Hôm nay,  

Bình Thản Trong Tỉnh Thức (Be simple and easy, just rest in awareness)

3/21/202010:55:00(View: 8114)

                     


Tác phẩm: Living this life fully- Stories and teachings of Munindra
Tác giả Mirka Knaster

Bs thú y Nguyễn Thượng Chánh, DVM chuyển ngữ

             https://thuvienhoasen.org/a10180/binh-than-trong-tinh-thuc



http://revdannyfisher.files.wordpress.com/2010/10/postcard-living-this-life-fully-front.jpg?w=500


Theo Thiền sư Munindra (1915- 2003), tỉnh thức không phải là điều huyền bí nhưng đó là một một trạng thái bình thường mà chúng ta ai cững có thể thực hiện được bất cứ lúc nào hết.

Nên hành thiền trong mọi hoàn cảnh và cho mọi sự việc: lúc ăn, lúc uống, lúc thay quần áo, lúc thấy, lúc nghe, lúc ngửi, lúc nếm, lúc sờ mó, lúc suy nghĩ…

Bất cứ việc gì chúng ta làm thì nên làm trong chánh niệm (mindfully), sinh động (dynamically), trọn vẹn (totality) và hoàn tất (completness, thoroughness).
Đó là thiền.

Không phải chỉ có suy nghĩ mà thôi, nhưng đó còn là nhận thức từng khoảnh khắc, từng giây phút một mà không để tâm bám víu vào (not clinging), không kết tội, không phán xét,không đánh giá (not evaluating), không so sánh, và không lựa chọn.


Thiền định không phải chỉ có ngồi mà thôi. Đó là một lối sống cần được gắn liền vào suốt cuộc đời của chúng ta.
Thiền định được xem như một lối giáo dục về cách nhìn, cách nghe, cách ngửi, cách ăn, cách uống và cách đi đứng trong tỉnh thức hoàn toàn.

Khai mở chánh niệm (mindfulness) là yếu tố quan trọng nhất trong tiến trình dẫn đến giác ngộ. (process of awakening).

Tâm ý và chánh niệm

Bản chất của tâm ý là không có màu sắc. Khi đượm màu sắc, đó là  “tham ý” (greedy mind). Khi sân hận bùng ra ngay trong giây phút, đó là “tâm ý nóng giận” (angry mind).

Nếu không có chánh niệm (sati,mindfulness), tâm ý sẽ bị chi phối bởi sự nóng giận,cáu kỉnh. Sân hận, tạo ra độc tố và làm ô nhiễm tâm ý. Nhưng tâm ý không phải là nóng giận, nóng giận không phải là tâm ý. Tâm ý không phải là tham (greed), tham không phải là tâm ý.

Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết(knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty)

Chánh niệm là một việc khác: tỉnh giác (alertness), tỉnh thức (awareness), nhớ lại (remembering), chuyên tâm (heedfullness). Nó có nghĩa là không quên, chỉ cần tỉnh thức, chánh niệm những việc gì đang xảy ra. Khi chúng ta phải đi trên cầu tre chật hẹp để qua sông, chúng ta phải thận trọng từng bước một. Nếu quên đi, có thể mình sẽ bị rơi xuống nước. Lúc không có chánh niệm chúng ta sẽ bị thương hoặc bỏ mạng.

Vậy, thực tế cho biết chánh niệm là sự không quên những gì đang thật sự xảy ra ngay trong giây phút hiên tại, trong tư tưởng, trong ý nghĩ, trong lời nói và cả trong hành động.

Thiền sư Munindra nói rằng mặc dù tâm ý lúc nào cũng có đó, nó vẫn hoạt động, nhưng không phải lúc nào chánh niệm cũng vẫn hiện diện bên ta.

 “Rất nhiều lúc bạn cảm thấy tâm ý còn đó, ở ngay bên bạn, nhưng bạn không ở bên tâm ý. Tâm ý đang ở tận đâu đâu vì bạn đang bận lo nghĩ đến chuyện gì khác chẳng hạn như trong lúc đang ăn, đang nhai một cách máy móc, không cần suy nghĩ, không có chánh niệm (unmindfully).

Chỉ có một cách duy nhất để hướng dẫn mọi hành động đó là cần phải có tỉnh thức trong từng giây phút một (with moment to moment awareness)”.

Có nhiều cách hành thiền chánh niệm

Thiền sư Murindra cho rằng có nhiều cách hành thiền chánh niệm vipassana (inside meditation, nội quán). Tất cả đều là phương tiện. Khi đã hiểu được cách hành thiền của một môn phái rồi thì thiền giả có thể tiếp nhận dễ dàng phép hành thiền của các môn phái khác.

Bất kỳ theo cách của một môn phái nào đi nữa thì cũng đều có ích lợi hết, và nên ghi nhớ rằng mình phải giữ cho tâm rộng mở vì không có gì để bám víu cả.

Khi tâm ý đã đạt đến trạng thái tỉnh lặng rồi thì năng lực sẽ được phục hồi trở lại. Lúc đó hành thiền không cần phải cố gắng lắm, không gò bó lắm. Nó trở nên hài hòa cho cả cơ thể.

Khi chúng ta đã hiểu rõ tiến trình của thiền quán rồi thì nó trở nên rất dơn giản.

Lúc chưa hiểu rõ, thì thiền có vẻ vô cùng khó khăn vì chúng ta chưa được huấn luyện để chỉ chấp nhận việc đang xuất hiện ra trong hiện tại màkhông bám víu, không  kết tội, không phán xét.Khi chúng ta hiểu được Pháp (Dharma) rồi, thì thiền trở thành một việc rất bình thuờng-nó là một lối sống.

Khi một người đã đạt được mức chánh niệm rồi thì một thời gian sau đó thiền trở nên tự động, không đòi hỏi một sự cố gắng nào cả cũng như không có tranh chấp với cơ thể.

Lợi ích của chánh niệm

Chúng ta dễ thành công trong mọi sinh hoạt nếu mình làm trong chánh niệm.

 Không những chỉ có ích lợi về mức độ tâm linh (spiritual) mà thôi, nhưng chánh niệm cũng còn có ích lợi cả về mặt thể chất (physical level)nữa.

 Đây là một tiến trình thanh lọc (purification).Khi tâm ý được tinh khiết, nhiều bệnh tật thuộc tâm thể (psychophysical diseases) sẽ khỏi đi một cách tự nhiên.

 Chúng ta hiểu được các cơn tức giận, hận thù, ganh tức của chính mình- tất cả các tâm sở bất thiện (unwholesome factors) xuất hiện trong tâm ý nhưng chúng ta không hiểu tại saorất nhiều căn bệnh về tâm thể tích tụ một cách vô thức (unconsciously) hoặc do phản xạ từ cảm xúc(reflex action emotionally), có thể được kềm hãm lại, nhưng không thể xem là được loại bỏ hoàn toàn.

Thiền sư Munindra được hỏi có khi nào ngài nóng giận không? Ngài trả lời làđôi khi có.Nhưng khi nóng giận, cáu kỉnh đến thì đều có dấu hiệu báo trước hết. Đó là cảm xúc khó chịu. Khi có dấu hiệu, chúng ta đừng nên để nó thoát ra ngoài miệng bằng lời nói hay bằng hành động. Hảy để nóđi qua.Hảy nhìn nó, nhận diện nóbằng chánh niệm,và thầm nhủ tong tâm: “nóng giận, nóng giận, nóng giận”.

 Khi chúng ta tiếp cận và nhận ra được chúng, chúng ta sẽ cảm thấy bớt đi được một số bệnh tật về thể chất và về tinh thần. Chúng ta được dễ chịu, và yêu đời hơn.

Khi chúng ta để tâm đến chúng, chúng ta thấy chúng không có bản chất tỉnh (not static): Đó là một tiến trình, sau đó thì chúng biến đi, nhưng đừng mong đợi chúng đến hay chúng đi. Nếu mong đợi, chúng ta vướng mắc của mong đợi (expecting mind).

Không bám víu, không kết tội, không hy vọng. Bất cứ việc gì xảy đến cho mình thì hảy nhận nó như thế trong hiện tại, ngay trong giây phút đó, không khen, không ghét. Nếu thương thì mình nuôi dưỡng nó bằng tâm tham (greed), nếu ghét nó thì nuôi dưỡng bằng tâm sân hận (hatred). Cả hai cách đều làm cho tâm bị mất quân bình(unbalanced), không lành mạnh (unhealthy), không tốt (unsound).

Vật thể (object) tự nó không tốt cũng không xấu. Chính tâm ý mình gán cho nó một màu sắc-nói nó tốt hay xấu. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi lý lẽ đó và có phản ứng. Hảy nhẹ nhàn, bình thản trước mọi sự việc khi nó xảy đến.Giữ cho tâm ý được quân bình. Chúng ta đang noi theo con đường Trung đạo (middle path). Hảy hoàn toàn tỉnh giác (fully alert)

Những cảm giác khó chịu, cảm giác xấu rất nổi bật trong ta.Ngược lại khi mình có được cảm giác tốt, dễ chịu thì mình hay ít quan tâm đến chúng. Mình không thích cảm giác khó chịu, bực bội nên kết tội chúng.

Chúng ta cần đào xâu trong cảm giác xấu. Chúng ta cần phải hiểu chúng là gì.

Cần phải có sự cân bằng giữa tâm và trí, giữa cảm xúc (emotion) và tri thức (intellect), giữa đức tin (faith) và sự khôn ngoan (wisdom). Vậy làm sao thực hiện? Chỉ có sati, hay chánh niệm mới đem lại trạng thái quân bình, sự cân bằng cho cả hai.

Quá cố gắng làm cho chúng ta bồn chồn (restless), quá nhiều tập trung tư tưởng (samadhi, concentration) làm cho chúng ta buồn ngủ. Làm thể nào để biết cần bao nhiêu sức cố gắng, cần  bao nhiêu samadhi mới đủ? Đó là nhiệm vụ của chánh niệm.

Khi có chánh niệm, sẽ có được sự quân bình giữa tâm và trí.

Kết luận

Nếu chúng ta biết sống giây phút hiện tại trong chánh niệm và với tâm trong sạch (thí dụ trong đức hạnh, (virtue hay sila) thì giây phút sắp tới sẽ viên mãng và có được một tương lai tốt đẹp.

Con đưòng Trung đạo sẽ đưa ta về hướng giải thoát, hoàn toàn ra ngoài vòng sanh tử./.

This is the direct path for the purification of beings, for the surmounting of sorrow and lamentation, for the disappearance of pain and grief,for the attainment of the true way, for the realization of nibbana- namely, the foundation of mindfulness. -THE BUDDHA, MN 10.2

Giải thích thêm:Trung Đạo hay Bát Chánh Đạo:

“ Con đường dẫn tới giải thoát khổ đau được gọi là Trung Đạo vì nó tránh hai cực đoan, đó là hưởng thụ lạc thú vật chất và ép xác khổ hạnh.

 Chỉ khi nào thân thể được thoải mái với những tiện nghi hợp lý mà không hưởng thụ những lạc thú vật chất một cách quá đáng, thì tâm trí mới có sự trong sáng và khỏe mạnh để hành thiền và chứng ngộ chân lý.

Pháp tu Trung Đạo là siêng năng vun bồi đức hạnh, hành thiền, và đạt đến trí tuệ, là những pháp tu được giải thích chi tiết trong Bát Chánh Đạo, đó là tám điều chánh đưa đến an lạc và giác ngộ: bao gồm: Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng là trau dồi đức hạnh. Đối với Phật tử tại gia thì cố gắng giữ năm giới: 1/ Không giết người hay các loài sinh linh khác; 2/ Không cố ý lấy tiền bạc và tài sản của người khác; 3/ Không tà dâm; 4/ Không nói dối, nói lời độc ác, nói lời thêu dệt và nói lời hai lưỡi; 5/ Không uống rượu hay các chất ma túy, là những thứ làm suy yếu sự chánh niệm và ý thức về đạo đức. Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định, là nói đến việc hành thiền vốn có tính cách thanh lọc tâm trí qua chứng nghiệm trạng thái an tĩnh nội tâm và hành thiền còn có tích cách tăng cường cho tâm trí thông hiểu ý nghĩa của đời sống. Chánh Kiến và Chánh Tư Duy là sự hiển lộ của Phật trí, chấm dứt mọi khổ đau, chuyển hóa bản thân và đạt được sự an lạc bất biến cùng với từ bi vô lượng.”

(Nguyên tác Anh Ngữ: Venerable Ajahn Brahmavamso
Việt dịch:Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng)

Tỉnh thức

“…Tỉnh thức là thực hiện hành động với đầy đủ ý thức, ngay cả trong lúc thở, đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. Mục đích của sự chú tâm là kiểm soát và làm lắng dịu tâm. Đây là một trong những điểm trọng yếu của thiền tập trong Phật giáo, bao gồm việc tu tập tỉnh thức thân, khẩu và ý để hoàn toàn tỉnh thức về việc mình làm và cái mình muốn. Chánh niệm là phần thứ bảy trong tám phần của Bát Thánh Đạo. Nhờ chánh niệm mà hành giả có thể hiểu được thực tính của vạn hữu…”

(Tổ Đình Minh Đăng Quang 
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY)

PHẬT TỬ ĐỐI TRỊ DỊCH BỆNH-cư sĩ Nguyên Giác

https://thuvienhoasen.org/a33456/phat-tu-doi-tri-dich-benh

Người Phật tử trước dịch bệnh Covid-19-Ngọc Diệp thực hiện

https://thuvienhoasen.org/a33495/nguoi-phat-tu-truoc-dich-benh-covid-19


Các bài viết của Bs Nguyễn Thượng Chánh Thư Viện Hoa Sen

http://thuvienhoasen.org/author/post/52/1/nguyen-thuong-chanh


blank

RICHMOND, BC CANADA


Montreal



HẾT

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Để chuẩn bị cho đại hội đảng 13, chính quyền CSVN đã ra tay bịt miệng trước các nhà bất đồng chính kiến bằng việc gia tăng đàn áp à bắt bớ trong thời gian qua theo tố cáo của tổ chức theo dõi nhân quyề quốc tế Human Rights Watch qua bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 19 tháng 6 năm 2020.
Hiệp hội các Nhà sách Đức thông báo là Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020 (Friedenspreis des Deutschen Buchhandels) sẽ trao cho Amartya Sen, 86 tuổi, nhà triết học Ấn Độ, Giáo sư Kinh tế Đại học Harvard và là người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1998. Giải thưởng cao quý này được thành lập từ năm 1950 tại Đức. Theo truyền thống, lễ trao giải diễn ra trong ngày cuối Hội chợ sách Frankfurt 18 tháng 10 tại Paulskirche, Frankfurt và sẽ được các đài Đức truyền hình trực tiếp. Trong dịp vinh danh này, Amartya Sen được trao tặng 25.000 euro.
Trong hoàn cảnh Đại dịch Covid -19, nên các buổi lễ lớn đều ngưng tổ chức vì vậy ngày Quân Lực 19-6 năm nay chỉ tổ chức hạn hẹp trong phạm vi quy định của chính quyền, mặc dù trước hoàn cảnh khó khăn nhưng ngày Quân Lực 19-6 năm nay do Ban Quản Trị Hội Đền Thờ Đức Thánh Trần và Tập Thể Tây Nam Hoa Kỳ đứng ra tổ chức theo tinh thần tôn trọng luật định phòng ngừa dịch bệnh của chính quyền. Buổi lễ diễn ra vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu ngày 19 tháng 6 năm 2020 tại Tượng Đài Đức Thánh Trần, với sự tham dự của một số đại diện các quân binh chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng đồng hương.
Phó Tổng Thống Mike Pence, lãnh đạo lực lượng chống vi khuẩn corona của chính phủ, đang công khai vẽ một bức tranh màu hồng về đại dịch thông qua những lời nói và hành động của mình trong bối cảnh Tổng Thống Donald Trump thúc đẩy mở lại đất nước và tiếp tục vận động tranh cử, theo CNN cho biết hôm Thứ Ba, 16 tháng 6.Nhưng bất chấp những nỗ lực của chính phủ để tuyên bố đại dịch đã qua, 18 tiểu bang hiện đang trải qua sự gia tăng trong các trường hợp bị lây bệnh. Và các viên chức y tế đã kêu gọi người Mỹ thực hiện các hướng dẫn của lực lượng chống vi khuẩn corona - bao gồm đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội - để làm chậm sự lây lan, và một mô hình chính được Bạch Ốc sử dụng hiện đang dự đoán hơn 200,000 người chết vào tháng 10 năm nay.
* Thế giới : Hơn tám triệu trường hợp trên toàn thế giới. Số ca nhiễm coronavirus được ghi nhận trên toàn thế giới là hơn 8,46 triệu vào sáng thứ Sáu, theo Đại học Johns Hopkins. Hơn 453.000 người đã chết vì bệnh phổi do coronavirus Covid-19. Ý tiếp tục đấu tranh với đại dịch corona, con số đang tăng nhanh hơn lần trước. Brazil đang đạt được mức hàng triệu trong tổng số người nhiễm bệnh. - Corona ở Ý : Số ca nhiễm trùng và tử vong mới được biết đến ở Ý tiếp tục tăng nhanh hơn. Cơ quan Bảo vệ Dân sự đã báo cáo 333 trường hợp mới sau 329 trường hợp vào ngày hôm trước. Ngoài ra, thêm 66 trường hợp tử vong đã được ghi nhận sau 43 cái chết cuối cùng. Tổng cộng có 238.159 ca nhiễm và 34.514 ca tử vong được biết đến ở Ý. - Brazil : Virus corona tiếp tục lây lan nhanh chóng ở Brazil. Bộ Y tế đã báo cáo 22.765 ca nhiễm mới vào thứ Năm (ghi chú thêm 18.06.2020). Điều này mang lại tổng số ca nhiễm trùng là 980.142. Số người chết tăng 1238 lên 47.748 trong vòng 24 giờ. Brazil có s
Thứ Sáu, ngày 19 tháng 6, các nhân viên y tế sẽ được trao tặng những suất làm móng tay hoặc móng chân miễn phí như một sự bày tỏ lòng biết ơn từ cộng đồng nail đến với những nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng trong đại dịch COVID-19 này
Trong mỗi người chúng ta đều chất chứa những điều tốt lẫn điều xấu. Theo nhà phân tâm học N. Chatillon thì chính sự tương đồng hoặc sự khác biệt với người khác làm mình bối rối khó chịu và mình không thể xác định được căn tánh (identité) của chính mình. Vậy cách tự vệ tốt nhất là mình là phải tấn công người ta qua việc phán xét, chỉ trích họ thẳng thừng không thương tiếc. Tâm lý chung là người đời là thường hay nói ra những gì xấu xa hơn là những tốt đẹp. Điều tiêu cực trong ta càng nhiều chừng nào thì chứng tỏ tâm ta càng bất an chừng đó cho nên cần phải tung bớt áp lực ra ngoài. Có ai đang sống trong sự sung sướng và hạnh phúc mà lại thấy cần phải tuôn điều xấu ra ngoài hay đi bươi móc kiếm chuyện với người khác bao giờ đâu.
Giữa lúc cả nước Mỹ đã và đang tái mở cửa sinh hoạt thì nhiều tiểu bang báo cáo các trường hợp bị lây lan vi khuẩn corona gia tăng làm lo ngại một đợt dịch mới tái phát, Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra một số hướng dẫn để người dân Mỹ giữ an toàn trong cuộc sống hàng ngày. Việt Báo xin trích dịch một số điểm cơ bản trong hướng dẫn của CDC để cống hiến cho độc giả tường lãm.
Người châu Á biết thưởng thức hương vị của trà từ nhiều ngàn năm về trước. Mãi đến thế kỷ thứ 17, trà mới được dân chúng Âu châu biết tới mà dùng. Các quốc gia sản xuất trà nhiều nhất trên thế giới hiện nay là Ấn Độ, Trung Hoa, Sri Lanka.
Đối với nhiều Phật tử, “Giới- Định- Tuệ” là ba từ hay đọc, nghe, và nói đến nhiều nhất khi đụng đến Phật Pháp. Tôi cũng thế. Từ thuở mới trưởng thành, có đọc được một chút kiến thức từ sách vở về triết lý Phật Giáo, tôi mê lắm. Thỉnh thoảng tôi nói với bạn bè những điều đọc trong sách như “Giới-Định-Tuệ là nền tảng của Phật Giáo…”. Nhưng khi bị hỏi tới, tôi lúng túng liền, và từ đó biết rằng chắc mình chỉ mới hiểu bề nổi trên mặt chữ.
Cứ nghe tin sắp mở cửa, vừa được mở cửa chưa có người khách nào lại lật đât đóng cửa trở lại vì đại dịch chưa hết, tiếp liền theo đại bất ổn, dân chống đối cảnh sát ồ ạt xuống đường, rồi trở thành những cơn đại loạn, đốt phá, cướp của, thậm chí giết người vô tội nữa. Thảm cảnh bị đốt phá tiệm không riêng của người bản xứ, mà rất nhiều nhà hàng, tiệm thẩm mỹ của người Việt bị họa lây. Nhìn hình ảnh mấy chủ tiệm nail ngồi khóc ròng khi bao nhiêu vật liệu, vật dụng trong tiệm Nail, nhà hàng là vốn liếng của cả gia đình bổng chốc tiêu tan. Họ thù hằn ganh ghét gì những tiệm làm ăn buôn bán lẻ này???
Nếu người khách vào tiệm làm móng của em mà từ chối đeo mặt nạ, em phải làm sao??? Chị ơi, em bị mụn đầu đen, rất là khó chịu, chị chỉ em cách làm mặt nạ để dưỡng da và bớt mụn giản dị dễ làm, cám ơn các anh chị thiệt là nhiều.
Từ những mặt nạ dưỡng da mật ong, trái cây, dầu thiên nhiên…làm đẹp da trong ngành thẩm mỹ, chiếc mặt nạ màu xanh đơn sơ dùng trong nhà thương dưới tên N95, để phòng chống bịnh dịch corono covid-19 cho tới những chiếc mặt nạ ngày nay được các nhà kiểu mẫu thời trang thổi phồng lên trở nên sôi bỏng trong thẩm mỹ thời đại dịch thế giới, càng ngày càng xuất hiện những kiểu vẻ, thêu, đính cườm, viền tráng kim tuyến trở thành mốt thời trang mới, tạo cho phụ nữ những nét đẹp diễm lệ và huyền bí.
Bài viết này là một phần của loạt bài viết thỉnh thoảng được phát hành về các lợi ích cộng đồng quan trọng đến từ việc trả lời Thống Kê Dân Số 2020.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.