Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chiến Hữu

24/05/202009:25:00(Xem: 4827)

blank


Tôi nhân danh sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà xin hứa sẽ trở lại với đồng bào.

Trung úy Đỗ Lệnh Dũng

Tưởng gì chứ sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà, cấp bực làng nhàng, cỡ như ông Dũng, tôi quen cả đống. Bạn cùng khoá cũng độ vài trăm, cùng đơn vị khoảng vài chục, và cùng trại (tù) thì chắc … vài ngàn! Tôi đã nghe vô số thằng kể lại những giờ phút cuối cùng của đơn vị mình nhưng chưa thấy ai bị lâm vào hoàn cảnh bi đát, và giữa lúc thập tử nhất sinh, đã tuyên bố một câu (ngon lành) dữ vậy.

Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu (vào giờ phút chót) cũng chỉ âm thầm … đào ngũ thôi, chứ chả hề có mở miệng nói năng gì ráo trọi – với bất cứ ai. Còn Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ thì ồn ào hơn chút đỉnh, rồi cũng chuồn êm – không lâu – sau đó.

Trường hợp của Đỗ Lệnh Dũng thì hơi khác. Cách hành xử của ông cũng khác. Bảnh hơn thấy rõ. Đúng nửa đêm 24/11/1974, trái đạn 82 ly đầu tiên rót vào trong vòng đai Đồng Xoài. Với đại pháo và T-54 yểm trợ, hai trung đoàn của Sư Đoàn 7 của Bắc Quân – sử dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung – đã chiếm được chi khu này, vào rạng sáng 7/12/1974.

Buổi chiều cùng ngày, trong khi đang cùng những quân nhân còn sống sót tìm cách thoát khỏi vòng vây, trung úy Đỗ Lệnh Dũng (bỗng) thấy một đoàn người – toàn là đàn bà và trẻ con nhếch nhác, với tay nải hòm xiểng, lôi thôi, lếch thếch – nằng nặc đòi đi theo toán quân của ông, để trốn ra khỏi vùng đất (sắp) được … hoàn toàn giải phóng.

Trước nguy cơ dân chúng có thể bị thiệt mạng oan uổng trong lúc giao tranh, và để thuyết phục mọi người nên ở lại nhà cho được an toàn, trung úy Dũng đã dõng dạc tuyên bố với đám đông: “Tôi nhân danh sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà xin hứa sẽ trở lại với đồng bào.”

Và Đỗ Lệnh Dũng đã trở lại thực, chỉ vài ngày sau, như là một … tù binh! Rồi ông bị đấu tố trước Toà Án Nhân Dân Huyện Đôn Luân, một tên gọi khác (mỹ miều hơn) của Đồng Xoài, và đưa từ Nam ra Bắc – theo đường mòn Hồ Chí Minh – để đi cải tạo. Gần muời năm sau, năm 1982, trung úy Đổ Lệnh Dũng được chuyển trại từ Bắc vào Nam – và tiếp tục … ở tù!

Cuộc đời (rõ ràng và hoàn toàn ) không may của trung úy Đỗ Lệnh Dũng đã được nhà văn Lê Thiệp viết lại, bằng một cuốn sách – dầy đến bốn trăm trang – lấy tên của chính ông làm tựa. Nhà xuất bản Quê Hương đã cho phát hành phẩm này (1) vào cuối năm 2006, với lời giới thiệu – như sau:

“Đỗ Lệnh Dũng không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, dù nhân vật chính là một chiến binh mất tích giữa chiến khu D sau một trận đánh dữ dội.” Đây là câu chuyện về những oan khiên khắc nghiệt mà người dân Việt Nam phải trải gần trọn thế kỷ qua cho đến ngày nay.

Nhân vật chính giã từ cha mẹ khi tròn 18 tuổi và lúc được gặp lại song thân thì đã gần tới tuổi ngũ tuần. Thời gian xa cách là lửa đạn, là những ngày lê gót trên con đường mòn vượt rừng núi Trường Sơn từ Nam ra Bắc, là những năm tháng đoạ đầy tại những trại tù …

Dù chỉ là một góc cạnh giữa muôn ngàn góc cạnh của một thời bão táp, câu chuyện vẫn là bằng cớ vô giá về thảm trạng con người bị tước đoạt trọn vẹn tuổi trẻ, tình yêu gia đình và mọi điều kiện an bình của cuộc sống.

Cuốn Đỗ Lệnh Dũng được ra mắt tại thành phố San Jose, California. Hôm đó, tôi đã hân hạnh được nhìn thấy Trung Úy Dũng và Thiếu Tá Đặng Vũ Khoái – chỉ huy trưởng Chi Khu Đôn Luân – người mà không mấy ai tin là còn có thể sống sót, sau khi đơn vị này thất thủ.

Thiếu tá Khoái cho biết nhờ tác phẩm này mà trong mấy tuần qua, một số những người lính năm xưa – đang tản mát khắp năm Châu – đã tìm lại được nhau. Và ông nghẹn ngào khi giới thiệu với mọi người, vài quân nhân khác của đơn vị – hiện cũng đang có mặt tại hội trường.

Tôi ngồi ở xa, không nhìn rõ nét mặt của những nhân vật này nhưng có thể đoán được rằng mắt họ đều đang ngấn lệ. Tôi cũng là một cựu chiến binh, cũng có cái may mắn lớn lao là còn sống sót sau cuộc chiến vừa qua, và thoát thân đến được một quốc gia an bình phú túc nên cảm thông (thấm thía) sự xúc động của họ.

Trong giây phút đó (có lẽ) mọi người đều cảm thấy an ủi và ấm lòng, trước cảnh trùng phùng bất ngờ (và khó ngờ) đến thế. Cái cảm giác sung sướng vì sự may mắn (hiếm hoi) của mình đã theo tôi suốt cả buổi chiều hôm ấy, và đã cùng với tôi đi vào giấc ngủ.

Nửa khuya, tôi thức dậy. Gần như đêm nào tôi cũng thức dậy vào giấc đó. Và đó cũng là lúc mà tôi thường lò mò trở về … chốn cũ. Như một công dân “part – time” của nước Hoa Kỳ, tôi chưa bao giờ sống hết mình và hết tình nơi quê hương mới. Gần ba mươi năm lưu lạc, tôi vẫn cứ sống (một cách mộng mị) đều đều – theo kiểu “ngày ở / đêm về” – như thế.

Tôi thường trở về Đà Lạt. Đây là nơi mà tôi đã lớn lên, và đã ướp đẫm tuổi thơ (cũng như tuổi trẻ của mình) bằng rất nhiều đặc sản của núi rừng: nuớc hồ Xuân Hương, sương mù, phấn thông vàng, mùi cỏ dại của Đồi Cù, và cả trăm loại hương hoa man dại.

Có dạo tôi hay trở về những đồi trà, đồi bắp, đồi khoai – bao quanh trại cải tạo Tân Rai – ở Blao. Tôi cùng lũ bạn tù cứ đi trong nắng sớm, trên những con đường mịn màng (thơm nồng mùi đất) sau một đêm mưa.

Cũng có khi tôi về lại Sài Gòn, ghé thăm một người bạn đồng đội mới, chỉ vừa biết sơ, qua một bài báo ngắn – của ký giả Bùi Bảo Trúc:

“Sáng nay mở e-mail ra đọc, tôi nhận được từ một người không hề quen biết, không kèm theo một giòng chữ nào, bức hình một người đàn ông mà tôi cũng chưa gặp bao giờ. Hình chụp người đàn ông đang ngồi trên giường có trải chiếu, đằng sau là bức tường loang lổ, hoen ố những vết đen mốc. Ông có một bộ ria, tóc dầy và đen, một mắt to, một mắt nhỏ mà tôi nghĩ là bị hư, chỉ còn một con. Ông không còn chân tay. Hai chân bị cụt trên đầu gối. Và hai tay cụt ở trên khuỷu tay, gần nách.

Trong hình có ghi tên ông. Ông tên là Thìn, Nguyễn Văn Thìn. Năm sinh được ghi là 1952. Hàng chữ phía dưới cho biết ông là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Đơn vị cuối của ông là Trung Đoàn 49, Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Cấp bậc của của ông là Trung Sĩ Nhất. Ông sinh năm 1952, tuổi Thìn nên tên cũng là Thìn. Ông không còn chân tay. Từ 30 năm nay, ông không có chân, cũng không có tay. Ông làm sao sống nổi qua bằng ấy năm không có hai chân mà cũng không có cả hai tay. Tôi tưởng tượng, không khó khăn lắm, cũng vẫn thấy ra được những khó khăn của ông. Trong một chế độ thân thiện với ông, ông cũng đã vô cùng bất hạnh vì thiếu con mắt, thiếu hai tay, lại thiếu luôn cả hai chân. Huống chi trong một khung cảnh không thân thiện nếu không muốn nói là thù nghịch, thì ông còn khổ biết là bao nhiêu nữa. Tôi không dám tưởng tượng thêm ra những chuyện khác trong đời sống hàng ngày của ông, nếu đó có thể gọi được là một đời sống.”

Ông Thìn luôn luôn nhìn tôi với đôi mắt u buồn và lắc đầu ra dấu, như có ý nói là đừng đến thăm nhau nữa: “muộn mất rồi.” Mãi sau này tôi mới biết là … muộn thật! Trong những trang sổ tay cũ, khi viết về trung sĩ Nguyễn Văn Thìn, cách đây vài năm, tôi đã có dịp phổ biến địa chỉ của ông: nhà số 9/8 đường Bông Sao, phường 5, quận 8, Sài Gòn. Chừng một tháng sau, vài người báo cho tôi biết là họ đã gửi quà về biếu ông Thìn nhưng không còn … kịp nữa. Ông bạn đồng đội của tôi đã qua đời, vài tuần, trước đó!

Đêm nay thì tôi về miền Trung, phần quê hương khốn khó mà tôi chưa bao giờ có dịp ghé qua, để thăm một đồng đội khác:

blank


“Sự hy sinh của anh quá lớn, hai mắt, hai tay và hai chân cho tổ quốc còn cá nhân chị đã hy sinh cả cuộc đời cho những người mà cả tổ quốc phải tri ân. Đã rưng rưng khóc lần nữa và cảm ơn nhiều lắm đến bà con ở Úc và Hội. Tôi phải vượt đường xa tít tăp từ Huế tìm đến nơi 1 anh Thương Binh mù hai mắt, cụt 2 tay lẫn 2 chân gần Lăng Cô … Tôi nhìn thấy anh Dương Quang Thương nằm xấp ngay ngạch cửa. Tôi lên tiếng chào, anh bật ngồi dậy hỏi tôi là ai?

Qua những phút giây trao đổi, tôi thấy anh khóc, những dòng nước mắt lăn ra từ hai hố mắt sâu thẳm ấy làm tôi phải khóc theo. Nghe tiếng người lạ, vợ anh từ sau hè chạy lên trên tay còn cầm nắm rau dền hoang vừa mới ngắt về để lo bữa ăn chiều, chị chào hỏi tôi rồi rót nước mời tôi uống … Thoạt đầu tôi chỉ nói tôi là người mang tiền và thuốc tây đến cho anh do bà con từ bên Úc đóng góp gửi về. Tôi gởi anh 100 đô Úc và 5 hộp thuốc tây. Anh đã rưng rưng khóc lần nữa và cảm ơn nhiều lắm đến bà con ở Úc và Hội.”

Sau một hồi tâm sự anh nhắn gửi lời cảm ơn đến người điều hành Hội mà gia đình anh thường thư từ qua lại nhiều năm nay. Tôi xúc động quá và cho biết là: Thưa anh chị chính tôi đây… Nghe đến đó anh quờ quạng hai cái cùi tay còn lại lết thật nhanh về hướng tôi và ôm lấytôi mà khóc. Vợ anh cũng khóc, tôi cũng khóc, người chạy xe ôm cũng khóc theo… Sự hy sinh của anh quá lớn, hai mắt, hai tay và hai chân cho tổ quốc còn cá nhân chị đã hy sinh cả cuộc đời cho những người mà cả tổ quốc phải tri ân. Chị đã khóc nhiều lắm vì những khó khăn đè nặng thân phận của người phụ nữ ốm o gầy còm cố vươn vai suốt hơn ¼ thế kỷ gánh gồng, ẵm bồng tắm rửa, đút ăn và những cơn lũ lụt khủng khiếp phải cõng chồng chạy tìm sinh lộ… Ra tới đầu ngõ, tôi và anh xe ôm vẫn còn khóc… (Nguyễn Cảnh Tân (2). “Nỗi Sầu Riêng Hay Cái Đau Chung.” Việt Luận).

Ở VN, bây giờ, mà khóc nhiều như vậy e hơi (bị) lố. Làm người Việt thì dù ở vào hoàn cảnh tệ bạc đến đâu chăng nữa vẫn (có thể) được khối kẻ khát khao. Tôi liên tưởng đến số phận te tua, bầm dập của Đỗ Lệnh Dũng và không khỏi trạnh lòng nghĩ thêm rằng: đó là cảnh đời mà phế binh Dương Quang Thương có nằm mơ cũng không thấy được.

Và hiện tại ở quê tôi còn bao nhiêu chục ngàn cựu chiến binh khác nữa (cũng tàn phế đến độ không thể đi xin ăn được) đang nằm chờ chết ở một xó xỉnh nào đó, ước mơ đến ngày có người đồng đội cũ (chợt) nhớ đến mình và ghé thăm chơi – như chiến hữu Nguyễn Cảnh Tân đã ghé thăm bạn Dương Quang Thương, vào một buổi chiều cuối năm?

Tưởng Năng Tiến


(1) – Cuốn Đỗ Lệnh Dũng giá 28 Mỹ Kim, kể cả cước phí, có thể đặt mua tại Tủ Sách Tiếng Quê Hương, P.O. Box 4653, Falls Church, VA 22044, USA.
(2) – Địa chỉ liên lạc của ông Nguyễn Cảnh Tân: Hội Thiện Nguyện Cứu Trợ Thương Phế Binh Bị Lãng Quên Ở Việt Nam 42 Cardwell St – Canley Vale. NSW, Australia. Điện thoại: (02) 9728 3640. Điện thư: VASFIVV@yahoo.com.au.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 2 tháng bị bỏ quên, gần 2/3 người đóng thuế tại California có thể hy vọng nhận ngân phiếu kích cầu Covid-19 từ tiểu bang, theo văn phòng của Thống Đốc Gavin Newsom cho hay qua tường thuật của Báo USA Today hôm Thứ Bảy, 17 tháng 7 năm 2021. Newsom đã ký ban hành đạo luật ngân sách cho Kế Hoạch Trở Lại California 100 tỉ đô la, theo văn phòng của ông cho biết hôm Thứ Sáu.
Ngoài 2 triệu liều thuốc chích ngừa Covid-19 đã gửi tặng, Hoa Kỳ cũng đã quyết định cho thêm 3 triệu liều thuốc chích ngừa khác nâng tổng số thuốc chích ngừa mà Mỹ đã và sẽ tặng cho Việt Nam lên tới 5 triệu liều, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Bảy, 17 tháng 7 năm 2021.
Khi tôi nói tôi là một Phật tử, đấy không có nghĩa là tôi thanh khiết hay tử tế hơn những người khác, mà đấy có nghĩa là tôi có quá nhiều sự mê muội vô minh và sự ô nhiễm (tinh thần) cần phải tẩy bỏ đi. Tôi cần trí huệ của Phật đà.
“Các ‘đại gia’ đó đã trở về Việt Nam từ thập niên 1990 khi đất nước bắt đầu mở cửa để đổi mới. Họ đầu tư chủ yếu vào bất động sản và xây dựng quan hệ là hai thứ tài sản có lợi nhất trong thời quá độ. Với túi tiền và kinh nghiệm tham nhũng ở Liên Xô và Đông Âu cũ, họ là những người cơ hội (như ‘carpetbaggers’) đặc trưng của thời kỳ tích tụ tư bản hoang dã.
Chuyện thứ nhì vui, tràn đầy hạnh phúc. Đoàn lính đang diễn hành, sắp tới khán đài. Bổng một anh lính trẻ, tân binh của Trường Võ bị, đưa tay ra hiệu vào nhóm người đừng trên lề đường coi lễ. Một cô đầm, xiêm y tươm tất, vội tiến ra tới gần anh lính. Anh lính liền bước ra khỏi hàng, quì xuống, móc túi lấy ra chiếc nhẫn đính hôn, đeo vào ngón tay áp út của cô đầm. Họ đứng dậy, dĩ nhiên là ôm nhau hôn tuy còn luật ngăn cách vì dịch vũ hán! Cấm hôn!
Thống đốc Laschet đã nói về một "thảm họa lũ lụt có tỷ lệ lịch sử". Đồng nghiệp của ông từ Rheinland-Pfalz, Malu Dreyer (SPD), gọi tình hình “vẫn còn cực kỳ căng thẳng ở tiểu bang của chúng tôi”. Tại Trier, Bà Dreyer nói thêm: "Sự đau khổ cũng chưa kết thúc." Tại một cuộc họp video với Laschet, bà Merkel đã hứa sẽ hỗ trợ ngắn hạn và dài hạn từ chính phủ liên bang cho những người bị ảnh hưởng.
Hình ảnh người dân Cuba biểu tình đòi hỏi “Tự do, Nhân quyền” đã khiến cho người Việt ước ao, hy vọng tại Việt Nam cũng diễn tiến như vậy. Trong khi đấy, người dân Cuba ở gần đất nước tự do Hoa Kỳ (Cuba cách tiểu bang Florida của Hoa Kỳ 449 miles/723 km đường chim bay) nên đấu tranh thuận lợi hơn. Thế nhưng, tại Việt Nam thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang thần phục Trung cộng là nước láng giềng để tồn tại nên người Việt gặp phải khó khăn, tuy vậy “Con gium xéo lắm cũng quằn.”
Một chánh án liên bang tai miền nam Texas hôm Thứ Sáu, 16 tháng 7 năm 2021, đã ra lệnh cho chính phủ Biden phải ngưng cho nạp đơn mới đối với chương trình di trú thời Obama mà đã bảo vệ hàng trăm ngàn di dân trẻ khỏi bị trục xuất, theo bản tin của CNBC tường thuật hôm Thứ Sáu. Lệnh này tuyên bố rằng chương trình Hành Động Trì Hoãn Đối Với Các Trẻ Em Đến Mỹ Lúc Còn Bé, được biết là DACA, được “lập ra là vi phạm luật và sự tồn tại của nó là vi phạm luật.”
Thấy trong bảng tin của Ronn Blitzer/Fox News/July 6, câu này: “Nebraska Gov. Pete Ricketts has declared July to be Victims of Communism Remembrance Month and is speaking out against the actions of communist regimes throughout history and the present”, tôi mỉm cười. Quả là một tin vui! Tin vui này là kết quả tốt đẹp do nhiều chủng tộc và người miền Nam Việt Nam đến Mỹ tị nạn cộng sản, sau tháng Tư năm 1975, vun bồi bằng không biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt!
Vào trưa xế Thứ Sáu, các ty y tế của các quận Alameda, Contra Costa, Marin, San Francisco, San Mateo, Santa Clara, Sonoma, và Thành Phố Berkeley đã khuyến nghị rằng “mọi người, bất kể là đã chích ngừa, đeo khẩu trang bên trong những nơi công cộng để bảo đảm rằng tất cả những người không chích ngừa phải đeo khẩu trang tại những nơi đó.”
Chính quyền CSVN đã bỏ tù một người đàn ông 18 tháng hôm Thứ Sáu, 16 tháng 7 năm 2021 vì vi phạm luật cách ly nghiêm ngặt, lây lan vi khuẩn cho nhiều người khác và gây thiệt hại tài chánh cho chính quyền, theo truyền thông nhà nước tường thuật qua trích thuật của Reuters hôm Thứ Sáu. Đào Duy Tùng, 30 tuổi, đã bị kết án về tội “lây lan bệnh truyền nhiễm nguy hiểm” tại một phiên tòa một ngày ở Tòa Án Nhân Dân tỉnh Hải Dương phía bắc VN, theo báo Vietnam News (VNA) tường thuật.
Tình trạng đại dịch vi khuẩn corona tại Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút trong khi số người bị lây nhiễm và tử vong từ Covid-19 tại Sài Gòn và nhiều tỉnh trên toàn quốc vẫn tiếp tục gia tăng mà tính tới Thứ Sáu, 16 tháng 7 năm 2021, đã có tổng cộng 225 người chết và hơn 44,000 trường hợp bị dính vi khuẩn, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 16 tháng 7.
Hàng chục người chết và hơn 1.000 người được cho là mất tích sau khi cơn lũ lớn quét qua các khu vực của Tây Âu. Các nỗ lực cấp cứu và phục hồi đang được tiến hành ở Đức, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan, nơi các con sông dâng cao đã cuốn qua các thị trấn, kéo theo tất cả mọi công trình trên đường đi của dòng chảy. Hình ảnh cho thấy quy mô tàn phá đáng kinh ngạc. Lũ lụt là do lượng mưa lớn nhất ở đó trong hơn một thế kỷ. Bên kia Đại Tây Dương lại có một mối đe dọa trái ngược: Khoảng 71 vụ cháy rừng lớn hiện đang thiêu rụi 1 triệu mẫu Anh trên khắp nước Mỹ và khói từ những đám cháy có thể được nhìn thấy từ California đến New York. Cũng tại khu vực Thành phố New York, hàng triệu người đang được khuyến cáo về nhiệt độ lên cao (chỉ số nhiệt độ) có thể gây cho người ta cảm giác như 103 độ trong hôm nay.
Trong khi miễn dịch được tạo ra do thuốc chích ngừa có thể không tồn tại vĩnh viễn, vẫn chưa rõ khi nào thuốc tăng cường sẽ được cần tới. Đáng khích lệ, tất cả thuốc chích ngừa Covid-19 đã được trao thẩm quyền sử dụng gần đây đều tạo ra trí nhớ miễn dịch mạnh chống lại vi khuẩn corona. Thuốc chích ngừa dạy cho trí nhớ tế bào B của hệ thống miễn dịch của bạn để tạo ra các kháng thể khi bạn bị truyền nhiễm vi khuẩn. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra những mức độ cao của trí nhớ tế bào B trong các hạch bạch huyết của người đã chích ngừa thuốc của hãng Pfizer trong vòng ít nhất 12 tuần lễ sau khi họ được chích ngừa. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các thuốc chích ngừa Covid-19 được trao thẩm quyền sử dụng đang tiếp tục cung cấp sự bảo vệ ngay cả chống lại các biến thể đang trỗi dậy của vi khuẩn corona. Một trong những người tham gia cuộc nghiên cứu, thuốc chích ngừa Johnson & Johnson có hiệu quả 73% và 82% trong vòng 14 ngày và 28 ngày sau khi chích, ngăn ngừa bệnh nặng từ biến thể beta.
Cơ hội được gia hạn cho chương trình này rất cao. Chương trình đầu tư trung tâm vùng vực đã được gia hạn 20 lần và đây không phải là lần đầu tiên có sự chênh lệch giữa các lần gia hạn. Trong mọi trường hợp, chương trình đã được tái ủy quyền. Câu hỏi khó hơn là khi nào chương trình sẽ được kéo dài. Câu trả lời ngắn gọn là không ai biết chắc chắn. Quốc hội sẽ họp trong khoảng ba tuần vào tháng Bảy năm 2021 và phải chờ kết quả vào tháng Chín. Rất có thể chương trình sẽ không được kéo dài đến tháng 9.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.