Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4593)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các nhà giám sát ở California đã chấp thuận các quy tắc mới sẽ chứng kiến sự thay đổi lớn từ xe tải và xe van chạy bằng xăng và dầu diesel sang xe tải và xe van chạy bằng điện và nhiên liệu không thải khí độc. Các hướng dẫn đầu tiên của loại này, có hiệu lực vào năm 2024, bao gồm một loạt các loại xe tải, từ các mô hình hạng trung cho đến các “xe lớn” chuyên chở số lượng lớn hàng hóa trên khắp California và khắp cả nước. Các hướng dẫn hiện tại của Ủy Ban Tài Nguyên Không Khí California đã thúc ép các nhà sản xuất thêm xe tải điện và xe tải không thải khí.
Tổng Thống Donald Trump cho biết trên Twitter hôm Thứ Sáu, 26 tháng 6 năm 2020, rằng ông đã ký sắc lệnh hành pháp về bảo vệ các di tích, một hành động mà Tổng Thống đã nhạo báng trong tuần qua, theo CNN cho biết. "Tôi vừa ký một Sắc Lệnh Hành Pháp rất mạnh mẽ bảo vệ các Di Tích, Đài Tưởng Niệm và Tượng Đài Mỹ - và chống lại Bạo Lực Hình Sự gần đây,” theo Tổng thống viết hôm Thứ Sáu. “Bỏ tù lâu dài cho những hành vi vô luật pháp chống lại đất nước vĩ đại của chúng ta!”
New York -- Một chánh án hôm Thứ Năm, 25 tháng 6, đã bác bỏ nỗ lực của em trai của Tổng Thống Trump để ngăn chặn việc xuất bản một cuốn sách nói hết mọi thứ sắp xuất bản của Mary L. Trump, cháu gái của Tổng thống, theo bản tin của CNN Business cho biết. Chánh Án Peter J. Kelly của Tòa Án Thay Thế Quận Queens ở New York, nơi động lực để có được lệnh cấm tạm thời đã được nạp đơn hôm Thứ Ba bởi Robert S. Trump, bác bỏ vụ kiện vì lý do không có quyền tài phán. Ted Boutrous, luật sư về Tu Chính Thứ Nhất nổi tiếng, người đại diện cho Mary Trump, và cũng là người đại diện cho CNN trong quá khứ, tán thành quyết định của tòa án trong một tuyên bố.
Chính quyền tỉnh Quảng Nam tại Việt Nam đã lên tiếng phản đối loạt phim truyền hình Mỹ có tên “Madam Secretary” đang được chiếu trên Netflix khi đề cập đến Hội An đã chú thích là “Phù Lăng – Trung Quốc,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu, 26 tháng 6 năm 2020.
Kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ của các quốc gia tự do khác trên Thế Giới buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải ngưng tất cả các chính sách và việc đàn áp tôn giáo, mở các cuộc điều tra tại chỗ về những vụ vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng đã và đang diễn ra tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở lại vào danh sách những “Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt” vì những vi phạm trầm trọng về nhân quyền và tự do tôn giáo, đã và đang diễn ra tại Việt Nam; và áp dụng những biện pháp chế tài về kinh tế và viện trợ, cho đến khi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt nạn đàn áp tôn giáo và tôn trọng nhân quyền.
Người Pháp gặp nhau, bắt tay, hoặc ôm hun ở má, tay vừa vỗ lưng vài cái nếu thân mật lắm, buông ra, nhìn nhau và hỏi «Mạnh giỏi thế nào?». Người Pháp mang tâm lý sợ sệt, nhứt là sợ chết sau nhiều trận đại dịch, từ dịch Tây-ban-nha giết chết gần phân nửa dân số âu châu. Người Tàu, gặp nhau, chào và hỏi ngay «Ăn cơm chưa?». Ăn cơm rồi là hôm đó sống hạnh phúc vì phần đông người Tàu đói triền miên. Trốn nạn đói, chạy qua Việt nam tỵ nạn, vẫn còn mang nỗi ám ảnh nạn đói. Còn người Việt nam xứ Nam kỳ chào nhau và hỏi thăm «Mần ăn ra sao?». Gốc nghèo khó ở ngoài Bắc, ngoài Trung, đơn thân độc mã, vào Nam sanh sống giữa cảnh trời nước mênh mông, đồng hoang lau sậy, thoát cái nghèo là niềm mong ước từ lúc rời người làng, kẻ nước.
Ông Trump đã từng hứa hẹn nhiều lần sẽ chấm dứt chương trình DACA. Đây là chương trình do Tổng thống Obama lập ra trong năm 2012. Ông John Roberts, người đứng đầu Tối Cao Pháp Viện, nói rằng hành pháp Trump đã không tuân theo các quy tắc để đưa ra quyết định đúng đắn.
Cố vấn y tế của Bạch Ốc là Bác Sĩ Anthony Fauci hôm Thứ Ba, 23 tháng 6 nói rằng nhiều vùng của nước Mỹ đang chứng kiến “sự gia tăng mạnh” trong truyền nhiễm vi khuẩn corona.Trong khi tiểu bang New York đang thấy sự sút giảm của các trường hợp bị lây Covid-19, các tiểu bang khác đang chứng kiến sự gia tăng các trường hợp mà “phản ánh sự gia tăng trong lây lan cộng đồng,” theo BS Fauci, giám đốc Viện Dị Ứng Và Bệnh Truyền Nhiễm Quốc Gia, đã nói trong phiên điều trần trước Ủy Ban Năng Lượng Và Thương Mại Hạ Viện. “Đó là điều mà tôi thực sự rất quan tâm.”
Lý do là vì khoang mũi của bạn sản xuất khí nitric oxide phân tử, mà các nhà hóa học viết tắt là NO, làm tăng lưu lượng máu qua phổi và tăng nồng độ oxy trong máu. Hít thở bằng mũi mang NO thẳng vào phổi, nơi nó giúp chống lại việc truyền nhiễm vi khuẩn corona bằng việc ngăn chận sự sinh trưởng bằng cấp số nhân của vi khuẩn corona trong phổi. Nhưng nhiều người tập yoga cũng nhận được lợi ích của việc hít thở bằng mũi thay vì bằng miệng. sự dung nạp oxy nhiều hơn của máu có thể làm cho con người cảm thấy tươi tắn và mang lại độ dẻo dai lớn hơn.
Ít nhất 30 tiểu bang trên khắp Hoa Kỳ - 60% - đang báo cáo sự gia tăng các trường hợp nhiễm vi khuẩn corona trong tuần qua, so với tuần trước, theo CNN cho biết hôm Thứ Năm, 25 tháng 6. Trong số các tiểu bang, 13 tiểu bang báo cáo tăng 50% hoặc cao hơn. Các trường hợp mới đang có xu hướng giảm ở 11 tiểu bang, trong khi 9 tiểu bang đang thấy số lượng ổn định. Ngoài ra, Giám Đốc Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) là Bác Sĩ Robert Redfield hôm Thứ Năm nói rằng Hoa Kỳ có thể mới tính được khoảng 10% số lượng người bị nhiễm vi khuẩn corona. CDC đã xem xét các xét nghiệm kháng thể được thực hiện trên cả nước để xem có bao nhiêu người bị nhiễm trùng trong quá khứ mà không được chẩn đoán tại thời điểm đó và thấy nhiều trường hợp hơn đã được báo cáo chính thức. “Một ước tính sơ bộ tốt hiện nay là 10-1,” theo Red Redfield nói trong một cuộc họp báo.
Tổng Thống Donald Trump đã đích thân yêu cầu một bức tượng của một vị tướng Liên Minh được đặt lại sau khi những người biểu tình ở Washington xô sập tượng đài xuống, theo NBC News cho biết hôm Thứ Năm, 25 tháng 6. Bài báo tường trình rằng tổng thống Hoa Kỳ đã gọi cho thư ký bộ nội vụ David Bernhardt và yêu cầu Dịch Vụ Công Viên khôi phục tượng đài đã sụp đổ cho Albert Pike, một nhân vật cao cấp trong lực lượng quân đội miền nam ủng hộ chủ nghĩa nô lệ.
Hơn bốn tháng trước khi đối mặt với các cử tri, Tổng Thống Donald Trump xuất hiện tại một trong những điểm yếu nhất của nhiệm kỳ tổng thống của ông, với một vài dấu hiệu cho thấy các cuộc khủng hoảng sức khỏe và dân sự mà ông hiện đang đối mặt sẽ giảm bớt và một loạt các cuộc thăm dò quốc gia cho biết nếu cuộc bầu cử được tổ chức hôm nay, 25 tháng 6 năm 2020, ông sẽ thua nặng, theo CNN cho biết hôm Thứ Năm, 25 tháng 6. Trump vẫn thích những lợi thế khá lớn dành cho một tổng thống đương nhiệm và đặc biệt là trong thời đại của chính ông,5 tháng có thể cảm thấy như nhiều kiếp sống.
Vào Thứ Sáu, ngày 26 tháng Sáu, 2020, Ban Phát triển Kinh tế Thành phố sẽ ra mắt buổi hội thảo Trợ cấp Kinh doanh, cung cấp $5,000 tài trợ cho các doanh nghiệp nếu hội đủ điều kiện vì bị ảnh hưởng của dịch COVID-19. Các doanh nghiệp địa phương quan tâm đến các chương trình tài trợ và các khoản trợ cấp kinh doanh khác, xin đăng ký trực tuyến miễn phí tại ggcity.org/biz-webinars cho các hội thảo trực tuyến ZOOM được thực hiện bằng tiếng Anh (8:00 sáng), tiếng Việt (9:00 giờ sáng), tiếng Hàn (10:00 giờ sáng) và tiếng Tây Ban Nha (11:00 giờ sáng) vào ngày 26 tháng 6. Để đăng ký trực tuyến cho Trợ cấp hỗ trợ doanh nghiệp (Micro-Business Relief Grant), hãy truy cập ggcity.org/businesses.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán quyết vào Thứ Năm, 25 tháng 6 năm 2020, có lợi cho chính quyền Trump trong một vụ kiện di dân quan trọng, xác định rằng luật liên bang giới hạn khả năng xin tị nạn để kháng cáo quyết định rằng ông/bà ấy thiếu sự sợ hãi đáng tin cậy về sự hành hạ từ quê hương của ông/bà ấy không vi phạm Hiến Pháp. Phán quyết này có nghĩa là chính phủ Mỹ có thể trục xuất người tìm kiếm tị nạn mà không cho phép họ lập hồ sơ kiện tới chánh án liên bang. Phán quyết tỉ số 7-2 áp dụng cho những người thất bại các đợt cứu xét tị nạn đầu, khiến cho họ có điều kiện để bị trục xuất nhanh.
Thiệt đọc mà muốn ứa nước mắt luôn. Sao mà xui xẻo dữ vậy Trời? Tôi sống theo kiểu check by check, có đồng nào xào đồng đó, chưa bao giờ dư ra được một xu. Hai tháng trước, vì (hay nhờ) dịch Vũ Hán, nhà nước Hoa Kỳ thương tình gửi phụ thêm cho 1,200.00 USD. Trộm nghĩ mình cũng đã đến lúc gần đất xa trời rồi nên lật đật bỏ số tiền này vô ngân hàng, dành vào việc hoả táng. Vụ này tui đã dọ giá rồi, tốn đâu cỡ gần ngàn. Vài trăm còn lại để con cháu mua chút đỉnh hương hoa, cho nó giống với người ta, ngó cũng phần nào đỡ tủi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.