Hôm nay,  

Ý Nghĩa Của Những Biểu Tượng Trong Đạo Phật

09/01/202116:04:00(Xem: 5914)

 



 Đạo Phật đồng hành với dân tộc đã hơn hai ngàn năm nay. Người Việt tiếp xúc với đạo Phật hầu như đủ các trường phái, pháp môn: Bắc tông, Nam tông, nguyên thủy, mật tông. Trong các tông ấy laị chia chi li hơn nữa như: thiền tông (của cả Bắc lẫn Nam truyền), tịnh độ, kim cang thừa… Nếu như qúy thầy, qúy học giả uyên thâm, hiểu biết sâu nội dung cũng như những biểu tượng của Phật giáo thì những Phật tử sơ cơ như chúng mình thì hiểu biết cạn cợt, thậm chí không biết hoặc là biết một cách mơ hồ, sai lệch. Thực tế có nhiều Phật tử sơ cơ chúng mình hiểu về đạo rất cạn, những giáo lý căn bản cũng không nắm được, tuy cũng xưng là Phật tử, cũng đi chùa nhưng chỉ biết xì sụp lễ lạy, bỏ chút tiền vào thùng phước sương, cầu xin này nọ, nhờ thầy cầu an, cầu siêu… hiểu đạo chỉ nhiêu đó thì oan cho Phật quá. Đó là nội dung đạo, còn những biểu tượng trong nhà phật cũng chẳng biết ý nghĩa là gì. Đức Phật đã từng nói: "Tin ta mà không hiểu ta tức là phỉ báng ta”. Bài viết này không dám đề cập đến nội dung giáo lý, chỉ xin trình bày sơ lược chút ít ý nghĩa của những biểu tượng trong đạo Phật.

 Trong các biểu tượng của đạo Phật, hoa sen có lẽ là một biểu tượng thông dụng nhất, sử dụng nhiều nhất. Hầu hết các pho tượng hay tranh vẽ về Phật, Bồ Tát đều ở tư thế ngồi hoặc đứng trên bông sen. Tại sao laị là bông sen mà không phải là một loại hoa nào khác? Hoa sen là loài hoa phổ biến ở Ấn Độ cũng như nhiều nước châu Á khác. Hoa sen mọc trong bùn lầy nhưng không dính bùn, hoa sen vượt lên trên bùn lầy để nở và toả hưong. Việc tạo tác hình tượng Phật và Bồ Tát đứng hay ngồi trên hoa sen là ngụ ý Phật và Bồ Tát cũng như hoa sen vậy. Vượt lên trên vũng bùn ngũ dục, không dính, không nhiễm, từ vũng bùn ngũ dục mà vươn lên để trở thành bậc chánh đẳng chánh giác. Hoa sen nở ra là có hạt ngay trong liên bồng, bởi thế ngụ ý  là nhân quả đồng thời, nhân quả không tách rời được.  Hình tượng đức Phật sơ sinh bước bảy bước trên hoa sen quả là một hình tượng đẹp, ý nghĩa sâu xa, hiếm có một hình tượng nào của thế gian có thể hay hơn, nhiều ý nghĩa hơn. Bảy hoa sen tượng trưng cho thất chúng, cũng có thể hiểu là ba thời và bốn phương, điều ấy muốn thể hiện Phật có khắp đông, tây, nam, bắc và có ở cả quá khứ, hiện tại, vị lai. Khi đức Thế Tôn giơ cành hoa sen lên, pháp hội thánh chúng ngơ ngác không hiểu gì, chỉ có mỗi ngài Ca Diếp thoáng cười mỉn và đức Phật truyền trao phó chúc cho ngài. Hoa sen lúc này tượng trưng cho chánh pháp nhãn tạng của Như Lai. Ngài Ca Diếp hiểu được ẩn ý của Phật nên được phó chúc là thế. Hoa sen được dùng trang trí sâu rộng trong đạo Phật, trong nghệ thuật Phật giáo…

 Chúng ta thường thấy tôn tượng hay tranh vẽ đức bổn sư Thích Ca mâu Ni thường ngồi dưới cội bồ đề, thật sự chẳng có cây nào là cây bồ đề cả. Sa môn Cù Đàm ngồi thiền suốt bốn mươi chín ngày cho đến thành chánh đẳng chánh giác, cái cội cây ấy cũng nhờ thế mà được gọi là cây bồ đề. Bồ đề là tiếng Phạn, có nghĩa là giác ngộ. Hữu tình chúng sanh mới có thể giác ngộ, vô tình chúng sanh không thể. Một khi chánh báo chuyển thì y báo chuyển theo, chánh báo là chính con người ấy, hữu tình chúng sanh ấy, y báo là hoàn cảnh nhân sự, vật chất chung quanh. Đức Phật là một hữu tình chúng sanh đã giác ngộ, nhờ đó mà cái cội cây ấy được gọi theo là bồ đề.

 Cụm từ  Sư tử hống”, “toà sư tử” thường lập đi lập laị trong kinh điển cũng như trong lời nói hàng ngày nơi cửa Phật. Sư tử là vua trong loài thú, một khi nó rống lên thì chim muông thú rừng kinh sợ mà im lặng và không dám cử động. Đức Phật thuyết pháp được ví như sư tử hống. Phật thuyết pháp làm cho trời người ba cõi hoan hỷ nhưng ma vương và ngoại đạo phải kinh sợ, không dám tự tung tự tác. Lời thuyết pháp là sư tử hống, chỗ Phật ngồi là toà sư tử.

 Biểu tượng chữ vạn thường thấy trên ngực các pho tượng Phật, được dùng trang trí trên nóc điện, cổng, ô gió và rất nhiều nơi trong chùa chiền, đền tháp, kinh sách… Chữ vạn có ý nghĩa là cát tường, thanh tịnh, tròn đầy công đức… là một trong ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp của đức Phật. Trong kinh tạng Pali của Phật giáo nguyên thủy thì không có đề cập đến chữ vạn. Chữ vạn vốn là chữ Swaskati (Phạn ngữ)xuất phát từ Ân Độ giáo và cũng có nhiều trong các nền văn minh Ấn- Âu. Biểu tượng chữ vạn ở Việt Nam hay các nước châu Á khác thì không có vấn đề gì, nhưng khi sử dụng chữ vạn ở Âu - Mỹ thì cần tế nhị một chút, đã từng xảy ra sự xô xát giữa sinh viên Phật tử Thái và sinh viên Do Thái. Nhiều người Âu - Mỹ - Do Thái không biết cái ý nghĩa của chữ vạn Swaskati, họ lầm lẫn với biểu tượng thập ngoặc của Đức Quốc Xã.
 

 Lá cờ Phật giáo xuất hiện khá muộn so với quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo. Lần đầu tiên xuất hiện ở Colombo (Sri Lanka) năm 1885. Sau đó ông Henry Steel Olcott, là đaị ý hải quân Mỹ, ông đến Tích Lan để nghiên cứu Phật học và đã đề xuất thay đổi và cho ra lá cờ ngũ sắc mà chúng ta thấy hiện nay. Tại đaị hội Phật giáo quốc tế năm 1950 ở Tích Lan đã công nhận  lá cờ ngũ sắc làm cờ chung cho Phật giáo quốc tế. Năm màu của lá cờ tượng trưng cho ngũ căn, ngũ lực (Phật giáo Nhật thì quan niệm năm màu ấy tượng cho ngũ trí Như Lai). Màu trắng là tín, màu đỏ là tấn, màu vàng là niệm, màu xanh là định, màu cam là huệ. Giải màu hỗn hợp thì tượng trưng cho sự đoàn kết và thống nhất của Phật giáo toàn thế giới. 

 Trong Phật giáo thường dùng hình tượng sư tử hay voi để trang trí, voi và sư tử cũng là biểu tượng thông dụng. Bà Ma gia phu nhân nằm mơ thấy voi trắng sáu ngà từ cung trời Đâu Suất đi xuống và vào hông phải của bà. Đó là điềm báo sanh thanh nhân, sáu ngà voi trắng tượng trưng cho lục độ ba la mật vậy. Tượng Bồ tát Phổ Hiển cỡi voi, bồ tát Văn Thù cỡi sư tử. Ấy là biểu trưng của nghệ thuật, thật sự các ngài chẳng cỡi voi hay sư tử chi cả. Voi to lớn vững vàng, trầm tĩnh, từng bước đi chắc chắn… tượng trưng cho đaị định. Sư tử vô cùng oai phong dõng mãnh, một khi nó cất tiếng rống thì muôn loài im bặt, sư tử tượng trưng cho sự tinh tấn dõng mãnh vậy. Tượng ngài Phổ Hiền cỡi voi nhằm thể hiện sự đaị định, đức hạnh. Tượng ngài Văn Thù cỡi sư tử  cầm thanh gươm trí huệ tượng trưng cho sự dũng mãnh và tinh tấn, dùng trí huệ để phá phiền não vô minh. 

 Phật tử chúng ta dù là theo Bắc Truyền hay Nam truyền cũng đều quen thuộc với hình ảnh đức Quán Thế Âm bồ tát cầm nhành dương liễu rưới nước cam lộ. Phật tử các nước Việt, Trung, Hàn, Nhật đều cung kính và xem đức Quán Thế Âm như mẹ hiền, dùng nhành dương liễu rưới nước cam lộ để dập tắt lửa phiền não, để cứu khổ ban vui. Nhành dương liễu có ý nghĩa nhẫn nhục, uyển chuyển. Bình Cam lộ còn gọi là tịnh bình tượng trưng cho sự thanh tịnh giới đức, nguồn an lạc vô biên, lòng từ vô hạn. Cũng có người đọc kinh và sanh thắc mắc:” Rốt cuộc bồ tát Quán Thế Âm là nam hay nữ?”. Bồ tát vốn vô tướng, không có một tướng nhất định, tùy tâm niệm chúng sanh mà hiện tướng. Ta có thể thấy Quán Thế Âm bồ tát có bốn tay, sáu tay, tám tay, ngàn mắt ngàn tay… Đó đều là ý nghĩa biểu trưng, các cánh tay trượng trưng cho năng lực, hành động, không gì mà không thể. Các con mắt tượng trưng cho sự soi xét thấu đáo những nỗi phiền não khổ đau của chúng sanh. Vô tri vô sở bất tri, vô năng vô sở bất năng.



 Phật giáo Nam truyền ở Campuchia, Lào, Tháiland, Myanmar, miền Tây Nam bộ Việt Nam, Champa xưa… thuờng tạc tượng hay vẽ tranh đức Phật ngồi trong lòng rắn thần Naga, những cái đầu của nó vươn cao và xoè ra như cái lọng để che mưa nắng cho đức Phật. Theo truyền thuyết thì Naga đã che chở mưa nắng giông tố cho đức Phật trong bốn mươi chín ngày thiền định dưới cội cây. Rắn thần Naga và chim thần Garuda vốn là anh em cùng cha khác mẹ trong sử thi Mahabharata. Ban đầu rắn thần Naga  được sử dụng trong Hindu giáo nhưng dần dần được dùng trong Phật giáo như là vị thần hộ pháp.

 Nếu hoa sen là biểu tượng được sử dụng nhiều nhất trong Phật giáo thì bánh xe pháp có lẽ là đứng hàng thứ hai. Tuy là hàng thứ hai nhưng ý nghĩa còn quan trọng hơn biểu tượng hoa sen. Bánh xe pháp là tượng trưng cho giáo pháp của Thế Tôn. Bánh xe pháp được in trên kinh sách, tạc vào tường, bệ thờ, trên mái chùa… Bánh xe pháp tượng trưng cho sự thường chuyển của Phật pháp. Phật pháp cũng như muôn sự vật, sự việc của sơn hà đaị địa phải luôn luôn chuyển, chuyển là động, là sanh; không chuyển thì là hoaị, là chết. Phật pháp thượng trụ khắp mười phương ba đời, luôn chuyển khắp ba cõi. Bánh xe pháp có thể có tám căm, mười hai căm hoặc ngàn căm… Bánh xe pháp tượng trưng cho tứ thánh đế, bát thánh đạo…Người Tây Tạng, Nepal chế ra luân xa cầm tay, họ xoay không ngừng dù là tụng kinh, niệm chú, hành thiền, kể cả nghỉ ngơi… luân xa cầm tay quay không ngừng để cho Phật pháp thường chuyển, để lời kinh, lời cầu nguyện tỏa ra trong trời đất. Bánh xe pháp tượng trưng cho giáo lý của Phật đà, có công năng đưa người từ mê đến giác, từ vô minh đến quang minh, từ địa ngục đến niết bàn… laị bánh xe pháp có thể nghiền nát mê lầm, phiền não. Bánh xe pháp luôn tiến về trước…Hình tượng bánh xe pháp có rất sớm, cụ thể trên những phế tích từ thời vua Asoka đã có. Ngày nay bánh xe pháp được trân trọng trên lá cờ của nước Ấn Độ.
 

 Trong các món pháp khí của Phật giáo, cây tích trượng thường được các thiền sư sử dụng, vừa là cây gậy vừa là vật giúp khai ngộ cho không ít trường hợp. Thiền sử kể thiền sư Lâm Tế thường dùng gậy với những chiêu: đả, hát, bổng đã khai ngộ cho nhiều đệ tử và hành giả. Cây tích trượng có ba bộ phận và mười hai cái khoen ( tượng trưng cho thập nhị nhân duyên). Những nhà sư khất thực dùng nó để đi đường, những cái khoen phát tiếng kêu làm cho súc sanh dưới đất biết mà tránh khỏi bước chân của các nhà sư, laị cũng để báo cho đàn na tín thí biết có nhà sư đến khất thực ở trước nhà mình. Tích trượng có tiếng Phạn là Khakhala, nghĩa là gậy đức hạnh và trí tuệ, có thể làm vơi phiền não, làm cho sáng suốt, hết khổ đau. Tích trượng còn là biểu tượng cho cho năng lực sức mạnh của chánh pháp. Hình tượng ngài Địa Tạng bồ tát dùng tích trượng để mở địa ngục, phá địa ngục. Cầm tích trượng còn biểu thị chánh pháp phải hiểu tường tận thấu đáo, phải thực hành đúng như lời Phật dạy. Địa Tạng là đất tâm, dùng tích trượng là sức mạnh chánh pháp để mở cửa địa ngục cũng chính là khai mở cái tâm vọng, cái tâm mê mờ, cái vô minh. Các vị hoà thượng dùng tích trượng để tăng thêm phần oai nghi mỗi khi thượng đường, laị dùng để dẫn vong trong các đám tang giúp tăng thêm tín tâm, an tâm của tín đồ…

 Bình bát là vật dụng không thể thiếu đối với các tu sĩ Nam tông, nguyên thủy hay phái khất sĩ. Bình bát dùng thâu nhận thức ăn cúng dường của tín thí, có thể xem như ruộng phước cho mọi người, vừa là cơ duyên để giáo hoá… Bình bát nêu gương sống phạm hạnh, tam y nhất bát, đoạn trừ kiêu căng và ngã mạn, tránh xa hai thái cực hưởng thụ và khổ hạnh, đoạn trừ lòng tham tích chứa cất giữ… 

 Phướn là một loại cờ, may bằng gấm, vải… có thể năm màu, trên ấy thêu tên Phật hay bồ tát, cũng có thể là câu thần chú hay câu kinh… treo phướn tượng trưng cho sự oai nghiêm của đức Phật, có nhiều tích giải thích khác nhau nhưng điều ấy không quan trọng, chính yếu là mình nhìn cờ phướn thì tín tâm tăng trưởng, lòng cung kính cũng rất mực, nhìn thấy phướn trong chánh điện như nhìn thấy Phật. Ngoài sân thì chỉ treo phướn vào những ngày lễ lớn, những sự kiện trong Phật giáo…Liên quan đến lá phướn, có một giai thoại thật hay. Năm ấy khi lục tổ Huệ Năng đến chùa Pháp Tính của ngài Ấn Tông, Huệ Năng ( lúc này vẫn còn thân phận cư sĩ ) vô tình chứng kiến hai vị tăng đang bàn cãi: “phướn động hay gió động”, ngài bảo:” Chẳng phải phướn động, cũng chẳng phải gió động mà tâm nhân giả động”. Giai thoại này trở thành một điển tích hay và đầy ý nghĩa trong thiền sử Bắc tông.

 Tràng thì may bằng vải, hình dạng giống như cái ống gió. Ngày xưa khi khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, việc thông báo truyền tin vô cùng hạn hẹp. Mỗi khi có pháp hội thì nhà chùa hay đạo tràng sẽ kéo tràng lên, ý nghĩa là cho biết ở đó sẽ có pháp hội hoặc có những sự kiện gì đấy trong đạo tràng…

Những biểu tượng trong đạo phật còn nhiều lắm,  những ý nghĩa hay ẩn ý cũng rất nhiều, có lẽ dành cho bài viết sau. Giờ xin nói thêm chút ít về ý nghĩa của việc dâng hương đăng hoa quả cúng dường. Việc dâng hoa quả là thể hiện tâm thành của mình, không phải dâng để Phật, bồ tát hưởng. Chư Phật cần gì đến hoa quả, hoa là tượng trưng cho nhân, quả là cái quả, nhân nào thì quả nấy, gieo nhân sẽ gặt quả. Hương, trầm là tượng trưng cho ngũ phần hương: giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến…Ngọn đèn tượng trưng cho quang minh, ánh sánh, trí huệ… dùng trí huệ phá vô minh, dùng trí huệ để phá mê mờ phiền não. Đạo Phật là đạo của trí huệ, không dụng cảm tình hay sự mơ hồ mê tín. Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, ai ăn nấy no, ai uống thuốc người ấy hết bệnh… 

Tóm laị việc dâng hương đăng hoa quả là biểu hiện lòng thành kính, là lễ nghi, là xưng dương, là thực hiện các pháp lành… Mình phải hiểu chút chút thì mình mới có thể tu học Phật. Tu mà không học là đi mà không biết đi đâu, đi như thế nào và sẽ về đâu.Học mà không tu thì chỉ như cái đãy sách, miệng nói thao thao mà chẳng chịu đi, bệnh cũng chẳng hết. Mình đọc kinh sách, niệm Phật, ngồi thiền… để ba nghiệp thanh tịnh, để hiểu nghĩa lý kinh sách và lời Phật dạy, để phân biệt chánh tà. Đạo Phật có mặt ở thế gian này đã hai mươi lăm thế kỷ rồi, tuy có lúc thịnh suy. Đạo Phật truyền đến đâu thì thích ứng với văn hoá địa phương và căn cơ của cư dân ở đấy. Cứ đến mỗi địa phương với nền văn hoá khác nhau thì laị bổ sung thêm những sắc thái mới, có thêm biểu tượng mới. Tuy nhiên cái cốt lõi của đạo Phật thì không thay đổi, cho dù đó là dòng Bắc truyền, Nam truyền, nguyên thủy hay mật tông… Đạo Phật vẫn duy nhất một vị giải thoát, một mục đích duy nhất thức tỉnh và giác ngộ chúng sanh. Hai mươi lăm thế kỷ quả là dài so với một đời người nhưng chẳng là bao so với dòng thời gian vô thủy vô chung. Giáo pháp của Thế Tôn vẫn tồn tại cho đến khi có một vị Phật khác ra đời. Pháp Phật vẫn thường chuyển suốt quá khứ, hiện tại và vị lai, vẫn thường chuyển trong khắp mười phương hư không. 


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 11/2020



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sáng nay, ngày 28 tháng Ba, nhà thơ Viên Linh đã bỏ cuộc nhân sinh từ giã chúng ta vào lúc 11:11 giờ sáng, tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Việt Báo nhận được tin từ bà Dương Nghiễm Mậu, theo tin từ bà Thúy Diệm nhắn. Tin này cũng đã được gia đình và thân hữu xác nhận. Được biết, từ đầu tuần, hôm thứ Hai, Viên Linh đã hôn mê và được chuyển vào hospice, với thân nhân bên cạnh chăm sóc vào những ngày cuối đời.
Hôm nay là ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Francis trông sức khỏe có vẻ ổn định khi ngài bắt đầu bốn ngày đầy sự kiện căng thẳng dẫn đến Lễ Phục sinh, và tái lập lời thề thụ phong vào ngày Giáo hội Công giáo La Mã đánh dấu ngày Chúa Jesus thành lập chức linh mục vào đêm trước khi bị đóng đinh.
Một tòa kháng án Hoa Kỳ đã quyết định tạm ngưng thực thi một dự luật được Đảng Cộng Hòa hậu thuẫn ở Texas, cho phép các cơ quan thực thi pháp luật của tiểu bang bắt giữ những người bị nghi ngờ là di dân vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden lập luận rằng việc thực thi dự luật này là can thiệp vào quyền lực của chính phủ liên bang, theo Reuters.
Cựu TNS Joe Lieberman, từng là ứng viên Phó Tổng Thống của Đảng Dân Chủ năm 2000, đã từ trần vào chiều thứ Tư (27/3), thọ 82 tuổi, theo Reuters.
Phân ưu: Nhận được tin Anh TRẦN VỊNH từng là cựu học sinh tại các trường tiểu, trung học tại Ban Mê Thuộc, cũng là CSV/QGHC DS 11 và Cựu CH 8 KT đã từ trần ngày 20 tháng 3 năm 2024 tại San Diego, Californai Hưởng Thọ 83 tuổi. Tang lễ sẽ cử hành ngày 29 tháng 3 năm 2024 lúc 12 giờ trưa tại Garden Crematory, số 1835 S. Lewis Street, Anaheim, CA 92805. Chúng tôi một nhóm thân hữu gồm đồng môn, đồng sự, đồng hương... xin thành thật chia buồn cùng tang quyến. Xin nguyện cho hương hồn anh, một người con ưu tú của đất nước, đã luôn sống đẹp với người, với đời, và với quốc gia dân tộc sớm được về nơi cửa Phật để hưởng Niết bàn miên viễn.
Thái Lan trên đà trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên công nhận hôn nhân bình đẳng. Hạ viện đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hôn nhân đồng giới với tỷ lệ áp đảo, với 400 người ủng hộ việc thông qua và chỉ 10 người phản đối trong lần đọc cuối cùng vào thứ Tư. Nếu dự luật có hiệu lực, Thái Lan sẽ là quốc gia châu Á thứ ba hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Theo các hình ảnh mà Financial Times được Viện Quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) chia sẻ, Ít nhất 5 tàu chở dầu của Bắc Hàn đã di chuyển để thu gom các sản phẩm dầu từ cảng Vostochny ở vùng Viễn Đông của Nga.
Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ đã ra dấu hiệu sẽ không hạn chế quyền tiếp cận thuốc phá thai Mifepristone, vì các thẩm phán tỏ thái độ hoài nghi rằng các nhóm chống phá thai và các bác sĩ đệ đơn kiện loại thuốc này không có đủ tư cách pháp lý cần thiết để tiếp tục vụ kiện, theo Reuters.
PHÂN ƯU: Nhận được tin buồn: Ông TRẦN VỊNH Sinh ngày 8 tháng 10 năm 1941 tại Thủ Dầu Một, Việt Nam. Đã từ trần ngày 20 tháng 3 năm 2024 tại San Diego, California. Hưởng thọ 83 tuổi Xin thành thật chia buồn cùng tang quyến, Nguyện cầu hương linh Ông TRẦN VỊNH sớm tiêu diêu miền cực lạc. ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU: Phạm Việt Cường, Nguyễn Kim Chi, Phan Tấn Hải, Nguyễn Hương, Nguyễn Diệu Liên Hương, Nguyễn Khắc Hiếu, Phạm Kim Khải, Nguyễn Khiết, Thập Lang, Trần Việt Long, Trương Đình Luân, Thân Trọng Mẫn, Đỗ Thái Nhiên, Hoàng Chính Nghĩa, Hoàng Khởi Phong, Hà Khắc Quỳnh, Hà Thế Ruyệt, Nguyễn Văn Sâm, Đỗ Hữu Tài, Trịnh Y Thư, Tư Đồ Tuệ, Nguyễn Bá Tùng, Khánh Trường, Nguyễn Tiến Văn, Trương Vũ.
Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski (Cộng Hòa, Alaska) kinh ngạc trước khả năng ra tranh cử của cựu Tổng Thống Donald Trump và đường lối của đảng của bà, vừa tuyên bố với CNN trong một cuộc phỏng vấn truyền hình phổ biến trên cách đây hai ngày rằng bà sẽ không loại trừ việc rời khỏi Đảng Cộng Hòa. Là một đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu ở Alaska và là một trong bảy đảng viên Cộng Hòa đã bỏ phiếu kết tội Trump trong phiên tòa luận tội lần thứ hai sau hậu quả của ngày 6-1-2021, Murkowski nói rằng bà đã xong việc với cựu tổng thống và nói rằng bà "tuyệt đối” sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy.
Một phần lớn của cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã bị sập sau khi một chiếc tàu lớn va chạm vào lúc 1:30 giờ sáng Thứ Ba, và nhiều xe đang chạy trên cầu rơi xuống nước. Nhà chức trách đang cố gắng giải cứu ít nhất 7 người. Một tàu lớn đâm vào cầu, bốc cháy trước khi chìm khiến nhiều xe rơi xuống sông Patapsco, theo video đăng trên X.
Các viên chức Hoa Kỳ và Anh đã đệ đơn tố cáo, áp đặt các biện pháp trừng phạt lên một số đối tượng, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh đã thực hiện một chiến dịch gián điệp mạng quy mô lớn, được cho là đã ảnh hưởng đến hàng triệu người, bao gồm các nhà lập pháp, học giả và nhà báo cũng như các công ty, kể cả các nhà thầu quốc phòng, theo Reuters.
Ngày 20/3/2024, Neuralink, công ty của Elon Musk, đã tiết lộ về danh tính của người đầu tiên được cấy chip não – và chàng trai trẻ này tỏ ra vô cùng biết ơn công nghệ “mang lại thay đổi lớn lao cho cuộc sống.”
Mối quan hệ giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã rơi xuống mức thấp nhất sau khi Hoa Kỳ bỏ phiếu trắng, cho phép thông qua nghị quyết ngừng bắn ở Gaza tại Liên Hiệp Quốc; quyết định này đã bị nhà lãnh đạo Israel chỉ trích gay gắt, theo Reuters.
Hai giải xổ số khổng lồ, một sẽ xổ vào đêm nay và một sẽ xổ vào đêm mai. Không ai trúng giải độc đắc Mega Millions hoặc Powerball trong các kỳ quay gần đây nhất của hai giải xổ số này và tổng số tiền cộng lại hiện ở mức gần 2 tỷ USD. NBC News đưa tin giải độc đắc Mega Millions đã tăng lên 1,1 tỷ USD và Powerball lên 800 triệu USD.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.