Hôm nay,  

Mất Cân Bằng Trong Kinh Tế Toàn Cầu: Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa (Bài 25)

7/17/202016:30:00(View: 13365)

Người viết vốn dị ứng với xã hội chủ nghĩa và cảnh nhà nước lạm dụng quyền lực cho nên nghe đòi mở rộng vai trò của chính quyền để phục vụ xã hội là dán nhãn Mác-Xít theo cách nhìn nhà nước chẳng những không giải quyết mà còn tạo thêm vấn nạn (Government is not the solution to our problem, government is the problem – như Tổng Thống Ronald Reagan phát biểu). Tuy nhiên nghĩ lại thì oan uổng cho thành phần cấp tiến (progressive) khi một số đông trong đó vừa chống tư bản bất công lại chống độc tài cộng sản. Cho nên thiết tưởng cần phân biệt giữa hai mô hình Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa, cọng thêm một khuông mẫu mới là Xã Hội Chủ Nghĩa theo màu sắc Trung Quốc. 


Mô hình Dân Chủ Xã Hội thường được gắn liền với kinh tế gia nổi tiếng John Manyard Keynes. Ông này sống vào đầu thế kỷ 20 nên chứng kiến cảnh Chủ Nghĩa Tư Bản phát triển quá độ dẫn đến chế độ thực dân, bất công xã hội và cuộc Đại Khủng Hoảng 1929. Keynes lại sang Nga nhìn thấy giáo điều Mác-Lenin chà đạp lên quyền tự do cá nhân và làm kiệt quệ nền kinh tế, rồi Đức với sự bùn nổ của tư tưởng Quốc Xã dẫn đến Thế Chiến Thứ Hai thảm khốc. Từ đó Keynes đưa ra giải pháp nhà nước phải đóng vai trò tích cực nhằm ngăn ngừa những quá độ của tư bản, bằng không bất công kinh tế sẽ dẫn đến phẩn nộ và  trào lưu dân túy cùng mầm mống Cộng Sản hay Phát Xít đe doạ hủy diệt quyền tự do cá nhân. Nói cách khác, chính quyền cần mang đến cơ hội đồng đều về kinh tế (economic opportunities – khác với sang bằng giàu nghèo) thì mới bảo vệ được tự do. Nhà nước phải chống độc quyền (monopoly) phát triễn dân sinh (giáo dục, y tế, quyền lợi lao động) tạo điều kiện để mọi người tìm ra được công ăn việc làm tốt (full employment) và chống đỡ nền kinh tế mỗi lần gặp khủng hoảng nhằm giảm thiểu tình trạng bất công và nghèo đói trước khi tâm lý phẫn uất lan tràn. 


Ở Mỹ Tổng Thống Roosevelt đã tiến hành nhiều bước cải cách như phát triển công đoàn và xây dựng mạng lưới an sinh từ sau năm 1929 theo chính sách New Deal để giúp Hoa Kỳ thoát ra Đại Khủng Hoảng. Trong khi đó Âu Châu vẫn còn chế độ thực dân cho nên có thể nói Hoa Kỳ áp dụng mô hình Dân Chủ Xã Hội trước Tây Âu. Nhưng Mỹ là vùng đất mới khai phóng ra đời từ khi dân chúng nổi dậy chống thuế má và sự bảo hộ của vương quốc Anh, do đó người dân Hoa Kỳ có truyền thống độc lập cá nhân (individualism) hoài nghi chính quyền sẽ tước đoạt quyền tự do và tài sản của họ dưới dạng thuế má. Ngược lại Tây Âu sau Thế Chiến Thứ Hai bị chèn ép giữa hai gã khổng lồ Nga và Mỹ nên nhất thiết phải có chính quyền dân chủ đủ mạnh để bảo đảm hoà bình, phục hồi kinh tế và phát triễn dân sinh. Do hoàn cảnh khác biệt này nên từ sau Thế Chiến Thứ Hai Âu Châu phát triễn theo mô hình Dân Chủ Xã Hội trong khi Hoa Kỳ lúc nào cũng bị dằn co giữa vai trò nhà nước lớn hay nhỏ.


Trong khi dân chúng Âu Châu tin vào chính quyền bảo đảm an sinh và quyền tự do cá nhân thì không ít dân chúng Hoa Kỳ chống lại vai trò bành trướng của nhà nước vì họ nghi nghờ sẽ tước đoạt tài sản (qua thuế má) và bóp nghẹt quyền tự do. Cho nên nhiều người Mỹ không phân biệt giữa Dân Chủ Xã Hội hay Xã Hội Chủ Nghĩa, trong cách mạng 1775 họ nổi lên chống “The British are coming” thì nay họ so sánh sự bành trướng của nhà nước giống như “The Communists are coming.”


Tuy nhiên giữa Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa có nhiều khác biệt. Một là dân chủ đa đảng hay độc tài đơn đảng. Thứ nhì nhà nước vẫn phải tôn trọng luật pháp thay vì đứng trên luật pháp. Thứ ba là Tam Quyền Phân Lập. Nền Dân Chủ Xã Hội vẫn tôn trọng quyền tư hữu và kinh doanh tư nhân trong khi nhà nước dùng thuế má để tái phân phối tài sản nhằm giảm bớt giàu nghèo và phát triển dân sinh. Ngược lại trong Xã Hội Chủ Nghĩa không có quyền tư hữu kinh doanh tư nhân, nhà nước nắm trọn của cải và mọi sinh hoạt kinh tế trong nước để chia đều cho mọi người (mà cho đảng viên được nhiều hơn!) 


Xã Hội Chủ Nghĩa theo mô hình Trung Quốc (Việt Nam đang áp dụng) lại là một khuôn mẫu mới. Trước đây tư bản tạo ra của cải (wealth creation) trong khi cộng sản hô hào phân phối của cải (wealth distribution) dẫn đến tình trạng nghèo khó. Nhưng sau khi Liên Bang Xô Viết phá sản thì Đặng Tiểu Bình lập luận mèo trắng mèo đen cũng đều bắt chuột, đảng Cộng Sản tuy vẫn nắm độc quyền lãnh đạo nhưng tính chính danh đặt trên tăng trưởng GDP. Nhà cầm quyền tuy chấp nhận quyền tư hữu và kinh doanh nhưng phải có khả năng điều hành quốc gia tốt (good governance) nhằm tạo ổn định (stability) cho dân giàu nước mạnh. Kết quả nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhảy vọt đưa 1.5 tỷ người ra khỏi ngưỡng cửa nghèo khó trong đó 500-700 triệu người tiến vào giới trung lưu với mức sống và tiêu thụ không kém gì Tây Phương. Trung Quốc tự xem đang ở vào thời đại hoàn kim hơn cả đời nhà Hán. Dân chúng tuy có quyền tư hữu, khu vực kinh tế tư nhân dù được khuyến khích tăng trưởng vô cùng linh động nhưng vẫn đặt dưới sự giám sát trong khi nhà nước tiếp tục sở hữu đất đai, độc quyền lãnh đạo và đưa ra chiến lược công nghệ phát triễn quốc gia. Giữa nhà nước và các tập đoàn chủ lưc (Huawei, Alibaba, v.v…) mập mờ công hay tư.


Nói tóm lại hiện có 3 mô hình của 3 nền kinh tế lớn cạnh tranh lẫn nhau gồm Tư Bản (Hoa Kỳ), Dân Chủ Xã Hội (Tây Âu) và Xã Hội Chủ Nghĩa với màu sắc Trung Quốc. Âu Châu và Trung Quốc sẽ không thay đổi phương thức của mình trừ phi có biến động chính trị, trong khi tại Hoa Kỳ đang có biến động chính trị lớn dằn co quyết liệt giữa hai khuynh hướng Tư Bản và Dân Chủ Xã Hội. Còn lại các nước đang mở mang thì dân chúng thích nếp sống tự do Âu-Mỹ trong khi lãnh đạo lại muốn làm ăn với Trung Quốc để làm giàu và trị dân cho dễ. 

 

Reader's Comment
8/7/202001:38:07
Guest
Trích: “từ sau Thế Chiến Thứ Hai Âu Châu phát triễn theo mô hình Dân Chủ Xã Hội trong khi Hoa Kỳ lúc nào cũng bị dằn co giữa vai trò nhà nước lớn hay nhỏ”. Đây là sự biện luận cực kỳ láo khoét nhất mà ai cũng nhận thấy. Cả Âu châu đều theo tư bản chủ nghĩa. Ngay cả các quốc gia thuộc khối CS Nga cũng theo Tư Bản Chủ Nghĩa sau khi chế độ CNXH sụp đổ. Chả có cái quái gì gọi là Dân Chủ Xã Hội.
Năm xưa tổng thống Pháp Mitterrand cũng dụ dân Tây theo Xã Hội Dân Chủ bằng cách quốc hữu hoá ngân hàng và các nghành công nghệ chính. Kết quả sau 5 năm, nền kinh tế Pháp suy sụp chưa từng thấy, thất nghiệp tràn lan. Cũng may là các nhà chíng trị gia Pháp thấy được nên chống đối nên mới thay đổi lại. Hãy coi bài học của Venezuela mới xảy ra vài năm trước đây để đừng bị mắc vào cái bẫy của những tên đội lốt Dân Chủ Lưu Manh.
Chính chế độ Tư Bản mới có nhiều lợi nhuận để cải thiện xã hội, nâng cao đời sống của giới lao động nghèo khó.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
(TENNESSEE, ngày 11 tháng 6, Reuters) – Bộ trưởng Tư Pháp Tennessee, cùng với tổ chức từng góp phần vào phán quyết của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) cấm ưu tiên sắc tộc trong tuyển sinh đại học, vừa đệ đơn kiện Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ vào hôm Thứ Tư (11/6). Vụ kiện nhằm phản đối một chương trình cấp ngân sách tài trợ cho các trường đại học có số lượng sinh viên gốc Hispanic từ 25% trở lên.
(WASHINGTON, ngày 11 tháng 6, Reuters) – Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh Hoa Kỳ (CDC) đang phục hồi việc làm cho khoảng 450 nhân viên từng bị cho nghỉ trong giai đoạn chính phủ Trump cắt giảm nhân sự hàng loạt tại các cơ quan liên bang. Thông tin này được một viên chức chính phủ xác nhận vào Thứ Tư (11/6).
(WASHINGTON, ngày 10 tháng 6, Reuters) – Theo một ý kiến pháp lý mới từ Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump có quyền bãi bỏ hai khu Di tích quốc gia (National monument) ở California do cựu Tổng thống Joe Biden thành lập (cũng như các khu Di tích do các đời Tổng thống trước đó lập).
(WASHINGTON, ngày 10 tháng 6, Reuters) – Cơ quan cưỡng chế thuế quan và luật di trú (ICE) đang đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội khi đẩy nhanh các chiến dịch truy bắt di dân, với mục tiêu mới lên tới 3,000 vụ mỗi ngày – gấp ba lần so với trước đó.
Chỉ còn ít ngày nữa là tới Ngày Lễ Hiền Phụ (Father's Day) mà toàn dân Hoa Kỳ sẽ cùng nhau sum họp trong gia đình để ăn mừng ngày lễ này. Nên Nhân dịp này, tôi xin thắp một nén hương lòng cầu nguyện lên Đấng Thượng Đế Tối Cao trên trời, ban ơn khôn ngoan cho con cái biết mến yêu, biết hiếu thảo đối với những bậc sinh thành ra mình hiện đang còn sống trên cõi đời phù du này.
WESTMINSTER (Nguyên Giác/Nguyễn Thanh Huy) – Thiền Viện Sùng Nghiêm đã trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật Đản hôm Chủ Nhật 25/5/2025, với nghi thức truyền thống và sự tham dự của nhiều thành phần trong cộng đồng và tứ chúng của Thiền Viện. Hiện diện của quý tu sĩ của Thiền Viện Sùng Nghiêm và quý khách ni có: Ni Sư Chân Thiền, Ni Sư Chân Diệu, Ni Sư Chân Minh, Ni Sư Thanh Liên, Ni Sư Như Như (Quan Âm Tịnh Thất, Westminster), Ni Sư Hạnh Liên (Tịnh Xá Từ Quang, Westminster), Ni Sư Chúc Ngọc (Chùa Trí Nghiêm, Garden Grove), Sư Cô An Liên (Tịnh Xá Ngọc Thanh).
Có một lời Đức Phật nói thường được nhắc tới. Đó là câu, “Ai thấy Pháp, là thấy Ta.” Nghĩa là, thấy Pháp, là thấy Phật. Câu nói này không có nghĩa là, thấy thân xác ngũ uẩn của Đức Phật. Pháp nơi đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa, có thể là lời Đức Phật dạy, là con đường giải thoát, là nhận diện ra vạn pháp vô ngã trong lý nhân duyên, nguyên tắc vận hành của vạn pháp, và cả của thân tâm ta. Như thế, có thể hiểu là pháp vô vi nằm sẵn trong các pháp hữu vi, tức là Niết bàn đã có sẵn trong pháp ấn vô thường của sinh và tử.
- Kaohly Vang Her (Dân Biểu tiểu bang Minnesota): gia đình tôi là di dân lậu từ Cuộc Chiến VN trước khi vào Mỹ và kêu gọi từ tế với di dân - ICE đã bắt hơn 100.000 người từ khi Trump vào Bạch Ốc năm nay. - TNS Dân Chủ John Fetterman: các quan chức Dân chủ sai vì mô tả biểu tình đốt xe ở Los Angeles là ôn hòa.
(WASHINGTON, ngày 9 tháng 6, Reuters) – Một quyết định chưa từng có tiền lệ vừa làm rúng động hệ thống y tế công cộng Hoa Kỳ: Bộ trưởng Y tế Robert F. Kennedy Jr. vừa sa thải toàn bộ 17 thành viên của Ủy ban Cố vấn về Chủng ngừa (ACIP) thuộc Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh (CDC), và đang bổ nhiệm người mới thay thế. Ngay lập tức, hành động này vấp phải phản ứng gay gắt từ các nhà khoa học.
(LOS ANGELES/WASHINGTON, ngày 9 tháng 6, Reuters) – Quân đội Hoa Kỳ sẽ điều khoảng 700 Thủy Quân Lục Chiến đến Los Angeles trong khi chờ lực lượng Vệ Binh Quốc Gia đến tiếp ứng. Đây là bước leo thang mới trong phản ứng của Tổng thống Donald Trump trước các cuộc biểu tình phản đối chính sách di trú cứng rắn của ông.
Trong một cuộc họp báo trên mạng do American Community Media tổ chức, các chuyên gia y tế thảo luận về hậu quả nguy hiểm của những quyết định mới của Bộ Y Tế liên quan đến khuynh hướng chống vaccine; cũng như cắt giảm ngân sách những chương trình y tế công toàn cầu của chính phủ Hoa Kỳ.
- Trump chụp mũ người biểu tình là lãnh tiền, và tục tĩu giễu tên Thống đốc California - Dân gốc Latin hối tiếc vì ủng hộ Trump - Thống đốc California nói sẽ kiện Trump vì tạo ra khủng hoảng, phi pháp (dùng Vệ Binh mà không qua Thống đốc), sẵn sàng để bị bắt. - DB Maxine Waters: Trump là kẻ tàn nhẫn, vô danh dự vì biểu tình không đông, hầu hết ôn hòa, mà đưa 2.000 lính với súng M4 tới.
Vào 2024, số du khách quốc tế tới Mỹ giảm vì đồng dollar mạnh làm du lịch tới đây trở nên đắt đỏ. Nhưng hiện nay nhiều du khách quốc tế không đến Mỹ vì những rủi ro không ngờ tới bắt nguồn tự việc xin visa nhiêu khê hơn, chính sách di trú bất nhất, và vấn đề chính trị.
(HOA KỲ, ngày 8 tháng 6, Reuters) – Tổng thống Donald Trump đã cho lực lượng Vệ binh Quốc gia đến California sau hai ngày diễn ra các cuộc biểu tình (ôn hòa) phản đối chiến dịch bố ráp di dân. Ông cho rằng các cuộc biểu tình này đã cản trở việc thực thi pháp luật liên bang, và là “một kiểu nổi loạn” chống lại chính phủ liên bang.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.