Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4386)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một báo cáo do Cơ Quan Quản Trị Khẩn Cấp Liên Bang (Fema) biên soạn sử dụng tài liệu từ CDC, được báo New York Times đưa tin đầu tiên, cho thấy số trường hợp tử vong hàng ngày từ COVID-19 sẽ tăng gần gấp đôi từ mức hàng ngày hiện tại khoảng 1,750 đến khoảng 3,000 vào ngày 1 tháng 6. Ngoài ra, số trường hợp lây nhiễm mới được xác nhận hàng ngày từ vi khuẩn sẽ tăng 700% vào cuối tháng Năm, tăng từ mức hiện tại khoảng 25,000 đến khoảng 200,000.
Ba người đã bị truy tố trong một vụ nổ súng giết người của một nhân viên an ninh tại cửa hàng Family Dollar ở thành phố Flint thuộc tiểu bang Michigan. Calvin Munerlyn, 43 tuổi đã bị bắn chết sau khi cãi lộn hôm 1 tháng 5 khi ông từ chối cho người con gái của một khách hàng đi vào tiệm bởi vì cô này không mang khẩu trang, theo một công tố viên địa phương cho biết hôm Thứ Hai, 4 tháng 5.
Hàng triệu học sinh tại Việt Nam đã trở lại lớp học hôm Thứ Hai, 4 tháng 5 năm 2020 sau khi toàn quốc báo cáo 17 ngày liền không có lây nhiễm vi khuẩn corona. Quyết định tái mở cửa trường học đến sau khi nước này đã nới lỏng các biện pháp giữ khoảng cách xã hội gồm cách ly tập thể và mở rộng việc theo dõi đối với sự thành công rõ rệt của họ trong việc ngăn chận dịch bệnh.
Theo một quyết định mới của Ủy Ban Tiện Ích Công Cộng California, những khách hàng của Southern California Edison đang gặp khó khăn về tài chánh vì khủng hoảng COVID-19 có thể sẽ nhận được một khoản tín dụng trên hóa đơn điện sớm vài tháng. SCE muốn khách hàng biết rằng công ty luôn sẵn sàng giúp họ thông qua các chương trình và dịch vụ trong thời gian khó khăn này.
Vào lúc 5:00 giờ chiều Chủ Nhật 03/05/2020, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã có buổi giảng pháp với chủ đề Phật Đản cho nhóm Phật tử Giới Trẻ Mây Từ và đạo hữu. Có ít nhất hơn 250 người theo dõi qua facebook của Giới Trẻ Mây Từ.
Thứ Năm ngày 7 tháng 5, 2020 tại Parking lot nhà thờ Living Spring Church, 9851 Bixby Avenue, Garden Grove; và Thứ Bảy ngày 9 tháng 5, 2020 sau Trung Tâm Performing Arts Parking lot phía sau, 16149 Brookhurst, Fountain Valley
Đành rằng Hoa Kỳ là một cường quôc trên thế gới, nền ngoai giao rất đa đoan, phức tạp. Chính sách của Hoa Kỳ dưới thời bất cứ tổng thống nào cũng chỉ phục vụ quyền lợi của dân chúng Hoa Kỳ, nhưng dù sao, như lời tổng thống Trần Văn Hương nói với đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin trước khi chia tay vào tháng 4-1975: “Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó.” (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa 10 ngày cuối cùng, California: Nxb. Nam Việt, 2006, tr. 353.)
Nga đã báo cáo con số kỷ lục các trường hợp bị truyền nhiễm vi khuẩn corona trong 4 ngày liên tiếp tính tới Chủ Nhật, 3 tháng 5, khi vi khuẩn lây lan nhanh tại Nga, đã nhanh chóng trở thành trung tâm COVID-19 trên toàn cầu. Đã có 10,633 trường hợp mới được xác nhận hôm Chủ Nhật, theo Tổng Thống Nga Putin cho biết, khoảng hơn 1,000 trường hợp được báo cáo hôm Thứ Bảy, theo tài liệu từ Worldometers cho biết. Tổng cộng 134,687 người hiện được xác nhận đã bị lây vi khuẩn corona tại Nga, làm cho nước này trở thành quốc gia bị lây nhiều thứ 7 trên toàn cầu. Hơn một nửa trường hợp bị lây tại Nga được báo cáo xảy ra tại thủ đô Moscow.
Thống Đốc Illinois J.B. Pritzker hôm Chủ Nhật, 3 tháng 5 nói rằng qua nhiều tuần lễ Bạch Ốc “đã không giúp gì” cho các tiểu bang giữa trận đại dịch vi khuẩn corona. “Nhiều thống đốc đã đứng lên thách thức,” theo Pritzker phát biểu trong chương trình “Face the Nation” của Đài CBS. “Tôi đã nói chuyện với các thống đốc đồng nghiệp của tôi, Cộng Hòa và Dân Chủ. Chúng tôi đã chia xẻ suy nghĩ với nhau về cách giữ an toàn cho người dân.” “Chúng tôi đã có một số hướng dẫn từ [Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ - CDC] là hữu ích, nhưng phần nhiều điều đưa ra của Bạch Ốc qua nhiều tuần lễ là vô ích,” theo thống đốc Illinois cho biết.
“Các bạn không có quyền gây nguy hiểm cho sức khỏe của tôi. Các bạn muốn gây nguy hiểm cho sức khỏe của các bạn, tôi cầu Thượng Đế ban phước lành cho các bạn. Các bạn không có quyền gây nguy hiểm cho sức khỏe của tôi,” ông Cuomo nói thế. “Đeo khẩu trang không phải chỉ vì sức khỏe của các bạn. Đeo khẩu trang là vì sức khỏe của tôi, và sức khỏe của con cái của tôi và sức khỏe của con cái của các bạn và đó là tại sao các bạn phải đeo khẩu trang. Nó không phải chỉ là mạng sống của các bạn, nó là mạng sống của những người khác.”
Trong mùa đại dịch toàn cầu Covid-19, tính đến hôm nay đã khiến hơn 250.000 người trên thế giới tử vong, riêng tại Hoa kỳ là 67.000 người. Đức Phật Dược Sư đã phát mười hai đại nguyện cứu độ các bịnh khổ thân tâm của hết thảy chúng sinh. Chúng sanh nghe danh ngài, đãnh lễ ngài liền có thể tiêu trừ được nhiều bịnh tật và chết chóc.
Trước thềm Đại hội 13 tình hình thực sự của chế độ XHCN đã được chuyên viên xác nhận chính thức như sau: “..đã xuất hiện ngày càng nhiều “nhóm lợi ích” tiêu cực, đã và đang ảnh hưởng, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là ở những ngành, lĩnh vực quan trọng, liên quan trực tiếp đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, như quản lý đất đai, tài chính - ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, khai thác tài nguyên. Thậm chí, “nhóm lợi ích” tiêu cực còn xuất hiện ở một số ngành, lĩnh vực vốn vẫn được coi là tôn nghiêm, liên quan đến an ninh quốc gia, như công tác tổ chức - cán bộ, phòng, chống tội phạm,... Một loạt vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian gần đây liên quan đến nhiều tổ chức đảng, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp cho thấy, “nhóm lợi ích” đã leo cao, luồn sâu vào trong bộ máy Đảng và Nhà nước, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và chế độ.”
Một thành phố là cảng thương mại hiện đại nằm ở rìa phía nam của Navajo Nation bị phong tỏa vào cuối tuần dưới sự giám sát của Vệ Binh Quốc Gia và cảnh sát tiểu bang để không cho đi lại và thương mại không cần thiết khi dịch vi khuẩn corona đang bùng nổ, theo tin AP cho biết hôm Thứ Bảy, 2 tháng 5. Thống Đốc New Mexico Michelle Lujan Grisham đã ra lệnh cho cư dân của thành phố Gallup phải ở trong nhà ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp và các đường bị đóng không cho vào và ra khỏi thành phố đối với việc đi lại không cần thiết và bất cứ xe cộ nào chở hơn 2 người. Lây nhiễm của COVID-19 tại Gallup và quận phụ cận McKinley đã vượt hơn 1,110 trường hợp được xác nhận tính tới Thứ Bảy chiếm 30% các trường hợp bị lây trên toàn tiểu bang, vượt hơn số lây nhiễm tại các cộng đồng lớn hơn nhiều như Albuquerque. Tính chung, có hơn 3,730 trường hợp được báo cáo tại New Mexico hôm Thứ Bảy, với ít nhất 139 người thiệt mạng.
Hàng ngàn người đã tràn ra các đường phố lần đầu tiên trong 2 tháng khi Tây Ban Nha nới lỏng các hạn chế chống vi khuẩn corona trên toàn quốc. Nhiều nơi công cộng, như bãi biển và công viên, vẫn còn hạn chế, nhưng những nơi công cộng khác đã cho tự do để tập thể dục. Chính phủ đã đặt ra lịch trình theo nhóm tuổi và các hoạt động để ngăn chận đám đông tụ tập và lây nhiễm nguy cơ cho dân chúng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.