Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4560)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thành phố Bắc Kinh đã chứng kiến hơn 100 trường hợp mới bị lây vi khuẩn corona trong đợt bùng phát mới, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho biết. Trong hơn 7 tuần, Bắc Kinh chỉ có các trường hợp bị lây nhiễm được ghi nhận từ những người đi du lịch từ nước ngoài. Mike Ryan, người đứng đầu chương trình khẩn cấp của WHO cho biết, loạt bị lây vi khuẩn corona mới là "luôn luôn là mối lo ngại." "Nhưng những gì chúng tôi muốn thấy là một phản ứng ngay lập tức với các biện pháp toàn diện," ông nói thêm. Truyền thông địa phương nói rằng vi khuẩn đã được phát hiện trên thớt cá được sử dụng cho cá hồi nhập cảng ở chợ, khiến các siêu thị lớn ở Bắc Kinh kéo cá ra khỏi kệ của họ.
Tổng thống Donald Trump sẽ ký một sắc lệnh hành pháp về cải tổ cảnh sát vào Thứ Ba, theo ông nói, khi các nhà hoạt động tăng áp lực cho một cuộc đại cải tổ các hoạt động trị an tại Hoa Kỳ. Trump, nói với các phóng viên tại một sự kiện bàn tròn của Tòa Bạch Ốc vào chiều Thứ Hai, 15 tháng 6 cho biết ông tin rằng sắc lệnh sẽ là “khá toàn diện.” “Về cơ bản, chúng tôi sẽ nói về những điều mà chúng tôi đã xem và thấy trong tháng trước, và chúng tôi sẽ có một số giải pháp, một số giải pháp tốt,” theo Trump cho biết mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
LOS ANGELES (CBSLA) – Hệ thống phòng tập thể dục 24 Hour Fitness đã nộp đơn xin phá sản hôm Thứ Hai, 25 tháng 6 và xác nhận đã đóng cửa vĩnh viễn 18 phòng tập thể dục trên khắp miền Nam California và khoảng 100 phòng trên toàn quốc trong bối cảnh đại dịch vi khuẩn corona đã buộc họ phải đóng cửa tất cả các cơ sở trong hơn 3 tháng, theo bản tin của Đài CBSLA cho biết. Công ty tuyên bố rằng, "tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế và ngành công nghiệp thể dục đã buộc họ phải tái cấu trúc tài chính thông qua hồ sơ phá sản Chương 11 tự nguyện mà chúng tôi kỳ vọng sẽ biến chúng ta thành một công ty mạnh hơn."
Một nhà hoạt động Black Lives Matter 19 tuổi từ Florida được tìm thấy đã chết một tuần sau khi cô mất tích, theo CNN cho biết hôm Thứ Hai, 15 tháng 6 năm 2020. Cảnh sát Tallahassee đã tìm thấy thi thể của Oluwatoyin "Toyin" Salau, cùng với Victoria Sims 75 tuổi, vào Thứ Bảy. Cái chết của họ đang được điều tra là vụ giết người. Cảnh sát đã bắt một nghi can, Aaron Glee, 49 tuổi, theo Ty Cảnh Sát Tallahassee cho biết. Salau được nhìn thấy lần cuối vào ngày 6 tháng 6. Trước đó, cô đã tweet nói rằng mình bị tấn công tình dục. Bạn của cô Chynna Carney đã xác nhận tài khoản Twitter thuộc về Salau.
Hôm nay trong một quyết định mang tính lịch sử, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán quyết rằng người đồng tính nam và nữ, lưỡng tính, và người chuyển giới (LGBTQ) sẽ không bị đuổi việc hay kỳ thị tại công sở theo Đạo Luật Dân Quyền năm 1964. Các nhà lãnh đạo công đồng LGBT khắp nơi trên toàn quốc đều hoan hỷ đón mừng tin vui này nhưng đồng thời cũng không thể chối cãi rằng quyết định này còn nhiều thiết sót và sự bất công vẫn còn tiếp tục dành cho người da màu.
Theo các nhà chức trách, hơn 76.000 người đã được xét nghiệm virus corona ở thủ đô chỉ trong ngày Chủ nhật. Tại các khu vực rộng lớn của thành phố, các thành viên của ủy ban khu phố cũng đã đến tận nhà để hỏi cư dân rằng họ có đến chợ trong vài ngày qua không. Ở nhiều nơi trong thành phố, một lần nữa các biện pháp kiểm soát như kiểm tra nhiệt độ trước khi vào nhà hàng và cửa hàng đã được thắt chặt.
Trong khi tham vọng kiểm soát của chế độ toàn trị vẫn như cũ, có một số khác biệt giữa những nỗ lực của Mao và Tập Cận Bình. “Tư tưởng của Tập Cận Bình là một thay thế nhạt màu cho Sách Đỏ của Mao. Tập Cận Bình đã không thể đưa ra một ý thức hệ mạch lạc để truyền cảm hứng cho sự cuồng tín trong những người theo ông, khác một chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc chung chung. Mặt khác, Tập có các công cụ công nghệ khả dụng mà đơn giản là không áp dụng cho những nhà độc tài trong thế kỷ 20. Hệ thống tín dụng xã hội kết hợp tất cả các phương pháp của thông minh nhân tạo, dữ liệu quy mô, cảm biến lan tỏa và đặt các phương tiện này vào trong tay nhà nước Trung Quốc. Cả Stalin và Mao đều không thể kiểm soát trực tiếp các phong trào hàng ngày, lời nói và giao dịch của từng đối tượng theo cách mà đảng Trung Quốc về mặt lý thuyết có thể làm ngày nay.
Buổi giảng pháp này diễn ra trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi nhóm Giới Trẻ Mây Từ trong vòng một tháng phải tiễn đưa hai thành viên ở độ tuổi rất trẻ vừa qua đời: cậu Út ở Việt Nam tuổi mới 50, và bạn Trí ở Nam Cali qua đời trong mùa dịch Covid-19 chỉ là 46 tuổi.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Hai, 15 tháng 6 năm 2020 đã phán quyết rằng các công ty không thể sa thải nhân viên dựa vào khuynh hướng tính dục và giới tính theo Chương VII của Luật Dân Quyền năm 1964, theo tin CNN. Tại sao nó quan trọng: Ý kiến 6-3 đánh dấu một chiến thắng lớn cho quyền của những người đồng tính nam và nữ, lưỡng tính, chuyển giới (LGBT) tại một tòa án với khuynh hướng bảo thủ rõ ràng. Nó được viết ra bởi thẩm phán bảo thủ Neil Gorsuch, người được hậu thuẫn bởi các thành viên tự do và trung dung hơn của tòa án. Chương VII rõ ràng cấm sự kỳ thị dựa trên “chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, hay nguồn gốc quốc gia,” nhưng nó đã không nêu cụ thể xu hướng tính dục hay bản sắc giới tính như là các thành phần được bảo vệ.
Một dự luật đã được đưa ra Quốc Hội Nhân Dân của Đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) ngày 22 tháng 5 năm 2020 tại Bắc Kinh, và đúng một tuần lễ sau, dự luật này đã được nhanh chóng thông qua vả trở thành Đạo Luật An Ninh Quốc Gia (ĐLANQG) về Hồng Kông vào ngày 29 tháng 5. Khi đưa ra Quốc Hội Nhân Dân để bàn thảo và thông qua, dự luật này gồm 7 điểm chính, trong đó ba điểm quan trọng nhất để đối phó và triệt hạ quyền tự chủ cùa Hồng Kông là điều số 2, số 4, và số 6. Theo đó, Bắc Kinh sẽ ngăn chặn tất cả các nguồn yểm trợ từ bên ngoài vào Hồng Kông; sẽ sử dụng được các lực lượng đàn áp từ Bắc Kinh để dập tắt các cuộc biểu tình, những người tham dự biểu tình có thể quy tội phản quốc, ly khai; và từ đó Bắc Kinh sẽ khai triển ra những đạo luật khác để thực hiện các mưu đồ trên.
Bác sĩ Tâm Nguyên, và em gái Linh Nguyên, cùng một số bạn trẻ VN đấu tranh cho ngãnh nails được mở cửa, họ tổ chức bieu tinh trên đưỏng phố Bolsa, thanh phố Westminster, biêũ tinh ôn hòa, bất bạo động ngãy thứ hai, thinh nguyện thư gọi đến Thông Đốc California, và kết quả là ngày 19/6/2020 các tiệm nails sẽ đưặc mở cửa. ĐuỞc biết hỏn 300,000 chủ tiệm nails vã ngưởi làm nails là ngưỏi Viet Nam, lời tuc đem về cho chinh phủ hôn 15 tỷ Mỹ kim mỗi năm.
Các trường hợp bị lây vi khuẩn corona mới và số người vào bệnh viện đạt mức cao kỷ lục xảy ra tại nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, gồm Florida và Texas, là những nơi đi đầu trong việc tái mở cửa và TT Trump dự định tổ chức vận động tranh cử bên trong hội trường tại thành phố Tulsa, tiểu bang Oklahoma, theo CNN cho biết hôm Chủ Nhật, 14 tháng 6. Alabama báo cáo số trường hợp mới cao kỷ lục liên tiếp 4 ngày tính tới Chủ Nhật. Alaska, Arizona, Arkansas, California, Florida, Norh Carolina, Oklahoma, và South Carolina tất cả đều có số trường hợp mới cao kỷ lục trong 3 ngày qua, theo Reuters cho hay. Nhiều viên chức y tế tiểu bang nói rằng một phần đóng góp cho sự gia tăng là các cuộc tụ họp đông người trong cuối tuần Lễ Chiến Sĩ Trận Vong vào cuối tháng 5.
Ít nhất 7 cảnh sát thành phố Minneapolis đã từ chức giữa các cuộc biểu tình về việc bạo hành của cảnh sát và kỳ thị chủng tộc, và hơn một nửa tá đang tiến hành việc bỏ sở, theo các viên chức của ty cảnh sát nói với báo Minneapolis Star Tribune hôm 14 tháng 6. Nguồn tin nội bộ của Ty Cảnh Sát Minneapolis (MDP) nói với tờ báo rằng nhiều cảnh sát đang cảm thấy bị hiểu lầm và mắc kẹt giữa cuộc điều tra của tiểu bang, các cuộc biểu tình, lãnh đạo thành phố và giới truyền thông sau cái chết của một người đàn ông da đen không vũ trang, George Floyd, trong lúc cảnh sát Minneapolis bắt đã gây ra nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc.
Các viên chức thẩm quyền tại tiểu bang Georgia hôm Chủ Nhật, 14 tháng 6 năm 2020 đã phán quyết rằng vụ cảnh sát bắn chết người đàn ông da đen Rayshard Brooks bên ngoài tiệm ăn Wendy’s tại thành phố Atlanta là một vụ giết người. Brooks, 27 tuổi, chết sau khi ông bị bắn 2 phát sau lưng hôm 12 tháng 6, theo Văn Phòng Giảo Nghiệm Y Khoa Quận Fulton cho biết trong một thông báo. Brooks đã bị bắn vào tối Thứ Sáu vừa rồi sau một vụ đối đầu với 2 cảnh sát Atlanta tại chỗ đậu xe của tiệm bán thức ăn nhanh.
Khi dịch bệnh Corona bùng phát, nhiều người đã hồi hộp chờ đợi Thụy Điển vì hầu như không có biện pháp nào được thực hiện ở đó. Đất nước này muốn đạt được khả năng "Herd immunity" (Herdenimmunität, tạm dịch là miễn dịch bầy đàn), nhưng nó còn cách xa "nhiều năm ánh sáng (Light years)" - và sự nhiễm trùng và tử vong rõ ràng đang gia tăng đáng kể. Tất cả điều này nên là một cảnh báo cho Đức trong những trường hợp "nới lỏng" hơn nữa. • Thụy Điển: Gần 1500 ca nhiễm mới trong một ngày • Nhà virus học hàng đầu thừa nhận: Xa khả năng miễn dịch bầy đàn (Herd immunity). • Số lượng Covid 19 tử vong cao hơn đáng kể so với các nước tương đương. • Đột nhiên Thuỵ Điển không được mong muốn ở các nước láng giềng • Kinh nghiệm của Thụy Điển nên là một cảnh báo cho nước Đức!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.