Hôm nay,  

Giới Truyền Thông Mỹ Vs. Cơ Quan Tuyên Truyền Việt Nam

04/12/202009:20:00(Xem: 4387)

Nhiều người Mỹ gốc Việt đã từng sống ở quê hương sau ngày mất nước 30/04/1975 cho rằng một trong những điều đáng quí nhất ở Hoa Kỳ chính là nền tự do báo chí. Kể từ khi CSVN thống trị toàn cõi Việt Nam, toàn bộ các cơ quan truyền thông báo chí trở thành công cụ để tuyên truyền cho chế độ. Sang Mỹ, được đọc báo chí Mỹ với đủ mọi chính kiến, quan điểm đối ngược nhau, đó là điều “mơ không thấy” ở VIệt Nam . Nhiều người Việt gọi báo chí ở Mỹ là “giới truyền thông”, còn ở Việt Nam chỉ là những “cơ quan tuyên truyền nhà nước”.

Ấy vậy mà…

Trong vài năm qua, nhiều người giật mình khi thấy nhiều bạn bè, người quen ủng hộ tổng thống Trump chửi rủa, lên án “giới truyền thông thổ tả Mỹ” một cách thậm tệ. Họ cho rằng đại đa số cơ quan truyền thông Mỹ là dối trá, không khách quan khi đưa tin chống lại tổng thống Trump. Điều này dễ hiểu, vì chính ông Trump nhiều lần tuyên bố báo chí là kẻ thù của nhân dân Mỹ, cho nên người ủng hộ ông cũng tin vậy. Một thí dụ cụ thể như dòng tweet của Trump vào ngày 5 tháng 4 2019: “The press is doing everything within their power to fight the magnificence of the phrase, MAKE AMERICA GREAT AGAIN! They can’t stand the fact that this Administration has done more than virtually any other Administration in its first 2yrs. They are truly the ENEMY OF THE PEOPLE!”.

Những cơ quan truyền thông “fake news” này là ai? Danh sách này dài ra dần sau 4 năm. Ban đầu là CNN, NBC, New York Times… sau đó đến những báo đài có tính trung lập hơn như Wall Street Journal, USA Today, CBS, NPR… rồi đến những cơ quan truyền thông quốc tế như  Reuters, BBC, RFI… Và gần đây nhất, vài ngày sau ngày bầu cử 3 tháng 11, Fox News- đài truyền hình thân Cộng Hòa, được xem là thân cận nhất với ông Trump trong suốt 4 năm làm tổng thống- cũng bị đưa vào danh sách này nốt. Qui luật rất đơn giản: chỉ cần đưa tin bất lợi cho ông Trump là sẽ trở thành… “fake news”, bất kể uy tín và sự tồn tại lâu đời của họ ra sao.

Nhiều người Mỹ gốc Việt đã tự hỏi: đâu là sự khác biệt giữa việc hơn 700 báo đài Việt Nam chỉ đưa tin theo lệnh của nhà cầm quyền cộng sản, và hàng chục cơ quan truyền thông lớn của Mỹ cùng nhau đưa tin chống lại một tổng thống đương quyền?

Cách đây khoảng 20 năm, hình như trong một dịp trả lời phỏng vấn báo nước ngoài về vấn đề Việt Nam không có tự do báo chí, ông Nguyễn Công Khế- tổng biên tập báo Thanh Niên- đã nói đại loại rằng suy cho cùng thì báo chí Mỹ cũng không hoàn toàn tự do, vì họ cũng phải viết theo quan điểm của ông chủ tờ báo, theo định hướng của chủ bút. Đây chỉ là một cách ngụy biện để chữa thẹn cho hệ thống báo đài quốc doanh Việt Nam. Đúng là phóng viên ở Mỹ phải đưa tin theo chủ trương tờ báo của mình. Nhưng ở Mỹ, nhà nước không có quyền định hướng cho các ông chủ tờ báo. Mỗi cơ quan truyền thông là một đơn vị độc lập, có chủ trương riêng. Vấn đề mấu chốt của nền báo chí tư nhân vẫn là lợi nhuận: nếu không có độc giả, các báo đài Mỹ sẽ tự động dẹp tiệm. Ai có làm báo ở Mỹ mới biết, tốn kém lắm chứ chẳng chơi! Để có người xem, có quảng cáo, các cơ quan truyền thông phải cạnh tranh quyết liệt bằng nhiều cách: đưa tin nhanh, đưa tin chính xác, đưa tin hấp dẫn… Quan trọng nhất có lẽ vẫn là uy tín, độ tin cậy, điều này được xác nhận qua tuổi thọ, số lượng người xem của các cơ quan truyền thông Mỹ.

Một nhà báo gốc Việt ở Mỹ cho biết bài học đầu tiên, quan trọng nhất của việc đưa tin tức đó là chọn nguồn tin khả tín. Ở Việt Nam thời đóng cửa, thông tin chỉ có một nguồn duy nhất từ nhà nước, cho nên người dân chỉ đọc tin giả mà không hay biết vì không có nguồn kiểm chứng. Ở Mỹ thì ngược lại, có quá nhiều nguồn tin trong thời đại bùng nổ thông tin trên internet; không biết chọn nguồn thì tờ báo sẽ đưa tin không chính xác, không ai muốn đọc. Dẫn nguồn tin là một qui định quan trọng của báo chí. Điều trớ trêu ở chỗ các nguồn tin được xem là đáng tin cậy trong làng báo gốc Việt đều là những cơ quan truyền thông Mỹ nằm trong danh sách “fake news” của tổng thống Trump kể trên!

Bên cạnh ngành truyền thông chính thống, truyền thông trên mạng xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong thế kỷ 21 ngày nay. Ở Mỹ trước đây chỉ có giới triệu phú, tỷ phú nắm giữ ngành truyền thông báo chí. Nhưng khi các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, Instagram… ra đời để kết nối người với người khắp nơi trên thế giới, thì mỗi cá nhân đều có trở thành một nhà truyền thông. Điều này đã đem đến một lối thoát truyền thông cho người dân ở các xứ sở không có tự do báo chí như Việt Nam. Trong khoảng chục năm gần đây, nhiều nhà hoạt động, đấu tranh dân chủ Việt Nam đã sử dụng Facebook để truyền tin “lề dân” đến với người dân trong và ngoài nước, làm đối trọng với những thông tin một chiều của báo chí “lề đảng”. Đúng là một cuộc cách mạng về truyền thông tại Việt Nam. Đặc điểm của truyền thông mạng xã hội là tin tức phát tán nhanh, nhưng độ tin cậy không cao. Điều này dễ hiểu, vì đa số những cá nhân không có đủ phương tiện để đi đưa tin tại chỗ như phóng viên nhà nước. Họ chủ yếu dựa vào tin truyền khẩu.  Báo chí ở hải ngoại đã có kinh nghiệm về vấn đề này khi đưa tin về các cuộc đấu tranh của người dân trong nước. Nếu không chọn được nguồn tin từ những facebooker khả tín, tin tức sẽ không xác thực.

Tương tự ở cộng đồng gốc Việt ở Mỹ, nhiều kênh truyền thông cá nhân đã mọc lên như nấm trên Facebook, Youtube trong vài năm qua. Một số người làm Youtube để “câu view kiếm tiền”. Một số muốn trở thành nhà báo mà không quá tốn kém chi phí như các cơ quan báo đài truyền thống. Người xem tin tức hiện nay cũng thích xem tin nhanh, tin vắn trên Facebook, Youtube hơn là đọc báo, xem tivi, nghe radio như trước đây, vì dễ dàng thuận tiện hơn nhiều. Nó không xuất phát từ nhu cầu cần “thông tin đối lập” như người dân Việt Nam, bởi vì thông tin đa chiều ở Mỹ là quá nhiều.

Tổng thống Trump và những nhóm ủng hộ ông đã sử dụng rất thành công mạng truyền thông xã hội để chống lại giới báo chí truyền thống. Xem “giới truyền thông là kẻ thù của nhân dân”, họ đã biến mạng xã hội thành nơi truyền bá nhanh chóng, rộng rãi những tin tức có độ tin cậy kém, cần được kiểm chứng. Hơn 80 triệu người theo dõi Twitter của ông Trump là một con số biết nói. Nhiều người Việt ủng hộ  Trump là độc giả trung thành của mạng lưới tin tức này. Trong khoảng một năm qua, đã có không biết bao nhiêu nhà báo có uy tín báo động về tình trạng tin giả, tin dựa trên thuyết âm mưu, tin dựa trên ý kiến cá nhân (opinion) hơn là sự thật (fact) được phát tán trên mạng xã hội tiếng Việt. Những thông tin kiểu này được cung cấp rất dồi dào bởi những lò tin giả, thuyết âm mưu như QAnon (tìm hiểu thêm về Qanon trên RFI https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-x%C3%A3-h%E1%BB%99i/20201202-qanon-dong-minh-trong-bong-toi-cua-donald-trump).  Những nguồn tin bất khả tín này đã được dùng để kiểm chứng, chống lại thông tin của những cơ quan truyền thông lâu đời, uy tín của nước Mỹ!

Nếu bình tâm lại, để xem xét thực hư, người Việt dù ở chính kiến nào cũng có thể đặt câu hỏi: nếu hầu hết những cơ quan truyền thông lớn của Hoa Kỳ (trong đó có cả Fox News) đều nói ngược lại với tổng thống Trump, thì giữa một cá nhân và cả một nền báo chí tự do, ta nên tin ai? Tại sao không có một tổng thống Mỹ nào trước đây- kể cả Dân Chủ và Cộng Hòa- xem giới truyền thông là “kẻ thù của nhân dân”? Có điều gì đó tương đồng giữa tổng thống Trump với lãnh đạo CSVN, những người gọi giới bất đồng chính kiến, giới báo chí tại các nước tự do là “các thế lực thù địch”? Với Fox News, đâu là động lực  để đưa ra những tin tức về kết quả bầu cử bất lợi cho ông Trump, cho dù họ có thể sẽ mất đi một lượng độc giả lớn đang ủng hộ tổng thống?

Trở lại với câu hỏi đâu là sự khác biệt “700 cơ quan tuyên truyền ở Việt Nam” và hàng chục cơ quan truyền thông lớn của Mỹ. Câu trả lời là sự tự do của cả giới truyền thông lẫn người theo dõi. Tự do khiến cho người làm báo có được sự độc lập để tạo quan điểm, uy tín cho riêng mình. Tự do khiến cho người xem có quyền kiểm chứng, lựa chọn thông tin theo sở thích cá nhân, dẫn đến sự tự do về chính kiến của người Mỹ. Và sự khác nhau về chính kiến cá nhân lại được quyết định bởi quyền tự do bầu cử. Chính cử tri mới là người quyết định chính kiến nào sẽ lãnh đạo nước Mỹ, chứ không phải bất kỳ một cá nhân quyền lực nào, cho dù đó là tổng thống đương nhiệm. Nền tự do báo chí, tự do bầu cử là những giá trị cốt lõi nhất của Hoa Kỳ, quốc gia lấy tượng Nữ Thần Tự Do làm biểu hiện cho lý tưởng cao cả của dân tộc mình.

Dân Việt (12/2020)

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Cuộc bầu cử Tổng thống 2024 chỉ còn hơn 6 tháng nữa, để giúp quý độc giả nắm được tình hình bầu cử, Việt Báo sẽ thường xuyên cập nhật các bài phân tích đáng tin cậy từ những nguồn thông tin uy tín. Các bài phân tích này dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc phỏng vấn với các chiến dịch và chiến lược gia, báo cáo, hoạt động của các chiến dịch, cũng như các khuynh hướng lịch sử và nhân khẩu học.
Thứ Năm (25/4), Đại học Nam California (University of Southern California, USC) cho biết sẽ hủy lễ tốt nghiệp ra trường năm nay, một tuần sau khi thông báo hủy bài phát biểu của thủ khoa khóa 2024 – một nữ sinh viên gốc Hồi Giáo, theo Reuters.
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.