Hôm nay,  

Chiến Tranh Mỹ-Trung Khó Tránh

7/10/202014:58:00(View: 5900)
 
Sự căng thẳng thẳng giữa nước Mỹ và Trung cộng mỗi ngày mỗi gia tăng. Thật vậy, kể từ ngày 25-9-2018, tổng thống Donald Trump đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kêu gọi các nước trên Thế giới: “Chống lại xã hội  chủ nghĩa và những đau khổ do nó đã gây ra cho nhân loại.” Mời xem link: https://youtu.be/q6XXNWC5Koc?t=95
     Từ đấy, khiến cho Trung cộng lo âu phập phồng vì cả Thế giới phê phán chủ nghĩa cộng sản gay gắt.   
   
I- Trung cộng càng ngày càng có nhiều nước thù nghịch:
    1- Ngày 3-1-2017, tổng thống Donald Trump đề cử Robert Lighthizer giữ nhiệm vụ Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ, Thượng Viện Hoa Kỳ đồng thuận vào ngày 11-5-2017. Kinh tế của Trung cộng dùng các công ty quốc doanh ngấm ngầm hỗ trợ các công ty tư nhân để tạo ra sản phẩm nội địa tối đa, rồi thách thức các nền kinh tế thị trường các nước tự do trên Thế giới. Trung cộng dùng những linh kiện điện tử cài đặt vào đồ dùng thiết yếu của người sử dụng để đánh cắp các kỹ thuật tân tiến của Hoa Kỳ và các nước Tây phương. Thế nên, Robert Lighthizer quyết tâm điều tra Trung cộng ăn cắp sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ mà Trung cộng đã ăn cắp hàng năm tới nhiều tỉ đô-la. 
     2- Đài Loan là một hòn đảo ở phía đông nước Tàu, cách tỉnh Phúc Kiến 193 km về phía đông. Diện tích đảo quốc Đài Loan là 35,571 cây số vuông. Dân số Đài Loan vào năm 2019 là 23.756.579 người. Theo Reuters, người đứng đầu cơ quan hành pháp Đài Loan đã phát biểu hôm 5-3-2019: "Trung Quốc liên tục tuyên bố họ sẽ không từ bỏ ý định sáp nhập Đài Loan bằng vũ lực, vì vậy chúng tôi luôn luôn cảnh giác và sẵn sàng một cuộc chiến với Trung cộng."
     3- Trung-Nhật tranh giành chủ quyền quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) và vết thương dai dẳng từ thời quân Nhật chiếm đóng nước Tàu mà người Tàu là một dân tộc đầy lòng tự tôn, luôn luôn hậm hực cho đây là điều sỉ nhục rất lớn?! 
     4- Hai nước Ấn- Trung có chung đường biên giới dài khoảng 4.000 km. Xung đột Ấn-Trung là cuộc chiến tranh chấp biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, đã giao tranh vào ngày 20-10-1962. Ngoài ra, Ấn Độ trao quy chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1959, gây cho hai nước thù nghịch nhau. 
     Gần đây, vào ngày 15-6-2020, binh sĩ hai nước Ấn- Trung đã ẩu đả ác liệt tại thung lũng Galwan, khiến cho ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và 40 binh sĩ Trung cộng tử thương. Hai bên đã đưa đông đảo binh sĩ và khí tài quân sự tới vùng biên giới này. Tạm thời New Delhi và Bắc Kinh đang tiến hành nhiều cuộc đàm phán nhằm giải quyết các tranh chấp.
     5- Hiện nay Nga-Tàu “Bằng mặt mà chẳng bằng lòng”, Nga-Tàu đã xung đột vào cuối năm 1960, dọc theo biên giới dài 4.380 km, khi đấy 658.000 binh sĩ Xô Viết đối đầu với 814.000 quân Trung cộng. Vào ngày 2-3-1969, quân Trung cộng phục kích một đơn vị biên phòng nước Nga gây cho 59 chết và 94 bị thương. Sau đó, Nga pháo kích vào các nơi quân Trung cộng trú đóng tại Mãn Châu và tấn công đảo Damansky/Trân Bảo ngày 15-3-1969, Nga tuyên bố quân Tàu chết 800 người. Thế nên, giữa Nga và Trung cộng chỉ thân thiện bên ngoài.
    6- Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã và đang dựa vào Trung cộng để tồn tại. Có lẽ, độc giả còn nhớ truyện “Tây Du Ký”, nhân vật nổi bật trong truyện là Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không gốc là một “ Khỉ Đột” bị đè 500 năm dưới núi Ngũ Hành Sơn. “Khỉ Đột” không thoát ra được là do “Bùa Lục Tự” có 6 chữ: “An, Ma, Ni, Bác, Di, Hồng”. Khi Đường Tăng Tam Tạng gỡ “Bùa Lục Tự” thì “Khỉ Đột” vùng dậy ra khỏi núi đồ sộ. CSVN còn nguy khốn hơn, vào tháng 2 năm 1999, Giang Trạch Dân của Trung cộng yểm đầu Tổng bí thư CSVN là Lê Khả Phiêu và các đảng viên CSVN bằng “Bùa Thập Lục Tự” (16 chữ vàng) nguy hiểm hơn “Bùa Lục Tự”! Thế nên, CSVN lần lượt cắt nhượng cho Trung cộng: Ngày 30-12-1999, Đảng CSVN đã cắt nhượng khoảng 700 km2 vùng đất biên giới Bắc Việt trong đấy có ải Nam Quan, thác Bản Giốc cho Trung cộng! Ngày 25-12-2000, CSVN cắt nhượng khoảng 11,000 km2 vùng vịnh Bắc Bộ Việt Nam cho Trung cộng! Năm 1958, thủ tướng Bắc Việt là Phạm Văn Đồng đã ký công hàm dâng biển Đông cho Trung cộng! Dù vậy, ngày nay CSVN và ngay cả Rodrigo Duterte là tổng thống của Philippines đã theo Trung cộng lại giật mình vì bị Trung cộng gian tham và lấn lướt?
      II- Sức mạnh quân sự của Mỹ và Trung cộng: 
      Ngày nay, vị thế của Trung cộng trên Thế giới là quốc gia đứng thứ nhì về kinh tế chỉ sau Mỹ nhưng về quân sự thì đứng thứ ba, sau Mỹ và Nga. Quân đội Trung cộng hiện có 2,2 triệu binh sĩ. Quân đội của Mỹ hiện có 1,4 triệu binh sĩ. Tuy nhiên, quân đội của Mỹ kinh nghiệm chiến đấu già dặn hơn vì binh sĩ Mỹ thường xuyên tham chiến như chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1990.         
     Thế nhưng, ngày nay số lượng quân sĩ không còn là yếu tố chính yếu để quyết định thắng bại của trong chiến tranh mà khí tài hiện đại của mỗi bên sẽ quyết định cuộc chiến. Hiện nay các nhà quân sự tiên đoán chiến tranh Mỹ- Trung sẽ xảy ra tại eo biển Đài Loan hay biển Đông. Thế nên, cần tìm hiểu về “Hàng không mẫu hạm” còn gọi là “Tàu sân bay” và “Vũ khí nguyên tử”. 
     Trung cộng có 2 hàng không mẫu hạm, chiếc Liêu Ninh mua của Ukraine và một chiếc do Trung cộng tự đóng, 2 chiếc này một thì quá cũ, một thì kỹ thuật chưa được hoàn hảo! 
     Trong khi đấy, Mỹ đang dẫn đầu thế giới về số hàng không mẫu hạm, tới 10 chiếc hàng không mẫu hạm nguyên tử. Tiêu biểu “Hàng không mẫu hạm” USS Gerald Ford. Trọng tải: 100,000 tấn Anh, có 2 lò phản ứng hạt nhân. Tốc độ: 30 hải lý một giờ (56 km/h; 35 mph). Hàng không Mẫu hạm này giao cho Hải Quân Mỹ vào tháng 2 năm 2016. Giá thành Mẫu hạm USS Gerald Ford là 13 tỷ USD (1). 
     Vũ khí nguyên tử còn gọi là Vũ khí hạt nhân (Nuclear weapon), đây là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt! Hai quả bom nguyên tử thả xuống nước Nhật, trong Thế chiến thứ II, tại Hiroshima ngày 6-8-1945 và Nagasaki ngày 9-8-1945, ước tính trên 200 ngàn người bị chết! Đây là bom loại A, ngày nay dùng loại bom nguyên tử loại H hay bom Hydro tức là loại bom khinh khí, nó có thể tàn phá lớn hơn hàng ngàn lần so với bom nguyên tử loại A. 
     Trung cộng bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân vào năm 1954, do các chuyên gia Liên Xô giúp đỡ. Đến ngày 16-10-1964, Trung cộng thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên bằng uranium. Số lượng vũ khí hạt nhân của Trung cộng không có tiết lộ, tuy nhiên các chuyên gia quân sự quốc tế dự đoán Trung cộng sở hữu khoảng 250 đầu đạn hạt nhân. 
     Hoa Kỳ hiện có khoảng 7.200 vũ khí hạt nhân. Vũ khí nguyên tử của Mỹ ngoài số tồn trữ các nơi, còn lưu động trên 12 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio với 24 tên lửa Trident II trên mỗi tàu. Trên không thì 94 máy bay B-2 và B-52 mang vũ khí hạt nhân, 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III. Thế nên, bất cứ quốc gia nào cũng e ngại dùng bom nguyên tử để đối chọi với Mỹ, vì lẽ nếu nước Mỹ bị bom nguyên tử của đối phương thì các tàu ngầm hạt nhân, các máy bay mang vũ khí hạt nhân ở bên ngoài nước Mỹ (đang lưu động) sẽ đáp trả ngay lập tức vào lãnh thổ kẻ thù tan tành. Cũng xin thưa thêm, những quốc gia hiện nay đã công bố đang sở hữu vũ khí hạt nhân: Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh, Trung cộng, Ấn Độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên.         
     Nước Tàu rộng lớn (9.596.960 km2), đông dân (1,4 tỷ người), với 5 khu tự trị chiếm khoảng 1/2 nước Tàu, gồm có: Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ. Khu tự trị dân tộc Nội Mông Cổ. Khu tự trị dân tộc Tây Tạng. 
     Các “Khu tự trị”: Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng... đã đấu tranh liên tục, bởi sự cai trị hà khắc của nhà cầm quyền Trung cộng, truyền thông đã ghi nhận: “Năm 2002, người Duy Ngô Nhĩ tại Bishket (thủ đô Kyrgyzstan), các thành viên của tổ chức bí mật đã bắn chết viên lãnh sự Tàu cộng ở đấy (2)”. Người Tây Tạng từ đầu năm 2009 đến nay, đã có 150 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối bạo quyền Bắc kinh hủy diệt văn hóa và tôn giáo của họ. Ngoài ra, hiện nay nhà cầm quyền Trung cộng bắt giam cả triệu người Duy Ngô Nhĩ và áp đặt luật “An ninh quốc gia” tại Hồng Kông khiến cho cả Thế giới lên án gay gắt.
     III- Vì sao chiến tranh Mỹ-Trung khó tránh?: 
      Gần đây, có nhiều tiếng nói trong Đảng cộng sản chống lại Tập Cận Bình, ông Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), sau đó ông Chủ tịch Trần Bình (Chen Ping) yêu cầu mở Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng để thảo luận về vấn đề quyền lực của ông Tập Cận Bình có nên tiếp tục hay không? Con trai cả của Đặng Tiểu Bình là ông Đặng Phác Phương đã công bố lá thư gửi “Lưỡng Hội” nêu 15 câu hỏi, chỉ thẳng vào ông Tập Cận Bình. Một giáo sư tại Trường Đảng Trung ương là bà Thái Hà (Cai Xia), có bài phát biểu được ghi âm tại một buổi họp Đảng ủy, bà đã đề nghị nên loại bỏ quyền lực của ông Tập. 
     Từ Trạch Vinh (Xu Zerong) là tiến sĩ khoa học chính trị từ Đại học Oxford thuộc “Thế hệ Đỏ thứ hai”, khi trả lời phỏng vấn Vision Times, phát biểu rằng: “Núi lửa dồn nén lâu ngày cuối cùng sẽ tuôn trào”. Ông Tập đã thăng cấp rất nhiều tướng lĩnh, nhưng các vị tướng ấy có bảo vệ ông Tập khi lâm nguy hay không thì không thể bảo đảm. Dân chúng nước Tàu, từ khi xảy ra dịch bệnh Vũ Hán và Đập Tam Hiệp thì lòng tin nhà cầm quyền sa sút rõ rệt. Do đó, ông Tập Cận Bình cần chiến tranh để để chuyển lửa ra ngoài.    
     Trong khi đấy, Hoa kỳ đã đưa 2 tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đến tuần tra ở Tây Thái Bình Dương, trong khi tàu sân bay USS Nimitz hiện diện ở Đông Thái Bình Dương. Mỗi tàu sân bay này chở theo hơn 60 máy bay. Các vị tư lệnh chỉ huy hải quân Mỹ cho biết: “Sự hiện diện cùng lúc tới 3 Hàng không mẫu hạm là khẳng định sự hỗ trợ của Washington đối với khu vực và các đồng minh. Vì sao có sự căng thẳng này, ông Koehler chỉ trích Trung cộng xây dựng các tiền đồn quân sự ở biển Đông, bố trí tên lửa, hệ thống tác chiến điện tử nơi đấy.

Inline image
Hàng không mẫu hạm Nimitz diễn tập ở Thái Bình Dương. Ảnh: Hải quân Mỹ


    Từ các dẫn chứng trên, người viết nghĩ rằng chiến tranh Mỹ-Trung sẽ xảy ra vào cuối năm này hay là một vài năm tới. Liên minh các nước Mỹ, Nhật, Úc, Ấn đã/đang dùng kế “Đả thảo kinh xà” hay “Dẫn xà xuất động” (Dụ rắn ra khỏi hang) để tiêu diệt. Đây là kế thứ 13 trong 36 kế của nước Tàu, thế mà Tập Cận Bình lại cho quân đội của mình hùng hổ tại eo biển Đài Loan và biển Đông?
      Trung cộng, trong nước đang bất hòa, nhiều nước trên thế giới đang đối nghich. Khi chiến tranh Mỹ-Trung xảy ra, thì Liên minh các nước sẽ đánh đuổi quân đội Trung cộng (PLA) tan tác và nước Tàu có thể bị chia 5 xẻ 7, hãy chờ xem.
Ngày 10-7-2020 
Nguyễn Lộc Yên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bộ Trưởng Tư Pháp tại 17 tiểu bang và Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đã lập hồ sơ kiện chính phủ Trump vì hướng dẫn của chính phủ này sẽ không cho phép các sinh viên ngoại quốc lấy lớp học trên mạng trong mùa thu này, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Hai, 13 tháng 7 năm 2020. Nỗ lực của nhiều tiểu bang, đã nạp hồ sơ tại Tòa Địa Hạt Hoa Kỳ tại Massachusetts hôm Thứ Hai chống lại Bộ Nội An và Cơ Quan Di Trú và Quan Thuế, cũng tìm cách ngăn chận chính sách sẽ có hiệu lực trong khi vụ kiện đang được quyết định. Hồ sơ kiện hôm Thứ Hai, phần lớn là nỗ lực của Đảng Dân Chủ, được dẫn đầu bởi Bộ Trưởng Tư Pháp Massachusetts Maura Healey.
Thống Đốc California Gavin Newsom đã đưa ra lệnh ‘Hãy Ở Trong Nhà’ mới hôm Thứ Hai, 13 tháng 7 năm 2020 và cũng kêu gọi lập tức đóng cửa thêm các hoạt động bên trong tại những cơ sở kinh doanh cho các quận nằm trong danh sách theo dõi của California gồm các trung tâm thể dục thể hình (fitness centers), những nơi thờ phượng tôn giáo, các tiệm hair salons và tiệm hớt tóc. Lệnh này ảnh hưởng 80% dân số của California, theo bản tin của Đài FoxLA cho biết hôm Thứ Hai. Theo lệnh mới của ông Newsom, 30 trong số 58 quận của California nằm trong danh sách giám sát của tiểu bang phải đóng cửa hầu hết các hoạt động bên trong tại những cơ sở kinh doanh sau đây: • Fitness centers (trung tâm thể dục thể hình) • Worship centers (những nơi thờ phượng tôn giáo) • Officers for non-critical sectors (các văn phòng thuộc lãnh vực không quan trọng) • Personal care services (các dịch vụ chăm sóc cá nhân) • Hair salons and barbershops (hair salons và tiệm hớt tóc) • Malls (các khu thương
Đây là một chứng rối loạn nhân cách rất phức tạp để chỉ những người có vấn đề về hình ảnh của chính họ Ngày nay, những nười mang chứng ái kỷ lệch lạc có mặt mọi khắp mọi nơi. Họ ghét cay ghét đắng cái hình ảnh tồi tàn mà họ đang có. Để tồn tại họ tìm cách chuyển nó qua người khác. Họ có thể là một người bạn, một đồng nghiệp trong sở, một người trong đoàn thể, hội ái hữu, một người trong gia đình, là chồng hay vợ của chính bạn. Đặc tính chung: Để che lấp cái tồi tàn của chính bản thân, họ có khuynh hướng hạ thấp người khác xuống, áp đặt, sai khiến, bóp nắn người ta theo như ý họ.
Tổng thống Liên bang Đức, Frank-Walter Steinmeier đã cảnh báo China (Trung Cộng) rằng luật an ninh đối với Hồng Kông sẽ gây căng thẳng lâu dài cho mối quan hệ với châu Âu. Chính phủ ở Bắc Kinh phải được nói rõ rằng nếu luật an ninh gây tranh cãi vẫn được duy trì, "tình trạng phẫn nộ hiện tại" sẽ không còn, Steinmeier nói hôm Chủ nhật trong "Phỏng vấn mùa hè" của đài ZDF. Thay vào đó, sẽ có "một sự thay đổi tiêu cực bền vững" trong quan hệ của China với châu Âu và các nước phương Tây khác.
Tiểu bang Florida đạt kỷ lục quốc gia mới về sự gia tăng lây lan vi khuẩn corona hàng ngày lớn nhất tại Hao Kỳ hôm Chủ Nhật, 12 tháng 7 năm 2020, trong khi các trường hợp truyền nhiễm tiếp tục lên cao điểm trên khắp thế giới, theo bản tin của Fox News cho biết. Tiểu bang Florida có thêm ít nhất 15,299 trường hợp Covid-19, với tổng số trường hợp bị lây bệnh trong tiểu bang lên tới 169,811, và thêm 45 người thiệt mạng, theo các thống kê của Bộ Y Tế tiểu bang cho biết. California đã đạt kỷ lục trước đó về số trường hợp dương tính mỗi ngày – 11,694, hôm Thứ Tư. New Yor có 11,571 hôm 15 tháng 4. Florida đã có tuần lễ phá kỷ lục đưa tới số trường hợp tăng cao nhất từ trước tới nay. Tiểu bang này báo cáo 514 tử vong vào tuần trước, trung bình 73 người chết mỗi ngày. 3 tuần trước, trung bình 30 tử vong mỗi ngày.
Bộ Trưởng Giáo Dục Hoa Kỳ Betsy DeVos hôm Chủ Nhật, 12 tháng 7 năm 2020 nói rằng bà quyết tâm mở cửa trường học Mỹ cho các lớp học có học sinh tham dự trực tiếp vào mùa thu này, và nhấn mạnh rằng điều này có thể thực hiện một cách an toàn dủ nhiều quan ngại về đại dịch vi khuẩn corona, theo bản tin Fox News cho biết. “Các bậc phụ huynh mong rằng vào mùa thu này con em của họ sẽ có toàn thời gian để học tập, và chúng ta cần thực hiện lời cam kết đó,” theo DeVos nói với “Fox News Sunday,” nhấn mạnh rằng “trẻ em không thể chịu được việc tiếp tục không học tập.” DeVos nói đó “không phải là vấn đề nên hay không” điều này xảy ra, mà “vấn đề là làm sao.”
Hàng trăm ngàn cư dân Hong Kong đã bỏ phiếu trong cuộc bầu sơ bộ ủng hộ dân chủ để chống lại luật an ninh mới của TQ được đưa ra vài tuần qua, theo bản tin của báo The Hill cho biết hôm Chủ Nhật, 12 tháng 7 năm 2020. Gần 600,000 người đã bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu không chính thức, là cao hơn các dự kiến của những nhà tổ chức 170,000 cử tri, theo AP tường trình. Các nhà tổ chức báo cáo rằng 592,000 người đã bỏ phiếu trên mạng, và 21,000 người bỏ phiếu tại các thùng phiếu, theo Reuters cho hay.
21 người bị thương sau một vụ nổ và cháy trên boong tàu tại Căn Cứ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, theo các viên chức Hải Quân Mỹ cho biết, theo bản tin CNN hôm Chủ Nhật, 12 tháng 7 năm 2020. “17 Thủy Thủ và 4 thường dân đã được điều trị vì thương tích không đe dọa tính mạng tại một bệnh viện địa phương,” theo viên chức Hải Quân Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố. Các thủy thủ trên tàu USS Bonhomme Richard đã bị “thương nhẹ” từ vụ cháy và được đưa tới một bệnh viện, theo Đại Úy Chỉ Huy Hải Quân Patricia Kreuzberger nói với CNN vào sáng Chủ Nhật.
Quốc gia nào cũng có nhà nước nên vai trò của chính quyền không thể tránh. Nhưng quả lắc khi nghiêng về nhà nước quá xa thì bóp nghẹt thị trường tự do còn khi chuyển sang tư nhân quá mức lại tạo ra bất ổn (khủng hoảng kinh tế) và hố sâu giàu nghèo. Một nghịch lý khác là khi xã hội xáo trộn, kinh tế suy trầm thì một bên là Mác Xít trỗi dậy, bên kia là Phát Xít nổi lên như xảy ra vào các thập niên 1930 hay 2010.
Chính phủ Đức đã "phản ứng" luật an ninh China cho Hồng Kông bằng cách mời đại sứ China tới một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao. Thứ trưởng Ngoại giao Đức, Miguel Berger một lần nữa giải thích vị trí của chính phủ liên bang Đức, từ Bộ Ngoại giao cho biết hôm thứ Sáu. Chính phủ liên bang Đức đã nhiều lần bị cáo buộc là quá "thận trọng" về luật pháp của Bắc Kinh. Canada và Úc đã đình chỉ, trong đó có các thỏa thuận dẫn độ của họ với Hồng Kông như một dấu hiệu của sự chỉ trích.
Nói rõ, tôi không phải là một nhà văn hay một nhà báo gì cả. Tôi chỉ là một “”nhà gõ.” Tôi chỉ gõ laptop mà thôi. Tôi gõ chùa, không vì tiền nhưng gõ cho vui, để tự mình trau dồi thêm kiến thức, để tự học hỏi, để tự mình giải khuây, để khỏi nghĩ quẩn, để khỏi bị bệnh Alzeihmer, để thoát ly và cũng để giảm bớt stress trong cuộc sống, v.v...
Với các trường hợp bị nhiễm Covid-19 và số người vào bệnh viện đang gia tăng làm cho nhiều tiểu bang đã ngưng kế hoạch tái mở cửa, theo một chuyên gia y tế cảnh báo rằng nếu Hoa Kỳ tiếp tục chiều hướng hiện nay thì nước Mỹ sẽ đạt tới “một thời kỳ bất ổn nhất trong lịch sử của đất nước của chúng ta,” theo bản tin CNN cho biết hôm 11 tháng 7 năm 2020. “Chúng ta sẽ có nhiều bệnh viện quá tải và không chỉ trong lãnh vực giường bệnh của phòng chăm sóc đặc biệt và bệnh viện – và đó là xấu – nhưng các nhân viên bệnh viện kiệt sức và nhân viên bệnh viện bị bệnh,” theo Bác Sĩ Peter Hotez, trưởng khoa y học nhiệt đới tại Đại Học Y Khoa Baylor College, nói với CNN vào tối Thứ Sáu. “Như thế, chúng ta sẽ không có đủ nhân lực để điều hành tất cả việc này.”
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Bảy, 11 tháng 7 đã đeo khẩu trang trong lúc viếng thăm Trung Tâm Y Khoa Quân Sự Quốc Gia Walter Reed, sau nhiều tháng từ chối đeo khẩu trang theo đề nghị của các chuyên gia y tế để giúp làm chậm lại sự lây lan của vi khuẩn corona. “Tôi thích khẩu trang đeo vừa khít,” ông Trump cho biết, khi nói chuyện với các phóng viên tại Bạch Ốc trước khi lên đường đi thăm.
The American Academy of Pediatrics [Học Viện Nhi Khoa Mỹ] đã đưa ra cảnh báo mới đối với các nhà lập pháp và các nhà lãnh đạo cộng đồng đang tìm cách tái mở cửa các trường học mà họ phải theo “khoa học” và “bằng chứng, không phải chính trị.” Nhóm này – cùng với các nhà giáo dục và giám thị trường học – đã viết một lá thư ngỏ được phổ biến hôm Thứ Sáu nói rằng dù “các em học tốt nhất khi có mặt tại lớp,” những cơ quan công cộng “phải theo đuổi việc tái mở cửa trong phương cách an toàn cho tất cả học sinh, giáo viên, và nhân viên.”
Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ William Barr nói chuyện với Tổng Thống Donald Trump về Roger Stone và đã đề nghị chống lại việc khoan hồng cho ông ấy, theo một viên chức chính phủ nói với NBC News hôm 11 tháng 7. Các viên chức Bạch Ốc khác cũng đã chống lại quyết định của Trump vì sợ đòn chính trị, gồm Chánh Văn Phòng Mark Meadows, theo một người quen thuộc với vấn đề này cho biết. Một người khác biết về vấn đề này nói với NBC rằng các cố vấn đã nói với tổng thống rằng việc khoan hồng cho Stone “là một sai lầm lớn.” Viên chức này cũng nói rằng Bộ Tư Pháp đã không làm gì với quyết định của tổng thống để giảm bản án 7 tội đại hình của Stone, mà đã xảy ra chỉ 4 ngày trước khi nhà hoạt động Cộng Hòa 67 tuổi bị cho vào tù liên bang 40 tháng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.