Hôm nay,  

Covid-19 Có Thể Làm Tăng Nguy Cơ Mất Trí Nhớ Và Giảm Nhận Thức?

14/08/202000:00:00(Xem: 2397)
 
Covid co phai lam tang nguy co mat tri nho 01
Não bộ con người.(www.pixabay.com)

Vì Covid-19 là loại dịch bệnh còn rất mới đối với loài người, nên việc nghiên cứu các tác động, cách ngăn ngừa và điều trị đã được các nhà nghiên cứu khoa học không ngừng làm việc trong nhiều tháng qua. Trong chiều hướng đó, Phó Giáo Sư Về Tâm Lý tại Đại Học Michigan là Natalie C. Tronson đã có bài nghiên cứu được đăng trên trang mạng www.theconversation.com hôm 7 tháng 8 năm 2020 về câu hỏi phải chăng Covid-19 có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và giảm nhận thức nơi những người bị bệnh. Việt Báo xin đăng bản dịch Việt của Thụy Âm để cống hiến cho độc giả tường lãm.

 

*******

 

Trong tất cả cách đáng sợ mà vi khuẩn SARS-COV-2 ảnh hưởng cơ thể, một trong những cách ngấm ngầm là ảnh hưởng của Covid-19 lên não bộ.

Hiện nay đã rõ rằng nhiều bệnh nhân đau khổ vì Covid-19 có các triệu chứng thần kinh, từ việc mất khứu giác, mê sảng, đến gia tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Cũng có nhiều hậu quả kéo dài đối với não bộ, gồm triệu chứng viêm não tủy/mỏi mệt kinh niên và triệu chứng Guillain-Barre [tình trạng yếu cơ bắp khởi phát nhanh do hệ thống miễn dịch làm tổn thương hệ thần kinh ngoại vi.

Những ảnh hưởng này có thể được gây ra bởi nhiễm vi khuẩn trực tiếp của tế bào não. Nhưng ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy các hành động gián tiếp khác được kích thích thông qua việc nhiễm vi khuẩn của các tế bào biểu mô và hệ thống tim mạch, hay thông qua hệ thống miễn nhiễm và viêm, góp phần là thay đổi thần kinh lâu dài sau Covid-19.

Tôi là chuyên gia về khoa học thần kinh trong cách trí nhớ được hình thành, vai trò của các tế bào miễn nhiễm trong não bộ và cách trí nhớ liên tục bị gián đoạn sau cơn bệnh và sự kích thích miễn dịch. Khi tôi nghiên cứu các tài liệu khoa học mới ra, câu hỏi của tôi là: Có phải làn sóng mất trí nhớ, giảm nhận thức và nguyên nhân mất trí trong tương lai có liên quan đến Covid-19?
 
Hệ thống miễn nhiễm và não bộ
 
Đa phần của những hệ thống mà chúng ta quy cho sự truyền nhiễm thực sự là vì sự phản ứng bảo vệ của hệ thống miễn nhiễm. Sổ mũi trong lúc cảm thì không phải là ảnh hưởng trực tiếp của vi khuẩn, nhưng là kết quả của sự phản ứng của hệ thống miễn nhiễm đối với vi khuẩn cảm. Điều này cũng là thật khi nói đến việc cảm thấy không khỏe. Khó chịu, mỏi mệt, cúm và xa lánh xã hội được gây ra bởi sự kích hoạt của các tế bào miễn nhiễm đặc biệt trong não, được gọi là các tế bào thần kinh miễn nhiễm, và các dấu hiệu trong não.

Những thay đổi này trong não và hành vi, dù làm phiền cuộc sống hàng ngày của chúng ta, là thích nghi cao và có lợi vô cùng. Qua việc nghỉ ngơi, bạn cho phép sự phản ứng miễn nhiễm đòi hỏi năng lực để làm công việc của nó. Sốt làm cơ thể ít thích nghi với vi khuẩn hơn và gia tăng hiệu quả của hệ thống miễn nhiễm. Xa lánh xã hội có thể giúp làm giảm sự lây lan của vi khuẩn.

Cộng với việc thay đổi hành vi và việc điều chỉnh phản ứng sinh lý trong lúc bệnh, hệ thống miễn nhiễm đặc biệt trong não bộ cũng đóng nhiều vai trò khác. Gần đây đã trở nên rõ ràng rằng các tế bào thần kinh miễn nhiễm trụ ở những nối kết giữa các tế bào não (khớp thần kinh), cung cấp năng lực và số lượng nhỏ các tín hiệu viêm, là chủ yếu cho sự hình thành trí nhớ bình thường.

Không may, điều này cũng cung cấp cách mà trong đó các bệnh như Covid-19 có thể gây ra các hệ thống thần kinh cấp tính và các vấn đề tồn đọng lâu dài trong não.

Trong lúc bệnh và viêm, các tế bào miễn nhiễm đặc biệt trong não trở thành năng động, tung ra nhiều dấu hiệu viêm, và điều chỉnh cách chúng tương thông với các tế bào thần kinh. Đối với một loại tế bào, microglia, điều này có nghĩa là thay đổi hình dạng, rút các cánh tay khẳng khiu và trở thành các tế bào di động lông bông, bao bọc các mầm bệnh tiềm ẩn hay các mảnh vụn tế bào trên đường đi của chúng. Nhưng trong việc làm như thế, chúng cũng tiêu diệt và ăn mất những nối kết thần kinh rất quan trọng cho việc cất giữ trí nhớ.

Một loại tế bào thần kinh miễn nhiễm khác được gọi là tế bào hình sao, thường quấn chung quanh nối kết giữa tế bào thần kinh trong lúc kích hoạt do bệnh và quăng bỏ các dấu hiệu viêm lên các điểm nối kết này, ảnh hưởng đến việc ngăn chận những thay đổi trong các nối kết giữa các tế bào thần kinh chứa cất các ký ức.

Bởi vì Covid-19 liên quan tới việc tung ra nhiều dấu hiệu viêm, ảnh hưởng của bệnh này lên trí nhớ thì đặc biệt lôi cuốn tôi. Đó là bởi vì có những ảnh hưởng ngắn hạn lên việc nhận thức (mê sảng), và khả năng đối với những thay đổi lâu dài trong trí nhớ, sự chú ý và nhận thức.  Cũng có nguy cơ gia tăng đối với sự sút giảm nhận thức và mất trí, gồm bệnh Alzheimer’s, trong thời kỳ tuổi già.

Covid co phai lam tang nguy co mat tri nho 02
Hệ thống tế bào thần kinh trong não bộ con người.(www.pixabay.com)
 
Nhiễm trùng ảnh hưởng lâu dài đến trí nhớ ra sao?
 
Nếu sự kích hoạt của các tế bào thần kinh miễn nhiễm bị hạn chế đối với khoảng thời gian bệnh, thì sự viêm nhiễm có thể gây ra giảm trí nhớ lâu dài hay gia tăng nguy cơ sút giảm nhận thức như thế nào?

Cả não bộ và hệ thống miễn nhiễm đều đã phát triển đặc biệt để thay đổi như một hệ quả của kinh nghiệm, để vô hiệu hóa sự nguy hiểm và tối đa hóa sự sống còn. Trong não bộ, những thay đổi trong các nối kết giữa các tế bào thần kinh cho phép chúng ta cất giữ các ký ức và thay đổi nhanh chóng hành vi để thoát khỏi đe dọa, hay tìm kiếm thực phẩm hay các cơ hội xã hội. Hệ thống miễn nhiễm đã phát triển để làm tốt sự phản ứng với viêm và sản xuất kháng thể chống lại những mầm bệnh đã gặp trước đó.

Tuy nhiên những thay đổi lâu dài trong não bộ sau cơn bệnh cũng gắn kết với nguy cơ gia tăng đối với sự sút giảm nhận thức liên quan đến tuổi già và bệnh Alzheimer’s. Những hành động gián đoạn và hủy hoại của các tế bào thần kinh miễn nhiễm và việc ra dấu hiệu viêm có thể làm suy yếu vĩnh viễn trí nhớ. Điều này có thể xảy ra thông qua thiệt hại lâu dài đối với các kết nối thần kinh hay chính các tế bào thần kinh và cũng thông qua những thay đổi tinh vi trong cách hoạt động của tế bào thần kinh.

Sự nối kết khả dĩ giữa Covid-19 và những ảnh hưởng dai dẳng trên trí nhớ dựa vào những quan sát của các chứng bệnh khác. Thí dụ, nhiều bệnh nhân là người bình phục từ suy tim hay giải phẫu thông tim báo cáo những suy giảm nhận thức lâu dài đã trở thành dữ dội trong thời gian tuổi già.

Một chứng bệnh lớn khác với biến chứng nhận thức tương tự là nhiễm trùng máu – sự rối loạn chức năng nhiều cơ phận được gây ra bởi sự viêm nhiễm. Trong các mô hình thú vật của những bệnh này, chúng ta cũng thấy những suy yếu trí nhớ, và những thay đổi trong thần kinh miễn nhiễm và chức năng thần kinh kéo dài nhiều tuần và nhiều tháng sau khi bệnh.

Ngay cả việc viêm nhẹ, gồm căng thẳng kinh niên, hiện được thừa nhận như là các yếu tố nguy hiểm đối với việc suy giảm trí nhớ và nhận thức trong tuổi già.

Trong phòng thí nghiệm của chính tôi, tôi và các đồng nghiệp cũng đã quan sát thấy rằng ngay cả không có truyền nhiễm vi trùng hay vi khuẩn, việc kích hoạt tín hiệu viêm trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến những thay đổi lâu dài trong chức năng tế bào thần kinh ở các vùng não bộ liên quan đến trí nhớ và suy giảm trí nhớ.
 
Có phải Covid-19 làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức?
 
Sẽ phải mất nhiều năm trước khi chúng ta biết có phải bị nhiễm Covid-19 gây ra nguy cơ gia tăng suy giảm nhận thức hay bệnh Alzheimer’s. Nhưng nguy cơ này có thể được giảm hay làm dịu bớt qua việc ngăn chận và điều trị Covid-19.

Việc ngăn ngừa và điều trị đều dựa vào khả năng làm giảm bớt sự nghiêm trọng và thời gian của bệnh và nhiễm trùng. Một cách hấp dẫn, nghiên cứu rất mới cho thấy rằng các thuốc chích ngừa thông thường, gồm các thuốc chích ngừa cúm và thuốc chích ngừa viêm phổi, có thể giảm nguy cơ bệnh Alzheimer’s.

Hơn nữa, nhiều phương pháp điều trị mới ra cho Covid-19 là những loại thuốc áp chế sự kích hoạt miễn nhiễm quá mức và tình trạng bị nhiễm. Có khả năng những điều trị này cũng sẽ làm giảm ảnh hưởng của việc nhiễm trùng lên não bộ, và giảm ảnh hưởng lên sức khỏe não bộ lâu dài.

Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống khỏe mạnh lâu dài sau khi đại dịch chấm dứt. Như thế, sẽ là quan trọng để tiếp tục đánh giá các ảnh hưởng của bệnh Covid-19 trong khả năng dễ bị tổn ghương đối với sự sút giảm nhận thức trí nhớ về sau này.

Trong việc làm như thế, các nhà nghiên cứu sẽ có thể có được cái nhìn mới quan trọng về vai trò của sự nhiễm trùng trong suốt cuộc đời đối với sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác. Điều này sẽ giúp cho việc phát triển các chiến lược hữu hiệu hơn cho việc ngăn ngừa và điều trị của những chứng bệnh suy nhược này.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đêm thứ hai của Đại Hội Đảng Cộng Hòa đã bắt đầu, với Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump đọc diễn văn vào buổi tối, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Ba, 25 tháng 8 năm 2020. Đệ nhất phu nhân hy vọng sẽ sử dụng sự nổi tiếng của bà hôm Thứ Ba tại Đại Hội Đảng CH để giúp giải quyết một trong những thách thức lớn nhất mà TT Trump đang đối diện trong tháng 11 – sự mất uy tín rất lớn của ông với khối cử tri phụ nữ.
Vào ngày 25/08, Dân Biểu Liên Bang Harley Rouda (CA-48) đã gởi một lá thư đến thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc. Cùng ký trong lá thư này còn có 6 dân biểu liên bang khác thuộc cả hai đảng Dân Chủ, Cộng Hòa: Alan Lowenthal James, P. McGovern, Juan Vargas, Zoe Lofgren, J. Luis Correa, Maxine Waters.
Cơ Quan Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) hôm Thứ Ba, 25 tháng 8 năm 2020 đã tuyên bố họ sẽ bãi bỏ kế hoạch cho nghỉ không ăn lương hơn 13,000 nhân viên vào tuần tới, ngăn chận tạm thời tình cảnh mà sẽ thúc đẩy tiến trình nạp đơn xin thẻ xanh, giấy phép làm việc, các phúc lợi công dân và di trú Hoa Kỳ khác, theo bản tin của CBS News cho biết hôm Thứ Ba.
Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển (ITLOS) vừa có một thẩm phán mới là đại diện của TQ trong nhiệm kỳ 2020-2029 mà Hoa Kỳ trước đó ví von chẳng khác nào bầu một anh đốt nhà làm điều hành cơ quan cứu hỏa, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 25 tháng 8 năm 2020.
Trong bốn buổi tối diễn ra đại hội, danh sách diễn giả cho mỗi tối sẽ gồm ít nhất một thành viên gia đình Trump - trong số nhiều thành viên đang công tác tại Nhà Trắng hoặc hỗ trợ nỗ lực tái tranh cử của ông. Trump sẽ phát biểu vào tối thứ Năm.
WASHINGTON (VB) --- Hôm Thứ Hai 24/8/2020, Stephen Goss, người trưởng ban phân tích của Sở An Sinh Xã Hội (SSA), gửi một lá thư tới 4 Thượng nghị sĩ liên bang, cảnh báo rằng kế hoạch của Tổng Thống Trump dự kiến xóa bỏ thuế lương (payroll taxes) sẽ xóa sạch tín quỹ An Sinh Xã Hội trong vòng 3 năm. Có nghĩa là Quỹ An Sinh Xã Hội sẽ phá sản năm 2023.
GARDEN GROVE, Calif. (VB) --- Tiền hóa đơn nước trung bình chỉ vài chục đôla/tháng, nhưng lần này một gia đình gốc Việt tại Quận Cam lãnh hóa đơn nhiều ngàn đôla, theo tin từ thông tấn CBSLA.
DOTHAN, Alabama (VB) --- Một người gốc Việt tại thị trấn Dothan, quận Houston, tiểu bang Alabama, bị cáo buộc nhiều tội gian lận sau khi cảnh sát nói ông này tìm cách sử dụng thẻ tín dụng người khác để thực hiện các giao dịch không được phép.
Không có cờ EU nào được nhìn thấy trong các cuộc biểu tình ở Belarus. Tuy nhiên, Moscow nhận thấy nguy cơ Minsk có thể quay lưng lại với Nga với phong trào dân chủ. Điện Kremlin rõ ràng đang định vị chính mình.
Các đảng viên Cộng Hòa đã bày tỏ việc đối phó của Tổng Thống Donald Trump đối với đại dịch vi khuẩn corona như là một thành công to lớn tại Đại Hội Toàn Quốc Đảng Cộng Hòa hôm Thứ Hai, 24 tháng 8 năm 2020, dù đại đa số người Mỹ cảm thấy Tổng Thống và chính phủ của ông đã làm nổ tung cuộc khủng hoảng, theo bản tin của CNN.
Cựu chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa Michael Steele đang tham gia vào Lincoln Project, một nhóm những người Cộng Hòa làm việc để ngăn chận Tổng Thống Donald Trump tái đắc cử, theo bản tin CNN cho biết hôm Thứ Hai, 24 tháng 8 năm 2020.
“Vào giai đoạn này năm ngoái, chúng ta có 42 vụ cháy rừng đã thiêu rụi 56,000 mẫu tây,” theo ông thống đốc cho biết. “Bây giờ, chúng ta có hơn 7,000 vụ cháy thiêu rụi 1.5 triệu mẫu tây.”
Thống đốc tiểu bang Wisconsin đã bố trí Vệ Binh Quốc Gia để giữ “an toàn công cộng” sau khi cảnh sát bắn trọng thương một người đàn ông da đen hôm Chủ Nhật, theo BBC tiếng Anh cho biết hôm Thứ Hai, 24 tháng 8 năm 2020.
Một phụ nữ 20 tuổi, đã được tuyên bố chết vào sáng Chủ Nhật tại Southfield, Michigan, sau khi bị đau tim, đã được đưa tới nhà quàn Detroit, nơi nhân viên phát hiện cô này vẫn còn sống, theo bản tin của Yahoo News cho biết hôm Thứ Hai, 24 tháng 8 năm 2020.
Bán nhà bây giờ cũng khó khăn vì mượn tiền rất khó, 10 người nộp đơn mượn tiền chỉ có một người được mà thôi. Những ngành nghề đang đóng cửa hoặc được mở cửa ngoài trời, không có lợi tức thì nhà băng không cho mượn tiền, người mượn tiền được là đi làm có W2, công chức hoặc tư chức, số người thất nghiệp nhiều, thất nghiệp ở nhà được lợi tức nhiều hơn đi làm, nhưng mà đặc ân này đâu có kéo dài lâu được?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.