Hôm nay,  

Hành Trình Người Việt Tại Mỹ và Lập Pháp Hoa Kỳ

17/04/202017:57:00(Xem: 4540)

45 năm, từ làn sóng người Việt tị nạn đến Mỹ đầu tiên vào năm 1975, đến nay cộng đồng gốc Việt tại Mỹ được xem đã khá ổn định với nhiều thành công cá nhân và trong mỗi gia đình. Trải qua nhiều đời tổng thống, bất luận đảng phái nào, người gốc Việt đã từng bước hội nhập rồi thăng tiến trên đất nước thứ hai của mình. Đọc lại câu chuyện lịch sử để thấy không phải một sớm một chiều hay chỉ riêng với một đời tổng thống nào mới giúp họ tạo dựng nên cuộc sống hiện nay mà đó là cả quá trình trong suốt gần nửa thế kỷ qua. 

 

Năm 1975, Sài Gòn bị thất thủ. Làn sóng người tị nạn Việt Nam đầu tiên đã di tản với nhiều phương tiện riêng hay do chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ. Khi con số người di tản vượt rất xa kế hoạch đón khoảng 18 ngàn người Việt mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dự tính ban đầu, Tổng thống Gerald Ford của đảng Cộng Hòa đã cho phép có thể nhận đến 200 ngàn người. 

 

Chiến Dịch Gió Lốc (Operation Frequent Wind) đã đưa người di tản rời khỏi Việt Nam bằng trực thăng do Thủy Quân Lục Chiến Mỹ thực hiện cùng làn sóng tự di tản ra các tàu trên biển rồi đến đảo Guam và Phi Luật Tân. Người di tản sau đó được đưa sang các căn cứ quân sự trên đất Mỹ như Camp Pendleton tại California, Fort Chaffee tại Arkansas, Eglin Base tại Florida và Indiantown Gap tại Pensylvynia cuối cùng ước tính vào khoảng hơn 130 ngàn người. Đây là nhóm người Việt tị nạn đầu tiên đến Mỹ sau chiến tranh. 

Trong khi nhiều người vẫn còn ở đảo Guam thì Quốc Hội Hoa Kỳ khóa 94 do đảng Dân Chủ chiếm đa số tại lưỡng viện đã họp bàn việc cứu trợ người tị nạn Đông Dương, phần lớn là người Việt Nam. Dân biểu Peter Rodino của đảng Dân Chủ là người đề xướng Đạo Luât Hỗ Trợ Người Di Cư và Tị Nạn Đông Dương (Indochina Migration and Refugee Assistance Act - Dự Luật H.R.6755) tại Hạ Viện, nhằm giúp người tị nạn tái thiết và ổn định bước đầu đời sống mới. Dự luật được các dân biểu Dân Chủ như Edward Kennedy và Liz Holtzman vận động sự ủng hộ trong khi một số dân biểu Cộng Hòa bảo thủ chống đối vì cho rằng người tị nạn Việt Nam vào Mỹ quá nhiều sẽ không hội nhập được vào văn hóa nước Mỹ và phá hỏng hệ giá trị nước Mỹ, thậm chí còn có đề nghị cho định cư tại các vùng lãnh thổ của Mỹ. Tuy nhiên cuối cùng dự luật cũng được Quốc Hội thông qua và TT Ford ký sắc lịnh vào ngày 23 tháng 5 năm 1975. 

 

Năm 1979, trước làn sóng vượt biển ồ ạt của thuyền nhân Việt Nam, nước Mỹ đã mệt mỏi trong nỗi ám ảnh về cuộc chiến Việt Nam, theo như thăm dò của CBS/New York Times đã có đến 62 % dân Mỹ không còn muốn nhận thêm người tị nạn Việt Nam. Bất chấp điều này, Tổng Thống Jimmy Carter thuộc đảng Dân Chủ vẫn gia tăng gấp đôi số người tị nạn được nhận mỗi tháng, cho phép người tị nạn Việt Nam được nhận ồ ạt vào Mỹ. Một lần nữa, Đạo Luật Người Tị Nạn (Refugee Act of 1980 - Public Law 96-212, S. 643  & H.R 2816) do TNS Edward Kennedy của Dân Chủ khởi xướng, cho phép gia tăng số người tị nạn được nhận vào Mỹ và giúp đỡ họ tái thiết đời sống mới. 

 

Đi xa hơn, chương trình OPD (Orderly Departure Program) cho phép người Việt nhập cảnh cũng ra đời vào thời điểm này, giúp cho người Việt được sang Mỹ cùng một số quốc gia khác theo con đường chính thức và an toàn hơn. Chương trình này đã được Phó Tổng Thống Walter Mondale của đảng Dân Chủ họp bàn cùng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và nhiều quốc gia khác tại Geneva, Thụy Sĩ vào tháng 7 năm 1979. 
 

Cao Ủy đã thay mặt Hoa Kỳ cùng các quốc gia để thương lượng với Hà Nội nhằm bảo trợ và xúc tiến chương trình. Sáu tháng sau, tháng 1 năm 1980, văn phòng ODP được thiết lập tại Bangkok, Thái lan để bắt đầu nhận và giải quyết hồ sơ bảo lãnh. Mỗi hai tuần, các nhân viên văn phòng OPD Bangkok đã bay sang Sài Gòn để thực hiện các cuộc phỏng vấn. Văn phòng ODP đã phối hợp với Ủy Ban Di Cư Liên Chính Phủ ICM (Intergovernmental Committee of Migration) để lo việc  khám sức khoẻ tại Bịnh Viện Chợ Rẫy và thủ tục sang các trại chuyển tiếp hay trực tiếp sang Mỹ cho những người được chấp thuận.

 

Văn phòng ước tính đã nhận và giải quyết hồ sơ của khoảng 700,000 người Việt Nam, bao gồm nhóm đoàn tụ gia đình, con lai, cựu nhân viên chính phủ và các hãng Mỹ cùng những tù nhân chính trị qua chương trình HO về sau. Theo số liệu từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, loại trừ các hồ sơ không đủ điều kiện và man khai hay định cư tại các quốc gia khác, đã có hơn 558,000 người Việt các diện đã được cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ cho đến năm 1997.

 

Ở đây có thể nói thêm riêng về chương trình con lai và H.O (Humanitarian Operation) dành cho những quân nhân VNCH bị tù sau 1975. Năm 1987, Thượng Nghị Sĩ John McCain thuộc đảng Cộng Hòa đã trình dự luật Amerasian Home Act (S.1601 -100th Congress, 1987-1988) cho phép những người con lai Mỹ được phép định cư tại Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 1987, TNS Edward Kennedy của đảng Dân Chủ, đã trình nghị quyết 205 (S.Res. 205 -100th Congress, 1987-1988) yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do các tù nhân chính trị bị giam giữ, theo sau là nghị quyết 212 (H.Res.212) của dân biểu Robert Dornan thuộc đảng Cộng Hoà tại Hạ Viện, được 58 dân biểu đồng bảo trợ (29 Cộng Hòa và 29 Dân Chủ).

 

Môt số dân biểu Hạ Viện sau đó cũng tiếp tục đưa các dự luật yêu cầu chính phủ thúc đẩy việc buộc Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị và cho phép họ định cư sang Hoa Kỳ.  Năm 1991, cũng chính TNS Edward đã trình nghị quyết 51 (S.Res. 51 -102th Congress, 1991-1992)  với sự đồng bảo trợ của 6 TNS cả Dân Chủ và Cộng Hoà, yêu cầu Việt Nam cho phép những người ở tù trên ba năm cùng gia đình họ được định cư tại Hoa Kỳ qua , mở đầu cho chương trình H.O từ năm 1991. Có thể ghi công cho chính TNS Edward Kennedy (Dân Chủ), tức em trai TT Kennedy, là người đã đóng góp rất nhiều để những cựu tù chính trị cùng gia đình được sang Mỹ qua các nghị quyết nói trên.

 

Bên cạnh đó cũng nhắc thêm là , TNS John McCain đã tiếp tục đưa ra tu chính sửa đổi, cho phép các gia đình HO được sang thẳng Hoa Kỳ mà không phải sang Phi Luật Tân để học Anh Ngữ trong sáu tháng, đồng thời chấp thuận con cái độc thân trên 21 tuổi của các gia đình HO và ODP được đi theo cha mẹ theo diện nhân đạo, hay cho phép những người Việt từng làm việc với chính phủ Mỹ  và hãng Mỹ được phép định cư (McCain Amendment, H.R 3540).

 

Các dự luật của lập pháp Hoa Kỳ liên quan đến cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ được nhắc đã không th đầy đủ hết nhưng đó là những dự luật chính yếu và các nhà lập pháp kể trên đã đóng vai trò rất quan trọng và trực tiếp can dự đến hành trình này. Các dự luật này có thể tìm tại kho lưu trữ hồ sơ của Quốc Hội tại congress.gov/bill cho những ai muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn. 

 

Điều quan trọng là khi đọc lại dăm sự kiện lịch sử để hiểu hơn về hành trình người Việt có mặt trên đất nước Hoa Kỳ và có được như ngày hôm nay ra sao, nó sẽ ít nhiều giúp cho một số người nhìn câu chuyện thời cuộc và tương lai với cái nhìn công tâm và xác thực hơn trong bối cảnh chính trị Hoa Kỳ sau 45 năm.  

 

04/17/2020

Nhã Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
New Zealand đã thông qua một đạo luật mới nhằm loại bỏ dần việc hút thuốc lá, bằng cách đưa ra lệnh cấm những người trẻ tuổi mua thuốc lá. Lệnh cấm sẽ áp dụng cho cả cuộc đời họ, theo tin từ đài truyền hình SVT, Thụy điển ngày 13 tháng 12 năm 2022.
Gần đây, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã bày tỏ lo ngại rằng cuộc chiến ở Ukraine có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, trở thành một cuộc đối đầu toàn diện giữa Nga và phương Tây. Ông nói trên đài truyền hình NRK của Na Uy: “Nếu tình hình chuyển biến xấu, thì sẽ là xấu khủng khiếp luôn.” Phát biểu của ông Stoltenberg được đưa ra vào ngày 9 tháng 12, vài ngày sau khi Ukraine được cho là đã tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (drones) nhằm vào các căn cứ không quân nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Ngày hôm sau, 10 tháng 12, Nga được cho là đã sử dụng máy bay không người lái do Iran cung cấp để đáp trả, tấn công thành phố cảng quan trọng phía nam Odesa và khiến 1.5 triệu người mất điện. Kể từ đó, cuộc chiến trên không ngày càng leo thang.
WASHINGTON – TNS Đảng Cộng Hòa Marco Rubio đã đưa ra dự luật lưỡng đảng cấm TikTok, ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến của Trung Quốc, gây áp lực lên chủ sở hữu ByteDance, theo Reuters đưa tin ngày Thứ Ba, 13 tháng 12 năm 2022.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen ngày 11/12 dự báo rằng lạm phát của Hoa Kỳ sẽ giảm đáng kể vào năm 2023, nếu không có một cú sốc bất ngờ, theo Reuters. “Tôi tin rằng vào cuối năm tới, quý vị sẽ thấy lạm phát thấp hơn nhiều nếu không có ... một cú sốc không lường trước được”, bà Yellen nói trên chương trình “60 Minutes” của đài CBS trong một cuộc phỏng vấn được phát hôm 11/12.
Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022 là một sự kiện hy hữu. Đây là giải thi viết đầu tiên ở hải ngoại để mời gọi viết bài hoằng pháp. Cũng là những hy sinh rất lớn của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Trưởng Ban Tổ Chức Cuộc Thi, một công trình rất nặng nhọc và rất tốn nhiều thì giờ. Điểm hy hữu là: Chùa Hương Sen được thành lập ở thị trấn Perris, California, từ tháng 4/2010, vậy mà 12 năm qua chưa xây xong chánh điện vì nhiều lý do, bây giờ đã tổ chức được một cuộc thi viết văn gây nhiều tiếng vang toàn cầu. Ngay cả khi chánh điện bằng gạch cát xi măng chưa xây xong, một chánh điện bằng chữ đã hình thành trong tâm của nhiều ngàn người quan sát Cuộc thi này trong hội trường và trên livestream.
Hôm nay, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ vừa công bố một cột mốc quan trọng trong nghiên cứu năng lượng nhiệt hạch: lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore ở California đã đạt được "mức tăng năng lượng ròng". “Nói một cách đơn giản, đây là một trong những kỳ tích khoa học ấn tượng nhất của thế kỷ 21,” Jennifer Granholm, bộ trưởng năng lượng Hoa Kỳ cho biết tại một cuộc họp báo, đồng thời cho biết thêm rằng các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu vấn đề này trong nhiều thập kỷ.
Chứng cớ nổi loạn: Dân cử Quốc Hội xin Trump thiết quân luật để chận Biden (viết sai chính tả: 'martial law' viết là "Marshall's Law"). Trong các cuộc trò chuyện với 34 thành viên của quốc hội, cựu chánh văn phòng Bạch Ốc [của Trump] Mark Meadows, ít nhất một Dân Biểu đã khuyến khích Meadows nói với tổng thống Trump ra lệnh thiết quân luật để Trump có thể ngồi tiếp ở Bạch Ốc sau bầu cử 2020.
HOA KỲ – Tối Cao Pháp Viện (TCPV) đã từ chối yêu cầu chặn luật cấm các sản phẩm thuốc lá có hương vị ở California, dọn đường cho nó có hiệu lực vào tuần tới, theo Reuters đưa tin ngày Thứ Hai, 12 tháng 12 năm 2022.
KYIV – Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết, hỏa tiễn, phi đạn và máy bay không người lái của Nga đã tấn công các mục tiêu ở miền đông và miền nam Ukraine; trước tình hình đó, nhóm G7 cam kết tăng cường năng lực quân sự của Kiyv, với trọng tâm là phòng không, theo Reuters đưa tin ngày Thứ Hai, 12 tháng 12 năm 2022.
SIOUX FALLS – Một cơn bão tuyết lớn quét qua Hoa Kỳ, hàng triệu người chuẩn bị đối mặt với tuyết rơi dày đặc, mưa lạnh và lũ lụt, theo trang APNews đưa tin ngày Thứ Hai, 12 tháng 12 năm 2022.
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
hiện tại dân số Trung Cộng đã lên tới 1/5 tổng số nhân loại rồi, gieo trồng 1,418,804,794 trái quýt chua (lè) như vậy bộ chưa đủ sao mà còn muốn ấn thêm vô làm chi nữa, cha nội? Bộ không thấy hằng triệu người dân Hồng Kông đang xuống đường biểu tình phản đối và cả loài người đang nhăn mặt hay sao?
Mỗi năm cứ tới ngày 10 tháng 12, người Việt Nam hải ngoại, tức ý muốn nói người Việt Nam định cư trên khắp thế giới nhưng không phải là « nhân dân » của nhà cầm quyền cộng sản hiện nay ở Việt Nam, đều không quên kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền...
WASHINGTON – Một người đàn ông Libya bị buộc tội chế tạo quả bom làm nổ tung chuyến bay Pan Am 103 trên bầu trời Lockerbie ở Scotland năm 1988, giết chết 270 người. Người này hiện đang bị giam giữ tại Hoa Kỳ, theo Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 11 tháng 12 năm 2022.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.