Hôm nay,  

Hồng Kông – Hồi Chuông Báo Tử

15/06/202009:08:00(Xem: 3779)

                                       

Một dự luật đã được đưa ra Quốc Hội Nhân Dân của Đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) ngày 22 tháng 5 năm 2020 tại Bắc Kinh, và đúng một tuần lễ sau, dự luật này đã được nhanh chóng thông qua vả trở thành Đạo Luật An Ninh Quốc Gia (ĐLANQG) về Hồng Kông vào ngày 29 tháng 5. Khi đưa ra Quốc Hội Nhân Dân để bàn thảo và thông qua, dự luật này gồm 7 điểm chính, trong đó ba điểm quan trọng nhất để đối phó và triệt hạ quyền tự chủ cùa Hồng Kông là điều số 2, số 4, và số 6. Theo đó, Bắc Kinh sẽ ngăn chặn tất cả các nguồn yểm trợ từ bên ngoài vào Hồng Kông; sẽ sử dụng được các lực lượng đàn áp từ Bắc Kinh để dập tắt các cuộc biểu tình, những người tham dự biểu tình có thể quy tội phản quốc, ly khai; và từ đó Bắc Kinh sẽ khai triển ra những đạo luật khác để thực hiện các mưu đồ trên.

Đạo luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông vừa ra đời gặp ngay phản ứng mạnh mẽ từ các nước phương tây. TT Hoa Kỳ Donald Trump và Bộ Trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo tuyên bố đặc quyền thương mại mà Hoa kỳ bấy lâu nay dành cho Hồng Kông sẽ không còn nữa, để ngăn chặn nguồn lợi này không bị rơi vào tay Bắc Kinh nay mai.

Theo tờ South China Morning Post, Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Mike Pompeo đang chuẩn bị đến Copenhagen, Đan Mạch để họp Thượng Đỉnh về Dân Chủ trong tuần lễ này, và sẽ gặp gỡ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn và thủ lĩnh Dù Vàng năm 2014 cũng như  thủ lĩnh của biểu tình khổng lồ tại Hồng Kông năm 2019 là Joshua Wong.

Ngoài ra, 27 bộ trưởng ngoại giao các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đã họp và nêu lên những quan ngại sâu xa về tình hình Hồng Kông sau khi ĐLANQG ra đời.

Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng CSTH đã quyết định cho ra đời ĐLANQG vì hai lý do chính:

-Nắm lấy Hồng Kông trong tay: Trước làn sóng biểu tình lên cao chưa từng thấy trong hai cuối tuần 9 và 16 tháng 6 năm 2019 tại Hồng Kông từ 1 triệu đến trên 2 triệu người- và lần đầu tiên Bắc Kinh đã tỏ ra bất lực- phải hủy bỏ dự luật dẫn độ. Bà Đặc Khu Trưởng Carrie Lam, người được Bắc Kinh yểm trợ, đã phải lùi bước, và điều này đã làm cho Chủ Tịch Tập Cận Bình cũng như Đảng SCTH vô cùng tức giận nhưng chưa có một kế hoạch khả thi nào tương tự như vụ đàn áp họ từng làm và thành công tại Thiên An Môn 39 năm trước, để dập tắt được làn sóng biểu tình như nước triều dâng tại Hồng Kông.

-Chiến lược Thái Bình Dương của Trung Cộng: Hồng Kông và Đài Loan vẫn nằm trong tầm nhắm của Bắc Kinh từ nhiều thập niên nay trong chiến lược thôn tính Thái Bình Dương của Trung Cộng. Tuy nhiên, Họ Tập biết rằng càng lúc Đài Loan càng được sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các nước phương tây, và nếu dùng vũ lực xâm chiếm Đài Loan- có thể sẽ gây ra chiến tranh với Hoa Kỳ. Bởi thế, Trung Cộng chỉ dùng biện pháp đe dọa để khống chế Đài Loan, và tập trung nỗ lực vào dứt điểm Hồng Kông, đưa ngay trung tâm thương mại quốc tế này về với Bắc Kinh, và triệt hạ làn sóng biểu tình, và đem các thủ lĩnh biểu tình này về Bắc Kinh trị tội.



ĐLANQG là hồi chuông báo tử cho Hồng Kông bởi vì Bắc Kinh sẽ điều động toàn bộ những lực lượng nòng cốt nhiều kinh nghiệm của họ qua thẳng tay đàn áp, bóp nghẹt hết các cuộc biểu tình tại Hồng Kông. Dù Bắc Kinh biết Hồng Kông còn tự trị 27 năm nữa cho đến 2047, nhưng họ Tập tin rằng thế giới không nước nào muốn đụng với Trung Cộng vì mảnh đất nhỏ bé Hồng Kông này. Giống như Nga đã bất ngờ xua quân qua xâm chiếm bán đảo Crimea 6 năm trước, và họ đã thành công - dù NATO nằm ngay sát bên nhưng bất động.

Ngoài những đơn vị cơ động cảnh sát, công an, Bắc Kinh còn có một tổ chức mật vụ hùng hậu đã hoạt động hữu hiệu trong 21 năm qua và được xem như một Gestapo của China- đó là “Văn Phòng 610 (610 Office)”. Gestapo là tổ chức mật vụ của Đức Quốc Xã đã từng gieo bao kinh hoàng cho người dân các nước Châu Âu trong Đệ Nhị Thế Chiến, và Bắc Kinh bây giờ có Văn Phòng 610 đang gieo kinh hoàng cho người dân Tầu trong Hoa Lục. Tổ chức 610 Office này được thành lập năm 1999 dưới thời Giang Trạch Dân và ăn sâu vào tận gốc rễ đến tận từng xã ấp với bàn tay đẫm máu của nó. Mục tiêu ban đầu của Văn Phòng 610 là tiêu diệt tổ chức Pháp Luân Công, vì Bắc Kinh không thể chấp nhận một thực thể có 70 đến 100 triệu thành viên vẫn hoạt động công khai trên khắp các tỉnh thành và ngay tại thủ đô của họ. Văn phòng 610 này có thể sẽ được sử dụng đồng thời với các lực lượng đàn áp mà Bắc Kinh sẽ gửi qua Hồng Kông, cũng như sẽ giam giữ khai thác những người biểu tình này, như họ đã từng khai thác, giam giữ, tẩy não 1.5 triệu người dân Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Thủ lĩnh Joshua Wong đã gửi thư lên Liên Hiệp Quốc tố cáo những hành vi tra tấn ngược đãi của Communist Services Department đối với những người biểu tình tại những thành phố do Trung Cộng kiểm soát. Thủ lĩnh Wong còn tố cáo Trung Cộng hiện giam giữ 9 ngàn người biều tình và trong số đó 1,671 người sẽ bị truy tố về những tội danh hình sự. 

Anh Quốc đã ký kết với Trung Cộng năm 1997 để bàn giao Hồng Kông cho China sau 50 năm, trong thời gian này Hồng Kông vẫn còn quyền tự trị, nhưng với Đạo Luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông vừa ban hành, quyền tự trị đó sẽ bị ngang nhiên tước đoạt. Không phải Anh quốc mà cả thế giới đã bị Bắc Kinh coi thường. Nếu thế giới không có những biện pháp mạnh mẽ cụ thể chống lại quyết định độc đoán và bất hợp pháp của Bắc Kinh về vùng đất thịnh vượng về tài chánh này - thì Đạo Luật An Ninh Quốc Gia sẽ là hồi chuông báo tử cho Hồng Kông. (Tin Tổng Hợp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các nhà lập pháp Dân Chủ Hoa Kỳ tại Quốc Hội đã đệ trình dự luật cải tổ cảnh sát Mỹ, theo sau nhiều tuần lễ biểu tình chống cảnh sát bạo hành và kỳ thị chủng tộc. Dự luật sẽ làm dễ dãi hơn cho biệc truy tố cảnh sát có hành vi sai trái, cấm làm nghẹt thở, và giải quyết vấn đề kỳ thị chủng tộc. Dự luật đến giữa lúc các nhà lập pháp Minneapolis cam kết dẹp bỏ lực lượng cảnh sát của thành phố này. Cái chết của George Floyd trong tay của cảnh sát da trắng đã tạo ra áp lực toàn quốc phải thay đổi. Tuy nhiên, không rõ là các nhà lập pháp Cộng Hòa, là những người kiểm soát Thượng Viện Hoa Kỳ, có sẽ ủng hộ dự luật được đề xuất có tên Justice in Policing Act of 2020 hay không.
Hàng ngàn người tiếc thương đeo khẩu trang và găng tay đã xếp hàng chờ đợi nhiều giờ bên ngoài một nhà thờ hiếm khi đông người tại Houston hôm Thứ Hai, 8 tháng 6 để bày tỏ lòng tôn kính tại lễ tưởng niệm sau cùng đối với George Floyd, một người đàn ông da đen vô danh mà cái chết đã làm bùng lên nhiều cuộc biểu tình khắp thế giới chống lại việc kỳ thị chủng tộc bất công và bạo hành của cảnh sát. Vì đại dịch vi khuẩn corona, nhiều nhóm 15 người một lượt được phép vào bên trong Nhà Thờ Fountain of Praise Church để viếng thi hài của Floyd, đã đặt trong một quan tài màu vàng mà Floyd thích hay mấy chữ “Tôi không thể thở,” mà Floyd đã kêu lên khi Derek Chauvin, cảnh sát da trắng Minneapolis đè đầu gối lên cổ ông gần 9 phút.
Tân Tây Lan (New Zealand) có vẻ đã hoàn toàn xóa sạch vi khuẩn corona – ít nhất cho đến nay – sau khi các viên chức y tế cho biết hôm Thứ Hai, 8 tháng 6 rằng người bị truyền nhiễm được biết sau cùng đã bình phục. Tuyên bố đã được chào đón với niềm vui cả nước và có nghĩa là quốc gia 5 triệu dân này sẽ nằm trong số nước đầu tiên chào đón mọi người trở lại trong các sân vận động, các buổi hòa nhạc đông người và gỡ bỏ các hạn chế chỗ ngồi trên các chuyến bay. Đó là 17 ngày kể từ trường hợp bị lây mới nhất được báo cáo, trong thời gian có thêm 40,000 người đã được thử nghiệm, nâng tổng số người được thử nghiệm lên 300,000. Hôm Thứ Hai đánh dấu lần đầu tiên kể từ cuối tháng 2 không có trường hợp lây bệnh nào nữa.
Quốc Hội CSVN đã thông qua Hiệp Định Mậu Dịch Tự Do Liên Âu-VN (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư (EVIPA) hôm 8 tháng 6 năm 2020 để thúc đẩy thương mại song phương, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Hai.
Xét nghiệm này miễn phí, dành cho những người làm việc thiết yếu trong lĩnh vực thương mại, nhà hàng, giáo dục và phục vụ cộng đồng xã hội. Thứ Năm, ngày 11 tháng 6/2020, từ 12 giờ trưa tới 6 giờ chiều. Tại Vietnamese Taekwondo Center, 14891 Moran St., Westminster, CA 92683
Có vài kinh điển đã nói đến chiến tranh và dùng bạo lực để trừng phạt, nhưng tìm cách biến đổi quan điểm thông thường của thế gian là bạo lực cũng đôi khi cần thiết bằng cách là đối thoại với một lý tưởng không dùng bạo lực. Về điểm này, Phật có nói đến mình như một người xuất thân từ giai cấp lãnh chuá. Trong hai bài pháp ngắn, Phật có bình luận về hai cuộc chiến xảy ra khi ác vương A Xà Thế, Ajàtasattu, tấn công vào lãnh thỗ của chú mình là vua Ba Tư Nặc, Pasenadi, cũng là một tín đồ của Ngài, và được coi như là người luôn làm việc thiện. Trong cuộc chiến đấu tiên, vua Pasenadi bị đánh bại và rút lui. Đức Phật có suy nghĩ về sự bất hạnh này và ngài nói rằng: “Chiến thắng gieo thêm hận thù, người bại trận sống trong đau khổ. Hạnh phúc thay cho một đời sống an hoà, từ bỏ đưọc mọi chuyện thắng thua. Điều này cho thấy rõ rằng sự chinh phục đem lại bi đát cho người thua cuộc mà chỉ đưa tới thù hận và dường như chỉ muốn chinh phục lại kẻ chinh phục.”
Chúng con Chư Ni Chùa Hương Sen và học trò nhỏ của Ôn từ Mỹ Quốc vừa hay tin Hòa thượng giáo sư đã viên tịch, quãy dép về Tây vào lúc 3h15 phút sáng nay 16/4/ Canh Tý, Chủ Nhật ngày 07 tháng 06 năm 2020 tại Sài Gòn, Việt Nam. Chúng con thật vô cùng bồi hồi kính tiếc.
Chiều ngày 29/5 sau phiên xử phúc thẩm, một người dân ở xã Bình Phước, ông Lương Hữu Phước, đã trở lại toà án và nhảy từ lầu hai của toà để tự sát. Hình ảnh ông nằm chết, co quắp ngay trước sân toà nói lên nỗi tuyệt vọng, sự cô đơn cùng cực của người dân VN trước các phán quyết của toà án. Tôi chạnh nhớ đến câu nói của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh trong phiên phúc thẩm của anh: “một lũ bất nhân đã làm ra phiên toà bất công”.
Ôi, tưởng gì chớ tật xấu của đàn ông (nói chung) và đàn ông Việt Nam (nói riêng) thì e đám đàn bà phải càm ràm cho tới… chết – hay ngược lại. Không mắc mớ gì mà tôi lại xía vô mấy chuyện lằng nhằng (và bà rằn) cỡ đó. Nhưng riêng hai chữ “cái làn” trong câu nói (“Lắm đấng ông chồng vui vẻ xách làn đi chợ…”) của Phạm Thị Hoài thì khiến tôi bần thần, cả buổi! Năm 1954, cái làn (cùng nhiều cái khác: cái bàn là, cái bát, cái cốc, cái ô, cái môi, cái thìa…) đã theo chân mẹ tôi di cư từ Bắc vào Nam. Cuộc chung sống giữa cái bàn là với cái bàn ủi, cái bát với cái chén, cái cốc với cái ly, cái ô với cái dù, cái môi với cái vá, cái thìa với cái muỗm… tuy không toàn hảo nhưng (tương đối) thuận thảo và tốt đẹp.
Bênh liệt kháng Sida mèo do virus FIV(Feline immunodeficiency virus)gây ra và không ảnh hưởng đến người và các thú vật khác. Các nhà khoa học ước lượng tại Bắc Mỹ có thể có vào khoảng từ 1% đến 5% mèo nhà, có tiềm năng bị nhiễm bệnh liệt kháng.
Bắt đầu từ Thứ Hai, 8 tháng Sáu, 2020 đến tháng Mười Một, 2020, một số khu vực trong Thành phố sẽ được sửa chữa và có thể gây chậm trễ giao thông tạm thời. Các đường phố đang được sửa chữa bao gồm: Lampson Avenue, từ Brookhurst Street đến Nelson Street; Magnolia Street, từ Shelley Drive đến Katella Avenue; đường Brookhurst Street, từ Lampson Avenue đến Chapman Avenue; Euclid Street, từ Lampson Avenue đến Chapman Avenue; và La Vaughn Drive, Russel Avenue, và Earle Drive tại Imperial Avenue.
Chiều Chủ nhật ngày 7/6/2020, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tổ chức một cuộc biểu tình phản đối Chính phủ tiểu bang Victoria âm thầm ký kết những hợp đồng với Trung cộng đi ngược lại lợi ích nước Úc. Cuộc biểu tình diễn ra trước Quốc Hội Victoria với sự tham dự của đại diện các sắc tộc Trung Hoa lục địa, Đài Loan, Tây Tạng, Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), Hong Kong và một số người Úc.
Đại dịch COVID-19 nhắc nhở chúng ta phải quan tâm hơn đến vấn đề sức khoẻ, các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, và những việc cần làm ngay để tăng khả năng đề kháng nếu như bị lây nhiễm. Trong buổi trình bày trực tuyến tới đây, chúng tôi giới thiệu một đề tài mà có lẽ có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng người Việt không riêng ở Hoa Kỳ mà còn ở mọi nơi, kể cả Việt Nam: Nguy cơ của hút thuốc lá đối với người nhiễm bệnh COVID-19. Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh nặng hơn từ COVID-19.
Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Đảng Viên Cộng Hòa Colin Powell hôm Chủ Nhật nói rằng Tổng Thống Donald Trump đã “rời xa” Hiến Pháp, thêm vào danh sách ngày càng tăng các cựu viên chức quân đội hàng đầu là những người chỉ trích mạnh mẽ phản ứng của Tổng Thống đối với những người biểu tình trên toàn quốc chung quanh việc cảnh sát giết chết George Floyd, theo CNN cho biết hôm Chủ Nhật, 7 tháng 6. “Chúng ta có Hiến Pháp. Và chúng ta phải tuân theo Hiến Pháp đó. Và Tổng Thống đã rời xa nó,” Powell, vị đại tướng về hưu là người đã phục vụ dưới thời Tổng Thống George W. Bush, nói với Jake Tapper trong chương trình “State of the Union” của CNN.
Vào xế chiều Chủ Nhật, 7 tháng 6 năm 2020 đám đông người biểu tình tại Thủ Đô Washington đã tụ họp từ DuPont Circle tới đường 16th Street mà hiện có hàng chữ vĩ đại “Black Lives Matter” sơn dưới đường. Ở đó, những người biểu tình tham dự cùng nhau hô to khẩu hiệu, “Tôi không thể thở” – là những lời mà Floyd nói khi cảnh sát Minneapolis dè cổ ông ấy. Những người biểu tình tại Nam California, nhiều người trong số đó là gốc La Tinh, đã đi bộ từ thành phố Compton tới trụ sở của Sở Cảnh Sát Los Angeles. Một nhà tổ chức cho biết cuộc diễu hành trong trật tự và giữ khoảng cách xã hội.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.