Hôm nay,  

Vài Điều Cơ Bản Về Favipiravir và COVID-19

05/04/202016:15:00(Xem: 5959)


Trong cuộc chiến đấu chống lại COVID-19, toàn thể nhân loại như những người sắp bị chết đuối, thấy cái gì cũng hy vọng đó là cái phao sẽ đem mình đến bến bờ bình yên. Chính vì thế mà hiện thời có đến 14 thứ thuốc đang được dùng để chữa bệnh này mặc dù tất cả đều đã được sản xuất để điều trị những bệnh khác và dù các dữ kiện về hiệu quả cùng sự an toàn khi dùng cho COVID-19 vẫn chưa đầy đủ.

Ba thứ thuốc được nhắc nhở đến nhiều nhất là chloroquine phosphate, hydroxychloroquine (chữa bệnh sốt rét) và remdesivir (chữa bệnh Ebola, SARS, và MERS). Một tia sáng mới vừa xuất hiện ở cuối đường hầm COVID-19 là thuốc favipiravir.

Hôm thứ bẩy 28 tháng 3, ông Shinzo Abe, Thủ Tướng của Nhật, đã tuyên bố là ông có nhiều hy vọng về thuốc này. Tổng thống Indonesia đã mua 1 triệu viên thuốc này cho nước của ông. Tổng thống Trump cũng đã thảo  luận với ông Abe về favipiravir và muốn FDA cho phép thử thuốc này ở Mỹ. Với áp lực từ Tòa Bạch Ốc, thuốc này chắc sẽ được nhắc nhở trong tương lai.

 

Favipiravir trước giờ chỉ được dùng ở Nhật và Trung quốc nên ít người biết đến.  Favipiravir được bán ở Nhật với tên Avigan. Thuốc này được khám phá khi Nhật bản mở cuộc tìm kiếm thuốc mới cho bệnh cúm (influenza). Ông Furuta ở hãng Toyama Chemical, một chi nhánh của Fujifilm, tìm ra favipiravir và đã công bố tính chất của thuốc này vào năm 2001 khi thuốc còn có mật mã là compound T-705. Đến năm 2011, Toyama Chemical nộp đơn vào cơ quan tương đương với FDA ở Nhật để xin phép sản xuất nhằm chữa bệnh flu (influenza) và đơn xin đã được chấp thuận năm 2014.

 

Lịch sử của faviparavir


Sau khi một con virus đã xâm nhập vào một tế bào, nó sẽ sinh trưởng trong tế bào ấy và sau đó sẽ thoát ra ngoài để xâm nhập vào một tế bào khác, và cứ thế mà lan tràn gây ra bệnh. Do đó, các thuốc chống lại virus thường hoàn thành mục tiêu này bằng cách ngăn chặn không cho con virus sinh trưởng hoặc chặn lại, không cho con virus thoát ra khỏi các tế bào. 

 

Nhiều bệnh nhân COVID-19 bây giờ đang được chữa với thuốc remdesivir với hy vọng là sự sinh trưởng của con virus sẽ bị chặn đứng trong tế bào. Bên Trung quốc, họ cũng đã dùng oseltamivir cho COVID-19. Thuốc này ở Mỹ có tên là Tamiflu và được dùng cho bệnh nhân bị flu (influenza), loại A và B. Tamiflu ngăn chặn sự thoát ly của con virus. Nói một cách khác, con virus flu (influenza) có thể sinh trưởng nhưng bị giam trong tế bào, không thể lan tràn ra các tế bào phụ cận.

 

Vào khoảng năm 2008 thế giới đã bị đại dịch với bệnh cúm gà H1N1 khiến 17,700 người chết. So sánh với COVID-19 thì con số này qúa nhỏ. Tuy nhiên đối với thế giới lúc bấy giờ thì dịch cúm gà này là điều rất không may vì mặc dù H1N1 cũng là một loại flu (influenza) nhưng những thuốc cho bệnh flu (influenza) như Tamiflu không có hiệu quả! Vì sự thất bại này, nhiều nơi đã nghiên cứu ngày đêm và kết quả là công ty Fujifilm đã trình làng thuốc faviparavir.



Sự khác biệt của faviparavir


Để hiểu lý do tại sao thuốc này được cả Thủ Tướng Nhật và Tổng Thống Mỹ lưu tâm đến, chúng ta nên biết vài chi tiết về bệnh flu (influenza):

 

Trước nhất, lý do mà mỗi năm mọi người đều phải chích ngừa flu (inluenza) mặc dù đã có chích năm trước là vì con virus này đã đột biến nghĩa là đã thay hình, đổi dạng liên tục khiến năm nay nó có hình dáng khác năm ngoái. Vì sự thay đổi hình dạng này mà cơ thể chúng ta không nhận ra kẻ thù là con virus cũ để chống lại nó. Sự thay đổi của con virus là cách để nó tồn tại, không bị hủy diệt bởi thuốc, hoặc bởi khả năng chống bệnh tự nhiên của cơ thể con người.  

 

Nói một cách khác, sự thay đổi là một việc tự nhiên của các con virus, kể cả con virus flu (influenza). Nó phải thay đổi để tồn tại; tuy nhiên, nếu sự thay đổi quá lớn thì con virus sẽ bị tự diệt. Đây cũng tương tự như việc thay đổi một vài chữ để làm một bài thơ hay hơn nhưng nếu thay đổi cả đoạn thì thành ra bài thơ mới.

 

Sự thay đổi hình dạng của virus bắt nguồn từ sự thay đổi trong RNA của con virus khi nó sinh trưởng. Như đã nói ở trên, sự thay đổi hình dạng là việc luôn luôn xẩy ra.  Điều này có nghĩa là RNA của con virus thay đổi liên tục. Nếu thế thì tại sao không tìm ra cách nào để đẩy mạnh thêm cho con virus thay đổi nhiều hơn nữa khiến nó tự diệt tức là tìm một thứ thuốc để làm tăng thêm tốc độ và cường độ việc biến dạng của virus? Thuốc đã tìm được thuộc loại này chính là faviparavir!

 

Khi Trung quốc dùng faviparavir để chữa cho COVID-19 ở ba bệnh viện khác nhau, từ 20 tháng 2  đến 12 tháng 3, 2020, 71 trong số 116 bệnh nhân (61%)  được phục hồi bẩy ngày sau khi được uống faviparavir.

Faviparavir cũng đã được nghiên cứu ở Đại học Cambridge cho bệnh tiêu chẩy gây ra bởi norovirus. Norovirus là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh từ thực phẩm ở Hoa Kỳ, mỗi năm ảnh hưởng đến 21 triệu người. Khi đem thuốc faviparavir cho những con chuột bị bệnh này, norovirus bị tiêu diệt vì sự thay đổi RNA.

 

Tóm lại, faviparavir là một loại thuốc có khả năng ngăn chặn virus bằng cách giúp nó tự tiêu diệt. Đây là một chiến thuật mới cho cuộc chiến với COVID-19 -- một điều trớ trêu mà các độc giả có thể nghĩ đến khi đọc về thuốc faviparavir là người Nhật vẫn nổi tiếng về harakiri và nay họ cũng là người tìm ra thuốc để con virus tự sát. Faviparavir sẽ là ánh sáng cuối đường hầm COVID-19, hay cũng chỉ là một ngôi sao chợt loé lên rồi tắt trong giải ngân hà? Hy vọng rằng thuốc này hoặc những thuốc đang được nghiên cứu sẽ đem lại cho thế giới sự an bình mà ai cũng đang mong ước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nói rõ, tôi không phải là một nhà văn hay một nhà báo gì cả. Tôi chỉ là một “nhà gõ”. Tôi chỉ gõ laptop mà thôi. Tôi gõ chùa, không vì tiền (gõ chùa) nhưng gõ cho vui, để tự mình trau dồi thêm kiến thức, để tự học hỏi, để tự mình giải khuây, để khỏi nghĩ quẩn, để khỏi bị bệnh Alzeihmer, để thoát ly và cũng để giảm bớt stress trong cuộc sống, v.v...
Trong không khí gây gây lạnh của ngày cuối năm, người Việt tha hương ở Nam Cali vẫn có những ngày nắng ấm hanh vàng làm tươi hồng đôi má các cô thiếu nữ đương xuân. Đèn hoa lễ hội được trang hoàng khắp nơi chào đón ngày Chúa chào đời.
Tôi gọi cha tôi là cha. Không là bố, là ba, là tía, là thầy, hay là cậu. Tôi gọi mẹ tôi là mẹ, không là má, là mạ, là măng, hay là u. Tôi “quê một cục” vì tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê khô cằn. Sau này tôi thấy từ “cha” sao thân thương quá, vừa nhẹ nhàng vừa âu yếm, vừa thật thà lại vừa thiết tha.
-Bữa qua có chuyện ngộ lắm. Cái bàn cầu nhà tui cứ xục xịch hoài. Cái này có từ hồi mua nhà 10 năm trước, chứng tỏ hai con ốc nó cũ tới mức nào mới lỏng le vậy.
Nghe người ta nói: Người đẹp không cần son phấn, có đúng không chị?. Em thì lúc nào cũng cần son phấn, có ngược đời không chị nhỉ?
Màu tóc tự nhiên của người Á Đông là màu đen. Màu tóc đen mướt, mịn màng rất đẹp. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng nên làm cho màu tóc đen thêm phần tươi sáng nhờ vài nhiên liệu thường có sẵn trong nhà bếp, hoặc mua với giá khá rẻ ở chợ thực phẩm.
Nếu một người chủ thuê nhân viên có sự đối xử phân biệt, hoặc trả thù (ví dụ: người chủ sa thải một nhân viên bởi vì nhân viên đó đã hỏi anh ta tại sao họ không được trả tiền lương tối thiểu, hoặc bởi vì nhân viên đó nộp đơn, hoặc đe dọa nộp đơn yêu cầu tới bộ lao động), nhân viên đó có thể khiếu nại sự đối xử/ phân biệt/ trả thù tới văn phòng bộ lao động.
Chút ngỗ ngáo tom-boy. Màu sắc mùa thu hài hòa với tông nâu vàng đen, áo choàng dài, giày thể thao, đế thấp và bằng, thích hợp với những người có vóc dáng cao thon.
Bộ Nội An và Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ vừa loan báo những kế họach nhằm đưa ra khá nhiều điều lệ mới về di trú trong vài tháng sắp tới. Những quy luật này sẽ áp dụng cho những du khách xin chiếu khán công việc B-1, sinh viên du học với chiếu khán F1, những người chuyên nghiệp xin chiếu khán làm việc H1B và chiếu H4 dành cho người phối ngẫu của họ, và chiếu khán L-1.
Tin tức về việc Hạ Viện với đại đa số dân biểu Dân Chủ đã chính thức bỏ phiếu thông qua 2 điều khoản luận tội Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 18 tháng 12 đã gây sự chú ý đặc biệt trên khắp thế giới.
Đại Sứ Trung Quốc tại Thụy Điển là ông Quế Tòng Hữu đã bị các Nghị Sĩ Thụy Điển đòi trục xuất vì ông này đã nhiều lần phát ngôn uy hiếm Thụy Điển vì Hội Nhà Văn Thụy Điển đã trao giải thưởng Tucholsky cho một nhà văn và nhà xuất bản người Thụy Điển gốc Hồng Kông
Tô Kiều Ngân tên thật Lê Mộng Ngân, ông sinh năm 1926 tại Huế. Từ nhỏ ông đã sớm tỏ ra có chất nghệ sĩ, thường trốn học, đi chơi đó đây với cây sáo trúc không mấy khi rời tay.
Trung Tâm Công Giáo Việt Nam tọa lạc tại 1538 N. Century Blvd, Santa Ana, CA 92703, được hình thành vào năm 1975, với một số người Công Giáo tỵ nạn tại Orange County, với lúc đầu chỉ chừng 3,000, nhưng tới năm 1982 con số nầy đã tăng lên tới 7,000. Tuy đã có Thánh Lễ bằng tiếng Việt tại 9 nhà thờ của giáo xứ, nhưng họ vẫn thấy cần một nơi để sinh hoạt theo phong tục của người Việt.
Bị nước Tàu đô hộ ngàn năm, Việt Nam không bị đồng hóa mà vẫn giữ được truyền thống dân tộc. Tiếng nói, chữ viết, cách ăn mặc, tập tục, phong thái...và nói chung, mọi thứ đều là Việt Nam. Chuyện đó ai cũng biết.
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn quê gốc làng Thanh Lương, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Ông sinh ngày 18 tháng 11 năm 1937 tại làng Dư Khánh, tỉnh Ninh Thuận.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.