Hôm nay,  

Thủy điện Lang Cang-Mekong Gây khát nước và đói phù sa cho Đông Bằng sông Cửu Long bằng cách nào?

20/03/202015:02:00(Xem: 7905)

Thủy điện Lang Cang-Mekong

Gây khát nước và đói phù sa cho Đông Bằng sông Cửu Long bằng cách nào?

 

Ks Phạm Phan Long, P.E.

Viet Ecology Foundation

 

Ngày 20 tháng 3 2020

 

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chịu cơn khát chưa từng có, dân cư phải mua nước giá 250.000 đồng/mét khối, trong khi ở San Diego, nhà máy khử mặn nước biển thành nước uống bán với giá 30.000 đồng/mét khối. Trước tình cảnh thiệt thòi như thế, ngoài tác động khí hậu, họ rất cần thông tin chính xác về vai trò thủy điện trên lưu vực. Các kênh truyền thông có nhiều thông tin nhưng có những thông tin không chính xác, gây hoang mang cho dư luận nên chúng tôi tìm câu trả lời từ các nghiên cứu khoa học sau đây chia sẻ cùng các bạn.

 

  1. 1.      Các phụ lưu theo quá trình lịch sử đóng góp lượng nước vào Mekong như thế nào?
  2. 2.      Các con đập cắt giảm phù sa của Mekong như thế nào?
  3. 3.      Các hồ thủy điện Lang Cang-Mekong tích trữ bao nhiêu nước?
  4. 4.      Nước về Đồng bằng sông Cửu Long xuống từ nguồn nào?
  5. 5.      Con đường giải thoát cho lưu vực?      

 

  1. 1.  Các phụ lưu theo quá trình lịch sử đóng góp lượng nước vào Mekong như thế nào?


Theo Báo cáo Thủy văn[1] của Mekong River Commission, trung bình mỗi năm các lưu vực góp phần vào dòng  chảy theo bảng tỉ lệ sau, Trung Quốc 16%, Lào 35%, Thái Lan Cam Bốt đều 18%, Việt Nam 11% và Miến 2%. Do đó, Việt Nam không phải vô can vì cũng xây nhiều thủy điện trên phụ lưu tại Việt Nam, nhưng đứng thứ năm trong sáu nước[LAT1] , không có nhiều nước để ct[LAT2]  giữ gây ra đại hạn như hiện nay.

blank

Lượng nước đóng góp vào Mekong theo Wikipedia[2]
 

Vào mùa khô Lang Cang nhờ có tuyết tan từ Hy Mã Lạp Sơn nên lưu lượng từ Vân Nam góp vào lên gần đến 80% vào dòng chảy tại Vientiane và 40% vào dòng chảy tại Kratie, tỉ lệ này là báo cáo của Mekong River Commission[3].

 

Vào những năm ít mưa nặng hạn, tỉ lệ nước từ Vân Nam có thể còn cao hơn nhiều, với 40 tỉ mét khối thể tích các hồ chứa Vân Nam[LAT3] , Trung Quốc có trong tay quyền lực quyết đoán lưu lượng Mekong những mùa có hạn hán.  Những quan sát viên [LAT5] chỉ dựa vào 16% trung bình năm để coi nhẹ tác hại chuỗi dập thủy điện Vân Nam khác gì biện bạch cho Trung Quốc.     

 

Thật vậy, xem xét tác động sinh thái cần nghiên cứu toàn diên. Theo giới chuyên gia môi trường,  tác động các hồ chứa thủy điện hay chuyển nước của thủy nông phải được khảo sát cả hai mùa, theo ba hoạt cảnh, năm mưa bình thường, năm mưa nhiều và năm khô hạn. Khi đó sẽ thấy viêc vận hành thủy điện có thể gây hạn chồng hạn, lũ chồng lũ cho hạ du. Sự việc đáng tiếc này đã xảy ra ở Việt Nam.

 

Tương tự thế, không thể kết luận là Trung Quốc không lấy nước của Mekong với lý luận đơn giản là họ chỉ tạm giữ ở các hồ chứa và xả ra sau. Muốn biết rõ, phải làm phân tích cân bằng khối lượng (mass balance) từ những số liệu nước ra và vào, cùng với thể tích, mực nước của tất cả các hồ chứa, và lượng nước chuyển đi ra khỏi lưu vực sử dụng từng giờ qua nhiều năm. Nhưng những thông số này rõ ràng Trung Quốc cố tình không công bố [LAT6] , khiến sự ngờ vực càng tăng khi hạn hán kéo dài. Dân cư ĐBSCL thì nhìn sự kiện hạn lụt sụt lở với nước mắt.

 

  1. 2.  Các con đập cắt giảm phù sa Mekong như thế nào?

Trung bình Mekong tải ra biển 150 Mt [LAT7] phù sa, theo báo cáo về sự cắt giảm trọng tải phù sa của các con đập trên Lang Cang-Mekong của Mekong River Commission[4] đến năm 2020 Mekong chỉ còn 50% phù sa và năm 2040 Mekong sẽ không còn mang phù sa ra biển.

Những quan sát viên  chỉ xét lưu lượng, không tính phù sa vốn nguồn dinh dưỡng cho đất và bồi lấp cho duyên hải là góp công tránh né trách nhiệm cho Trung Quốc.  

 

  1. 3.  Các hồ thủy điện trữ bao nhiêu nước?

 

Theo số liệu từ Wikipedia[5] người viết kết toán lại, tất cả các hồ chứa hiện nay trên Lang Cang-Mekong có tổng số thể tích vận hành (active storage) là 73 tỉ mét khối hay 15% lưu lượng trung bình năm.  Trung Quốc chiếm phần lớn khoảng 40 tỉ (55%), sau là Lào khoảng 30 tỉ (41%) và Việt Nam chỉ có 1,6 tỉ mét khối (2%).

 

Theo thảo luận của người viết với cố Kỹ sư thủy điện Nguyễn Hữu Chung, chuyên gia chạy mô hình của Quebec Hydro, tác động môi sinh của thủy điện nhiều hay ít phải đánh giá theo độ điều tiết (regulation). Các đập Vân Nam điều tiết 56% và Lào 20% lưu lượng sông. Theo đánh giá của TS Yadu Pokhrel[6], Đại học Michigan, quy trình lụt tại hạ vực Mekong xáo trộn vì thuỷ điện điều tiết dòng chảy thượng lưu; chu trình chảy ngược trên sông Tonle Sap sẽ chấm dứt khi nhịp lũ của Biển Hồ bị điều tiết 50% và trì hoãn lại một tháng; theo nghiên cứu của GS TS Juaguo Qi[7] đồng viện, diện tích Biển Hồ đã bị thu hẹp dần dần suốt 15 năm theo các công trình thủy điện.Theo số liệu MRC[8] nhịp lũ dâng tại BH năm 2019 chỉ bắt đầu vào tháng 8, đã đến trễ 3 tháng và đạt thể tích cực đại 30 tỉ mét khối, 30 tỉ mét khối ít hơn so với thể tích trung bình (long term average) khiến thu hoạch ngư sản BH không còn.

 

Trách nhiệm chia sẻ nước từ hồ thủy điện cho hạ du vào những năm có hạn phải dựa theo các số liệu và tỉ lệ thể tích và điều tiết. Quan điểm cho là người Việt vốn là nạn nhân của thủy điện lại phải tự trách mình và bác bỏ trách nhiệm tác nhân lớn nhất TQ, Lào (và chính phủ Việt Nam) là một phát biểu ngược ngạo bất công cho người Việt.      

 

  1. 4.  Nước về Đồng bằng sông Cửu Long từ nguồn nào trong mùa khô?

Vào mùa khô, ĐBSCL nhận nước từ một ngã tư sông gần Phom Penh, ở đó bốn nhánh sông họp lại, sông Tonle Sap từ Biển Hồ và Mekong từ Lào chảy vào và từ đó tách ra thành sông Bassac và Mekong cùng chảy xuống BSCL ra biển.

Lưu vực hạ Mekong có ba hồ chứa thiên nhiên là Biển Hồ (BH), Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) và Đồng Tháp Mười (ĐTM), ngoài ra là hàng trăm các hồ thủy điện nhân tạo ở thượng nguồn của chúng. Việc xây đê bao canh tác lúa vụ ba ở ĐBSCL đã làm mất nhiều khả năng trữ nước của TGLX và ĐTM đúng như TS Dương Văn Ni, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện khuyến cáo, TS Koos Neefjes và TS Lê Anh Tuấn đã khảo sát và công bố báo cáo khoa học[9] . ĐBSCL vì thế rất cần nước từ BH chảy về, nhưng chỉ khi BH còn lũ ĐBSCL mới có nước. Khi BH không còn nhịp lũ như năm 2016 hay 2019, Việt Nam sẽ lâm nguy dưới đại hạn như năm 2017 và 2020 hiện nay.

Người viết cho rằng  phải vận động giúp Cam Bốt tranh đấu giới hạn lượng nước tích ở các hồ thuỷ điện, để nhịp lũ sinh thái BH tồn tại thì ĐBSCL sẽ được bảo vệ theo. BH từ năm 1997 đến 2005 có thể tích trung bình 50 tỉ đến 80 tỉ, trung bình 60 tỉ mét khối[10]. ĐBSCL Theo PGS TS Lê Anh Tuấn[11], ĐBSCL cần lưu lượng khoảng 2000 mét khối/giây khoảng 10 tỉ mét khối trong mùa khô để đuổi mặn, ém phèn và có nước ngọt sinh hoạt canh tác. Việc này hoàn toàn khả thi và có cơ sở pháp lý theo Hiệp Định Mekong 1995, các thành viên đã ký kết bảo vệ nhịp lũ của Biển Hồ.

Theo nghiên cứu của GS TS Mattis Kummu[12], tỉ lệ nước từ BH góp cho ĐBSCL rất lớn, trong 5 tháng mùa khô họ cho từ 20% đện 50% nước về ĐBSCL, số còn lại là từ Mekong; Như thế số nước mất lớn nhất cho ĐBSCL vào mùa khô chính là số nước BH đã mất vào mùa mưa trước đó. Những nhà quan sát chỉ tung ra lưu lượng xả ra và mực nước ở các đập TQ và Lào vào mùa hạn, không kể đến dòng nước yếu đi từ BH, cho là bình thường để chống chế cho các chủ đập là sai sót rất lớn. Tại sao? Khi khí hậu có ít mưa, các hồ chứa thượng nguồn nhờ có các cổng chắn họ chủ động chặn dòng chảy, gom trữ nước trước vì nước là nhiên liệu và lợi tức của họ, nên hồ thiên nhiên BH nằm phía dưới hoàn toàn bất lực bị tước đoạt mất nhịp lũ. ĐBSCL mất mùa nước nổi, sang mùa khô BS Ngô Thế Vinh kết luận ĐBSCL như bệnh nhân của ông “phải gánh chịu từng cơn khát thắt ngực” dưới chân thủy điện.   

  1. 5.       Con đường giải thoát cho lưu vực?[LAT8]        

Hiện giờ đồng bào ĐBSCL đang thiếu hụt phải mua nước ngọt với giá 200.000 đến 250.000 VNĐ/mét khối. TS Huy Nguyễn[13] đã trình bày trên Facebook những biện pháp xây hồ chứa ít tốn kém và công trình nước ngọt khả thi để đối phó với hạn mặn cho ĐBSCL hy vọng được lãnh đạo đem vào quy hoạch. Tuy có phản hồi quan ngại những hồ nước này sẽ bị lún, Kỹ sư Ngô Minh Triết không xem đó là mối nguy mà vạch ra hệ quả sau đó là thể tích hồ chứa sẽ tăng lên. TS Lê Anh Tuấn cho rằng  ĐBSCL cònkhả năng tái phục hồi các vùng chứa nước TGLX và ĐTM bằng cách loại bỏ dần các đê bao triệt để cho lúa 3 vụ. TS Dương Văn Ni cho rằng có thể bỏ vụ ba cách hai năm một lần.  BS Ngô Thế Vinh[14] đã giới thiệu kỹ thuật xử lý và lọc sạch nước thải[15] theo dự án Ground Water Recharge của Orange County để bù nước ngọt và chống sụt lún và xâm mặn; và nhà máy khử mặn nước biển thành nước ngọt của thành phố Carlsbad, với giá bán 30.000 VNĐ/mét khối. Và thế giới đã sử dụng phương pháp khử và trữ nước vào tầng nước ngầm để sử dụng[16] (ASR Aquifer Storage and Resuse) với chi phí 7.000 VNĐ/mét khối. Các biện pháp công trình có thể thu dụng bức xạ mặt trời và gió tại ĐBSCL để hoạt động, Việt Nam có thể tự túc, bảo đảm an ninh nước ngọt và sạch khi bị đe dọa.   

Mặt khác, tác hại tuyệt chủng di ngư, ngăn chặn phù sa, và gây xáo trộn chế độ thủy văn của các hồ thủy điện không có thiết kế và kỹ thuật nào loại trừ hay giảm thiểu được; các quốc gia Lang Cang-Mekong không nên xây thêm một con đập Mekong mới nào nữa trên phụ lưu hay trên dòng chính. Dòng chảy sinh thái của dòng sông sẽ mất, thiệt hại không thể đền bù, trong khi thủy điện không còn là nguồn năng lượng tốt hay rẻ nhất.     

Đã có không ít chuyên gia và tổ chức quốc tế như Natural Heritage Institute, Stimson Center, OXFAM, ADB khuyến cáo lãnh đạo các nước Mekong từ bỏ thủy điện, điện than và chuyển hướng sang năng lượng tái tạo phi thủy điện như gió và mặt trời.

blank

Dự án hồ Nam Ngum

blank

 Dự án Biển Hồ

  

Người viết đã đề bạt hai dự án năng lượng mặt trời nổi với bình trữ điện 11400 MW-8,8 Tỉ USD trên hồ Nam Ngum[17] cho Lào và 28400 MW-41 tỉ USD Biển Hồ[18] cho Cam Bốt, để thay thế cho 9 con đập đang trù tính trên dòng chính Mekong. Tuy đó là những đề án với quy mô phá kỷ lục thế giới rất nhiều lần nên khả năng được tiếp nhận và tài trợ rất mong manh; tuy nhiên đã có những dấu hiệu chuyển hướng tích cực: Lào đã ký kết hợp đồng tiền thiết kế dự án mặt trời nổi 1200 MW trê hồ Nam Ngum và Cam Bốt đã tuyên bố không xây thủy điện trong 10 năm tới.
 

Trước tiến bộ công nghệ năng lượng tái tạo và sức ép của giá thành thấp dưới thủy điện, lãnh đạo các nước Mekong đang đứng trước cơ hội thật tốt để từ bỏ thuỷ điện, chọn chiến lược năng lượng hiện đại hơn, tránh cho nhau những xung khắc quyền lợi vì thuỷ điện nổ ra lớn hơn trước biến đổi khí hậu, đến mức không thể chấp nhận và không thể giải quyết.
 

Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa và ao cá của dân tộc đã lâm nguy nay trở thành vùng đất đói phù sa thừa phèn, thiếu nước sạch, thừa nước bẩn, thiếu nược ngọt thừ nước mặn, sụt lún dần dần. Nhân dịp chính phủ Cam Bốt đã thận trọng không xây thủy điện trên Mekong trong 10 năm, chính phủ Việt Nam cần hành động liên minh với Cam Bốt [LAT9] cứu lấy BH và ĐBSCL trước họa sinh tử này. Việt Nam phải thông báo cho Chính phủ Lào là theo Hiệp định Mekong 1995, Việt Nam nhìn nhận Việt Nam không có quyền phủ quyết những dự án thủy điện của Lào nhưng Lào cũng không có quyền đơn phương xây đập khi chưa có thỏa thuận của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nên rút vốn đẫu tư vào xây đập Luang Prabang mặt khác nên đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời của Lào và Campuchia, sẽ giúp họ phát triển kinh tế bền vững và không còn xung khắc hay bất công giữa các dân tộc.[LAT10] 




 



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một chiến lược lớn của Hoa Lục là tìm cách làm phai nhạt ảnh hưởng Ấn Độ trên Phật Giáo, để thay vào đó là hình ảnh Trung Quốc như một trung tâm Phật Giáo mới cho thế kỷ 21. Một chính sách sẽ là mượn huyền thoại về Đức Phật Di Lặc, theo cả kinh điển và truyền thuyết sẽ là vị Phật kế tiếp tới hoằng pháp nơi cõi này. Ngài có tên Di Lặc, tiếng Sanskrit là Maitreya, tiếng Pali là Metteyya, nghĩa là Đấng Từ Thị (người có lòng từ), có sách gọi ngài Vô Năng Thắng (tiếng Sanskrit là Ajita), phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa. Danh xưng thường gặp là: Long Hoa Giáo chủ Đương Lai Hạ sanh Di Lặc Tôn Phật. Bao giờ Đức Phật Di Lặc tới cõi này hoằng pháp? Nếu dựa vào kinh điển, sẽ thấy rằng ngày đó còn rất là xa, xa thật xa, chúng ta trong kiếp này không gặp được. Nhưng với ý nghĩa tượng trưng, khi hiểu chữ Phật là Giác Ngộ như Thiền Tông thường nói, thì Đức Phật không lìa xa chúng ta, như lịch sử đã gọi ngài Trần Nhân Tông là Đức Phật Hoàng.
Cha mẹ có nên đeo khẩu trang khi gần gũi con cái của họ? Nơi nào mà trẻ em nên đeo khẩu trang? Ít nhất cho tới nay, câu trả lời có thể tùy thuộc vào nơi người ta sinh sống. “Hiện giờ tôi nên nói rằng, nếu con cái của các bạn đủ lớn để đeo khẩu trang, thì chúng nên đeo khẩu trang khi chúng ở những nơi bên trong, ít nhất cho đến khi chúng ta có thể còn nguy cơ bị lây nhiễm biến thể Delta,” theo Bác Sĩ Peter Hotez, viện trưởng Trường Y Khoa National School of Tropical Medicine tại Đại Học Baylor College of Medicine, nói với Poppy Harlow và Jim Sciutto của CNN hôm 30 tháng 6. Hotez cho biết rằng trẻ em là an toàn hơn trong những vùng như Đông Bắc, mà đang chứng kiến tỉ lệ thấp hơn của các biến thể. Những khu vực nơi mà biến thể đang lây lan nhiều hơn thì đang trải nghiệm cú đấm nặng gấp đôi vì biến thể cộng với việc chích ngừa thấp. “Điều này đòi hỏi các bậc cha mẹ và thực sự bất cứ ai có ý thức hoàn cảnh về khu vực của họ, tiểu bang của họ, quận hạt của họ trông như thế nào
Tình hình đại dịch vi khuẩn corona vẫn chưa yên bởi vì biến thể mới Delta lây lan nhanh hơn và bệnh nặng hơn trong lúc nước Mỹ ráo riết chạy đua với thời gian để chích ngừa Covid-19 cho dân và Việt Nam cũng đang gặp khó khăn vì sự lây lan dịch bệnh khắp nước. Dư luận trong tuần qua cũng xôn xao vì vụ Tổng Thống Haiti Jovenel Moise đã bị ám sát trong một vụ tấn công vào tư gia của ông.
Việc ủy quyền mất hiệu lực không ảnh hưởng đến các đơn EB-5 đã được nộp bởi các nhà đầu tư không xin chiếu khán (visa) theo Chương Trình Đầu Tư Trung Tâm Vùng (có nghĩa là không nằm trong diện đầu tư trực tiếp và không bị ảnh hưởng).
Thế Vận Hội Tokyo sẽ diễn ra giữa tình trạng khẩn cấp, và không có người hâm mộ đến dự tại các cuộc thi tài trong thành phố tổ chức, theo bản tin của https://sports.yahoo.com tường trình hôm Thứ Năm, 8 tháng 7 năm 2021. Chính phủ Nhật Bản hôm Thứ Năm đã tuyên bố rằng họ sẽ tái lập các biện pháp nghiêm ngặt để đối phó với sự gia tăng Covid-19 tại thủ đô. Các biện pháp sẽ có hiệu lực vào tuần tới, và kéo dài trong khoảng thời gian của Thế Vận Hội, mà chính thức khai mạc vào ngày 23 tháng 7 và chấm dứt vào ngày 8 tháng 8 tới đây.
Thống Đốc California Gavin Newsom hôm Thứ Năm, 8 tháng 7 năm 2021, đã yêu cầu cư dân cắt giảm lượng nước sử dụng trong nhà 15% trong khi Miền Tây Hoa Kỳ đang vật lộn với hạn hán kéo dài và nhiệt độ phá kỷ lục, theo bản tin của CNBC tường thuật hôm Thứ Năm.
Sau nhiều tháng thu thập tài liệu, các khoa học gia đồng ý: biến thể delta là phiên bản lây lan nhiều nhất của vi khuẩn corona trên toàn thế giới, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Năm, 8 tháng 7 năm 2021. Nó lan truyền khoảng 225% nhanh hơn phiên bản gốc của vi khuẩn, và hiện nó đang chiếm ưu thế trong cuộc bùng phát tại Hoa Kỳ.
Các viên chức Haiti tại Port-au-Prince được báo cáo hôm Thứ Năm, 8 tháng 7 năm 2021 rằng họ đã bắt nhiều nghi can liên quan đến việc ám sát Tổng Thống Jovenel Moise hôm Thứ Tư tại tư gia của ông này, theo bản tin của Đài Truyền Hình Local 10 tường trình hôm Thứ Năm. 4 nghi can đã bị bắn chết. Vẫn còn nhiều nghi can đào thoát.
Nhật Bản hôm Thứ Năm cho biết Thế Vận Tokyo 2020 sẽ không có khán giả tham dự. Tuyên bố đưa ra sau buổi họp của các quan chức Thế Vận và đại diện chính phủ Nhật Bản. Seiko Hashimoto, quan chức Ủy ban Thế Vận Nhật Bản, nói rằng rất buồn, nhưng đó là cách để chống dịch.
Trận đấu kết thúc sau 120 phút! Anh đánh bại Đan Mạch 2-1 và bước vào trận chung kết EURO 2021! "Tam Sư" (Đội tuyển Anh) là đội chiếm ưu thế trong hiệp phụ và dồn ép Đan Mạch để có cơ hội làm bàn thắng, nhưng cuối cùng phải cần đến một quả phạt đền gây tranh cãi, được Kane chuyển thành bàn thắng. Sau đó, người Đan Mạch tận dụng sức lực cuối cùng của mình và cố gắng gỡ hòa, nhưng Southgate-Elf đã kiên trì bảo vệ các cuộc tấn công cho đến cuối cùng.
Hồi đó, hiếu kỳ trước nếp sống thầm lặng của ông già nghèo, có bữa chàng trai trẻ là tôi cũng theo chân bác Tư ra quán. Thì ra, cứ mỗi đầu ngày, bác Tư cùng hai ông bạn già nữa – cũng dân trong xóm – luôn là những người khách mở hàng cho cái quán cóc xập xệ này vào lúc trời còn chưa hừng đông, cả những khi trời mưa lâm râm..
California đã khôi phục lệnh đeo khẩu trang cho tất cả các nhà lập pháp và nhân viên tại Tòa Nhà Quốc Hội ở Sacramento – bất kể tình trạng chích thuốc ngừa của họ -- theo sau sự bùng phát mới đây của các trường hợp lây nhiễm Covid-19 trong các nhân viên lập pháp, theo bản tin của báo HuffPost tường thuật được đăng trên Yahoo.com hôm Thứ Tư, 7 tháng 7 năm 2021. Ít nhất 9 nhân viên lập pháp đã thử nghiệm dương tính với vi khuẩn corona trong vòng một tuần. 4 người trong số đó là những người đã chích ngừa đầy đủ, theo Báo San Francisco Chronicle tường thuật.
Sự kiện bắt nguồn từ một vụ cãi vã giữa Vo và người đàn ông 42 tuổi tên là Kiet Tuan Nguyen. Cuộc cãi lộn đã bắt đầu trong tiệm salon và tiếp tục ra bên ngoài, kết quả ông Nguyen đã bắn ông Vo, theo cảnh sát San Antonio cho hay. Các nhà điều tra vẫn chưa xác định nguyên nhân dẫn tới việc cãi vã. Ông Nguyen đã chạy khỏi hiện trường, nhưng cảnh sát đã tìm ra ông và bắt ông gần đường Loop 410 và Blanco, theo Trưởng Phòng Thông Tin Cộng Đồng của Ty Cảnh Sát San Antonio là Alisia Pruneda cho biết.
Trong khi đó, bản tin của Fox News hôm Thứ Tư nói rằng các viên chức Florida đã chuyển từ việc tìm kiếm và cứu hộ sang khám phá – có nghĩa là họ không hy vọng tìm ra thêm người sống sót. Cuộc tìm kiếm những nạn nhân của vụ sập tòa nhà chung cư 12 tầng tại khu vực Miami đã sang ngày thứ 14, và các viên chức tuyên bố rằng họ đã phát hiện thêm 18 thỉ thể từ đống đổ nát, nâng tổng số người chết lên ít nhất 54, và cho biết còn 86 người mất tích.
Cựu Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư, 7 tháng 7 năm 2021 nói rằng ông đang kiện Facebook, Twitter và Google, cũng như các Tổng Giám Đốc Mark Zuckerberg, Jack Dorsey và Sundar Pichai, vì cho rằng ông là nạn nhân của sự kiểm duyệt, theo bản tin của CNBC tường thuật hôm Thứ Tư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.