Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4651)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các anh chị em ơi, mang mặt nạ (Masks) thì làm thế nào bày tỏ tình cảm của mình với người đối diện khi chỉ lộ ra đôi mắt?. Chẳng lẽ cứ bốn mắt nhìn nhau tức trào máu họng hay sao? Dễ lắm nhé, mình còn đôi chân mày này, đôi mắt này, dùng nó triệt để cũng được mà. Đôi mắt thường được người ta cho là “Cửa sổ của tâm hồn” quan trọng bậc nhất đấy nhé. Các anh chị em thử tập dùng bàn tay che mặt lại từ cánh mũi trở xuống rồi thử những tình cảm như buồn vui giận ghét qua chân mày và đôi mắt xem sao. Muốn biểu lộ sự kinh ngạc thì nhướng đôi chân mày lên, mắt mở to, lộ vẻ buồn thì đôi mắt nhìn xuống, chân mày cũng xụ xuống, buồn như …thất tình thiên thu luôn ấy, phải không.
Thời trang luôn theo sát thời cuộc quốc tế. Mùa đại dịch vẫn còn đó. Những nhà tạo kiểu mẫu thời trang mùa đại dịch có thể sẽ dựa vào thời trang từ thời xưa bên Âu Châu, khi phụ nữ mang mạng che mặt, kết dính liền từ chiếc nón, tạo nét duyên ngầm bí ẩn qua đôi mắt.
(Robert Mullins International) 60 ngày đình hõan không cho di dân nhập cảnh Hoa Kỳ đã bị gia hạn cho đến cuối năm 2020. Đó là lý do tại sao Tổng lãnh sự Hoa Kỳ sẽ chỉ cho phép hẹn lại những cuộc phỏng vấn đã bị hủy bỏ trong thời gian qua và chỉ phỏng vấn vợ/chồng và con nhỏ của công dân Hoa Kỳ. Vì thế, theo tuyên bố mới đây của Tòa Bạch Ốc, từ nay cho đến cuối năm nay, các Tòa Lãnh sự chỉ cấp chiếu khán (visa) di dân cho vợ/chồng và con nhỏ của các công dân Hoa Kỳ. Trong năm nay, "con nhỏ" có nghĩa là chỉ có những người con dưới 21 tuổi tính theo Dương lịch mới được đi phỏng vấn. Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA) không được áp dụng. Bất cứ người con nào trên 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ nếu có mặt trong ngày phỏng vấn sẽ bị từ chối.
Trong khi nhiều tiểu bang ở Mỹ đang chật vật đối phó với sự gia tăng đột biến số người bị nhiễm vi khuẩn corona và số người vào bệnh viện vì dịch bệnh, Tổng Thống Donald Trump vẫn tổ chức các cuộc tập họp quần chúng để vận động tranh cử và còn dọa sẽ không tài trợ cho các trường công nào không tái mở cửa vào mùa thu năm nay. Trong tuần qua chuyện Quốc Hội TQ thông qua luận an ninh quốc phòng Hong Kong và tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng khi cả Mỹ và TQ đều cùng lúc tổ chức các cuộc tập trận để phô trương lực lượng trên vùng biển nhiều tranh chấp này.
Những năm gần đây sự việc Trung Quốc chiếm đảo, vét cát dưới đáy biển xây dựng căn cứ quân sự, xây phi trường, đặt tên lửa tại biển Đông khiến người ta vô tâm quên mất rằng cánh tay dài của Đại Hán đã vươn qua biển thò đến tận Phnom Penh tự thuở nào. Dưới mắt nhiều quan sát viên quốc tế thì Campuchia ngày nay là một tỉnh của Trung Quốc, và Thủ tướng Hun Sen là một bí thư tỉnh ủy của Đảng Cộng sản Trung Quốc, không hơn không kém.Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự trên đất Campuchia là mối đe dọa nghiêm trọng cho các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á, và Hoa Kỳ chắc chắn không thể không nhận ra hiểm họa to lớn đó. Trong buổi tường trình lên Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ hôm tháng Giêng năm 2019, Giám đốc Sở Tình báo Quốc gia, lúc đó là ông Dan Coats, đã cảnh báo rằng “Campuchia đang có nguy cơ biến thành một quốc gia độc tài, và điều đó sẽ mở đường cho Trung Quốc thiết lập các căn cứ quân sự trên miền đất ấy.”
Khi các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn corona gia tăng trở lại, có thể là khó khăn đối với những người lớn tuổi để nhìn thấy bất cứ sự chấm dứt nào đối với nhu cầu cách ly xã hội và vì vậy sự cô đơn có thể đến. Cách nay nhiều tháng, họ đã thực hiện theo lời khuyên sức khỏe công cộng để giảm nguy cơ bị lây nhiễm bằng cách ở nhà, biết rằng việc truyền nhiễm có thể có nhiều biến chứng đe dọa tính mạng. Nhưng việc ở trong nhà cũng có nghĩa là cách biệt với gia đình, bạn bè và những nơi họ hoạt động và tham gia.
Ngoài ra, Thị Trưởng thành phố Houston tiểu bang Texas là Sylvester Turner cho biết trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm rằng vi khuẩn Covid-19 trong thành phố đãa “không còn kiểm soát được nữa.” “Các con số đang di chuyển về hướng sai với chúng tôi. Vi khuẩn Covid-19 trong thành phố, mà cũng toàn tiểu bang, đang vượt khỏi tầm kiểm soát,” theo Turner cho biết. Houston báo cáo 412 trường hợp mới hôm Thứ Năm, nâng tổng số trường hợp lên ít nhất 26,012, với 250 người thiệt mạng.
Bộ Trưởng Tài Chánh Hoa Kỳ Steven Mnuchin hôm Thứ Năm, 9 tháng 7 nói rằng chính phủ muốn hạn chế tiền thất nghiệp trong gói tài trợ vi khuẩn corona sắp tới để bảo đảm các công nhân không vì lãnh tiền trợ cấp nhiều hơn tiền lương cũ, theo Marketwatch.com cho biết. Theo luật tài trợ vi khuẩn corona trong tháng 3, công nhân đã nhận $600 mỗi tuần thêm vào với trợ cấp thất nghiệp bình thường của họ, mà các chỉ trích nói là khuyến khích người thất nghiệp không tìm việc làm. “Bạn có thể cho rằng nó sẽ không hơn 100%, vì thế vâng, chúng tôi muốn khuyến khích mọi người trở lại làm việc,” theo Mnuchin cho biết, trong cuộc phỏng vấn với CNBC. Hạ Viện đã thông qua dự luật gia hạn thêm $600 tiền trả hàng tuần cho đến tháng 12.
Ngày 22 tháng 6 năm 2020, dự luật An Ninh Quốc Gia về Hồng Kông được đưa ra tại quốc hội của Đảng Cộng Sản Trung Hoa để thông qua, và đêm 30 tháng 6 rạng sáng ngày 1 tháng 7, 2020, sau một phiên họp kín của Ủy Ban Thường Vụ Đại Biểu Nhân Dân (mà thế giới gọi là quốc hội bù nhìn tại Bắc Kinh) dự luật này đã trở thành luật. Ngày mà Luật An Ninh Quốc Gia về Hồng Kông này ra đời cũng trùng ngày mà Hồng Kông được trao trả lại cho China 23 năm trước 01-07-1997 theo thể chế “một nước hai chế độ” (one country two systems). Theo đó Hồng Kông vẫn còn quyền tự trị trong 50 năm từ 1997 đến 2047, và trên lý thuyết Hồng Kông chỉ lệ thuộc vào Bắc Kinh về quân sự và ngoại giao mà thôi.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper hôm Thứ Năm, 9 tháng 7 năm 2020, xác nhận rằng ông đã được báo cáo về tin liên quan đến Nga trả tiền cho Taliban, có vẻ thừa nhận rằng việc hỗ trợ của Nga đối với nhóm dân quân tại Afghanistan không phải là “tin vịt,” như TT Trump đã nói, theo bản tin của CNN cho biết. Tuy nhiên, ông Esper cũng nói rõ rằng ông đã không thấy tin tình báo chứng thực rằng lính Mỹ đã bị giết là kết quả của tiền “thưởng,” đi một đường ranh giữa việc thừa nhận mối đe dọa được biết và tiềm năng đụng độ với Tổng Thống.
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã lao giốc hôm Thứ Năm, 9 tháng 7 năm 2020, sau khi Tối Cao Pháp Viện đã giáng một đòn mạnh vào chính phủ Trump, theo bản tin của CNN Business cho biết hôm Thứ Năm. Tòa phán quyết rằng các công tố viên có thể tìm kiếm hồ sơ tài chánh và hồ sơ khai thuế của Tổng Thống Donald Trump, dù điều đó có thể không xảy ra trước cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vào tháng 11 này. Các thẩm phán đã phán quyết với tỉ số 7 trên 2 rằng biện lý quận hạt Manhattan có thể lấy các hồ sơ khai thuế và những hồ sơ khác của Trump.
Trong sáu phương pháp mà tác giả trình bày dưới đây, ngoài chuyên môn về dinh dưỡng và thể thao thì việc thiền và châm cứu có nguồn gốc từ phương Đông và đã có lịch sử hàng ngàn năm. Việc thiền định trong Phật giáo là một phương pháp căn bản để thanh tịnh tâm, phát triển trí huệ. Thiền định là pháp tu quan trọng trong nhà Phật, vốn có nhiều trường phái khác nhau và phương pháp hành trì khác nhau như thiền minh sát, thiền Bắc tông… Thiền, ngoài ý nghĩa tôn giáo, tâm linh, ngày nay các nhà khoa học, bác sĩ phương Tây úng dụng thiền để chữa trị bệnh tâm lý cho người và cả thân bệnh. Bài viết này trình bày rõ ràng lợi ích của việc ứng dụng thiền. Thiền làm giảm sự xung động của thân, xoa dịu căng thẳng, tăng lưu thông máu lên não, cân bằng giao cảm và phó giao cảm…
Thành Phố Tulsa đang chứng kiến sự gia tăng các trường hợp vi khuẩn corona, hơn 2 tuần sau khi Tổng Thống Donald Trump tổ chức tập hợp vận động tranh cử bên trong vận động trường ở đó, theo CNN cho biết hôm Thứ Tư, 8 tháng 7. Bác Sĩ Bruce Dart, Giám Đốc của Ty Y Tế Tulsa, nói trong cuộc họp báo hôm Thứ Tư rằng có nhiều con số được báo cáo trong tuần này, với gần 500 trường hợp mới trong 2 ngày và khuynh hướng này đang cho thấy rằng những con số sẽ còn gia tăng. Đã có 20% giảm trong các trường hợp mới của Covid-19 tuần lễ từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7. Ty Y Tế Tulsa báo cáo 266 trường hợp mới hôm Thứ Tư, nâng tổng số trong quận lên 4,571. Có 17,894 trường hợp tại tiểu bang Oklahoma và 452 người thiệt mạng, theo tài liệu của Đại Học Johns Hopkins cho biết.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Tư, 8 tháng 7 năm 2020, đã dọn đường cho chính phủ Trump giúp cho các công ty trên toàn quốc tự do hơn trong việc từ chối cung cấp việc ngừa thai miễn phí cho những công nhân của họ theo Luật Chăm Sóc Vừa Túi Tiền (ACA) thường gọi là Obamacare, theo bản tin của NBCNews cho biết hôm Thứ Tư. Phán quyết là chiến thắng đối với kế hoạch của chính phủ nhằm mở rộng đáng kể các loại chủ nhân có thể viện dẫn những phản đối về tôn giáo hoặc đạo đức trong việc từ chối đưa các biện pháp ngừa thai vào các kế hoạch chăm sóc sức khỏe của họ. Có tới 126,000 phụ nữ trên toàn quốc sẽ mất bảo hiểm kiểm soát sinh sản theo kế hoạch của Tổng Thống Donald Trump, theo phỏng đoán của chính phủ cho biết.
“Ngày 11/07/1995: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.” Với quyết định lịch sử này, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng sản đã ghi dấu “gác lại qúa khứ, hướng tới tương lai” được 25 năm vào ngày 11/07/2020. Nhưng thời gian ¼ Thế kỷ bang giao Mỹ-Việt đã đem lại những bài học nào cho hai nước cựu thù, hay Mỹ và Việt Nam Cộng sản vẫn còn những cách biệt không hàn gắn được ?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.