Hôm nay,  

Đại sứ Mỹ tại VN: Đối thoại thẳng thắn để giải quyết những khó khăn

20/02/202012:22:00(Xem: 4235)
BuiVanPhu_20200218_DaiSuMy_SanJose_H01 (1)
Đại sứ Daniel Kritenbrink (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

“Nhân quyền là căn bản và là một thành tố quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ,” Đại sứ Daniel Kritenbrink phát biểu trong buổi gặp gỡ người Việt vùng San Jose chiều thứ Ba 18/2 vừa qua.

 

Đại sứ Kritenbrink nói ông rất quan tâm đến tù nhân lương tâm và trong túi ông luôn có danh sách một số tù nhân đáng quan tâm, tuy ông không tiết lộ họ là những ai.

 

Nhưng khi một người đại diện cho Câu lạc bộ Nhà báo Độc lập tại Việt Nam nêu trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng đã bị chính quyền Hà Nội bắt giam từ mấy tháng qua, ông đại sứ dường như không biết ông Dũng là ai và đã yêu cầu người nêu câu hỏi cung cấp cho vị phụ tá thêm chi tiết về trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng.

 

Liên quan đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam xấu đi trong bốn năm qua, đại diện văn phòng Dân biểu Ro Khanna, ông Nguyễn Hiệp đặt vấn đề là Hoa Kỳ cần phải có những hành động cụ thể để buộc Hà Nội chấm dứt vi phạm các quyền tự do căn bản của dân, Đại sứ Mỹ trả lời: “qua những đối thoại cởi mở và thẳng thắn sẽ giúp giải quyết được những khó khăn này”.

 

Trong ba năm qua ông Đại sứ đã gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người trong giới hoạt động xã hội dân sự và lắng nghe những quan điểm của họ. Ông tin vào một tương lai phồn thịnh và phát triển cho Việt Nam.

 

BuiVanPhu_20200218_DaiSuMy_SanJose_H02 (1)
Khách tham dự buổi gặp gỡ với Đại sứ Mỹ ở San Jose hôm 18/2/20 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Khoảng 70 người đã có mặt tại phòng họp của Quận hạt Santa Clara để nghe Đại sứ Daniel Kritenbrink nói về hiện tình quan hệ Mỹ-Việt 25 năm sau khi hai nước nối lại bang giao. Buổi gặp gỡ do văn phòng của các Dân biểu Zoe Lofgren và Anna Eshoo đứng ra tổ chức.

 

Dân biểu Lofgren là người đứng đầu của nhóm dân cử quan tâm đến Việt Nam, với danh xưng Vietnam Caucus, tại Hạ viện Hoa Kỳ.

 

Trong phát biểu mở đầu, bà nhắc lại là bà luôn quan tâm đến các quyền tự do căn bản, tự do dân sự của người Việt Nam. Hôm đầu tháng bà đã cùng đồng viện trong Vietnam Caucus gửi một lá thư đến Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Hà Nội chấm dứt việc đàn áp những nhà hoạt động và thả hết các tù nhân lương tâm. Bà cũng đã yêu cầu Chủ tịch Trọng cho mở điều tra liên quan đến tranh chấp đất đai gần đây ở Việt Nam.

 

Bà Lofgren cho biết trước những vi phạm về tự do tôn giáo của Hà Nội nên Ủy hội Quốc tế về Tôn giáo đã khuyến cáo bộ ngoại giao đưa Việt Nam trở lại vào danh sách những quốc gia đặc biệt quan tâm.

 

Dân biểu Anna Eshoo nhắc đến những tiến triển trong quan hệ hai nước kể từ ngày cuộc chiến kết thúc vào năm 1975. Từ quan hệ thương mại đến những vấn đề còn tồn đọng như bom mìn trong lòng đất đã làm nhiều người dân vô tội thiệt mạng hay bị thương vong. Quốc hội Hoa Kỳ đã chi ra 132 triệu đô la cho việc gỡ bom mìn trong gần hai thập niên qua.

 

Đại sứ Kritenbrink cũng nhắc đến thành quả này, nhất là công tác tại khu vực tỉnh Quảng Trị. Ông cho biết trong năm qua đã không có ai bị chết hay bị thương tích do bom mình còn sót lại.

 

Xử lí chất độc dioxin cũng nằm trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Theo lời Đại sứ Mỹ, khu vực quanh phi trường Đà Nẵng đã được tẩy rửa hết độc tố da cam vào năm 2018 và công tác đang được tiến hành trong khu vực phi trường Biên Hoà.

 

Phát biểu trong buổi tiếp xúc, Đại sứ Kritenbrink nhắc đến những thành tựu trong quan hệ hai nước sau 25 năm, từ trao đổi thương mại vào năm 1995 gần như con số không lên đến 78 tỉ đô la hiện nay, đến giáo dục với gần 30 nghìn sinh viên từ Việt Nam đang theo học tại Hoa Kỳ, họ là những đại sứ thiện chí và sẽ đóng góp cho Việt Nam sau này. Chương trình học bổng VEF (Vietnam Education Foundation) tuy đã chấm dứt nhưng hàng trăm thạc sĩ, tiến sĩ đã tốt nghiệp từ các đại học Mỹ và sẽ giúp Việt Nam phát triển. Đại học Fulbright tại Việt Nam cũng là dấu chỉ Hoa Kỳ giúp Việt Nam về giáo dục nhân văn vì đại học này có quỹ từ bộ ngoại giao Hoa Kỳ, từ USAID và trong tương lai sẽ vận động nguồn tài trợ từ tư nhân.

 

Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác với nhau trong các lãnh vực giáo dục, y tế, năng lượng, giao thông, an ninh biển. Tuy nhiên vấn đề nhân quyền là những khó khăn trong quan hệ giữa hai nước. Ông Đại sứ và Dân biểu Lofgren nhắc đến luật an ninh mạng mà Hoa Kỳ rất chú ý đến và nêu vấn đề với lãnh đạo Hà Nội vì nó giới hạn quyền tự do biểu đạt của người dân.

 

Trả lời câu hỏi về chương trình đưa tình nguyện viên Peace Corps vào Việt Nam để huấn luyện giáo viên dạy tiếng Anh đã được hai bên ký kết trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama năm 2016, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện, Đại sứ Mỹ nói còn một số chi tiết mà hai bên cần thảo luận trước khi thi hành thoả thuận. Ông hy vọng không bao lâu nữa sẽ có tình nguyện viên Peace Corps đến Việt Nam.

 

BuiVanPhu_20200218_DaiSuMy_SanJose_H03 (1)
Từ trái: Dân biểu Anna Eshoo, Đại sứ Daniel Kritenbrink, Dân biểu Zoe Lofgren (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Trong các câu hỏi đặt ra cho ông đại sứ, nhiều người quan tâm đến biến cố Đồng Tâm hồi đầu năm nay. Đại sứ Kritenbrink nói Hoa Kỳ không chỉ đứng ngoài quan sát nhưng có nhiều quan tâm đến vụ việc, tuy nhiên thật khó biết được sự thật về những gì đã xảy ra tại đó. Ông tiếc là đã có những người chết trong sự kiện và mong hai bên sẽ giải quyết vấn đề một cách ôn hoà và trong tinh thần pháp trị.

 

Vấn đề tự do tôn giáo cũng được nêu lên khi người Hmong và người dân Tây Nguyên bị ép buộc chối bỏ đạo của họ, nếu không thì bị chính quyền đàn áp khiến hàng nghìn người chạy trốn qua Thái Lan, hoặc còn ở lại thì không được cấp hộ khẩu nên không thể làm ăn, sinh sống, con cái không được đến trường. Đại sứ Mỹ lắng nghe và ghi nhận.

 

Một người đã sống tại địa phương 38 năm nêu vấn đề có thể bị trục xuất về Việt Nam do chính sách của Tổng thống Trump, vì ông có phạm pháp trong quá khứ nhưng nay đã hối cải và đang là một cư dân tốt, ông lo sợ bị trục xuất, phải chia cách với hai người con.

 

Đại sứ giải thích là theo những gì đã ký kết với Việt Nam thì không trả về những ai qua Mỹ trước ngày hai nước bang giao vào tháng 7-1995. Nhưng ông nói thoả ước cũng không nói là cấm không trao trả những ai đến Mỹ trước đó.

 

Dân biểu Anna Eshoo nói chúng ta sống trong một đất nước dân chủ, có quyền bầu chọn, vì thế bầu cho một tổng thống khác thì chính sách sẽ thay đổi. Bà ngạc nhiên khi biết người bị trục xuất chỉ phạm lỗi nhỏ. Bà nói các chính sách di dân của Tổng thống Donald Trump là tàn ác, bất công và rất sai trái.

 

Dân biểu Lofgren nói những chính sách di dân hiện nay không có lợi cho người Việt, như không còn chương trình tị nạn, việc trao trả về Việt Nam những người có tiền án gây nhiều bất an.

BuiVanPhu_20200218_DaiSuMy_SanJose_H04
Đại sứ Daniel Kritenbrink vui vẻ nhận quà kỷ niệm là dây đeo có hình ảnh cờ Mỹ và cờ VNCH chụp hình với một số khách tham dự (Ảnh: Huỳnh Lương Thiện, Mõ SF)


 

Trả lời câu hỏi về an ninh lãnh hải, Đại sứ Mỹ cho biết Hoa Kỳ đã chuyển giao nhiều tầu tuần duyên để giúp Việt Nam tuần tra trên biển. Về xung đột Biển Đông, ông mong các bên liên quan sẽ giải quyết tranh chấp theo tinh thần luật pháp quốc tế.

 

Một người hỏi về tình trạng song tịch, Đại sứ khuyên là khi đến Việt Nam nếu có cả hai hộ chiếu Hoa Kỳ và Việt Nam thì nên dùng hộ chiếu Mỹ.

 

Về hoà giải giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như giữa người Việt với nhau, Đại sứ cho biết đã hai lần đến thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà cũ, cũng như đã đi thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn. Ông mới gặp ông Nguyễn Đạc Thành và tán thành công việc trùng tu Nghĩa trang Biên Hoà của tổ chức của ông Thành.

 

Một người phát biểu đưa đề nghị chuyến đi Mỹ trong tương lai của thủ tướng Việt Nam, lãnh đạo Hà Nội nên có chuyến thăm viếng Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Thủ đô Washington.

 

Đại sứ Daniel Kritenbrink nhận chức tại Hà Nội từ năm 2017 và đây là lần đầu tiên ông có buổi tiếp xúc với người Mỹ gốc Việt vùng San Jose. Ông là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp với 26 năm trong ngành và hầu hết thời gian phục vụ tại châu Á.

 

Sau ba năm làm đại diện nước Mỹ tại Việt Nam, Đại sứ Kritenbrink nói rằng hiện nay 96% người Việt có cái nhìn thiện cảm với Hoa Kỳ.

 

Sau buổi gặp gỡ, Đại sứ Kritenbrink đã được cô Đỗ Minh Ngọc tặng dây đeo với cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng hoà và đứng chụp hình kỷ niệm với một số khách tham dự.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong Diễn văn bế mạc Hội nghị bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ ngày 17/05/2023 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cố gắng vẽ ra hình ảnh lạc quan nhưng tình trạng Tham nhũng, Tiêu cực và Suy thoái Tư tưởng chính trị trong Đảng đã nhạt nhòa khả năng lãnh đạo của ông...
Trong thế kỷ qua, ở Việt Nam bỗng từ đâu xuất hiện một con người mà mặt thật được che giấu kỹ dưới nhiều lớp dày mỏng khác nhau, nhiều cách khác nhau. Từ đời sống bản thân, tên họ, tuổi tác. Đều bằng dối trá và bưng bít. Do bản chất của con người gian ác. Điều này, dĩ nhiên là một hiện tượng quái lạ đã khêu gợi sự tò mò của một số người nên đã làm tốn khá nhiều công sức và giấy mực nhưng vẫn chưa phơi bày được đầy đủ sự thật. Thật rùng rợn! Con người đó có tên là Hồ Chí Minh. Mà cái tên Hồ Chí Minh cũng do ông chôm của người khác, Cụ Hồ Học Lãm. Và cả cái tên Việt Minh của Cụ Lãm nữa!
Bắc Kinh yêu cầu những công ty Trung Quốc làm việc với các thông tin quan trọng ngừng mua sản phẩm từ Micron Technology, nhà sản xuất bộ nhớ có trụ sở tại Hoa Kỳ, theo trang NYTimes đưa tin ngày Chủ Nhật, 21 tháng 5 năm 2023. Hành động của Trung Quốc là đòn đáp trả mới nhất trong cuộc chiến ăn miếng trả miếng về kinh tế giữa Bắc Kinh và Washington, được dự đoán sẽ sắp xếp lại kết cấu của ngành công nghiệp vi mạch toàn cầu.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 375 triệu Mỹ Kim dành cho Ukraine, và nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy rằng Hoa Kỳ đang làm tất cả những gì có thể để tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine trong cuộc chiến với Nga, theo trang Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 21 tháng 5 năm 2023.
Tập Cận Bình lặng lẽ bắt chẹt Putin: lấy lại một hải cảng lớn cho Trung Quốc sau 163 năm trong quyền kiểm soát của Nga. Trung Quốc đã tận dụng triệt để sự cô lập của Moscow sau hành động gây chiến với Ukraine và đã nổi lên như một đối tác chi phối trong các mối quan hệ. Từ ngày 1 tháng 6/2023, cảng Vladivostok của Nga sẽ hoạt động như một Cảng Trung Chuyển của Trung Quốc (Chinese Transit Port).
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko hôm thứ Bảy đã cảnh báo các nước phương Tây đừng cấp phi cơ chiến đấu F-16 cho Ukraine, theo hãng thông tấn TASS của Nga. Grushko nói các nước phương Tây muốn leo thang có thể đối mặt với "rủi ro khổng lồ".
Biện lý Fani Willis của Quận Fulton đã lên kế hoạch chi tiết cho hầu hết nhân viên của cô làm việc từ xa trong 3 tuần lễ đầu tiên của tháng 8 và yêu cầu các thẩm phán không lên lịch xét xử trong một số khoảng thời gian đó khi cô chuẩn bị đưa ra cáo buộc trong cuộc điều tra.
Một số trẻ nhỏ bị dị ứng có thể ăn đậu phộng với liều lượng thấp mà không bị phản ứng nghiêm trọng sau khi đeo miếng dán trong một năm trong một thử nghiệm lâm sàng. Miếng dán thử nghiệm này có thể giúp giảm bớt căng thẳng cho các gia đình có trẻ nhỏ bị dị ứng. Theo kết quả của một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối, đối với trẻ mới biết đi bị dị ứng với đậu phộng, một miếng dán da mới có thể làm tăng khả năng chịu đựng của các em đối với loại đậu này.
Câu chuyện gây phẫn uất trên cộng đồng mạng thế giới tuần này là chuyện về một mục sư tự phong của một giáo phái tin lành ở Kenya, người rao giảng rằng giáo dân nên nhịn đói tới chết để được lên trời gặp Chúa Jesus. Cảnh sát đang khai quật và cố gắng xác định các thi thể được đặt trong những ngôi mộ tập thể ở vùng hoang dã nông thôn rộng 800 mẫu Anh ở phía đông nam Kenya, quê hương của một giáo phái Kyto Ngày Tận Thế mà những người theo đạo này được yêu cầu phải nhịn đói cho đến chết để họ có thể gặp Chúa Jesus.
Kể từ tháng 1 năm 2021, số ca tử vong do COVID-19 đã giảm 95% và số ca nhập viện giảm gần 91%. Trên toàn cầu, số ca tử vong do COVID-19 đang ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch.
LONDON – Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo tin Reuters.
WASHINGTON – Phó tổng thống Kamala Harris và cố vấn kinh tế hàng đầu của Tòa Bạch Ốc Lael Brainard cho biết nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị đẩy đến bờ vực suy thoái nếu chính phủ không nâng mức trần nợ công cho khoản nợ 31.4 ngàn tỷ MK, theo tin Reuters.
Mẫu hoàng băng hà, 8 tháng sau, Thái tử Charles mới lên ngôi. Thật ra thời gian chờ đợi để làm vua thì phải nói Thái tử Charles là người chờ đợi lâu nhất thế giới. Và khi lên ngôi, ông cũng là ông vua già nhất thế giới. Ông kiên nhẫn chờ đợi lâu như vậy mà không thấy sốt ruột phải chăng vì đức tánh phớt tỉnh Ăng-lê cố hữu vốn là dân tộc tánh của người Anh?
Gia đình tôi có sáu anh chị em. Trước 1975, bố tôi là một công chức, mẹ tôi nội trợ, cho nên cuộc sống rất thanh bạch. Cả nhà theo Đạo Phật kiểu truyền thống gia đình, giống như nhiều gia đình Việt khác. / My family has six siblings. My life was very simple before 1975 because my father was a civil servant and my mother was a housewife. Like many Vietnamese families, my entire family practices traditional Buddhism....
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.