Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4684)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhiều chủ tịch ủy ban tại Hạ Viện do Dân Chủ kiểm soát đã kêu gọi một cuộc điều tra tức thì vào các hành động mà các viên chức liên bang tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn và thành phố Portland thuộc tiểu bang Oregon đã phản ứng với các cuộc biểu tình do cái chết của George Floyd và sự bạo hành của cảnh sát, theo bản tin CNN hôm Chủ Nhật, 19 tháng 7 cho biết.
Chính quyền tại miền trung Trung Quốc đã cho nổ một con đập hôm Chủ Nhật để xả nước đang tăng cao phía sau nó giữa cơn lũ lụt lan rộng khắp đất nước đã lấy đi vài chục mạng người, theo AP cho biết hôm Chủ Nhật, 19 tháng 7 năm 2020.
Thế rồi ngày quốc khánh cũng trôi qua, có điều năm nay lặng lẽ và buồn quá, suốt mấy trăm năm lập quốc, chưa bao giờ lễ quốc khánh lặng lẽ và vắng vẻ như thế. Cơn dịch Coronavirus và phong trào BLM đã làm cho ngày vui lập quốc lâm vào khủng hoảng, chia rẽ và đầy bạo loạn.
Là một học sinh từng say mê môn sử, tôi không thể tưởng tượng được, có một ngày môn học đó bị khai tử!
Các phán quyết gần đây của Tối Cao Pháp Viện về luật y tế Affordable Care Act,về quyền lực của hành pháp qua chức vụ tổng thống, về luật di dân; chứng tỏ quyền lực và ảnh hưởng của Tối Cao Pháp Viện, nhất là vai trò của vị chánh thẩm, 4 vị bảo thủ và 4 vị cấp tiến nên lá phiếu của vị chánh thẩm Roberts có tính cách quyết định.
Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa cướp đất của người dân, vừa dâng đất cho Tàu Cộng. Việc cướp đất của người dân xảy ra một thời gian rất dài trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tạo ra một khối dân oan khổng lồ đầy căm hận. Đã có nhiều trường hợp người dân bị giết trong hành vi cướp đất. Về việc bán đất cho Tàu Cộng, hiện nay có 149 doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu đất trọng yếu về chiến lược quốc gia, ở biên giới Việt Trung và vùng ven biển thuộc 22 tỉnh và thành phố.
Vào ngày Thứ Sáu 24 tháng 7, từ 1:00- 5:00 PM, sẽ có một nỗ lực lớn của những tổ chức cộng đồng, những nhà hoạt động, và những lãnh đạo địa phương có tham gia 2020 Census tại Quận Cam, nhằm mục đích đếm được những thành viên trong cộng đồng khó tiếp xúc nhất tại Garden Grove và Stanton
John Robert Lewis, con của tá điền là người sống sót vì bị đánh đập tàn bạo bởi cảnh sát trong cuộc biểu tình vào năm 1965 tại Selma, Alabama, trở thành một khuôn mặt cột trụ của phong trào dân quyền và dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ lâu đời, đã từ trần sau 6 tháng chống chọi với bệnh ung thư. Ông đã thọ 80 tuổi, theo bản tin của CNN hôm Thứ Bảy, 18 tháng 7 năm 2020.
Đáp lời kêu gọi của Mái ấm Cô nhi tại Trung tâm Nhân đạo Chùa Hộ Pháp nơi cần sự hỗ trợ của bà con người Việt giúp cho 30 học sinh mồ côi có tiền trả học phí và mua học cụ (như tập vở, bút giấy, cặp đựng sách), ngày 12/07/2020, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh – với sự hỗ trợ quảng đại của 14 Ân nhân Nghĩa Sinh – đã đáp xe từ Sài Gòn và Phước Tuy đến trao tặng 30 học bổng cho các em học sinh mồ côi.
Với hy vọng về sự phục hồi mạnh mẽ từ cuộc suy thoái do đại dịch gây ra nhanh chóng mờ dần, các nhà hoạch định chính sách nên tạm dừng lại và đúc kết những gì cần thiết để đạt được sự phục hồi bền vững. Các biện pháp ưu tiên trong chính sách cấp bách nhất đã rõ ràng ngay từ đầu, nhưng chúng sẽ đòi hỏi những lựa chọn khó khăn và thể hiện ý chí chính trị.
Một số khu vực đông người gốc Việt ở Quận Cam, San Jose, Houston trong tuần qua tăng vọt số người đã có kết quả thử nghiệm dương tính. Trong những người chết vì đại dịch trong cộng đồng có những bạn còn trẻ, ở lứa tuổi 30s, 40s và cũng có bạn là Phật tử rất mực đạo hạnh. Bài này sẽ nói về các trường hợp chết khi tuổi thọ vẫn đang còn, về cách tăng thọ, và về pháp niệm sự chết theo lời Đức Phật dạy.
Thống Đốc California Gavin Newsom hôm Thứ Sáu, 17 tháng 7 đã đưa ra các luật lệ mới sẽ yêu cầu các trường học trong các quận với tỉ lệ bị truyền nhiễm vi khuẩn corona cao phải đóng cửa các trường học cho đến khi họ có thể đáp ứng một số tiêu chuẩn sức khỏe công cộng, là hành động rộng lớn nhất chưa từng có tại Hoa Kỳ để bắt buộc việc học trên mạng vào mùa thu năm nay. Các trường học đặt tại các quận nằm trong danh sách theo dõi vi khuẩn corona của tiểu bang không được mở cửa để dạy cho đến khi họ làm rõ nhiều tiêu chuẩn sức khỏe công cộng trong vòng 14 ngày liên tiếp. Tính tới Thứ Sáu, 32 trong số 58 quận của California đã vào danh sách theo dõi của tiểu bang, gồm hầu hết các quận tại Miền Nam, Thung Lũng Miền Trung, khu vực Sacramento và Vùng Vịnh tại California.
Bạch Ốc đang ngăn chận Giám Đốc Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) là Bác Sĩ Robert Redfield và những viên chức khác của cơ quan này từ việc điều trần trước Ủy Ban Giáo Dục và Lao Động của Hạ Viện về việc tái mở cửa các trường học vào tuần tới, ngay khi tranh luận về việc gửi con em trở lại các lớp học đã bùng lên khắp Hoa Kỳ, theo bản tin CNN cho biết hôm Thứ Sáu, 17 tháng 7 năm 2020. Các viên chức Bạch Ốc đã thông báo cho ủy ban về quyết định của họ trong một email, theo một thành viên trong ủy ban Hạ Viện nói với CNN.
Các nhà lãnh đạo chính trị tại tiểu bang Oregon đã cáo buộc Tổng Thống Donald Trump về việc can thiệp vào việc xử lý các cuộc biểu tình và bạo loạn lan rộng tại thành phố Portland trong cái chết của George Floyd trong khi một cuộc phô trương chính trị để tập hợp những người ủng hộ cơ bản cho ông trước bầu cử tháng 11, theo bản tin Newsweek cho biết hôm Thứ Sáu, 17 tháng 7. Bất chấp sự kêu gọi nhiều lần từ Thống Đốc Oregon Kate Brown và Thị Trưởng Portlan Ted Wheeler đối với các giới chức chính quyền liên bang để rút các viên chức của họ ra khỏi các đường phố của thành phố, chính phủ Trump vẫn duy trì sự cương quyết vào việc giữ sự hiện diện của lực lượng chấp pháp tại Portland.
Hong Kong – Hai hàng không mẫu hạm của Hải Quân Hoa Kỳ đã thực hiện cuộc tập trận hiếm khi xảy ra trên Biển Đông, là lần thứ hai trong tháng này mà nhiều tàu chiến đã xuất hiện trong các vùng biển tranh chấp, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Sáu, 17 tháng 7 năm 2002. Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald và USS Nimitz, tổng cộng hơn 12,000 binh sĩ Hoa Kỳ và những tàu chiến hộ tống đã và đang hoạt động trên Biển Đông tính tới Thứ Sáu, theo Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.