Hôm nay,  

Hành Trình Người Việt Tại Mỹ và Lập Pháp Hoa Kỳ

17/04/202017:57:00(Xem: 4448)

45 năm, từ làn sóng người Việt tị nạn đến Mỹ đầu tiên vào năm 1975, đến nay cộng đồng gốc Việt tại Mỹ được xem đã khá ổn định với nhiều thành công cá nhân và trong mỗi gia đình. Trải qua nhiều đời tổng thống, bất luận đảng phái nào, người gốc Việt đã từng bước hội nhập rồi thăng tiến trên đất nước thứ hai của mình. Đọc lại câu chuyện lịch sử để thấy không phải một sớm một chiều hay chỉ riêng với một đời tổng thống nào mới giúp họ tạo dựng nên cuộc sống hiện nay mà đó là cả quá trình trong suốt gần nửa thế kỷ qua. 

 

Năm 1975, Sài Gòn bị thất thủ. Làn sóng người tị nạn Việt Nam đầu tiên đã di tản với nhiều phương tiện riêng hay do chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ. Khi con số người di tản vượt rất xa kế hoạch đón khoảng 18 ngàn người Việt mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dự tính ban đầu, Tổng thống Gerald Ford của đảng Cộng Hòa đã cho phép có thể nhận đến 200 ngàn người. 

 

Chiến Dịch Gió Lốc (Operation Frequent Wind) đã đưa người di tản rời khỏi Việt Nam bằng trực thăng do Thủy Quân Lục Chiến Mỹ thực hiện cùng làn sóng tự di tản ra các tàu trên biển rồi đến đảo Guam và Phi Luật Tân. Người di tản sau đó được đưa sang các căn cứ quân sự trên đất Mỹ như Camp Pendleton tại California, Fort Chaffee tại Arkansas, Eglin Base tại Florida và Indiantown Gap tại Pensylvynia cuối cùng ước tính vào khoảng hơn 130 ngàn người. Đây là nhóm người Việt tị nạn đầu tiên đến Mỹ sau chiến tranh. 

Trong khi nhiều người vẫn còn ở đảo Guam thì Quốc Hội Hoa Kỳ khóa 94 do đảng Dân Chủ chiếm đa số tại lưỡng viện đã họp bàn việc cứu trợ người tị nạn Đông Dương, phần lớn là người Việt Nam. Dân biểu Peter Rodino của đảng Dân Chủ là người đề xướng Đạo Luât Hỗ Trợ Người Di Cư và Tị Nạn Đông Dương (Indochina Migration and Refugee Assistance Act - Dự Luật H.R.6755) tại Hạ Viện, nhằm giúp người tị nạn tái thiết và ổn định bước đầu đời sống mới. Dự luật được các dân biểu Dân Chủ như Edward Kennedy và Liz Holtzman vận động sự ủng hộ trong khi một số dân biểu Cộng Hòa bảo thủ chống đối vì cho rằng người tị nạn Việt Nam vào Mỹ quá nhiều sẽ không hội nhập được vào văn hóa nước Mỹ và phá hỏng hệ giá trị nước Mỹ, thậm chí còn có đề nghị cho định cư tại các vùng lãnh thổ của Mỹ. Tuy nhiên cuối cùng dự luật cũng được Quốc Hội thông qua và TT Ford ký sắc lịnh vào ngày 23 tháng 5 năm 1975. 

 

Năm 1979, trước làn sóng vượt biển ồ ạt của thuyền nhân Việt Nam, nước Mỹ đã mệt mỏi trong nỗi ám ảnh về cuộc chiến Việt Nam, theo như thăm dò của CBS/New York Times đã có đến 62 % dân Mỹ không còn muốn nhận thêm người tị nạn Việt Nam. Bất chấp điều này, Tổng Thống Jimmy Carter thuộc đảng Dân Chủ vẫn gia tăng gấp đôi số người tị nạn được nhận mỗi tháng, cho phép người tị nạn Việt Nam được nhận ồ ạt vào Mỹ. Một lần nữa, Đạo Luật Người Tị Nạn (Refugee Act of 1980 - Public Law 96-212, S. 643  & H.R 2816) do TNS Edward Kennedy của Dân Chủ khởi xướng, cho phép gia tăng số người tị nạn được nhận vào Mỹ và giúp đỡ họ tái thiết đời sống mới. 

 

Đi xa hơn, chương trình OPD (Orderly Departure Program) cho phép người Việt nhập cảnh cũng ra đời vào thời điểm này, giúp cho người Việt được sang Mỹ cùng một số quốc gia khác theo con đường chính thức và an toàn hơn. Chương trình này đã được Phó Tổng Thống Walter Mondale của đảng Dân Chủ họp bàn cùng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và nhiều quốc gia khác tại Geneva, Thụy Sĩ vào tháng 7 năm 1979. 
 

Cao Ủy đã thay mặt Hoa Kỳ cùng các quốc gia để thương lượng với Hà Nội nhằm bảo trợ và xúc tiến chương trình. Sáu tháng sau, tháng 1 năm 1980, văn phòng ODP được thiết lập tại Bangkok, Thái lan để bắt đầu nhận và giải quyết hồ sơ bảo lãnh. Mỗi hai tuần, các nhân viên văn phòng OPD Bangkok đã bay sang Sài Gòn để thực hiện các cuộc phỏng vấn. Văn phòng ODP đã phối hợp với Ủy Ban Di Cư Liên Chính Phủ ICM (Intergovernmental Committee of Migration) để lo việc  khám sức khoẻ tại Bịnh Viện Chợ Rẫy và thủ tục sang các trại chuyển tiếp hay trực tiếp sang Mỹ cho những người được chấp thuận.

 

Văn phòng ước tính đã nhận và giải quyết hồ sơ của khoảng 700,000 người Việt Nam, bao gồm nhóm đoàn tụ gia đình, con lai, cựu nhân viên chính phủ và các hãng Mỹ cùng những tù nhân chính trị qua chương trình HO về sau. Theo số liệu từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, loại trừ các hồ sơ không đủ điều kiện và man khai hay định cư tại các quốc gia khác, đã có hơn 558,000 người Việt các diện đã được cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ cho đến năm 1997.

 

Ở đây có thể nói thêm riêng về chương trình con lai và H.O (Humanitarian Operation) dành cho những quân nhân VNCH bị tù sau 1975. Năm 1987, Thượng Nghị Sĩ John McCain thuộc đảng Cộng Hòa đã trình dự luật Amerasian Home Act (S.1601 -100th Congress, 1987-1988) cho phép những người con lai Mỹ được phép định cư tại Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 1987, TNS Edward Kennedy của đảng Dân Chủ, đã trình nghị quyết 205 (S.Res. 205 -100th Congress, 1987-1988) yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do các tù nhân chính trị bị giam giữ, theo sau là nghị quyết 212 (H.Res.212) của dân biểu Robert Dornan thuộc đảng Cộng Hoà tại Hạ Viện, được 58 dân biểu đồng bảo trợ (29 Cộng Hòa và 29 Dân Chủ).

 

Môt số dân biểu Hạ Viện sau đó cũng tiếp tục đưa các dự luật yêu cầu chính phủ thúc đẩy việc buộc Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị và cho phép họ định cư sang Hoa Kỳ.  Năm 1991, cũng chính TNS Edward đã trình nghị quyết 51 (S.Res. 51 -102th Congress, 1991-1992)  với sự đồng bảo trợ của 6 TNS cả Dân Chủ và Cộng Hoà, yêu cầu Việt Nam cho phép những người ở tù trên ba năm cùng gia đình họ được định cư tại Hoa Kỳ qua , mở đầu cho chương trình H.O từ năm 1991. Có thể ghi công cho chính TNS Edward Kennedy (Dân Chủ), tức em trai TT Kennedy, là người đã đóng góp rất nhiều để những cựu tù chính trị cùng gia đình được sang Mỹ qua các nghị quyết nói trên.

 

Bên cạnh đó cũng nhắc thêm là , TNS John McCain đã tiếp tục đưa ra tu chính sửa đổi, cho phép các gia đình HO được sang thẳng Hoa Kỳ mà không phải sang Phi Luật Tân để học Anh Ngữ trong sáu tháng, đồng thời chấp thuận con cái độc thân trên 21 tuổi của các gia đình HO và ODP được đi theo cha mẹ theo diện nhân đạo, hay cho phép những người Việt từng làm việc với chính phủ Mỹ  và hãng Mỹ được phép định cư (McCain Amendment, H.R 3540).

 

Các dự luật của lập pháp Hoa Kỳ liên quan đến cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ được nhắc đã không th đầy đủ hết nhưng đó là những dự luật chính yếu và các nhà lập pháp kể trên đã đóng vai trò rất quan trọng và trực tiếp can dự đến hành trình này. Các dự luật này có thể tìm tại kho lưu trữ hồ sơ của Quốc Hội tại congress.gov/bill cho những ai muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn. 

 

Điều quan trọng là khi đọc lại dăm sự kiện lịch sử để hiểu hơn về hành trình người Việt có mặt trên đất nước Hoa Kỳ và có được như ngày hôm nay ra sao, nó sẽ ít nhiều giúp cho một số người nhìn câu chuyện thời cuộc và tương lai với cái nhìn công tâm và xác thực hơn trong bối cảnh chính trị Hoa Kỳ sau 45 năm.  

 

04/17/2020

Nhã Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông qua kéo dài thương thuyết thỏa hiệp COC với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, the Association of South East Asian Nations). Việc này thể hiện qua lập trường của Bắc Kinh khi bước vào trong vòng thương thuyết thứ hai với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông / Code of Conduct (COC)...
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ Foreign Policy: Các con đập của Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy giữa thượng nguồn và hạ lưu - Trung Quốc ngày càng hạn chế lượng nước nhiều hơn. ✱ Stimson (USA): Căn cứ và dữ liệu (MDM) cho thấy các con đập tại thượng nguồn đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ✱ Global Times: Các chuyên gia Trung Quốc hoài nghi về hệ thống kiểm soát MDM về sông Mê Kông do Mỹ tài trợ. Nhưng ...Kể từ 11.2020 công khai "chia sẻ dữ liệu thủy văn" mà trước đây từ thập niên 1990, Trung Quốc coi dữ liệu quản lý nước là bí mật nhà nước. ✱ BBC: Việc giảm xả nước từ các con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông đã tác động xấu đến nhiều nơi ✱ Phys. Org Uk: Đại học Hòa Lan dự đoán vào năm 2050 phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ sụt giảm xuống dưới mực nước biển nếu không có kế hoạch thay đổi sớm...
Vắn tắt, người càng lớn tuổi, số lượng tế bào thần kinh giảm và khả năng về tâm trí sẽ giảm đi. Một số triệu chứng nhẹ như hay quên, hay lẫn lộn có thể chấp nhận như là sự lão hoá bình thường. Khi các triệu chứng này gia tăng, tiến triển đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật, lúc đó người ta dùng từ "dementia" hay "mất trí" theo nghĩa đen, hay bịnh lẫn. Có nhiều nguyên nhân cho dementia. Bịnh Alzheimer là nguyên nhân của phần lớn người mắc dementia. Một số nguyên nhân dementia chữa được, chưa có thuốc thay đổi được bịnh Alzheimer (disease-modifying drugs), chỉ có những thuốc giúp giảm triệu chứng thôi (symptomatic treatment).
Và dù các cuộc bỏ phiếu chỉ ra rằng quyền phá thai và lạm phát là những vấn đề thúc đẩy hàng đầu đối với cử tri, quan điểm đối với súng đạn cũng đóng một vai trò quan trọng. Thật vậy, một cuộc khảo sát của Edison Research cho thấy cứ 10 cử tri thì có khoảng 1 người coi chính sách súng đạn là mối quan tâm hàng đầu.
Hôm nay 18 tháng 11 là ngày cuối cùng kết thúc 12 ngày Hội Nghị Thượng Đỉnh Thế Giới về Biến Đổi Khí Hậu ở Ai Cập với chủ đề “Chung Tay Để Hành Động.”, đồng thời cũng là tuần lễ đánh dấu dân số toàn cầu vượt mức 8 tỷ người. Các báo cáo mới nhất từ các nhà khoa học tại hội nghị cho thấy lượng khí thải năm 2022 vẫn duy trì ở mức cao kỷ lục với nguy cơ phá vỡ ngưỡng tăng nhiệt độ kỷ lục là 1.5 độ C. Và nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên hơn 1,5 độ C, hàng triệu người phải chịu tác động từ những hậu quả tàn phá nghiêm trọng, Liên Hiệp Quốc tuyên bố.
Người biểu tình tập trung tại Bảo Tàng Nghệ Thuật Los Angeles (Los Angeles County Museum of Art – LACMA) để tưởng niệm vụ thảm sát Zahedan cũng như nhằm gây sự chú ý của cộng đồng vào hành động đàn áp và bỏ tù những người tham gia biểu tình và các nhà hoạt động, theo trang TheArtNewspaper đưa tin ngày Thứ Hai, 14 tháng 11 năm 2022
Quân đội Ukraine đã tiến vào thành phố chiến lược Kherson hôm thứ Sáu (11/11) trước sự cổ vũ mừng rỡ của người dân địa phương, chỉ vài ngày sau khi có thông tin cho rằng các lực lượng chiếm đóng của Nga trong khu vực bị sáp nhập bất hợp pháp đã tham gia cướp bóc hàng loạt tác phẩm từ Bảo tàng Nghệ thuật Oleksiy Shovkunenko Kherson và đưa chúng đến Simferopol ở Crimea, bán đảo Biển Đen được Nga sáp nhập vào năm 2014
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng Hoạt động Chiếu khán trên toàn cầu đang phục hồi nhanh chóng hơn dự kiến từ đại dịch COVID-19. Thời gian để chờ phỏng vấn đang được giảm xuống trên toàn thế giới. Việc thuê nhân viên Lãnh sự đã được tăng gấp đôi, cho phép hoạt động của lãnh sự phục hồi nhanh hơn dự kiến và năm nay việc duyệt xét ở các lãnh sự sẽ đạt mức như thời trước đại dịch.
Các Telomere* đóng một vai trò thiết yếu trong việc xác định số lần một tế bào có thể phân chia. Telomere là 1 đoạn DNA có trình tự (TTAGGG) lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi nhiễm sắc thể, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ phân tử DNA khỏi các tác động gây hại và sự mất ổn định của hệ genome. Trong chu trình của một tế bào bình thường, quá trình phân bào sẽ khiến cho một phần của telomere bị mất đi. Khi độ dài của telomere đạt tới mức giới hạn thì tế bào sẽ tự chết theo chương trình (apotosis**). Do vậy, độ dài của telomere có thể coi như chiếc đồng hồ sinh học để xác định “tuổi thọ” của tế bào và các cơ quan.
Chiến dịch FIFA 2022 của McDonald’s dựa trên một sự thật phổ biến và không thể phủ nhận của những thực khách ái mộ - đó là mọi người trên thế giới đều có chung sở thích với McDonald’s là túc cầu - hoặc bóng đá nếu bạn thích gọi nhủ thế - là môn thể thao được thế giới yêu thích và McDonald’s là một fan hâm mộ cuồng nhiệt. Thương hiệu chúng tôi tin tưởng vào cường ₫ộ sức mạnh của sân banh để đoàn kết mọi người từ mọi tầng lớp trong xã hội. Bất kể sắc màu của bộ đồng phục túc cầu hay kích cỡ lớn nhỏ của sân vận động, tất cả chúng ta đều đến đây vì sự yêu thích của tiếng “Dzô………!” Đó là lý do vì sao chúng tôi thích tập hợp thực khách ái mộ lại với nhau với tư cách là nhà tài trợ cho FIFA World Cup.
Được thành lập vào năm 2019, học bổng McDonald’s / APIA Scholarship trao tặng $500,000 Mỹ kim hàng năm cho 55 học sinh trung học và sinh viên đại học gốc Á Châu. Đến nay, 165 học sinh sinh viên đã được nhận thưởng từ chương trình. Đơn xin học bổng McDonald’s / APIA Scholarship 2023 hiện có sẵn trên mạng từ nay cho đến hết ngày 19 tháng 1, năm 2023. Người nhận giải sẽ được chọn dựa trên thành tích học tập, tham gia vào cộng đồng, và nhu cầu tài chánh của các em.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.