước chậm tiến như châu Phi, và mang lại các giá trị phổ quát cho cộng đồng quốc tế. Các Viện Khổng Tử phải đóng cửa là một vết nhơ trong nỗ lực phổ biến văn hoá truyền thống.

Đi ngược lại hy vọng của quốc tế, Trung Quốc còn trở nên gay gắt cáo buộc về bản chất của chế độ dân chủ phương Tây, thách thức trật tự quốc tế và bác bỏ chủ nghĩa đa phương trong khi chủ trương chính là nỗ lực “Bình Thiên hạ” như một “Thiên mệnh” theo “Trung Quốc mộng”. 

Do đó, vấn đề thành tựu kinh tế của Trung Quốc không thể dừng lại khi chỉ tập trung thảo luận về các luận điểm như đối tác chiến lược, cạnh tranh kinh tế hay hợp tác quốc tế.  


Quan trọng hơn là phải tìm xem “Đặc thù  Trung Quốc” là gì, cụ thể là có đủ nguồn lực thực sự của một cường quốc không (có nhiều vấn đề còn giấu kín như dân số già nua và mất cân bằng về giới tính, một hệ thống chính trị vô trách nhiệm theo kiểu Lenin và một hệ thống kinh tế tài chính còn do nhà nước độc quyền thống trị); niềm tin của dân chúng nơi xã hội và chính quyền và lãnh đạo có khả năng không. 


Nhìn chung, không có một bảo đảm nào cho Trung Quốc là có thể đem đến một triển vọng cho toàn dân và đóng góp tích cực cho hoà bình thế giới. Bằng chứng là Trung Quốc không quan tâm đến những lợi ích của các quốc gia làng giềng và quốc tế. Tình trạng bất trắc đang còn kéo dài và sẽ là một lo âu chung. Hậu qủa là tình hình đối đầu tại Biển Đông trở nên sôi động và có thể dẫn đến một cuộc thế chiến. 

Sự thật lịch sử?

Gần đây, Tập Cận Bình phát động chiến dịch kêu gọi dân chúng học tập lịch sử để nâng cao tinh thần tuân phục Đảng. Nhưng ký ức lịch sử là một vấn đề giáo dục có chọn lọc khôn ngoan. Trung Quốc vẫn còn cố tình che dấu những sự thật thương đau do ĐCSTQ đã gây ra. 

Cho đến nay, không ai được phép nhớ, không sử gia nào có can đảm hay được phép làm sáng tỏ vai trò lịch sử của Mao Trạch Đông trong sự phát triển của Đảng.

Chính sách “Bước tiến nhảy vọt” làm cho hàng triệu nạn nhân chết oan uổng, sau đó đã kết thúc với một nạn đói kinh hoàng và có lẽ hơn 40 triệu người chết. 

Hàng trăm ngàn trí thức đã bị bức hại, tra tấn hoặc giết trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Vụ thảm sát ở Thiên An Môn cũng không để lại một dấu tích nào hay một luận để để cho thế hệ trẻ học tập nghiêm chỉnh.

Dĩ nhiên, tất cả sự thật này vẫn là điều cấm kỵ và không được đề cập đến nhân dịp lễ kỷ niệm 100 năm. 

Tóm lại, trong chiều hướng khép lại lịch sử cận đại một cách khôn ngoan, Trung Quốc sẽ không trình bày khách quan các sự thật lịch sử. Nhưng còn một hy vọng là một ngày nào đó, sư thật lịch sử sẽ được sáng tỏ. 

Đối sách của Phương Tây 


Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang là một thách thức nghiêm trọng đối với phương Tây. Trong thời gian gần đây, tinh thần bài Hoa lan rộng và thanh danh của ĐCSTQ bị mờ nhạt, nhất là trong vụ COVID 19, vì Trung Quốc tỏ ra vô trách nhiệm trong việc giải trình nguyên nhân của thảm hoạ.

 

Vì dị biệt văn hoá mà các nước trên thế giới không muốn trở thành Trung Quốc và noi theo "Mô hình Trung Quốc". Ý thức được điều này, Bắc Kinh cũng luôn khẳng định rằng "Đặc thù Trung Quốc" là ưu việt, nhưng sẽ không xuất khẩu nó và đang cố gắng cải thiện lại hình ảnh qua các biện pháp viện trợ ào ạt trang thiết bị y tế cho các nước nghèo lo chống đại dịch.

  

Thực ra, Trung Quốc đang tận dụng nhiều phương cách để làm lũng đoạn thế giới, mà phân hoá tiềm lực của ASEAN là một hình thức đầu tiên.

 

Trước đây, công luận nhận định rằng hệ thống chính trị Trung Quốc là trở ngại chính cho vấn đề phát triển toàn diện. Muốn đạt mục tiêu này, điều kiện tiên quyết và duy nhất là Trung Quốc phải nới lỏng về tự do chính trị nhiều hơn nửa.


Hiện nay, thực tế là ngược lại. Những cải cách thận trọng dưới thời Hồ Cẩm Đào đã không còn tiếp tục. Trong thời Tập Cận Bình, các biện pháp đàn áp còn gắt gao hơn, hầu như những cải cách đều bị đình trệ. Phát triển mạnh nhất là làm sống lại tinh thần sùng bái lãnh tụ “Hoàng đế Tập Cận Bình” như thời Mao Trạch Đông.


Các nước phương Tây, điển hình là Mỹ, đang lâm nguy, mà các khủng hoảng tài chánh, bất bình đẳng xã hội, bất công kinh tế và kỳ thị sắc tộc không được giải quyết là thí dụ điển hình. 


Do đó, mô hình phát triển dân chủ của phương Tây cũng đã đi vào tàn lụn; không có dấu hiệu nào cho thấy là phương Tây sẽ nêu cao cá giá trị dân chủ để thu phục Trung Quốc thay đổi. 


Ngoài ra, dân chúng và ĐCSTQ cũng không có lý do gì để muốn dân chủ hoá theo như các nước phương Tây, khi “Đặc thù Trung Quốc” đang và sẽ là một ưu việt đáng hãnh diện. Kể cả giới trẻ Trung Quốc hấp thụ được văn hoá phương Tây cũng không có những suy nghĩ khác hơn. 

 

Trước mắt, phương Tây phải làm quen dần với một Trung Quốc hùng mạnh, thôn tính các nước láng giềng, xem sự trỗi dậy như là một tình trạng bình thường mới trong khi tìm một đối sách hữu hiệu


Cách tốt nhất để phương Tây lấy lại vị trí lãnh đạo trong quan hệ với Bắc Kinh là hồi phục vị thế như bối cảnh trước đại dịch. Ba điều kiện chính cần theo đuổi là tăng cường nguồn lực thực sự, phát huy niềm tin của dân chúng trong xã hội và khả năng lãnh đạo của chính quyền. 


Nhìn chung, hiện nay, không có một bảo đảm nào cho cả hai chế độ Trung Quốc và dân chủ phương Tây là có thể vận hành hoàn hảo trong tương lai. 


Khi tình trạng bất trắc còn kéo dài, thì nỗi lo sợ thường trực là thế chiến có nguy cơ bùng phát. Vấn đề hiện nay là làm sao xác định mức độ leo thang xung đột trong khu vực Đông Á, liệu xem có biến thành thế chiến không. 


Vấn đề cụ thể cần thảo luận sâu rộng hơn  liên quan đến vị thế của Iran, Bắc Hàn, Đài Loan và Ấn Độ-Thái Bình Dương, khả năng tác chiến di động của Mỹ và tiềm năng công hãm trong không gian mạng và tình báo chiến lược của Trung Quốc để làm suy yếu phương Tây.


Bài liên quan: 

Vạch trần dối trá lịch sử cận đại của Trung Quốc

Điều gì có thể gây ra chiến tranh Mỹ-Trung?

Kỷ niệm 70 năm, Trung Quốc phải chấp nhận thách thức to lớn nhất

Thế kỷ của Trung Quốc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lịch sử dường như đang tái diễn tại Afghanistan, sau 46 năm Miền Nam thất trận và Mỹ di tản hàng ngàn người Việt làm việc cho Mỹ tại VN ra đi vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, qua việc chính phủ Biden hôm Thứ Tư, 14 tháng 7 năm 2021, nói rằng họ đã chuẩn bị để bắt đầu các chuyến bay di tản những thông dịch viên người Afghanistan là những người đã giúp nỗ lực quân sự Hoa Kỳ trong cuộc chiến gần 20 năm – nhưng những đích đến của họ vẫn chưa biết và có nhiều câu hỏi về cách bảo đảm sự an toàn của họ cho đến khi họ có thể lên máy bay, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Tư.
Nay thừa hành Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội ra Thông Báo này, thành tâm kêu gọi sự ủng hộ tịnh tài từ các tự viện, tịnh thất, chư tôn đức Tăng Ni và quý đồng hương đồng bào Phật Tử, vì tình thương dân tộc đồng bào và lòng bi mẫn của người con Phật. Kính xin quý Ngài, quý vị góp phần trợ giúp, để Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội làm tròn trọng trách, đem lại phần nào an ủi với đồng bào tại quê hương đang rơi vào hoàn cảnh khốn khó hiện nay của Dịch Nhiễm Covid-19.
Tại 46 tiểu bang, số trường hợp lây nhiễm mới tuần vừa rồi ít nhất 10% cao hơn số trường hợp bị truyền nhiễm mới trong tuần trước đó, theo tài liệu của Đại Học Johns Hopkins cho biết. Tại 31 tiểu bang, số trường hợp mới trong tuần rồi ít nhất 50% cao hơn các trường hợp lây nhiễm mới một tuần trước đó. Chỉ có 2 tiểu bang – South Dakota và Iowa – chứng kiến sút giảm từ 10% tới 50%. Các trường hợp mới lây nhiễm tại Delaware và Arkansas tương tự tuần lễ trước đó.
Theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm Thứ Tư cho biết tính đến ngày 14 tháng 7 năm 2021, Việt Nam đã có tổng cộng 37,434 người bị nhiễm Covid-19, trong đó 2,934 trường hợp ghi nhận trong ngày, nhiều nhất là ở Sài Gòn. Tổng số người chết từ Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 135 người.
Thành phố Garden Grove hiện đang nhận đơn trực tuyến cho các vị trí cảnh sát tuyên thệ (sworn) và không tuyên thệ (non-sworn.) Hạn chót nộp đơn là Thứ Năm, 22 tháng Bảy, 2021.
Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Geneva vào tháng trước, vũ khí mạng đóng vai trò lớn hơn trong chương trình nghị sự so với loại vũ khí hạt nhân. Rõ ràng thế giới đã thay đổi kể từ Chiến tranh Lạnh, nhưng Biden đã hoàn thành điều gì, nếu có?
Các đảng viên Đảng Dân chủ tại Thượng viện đã đạt được thỏa thuận về một nghị quyết ngân sách trị giá 3,5 nghìn tỷ đô la bao gồm chi tiêu cho chương trình xã hội sâu rộng của Biden. Điều này khác với dự luật lưỡng đảng tập trung vào những đường sá và cầu cống. Thay vào đó, nghị quyết có thể dẫn đến việc các đảng viên Dân chủ thông qua các cải cách để mở rộng tín dụng thuế cho các gia đình có con nhỏ, cung cấp y tế và thời gian nghỉ phép cho gia đình, thay đổi mã số thuế và thậm chí có khả năng đại tu hệ thống nhập cư. Đó cũng là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Đảng Dân chủ để cuối cùng thông qua dự luật cơ sở hạ tầng của riêng họ bao gồm nhiều mục hơn phiên bản lưỡng đảng. Mức giá 3,5 nghìn tỷ đô la có thể khiến một số người ủng hộ sợ hãi, vì vậy giải pháp này giúp họ có cách để thực hiện.
Hoa Kỳ đang rút quân khỏi Afghanistan, dự định sẽ đưa hết binh lính ra khỏi vùng đất này vào cuối tháng Tám, sau 20 năm can thiệp quân sự và giúp xây dựng quốc gia. Quan ngại là quân Taliban chống đối chính phủ đang chiếm đất giành dân tại nhiều nơi và đã kiểm soát được nhiều quận. Hình ảnh sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà năm 1975 đang được nhiều giới chức và truyền thông Mỹ nhắc lại và đặt câu hỏi là chuyện gì sẽ xảy ra nếu Taliban chiếm được Thủ đô Kabul.
Trước mặt tôi là Kelly Quỳnh Thư Phạm, một cô bé sắp tròn 18 tuổi, con gái út của một gia đình có hai người chị gái lớn hơn cô nhiều tuổi. Chị hai là Kathleen Phương Thư, lớn hơn cô những 11 tuổi và chị ba là Karen Vân Thư lớn hơn 5 tuổi. Khi Kelly bước vào lớp 1 thì chị hai Kathleen chuẩn bị bước vào trường đại học để giật lấy bằng cử nhân trước khi trở thành nữ sinh viên trường đại học y khoa ở tiểu bang Missouri. Khi cô bé chuẩn bị vào trường trung học cơ sở thì chị ba Karen bước vào con đường nỗ lực học tập để trở thành chuyên viên nghiên cứu về khoa học địa chất ở Na Uy.
“Có lúc, một trong những nghi can trong vụ ám sát Tổng Thống Haiti Jovenel Moise là một nguồn tin bí mật cho DEA,” theo DEA cho biết trong tuyên bố. “Sau vụ ám sát Tổng Thống Moise, nghi can đã liên lạc với người liên lạc của ông ấy tại DEA. Một viên chức DEA được giao nhiệm vụ tại Haiti đã thúc giục nghi can ra đầu thú với chính quyền địa phương và, cùng với một viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đã cung cấp thông tin cho chính quyền Haiti đã hỗ trợ việc ra đầu thú và bắt giữ nghi can và một người khác,” theo DEA cho biết.
Bộ Tư Pháp nói rằng Thomas “Tom” Munn đã khuyến khích những người trên truyền thông xã hội đi về Thủ Đô trong những tuần lễ trước vụ bạo loạn. Trong một bài đăng trên Facebook vào tháng 12, Tom Munn đã viết rằng, “Tổng Thống của chúng ta chỉ yêu cầu 2 điều từ chúng ta, cho đến nay… #1 Bỏ phiếu #2 Ngày 6 tháng 1 năm 2021.” Trong một bài đăng khác được trích trong hồ sơ tòa án, Tom Munn đã viết “Thời điểm đã đến!”
“Chúng ta có những mối quan tâm rất nghiêm trọng,” theo Knapper nói. “Chỉ khi nào chúng ta nhìn thấy tiến trình có ý nghĩa về nhân quyền có thể sự hợp tác mới đạt tới tiềm năng trọn vẹn nhất của nó.” Knapper đã nêu ra những hạn chế của Hà Nội đối với tự do internet và đề cập tới “chiều hướng đáng lo ngại về sự sách nhiễu, bắt giữ tùy tiện trái pháp luật, các kết án bất công, và những bản án nghiêm khắc đối với các nhà báo và các nhà hoạt động.”
Mọi người yêu thương nhau, đầu óc không căng thẳng, không có mưu mô thủ đoạn lường gạt lẫn nhau. Tình yêu lên tiếng gọi, tình yêu ơi! Hãy nghe tiếng chim hót ngoài vườn buổi sáng, hãy nhìn những cánh hoa rực rỡ rung rinh trong gió, nghe mùi hoa lý hương thơm ngát trước sân nhà mà nghĩ đến người mình thương yêu nhất.
Tại hội trường Thư Viện Việt Nam vào lúc 11 giờ trưa Chủ Nhật ngày 11 tháng 7 năm 2021, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ QL/VNCH Nam California đã tổ chức buổi họp báo nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề ủng hộ hay không ủng hộ việc xây dựng Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị do Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài chủ trương.
Những cuộc kiểm tra hàng năm bởi các chuyên gia có bằng hành nghề giúp bảo đảm thiết bị, hệ thống đường dây và hệ thống tiếp đất cứu mạng được lắp đặt đúng cách để bảo vệ những người sử dụng hồ bơi, spa và bồn nước nóng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.