Hôm nay,  

Ghi Chép Từ Buổi Gặp Gỡ Cộng Đồng Người Việt Quận Cam Và Họp Báo Của Đại Sứ Hoa Kỳ Tại Việt Nam

20/02/202010:05:00(Xem: 9766)

kritenbrink gap cong dong


Vào sáng ngày Thứ Tư 19/02/2020, tại Coastline Community College (thành phố Garden Grove), Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam- ông Daniel J. Kritenbrink- đã có buổi gặp gỡ với cộng đồng Người Việt tại vùng Nam Cali.  Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal (Địa Hạt CA-47)- đồng chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội Về Việt Nam- là người đứng ra tổ chức sự kiện đặc biệt này, cùng với các Dân Biểu Liên Bang Lou Correa (CA-46), Harley Rouda (CA-48), và Katie Porter (CA-45).

Đây không phải là lần đầu tiên một vị Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam tới vùng Little Saigon để lắng nghe ý kiến của cộng đồng Người Việt lớn nhất bên ngoài nước Việt Nam. Đại sứ Kritenbrink là vị đại sứ Hoa Kỳ thứ bảy tại nước CHXHCN Việt Nam, phục vụ từ tháng 11 2017 đến nay. Cũng như các lần trước, cuộc gặp gỡ đại sứ lần này thu hút sự tham dự đông đảo của mọi tầng lớp trong cộng đồng. Gần 200 người đã ngồi chật khán phòng. Từ thị trưởng và nghị viên của hai thành phố Westminster và Garden Grove, cho đến đại diện các văn phòng nghị sĩ tiểu bang, cùng cư dân thuộc mọi thành phần. Phóng viên của hầu hết các cơ quan truyền thông gốc Việt tại vùng Nam Cali đều có mặt. Đặc biệt là sự có mặt của bà Helen Nguyễn- vợ của ông Michael Phương Minh Nguyễn, công dân Mỹ bị chính quyền CSVN giam giữ đã gần 2 năm nay- cùng bốn người con. Sự có mặt của họ đã nói lên phần nào mối quan tâm lớn nhất của hầu hết những người có mặt trong cuộc họp: vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Điều hợp chương trình là anh Lý Vĩnh Phong, Chánh Văn Phòng Quận Cam của Dân Biểu Alan Lowenthal. Trong lời mở đầu buổi gặp gỡ, ông Lowenthal đã cảm ơn 3 vị Dân Biểu đồng tổ chức, cảm ơn Đại Sứ Kritenbrink đã đến để trình bày công việc của mình tại Việt Nam, và lắng nghe tiếng nói của cộng đồng Người Việt Tị Nạn. Trong vai trò đồng chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội Về Việt Nam, ông Lowenthal từ lâu đã đặt vấn đề nhân quyền tại Việt Nam lên ưu tiên hàng đầu. Năm nay sẽ là 45 năm kỷ niệm Tháng Tư Đen, cùng đánh dấu cột mốc 25 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ -Việt. Nhưng có một sự thật đáng buồn: tình hình nhân quyền tại Việt Nam không mấy được cải thiện, và đặc biệt xấu đi trong ba năm trở lại đây. Chính quyền CSVN vẫn là một chính quyền độc đảng, bóp nghẹt nhiều quyền tự do dân chủ của người dân Việt Nam để duy trì chế độ độc tài. Ông Lowenthal muốn chính quyền Mỹ phải chứng tỏ với CSVN rằng mình không chỉ chú trọng đến kinh tế, mà luôn cổ vũ cho những Giá Trị Hoa Kỳ trong chính sách ngoại giao. CSVN muốn hợp tác tăng cường hợp tác kinh tế, quân sự với Hoa Kỳ, họ phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí… của người dân Việt Nam. Vào cuối buổi họp, ông đã nhắc đến một biện pháp mạnh tay hơn đối với chính quyền CSVN và được nhiều cử tọa vỗ tay tán thưởng: đưa Việt Nam trở lại vào danh sách CPC nếu không cải thiện nhân quyền.

Trong phần phát biểu của mình, Dân Biểu Lou Correa ca ngợi những đóng góp của cộng đồng gốc Việt không chỉ làm thịnh vượng Quận Cam, mà còn đáng trân trọng trên toàn nước Mỹ. Khi còn là một sinh viên, ông đã từng chào đón những Người Việt Tị Nạn đầu tiên đến vùng Nam Cali vào năm 1975. Qua nhiều vị trí dân cử khác nhau trong nhiều năm qua, ông Correa đã không ngừng cùng cộng đồng gốc Việt  tranh đấu vì tự do, nhân quyền cho Việt Nam.

Dân Biểu Harley Rouda chỉ mới có hơn một năm trong vai trò đại diện cho Địa Hạt 48. Nhưng ông hiểu rõ rằng đối với những cử tri gốc Việt, vấn đề nhân quyền cho Việt Nam là ưu tiên hàng đầu. Chỉ trong hơn một năm, ông đã tham gia nhiều nghị quyết lưỡng đảng đứng về phía cộng đồng Người Việt Tị Nạn: nghị quyết lên án vi phạm nhân quyền chống lại bộ tộc người Thượng; nghị quyết chống lại việc hồi hương những cá nhân đến Hoa Kỳ từ Việt Nam trước 1995; lên án chính quyền CSVN bỏ tù công dân Mỹ Michael Phương Minh Nguyễn, yêu cầu phải trả tự do và đưa ông ta trở về với gia đình ở Quận Cam... Vào đầu Tháng 1/2020, ông đã cùng Dân Biểu Cộng Hòa Ted Budd (North Carolina) giới thiệu nghị quyết bảo tồn di sản văn hóa của Người Mỹ Gốc Việt cho thế hệ tương lai.

Nữ Dân Biểu Katie Porter là người trực tiếp can thiệp cho trường hợp ông Michael Phương Minh Nguyễn, và là người mời vợ con ông Michael đến buổi gặp gỡ Đại Sứ Kritenbrink. Theo bà, việc CSVN vi phạm nhân quyền không chỉ làm tổn thương người Việt trong nước, mà nay đã đụng chạm trực tiếp tới cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Bản án độc ác 12 năm tù dành cho Michael Phương Minh Nguyễn, và việc giam giữ ông ta cho đến tận ngày hôm nay là một minh chứng cụ thể nhất. Bà cho biết Đại Sứ Kritenbrink là một nhân vật chủ chốt, đã làm rất nhiều việc để bảo vệ và đòi trả tự do cho ông Michael trong thời gian qua. Bà muốn ông Kritenbrink lắng nghe trực tiếp những mối quan tâm từ gia đình ông Michael, cũng như từ cộng đồng.

Mở đầu phần phát biểu của mình, ông Đại Sứ Kritenbrink cho biết có cảm giác như “về nhà” khi được gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Quận Cam lần đầu tiên trong vai trò đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông cảm ơn vợ con ông Michael Phương Minh Nguyễn đã có mặt, và xem đó là một lời nhắc nhở ông về một sứ mạng quan trọng nhất mà vẫn ông chưa thực hiện xong: đưa ông Michael trở về an toàn với gia đình tại Quận Cam.

Ông Kritenbrink đã tóm tắt lại những thành quả đã được trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam sau 25 bình thường hóa quan hệ. Thương mại song phương Mỹ-Việt tăng vọt, tuy nhiên vấn đề thâm thủng mậu dịch về phía Hoa Kỳ vẫn tồn tại. Nhiều công ty Mỹ đã và đang đầu tư vào Việt Nam, làm ăn với Việt Nam. Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc khử chất độc da cam tại Biên Hòa, tháo gỡ bom mìn trong chiến tranh tại Quảng Trị. Về mặt an ninh quốc phòng, chính phủ Hoa Kỳ đang hỗ trợ để hải quân Việt Nam tăng cường sức mạnh tuần duyên, có khả năng tự phòng vệ trên Biển Đông. Về mặt giáo dục, Đại Học Fulbright được thành lập là một sự hợp tác sâu rộng, đem những Giá Trị Hoa Kỳ phổ biến cho giới trẻ tại Việt Nam.



Đại sứ Kritenbrink cũng nhắc đến cũng những chướng ngại chưa vượt qua được trong quan hệ Việt Mỹ. Nhức nhối nhất vẫn là vấn đề nhân quyền. Ông khẳng định chính phủ Hoa Kỳ vẫn đặt ưu tiên hàng đầu về vấn đề này trong quan hệ Việt Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền CSVN trong vài năm qua lại tăng cường đàn áp, bắt bớ người bất đồng, những người bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội, đàn áp những tổ chức tôn giáo không theo sự quản lý của nhà nước… Ông cho biết đã nhiều lần nhắc nhở, yêu cầu lãnh đạo CSVN tôn trọng các giá trị nhân quyền theo kênh ngoại giao chính thức, cũng như theo tư cách cá nhân. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi có thời gian. Bản thân ông Kritenbrink vẫn có cái nhìn lạc quan về tương lai nhân quyền cho Việt Nam. Ông đã từng nhiều lần tiếp xúc với các nhà hoạt động, bất đồng chính kiến trong nước. Những người này cũng cho rằng có những điều họ làm được vào thời điểm này 10 năm trước đây là điều không thể. Như vậy, ít nhất nhân quyền Việt Nam cũng đã có một số tiến bộ dù chậm. Ông Kritenbrink cho biết đã có dịp tiếp xúc với giới sinh viên Việt Nam tại đại học Fulbright. Và sau mỗi lần tiếp xúc này, ông cảm thấy lạc quan hơn về tương lai nhân quyền cho Việt Nam.

kritenbrink họp báo
Trong phần trả lời câu hỏi của cộng đồng, rất nhiều người đã đặt câu hỏi với Đại Sứ Kritenbrink. Sau đâu là tóm tắt một số những vấn đề chính:

-          Vấn đề tự do cho ông Michael Phương Minh Nguyễn: nhiều người cho rằng đến giờ này mà chính quyền CSVN vẫn còn giam giữ ông là quá lâu. Cần phải làm thêm một điều gì đó, cần tạo thêm áp lực để CSVN sớm trả tự do cho ông. Đại Sứ Kritenbrink nói rằng ông rất lấy làm tiếc là không thể chính xác chừng nào ông Michael Nguyễn có thể được trả tự do. Nhưng ông và nhiều người đã và đang làm mọi cách có thể để điều này sớm xảy ra. Ông cam kết giữ lời hứa với mọi người về điều này.

-          Vấn đề tự do, nhân quyền của Việt Nam: nhiều người cho rằng các chính sách của Hoa Kỳ nhằm buộc CSVN phải cải thiện nhân quyền có vẻ như không có kết quả. Chính sách “nước đôi”, một mặt vừa tăng cường quan hệ kinh tế, quân sự, một mặt tạo áp lực đòi Việt Nam tôn trọng nhân quyền đã không có tác dụng. Ông Kritenbrink cho rằng không có câu trả lời nào là toàn hảo cho vấn đề khó khăn này.Theo ông, chính sách lâu dài là cách tốt nhất để đem lại thành công. Cần tạo lòng tin, xây dựng mối quan hệ toàn diện, lâu dài trong tương lai.

-          Vấn đề về vụ án Đồng Tâm: nhiều người cho rằng đây vụ cướp đất, giết người và vu khống dân oan trắng trợn nhất của chính quyền CSVN. Đại Sứ Kritenbrink cho biết Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam theo dõi rất sát sự việc này. Hoa Kỳ rất lấy làm tiếc về sự thương vong của cả hai phía, và kêu gọi chính quyền và người dân hãy tìm cách giải quyết sự đối đầu bằng giải pháp phi bạo lực.

-          Vấn đề về các trường hợp bắt giữ các nhà hoạt động, các vụ đàn áp tôn giáo như Tin Lành, Cao Đài… Đại Sứ Kritenbrink yêu cầu cộng đồng gởi chi tiết từng trường hợp cho ông cũng như các nhân viên, và hứa sẽ theo dõi, can thiệp với chính quyền CSVN về vấn đề này.

Sau khi gặp gỡ chung với cộng đồng, Đại Sứ Kritenbrink và các vị Dân Biểu còn có một buổi họp báo riêng dành cho giới truyền thông, báo chí. Sau đây là tóm tắt phần trả lời phỏng vấn báo chí:

-          Chính sách của Hoa Kỳ về vụ tranh chấp Biển Đông giữa Trung Cộng và các nước trong vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam: Hoa Kỳ lên án hành động gây hấn, xâm lấn và những đòi hỏi thái quá của Trung Cộng tại Biển Đông, trong đó có việc ngăn cấm các quốc gia khác hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí. Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định quyền tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông. Một mặt, Hoa Kỳ làm việc với các nước Đông Nam Á, kêu gọi Trung Cộng và các nước có liên quan giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế. Một mặt, Hoa Kỳ giúp đỡ để các quốc gia Đông Nam Á-trong đó có Việt Nam- tăng cường khả năng phòng vệ biển của mình.

-          Vấn đề Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa: bản thân ông Kritenbrink đã từng viếng thăm nơi đây hai lần. Ông ghi nhận đã có cải thiện trong các hoạt động tân trang, bảo dưỡng địa điểm linh thiêng đối với nhiều người Việt Nam này. Ông hứa sẽ theo dõi về vấn đề an toàn cho những cá nhân người Việt hải ngoại muốn về thăm viếng khu vực này trong tương lai.

Ông cũng cho biết ông là vị Đại Sứ Hoa Kỳ đầu tiên viếng thăm Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trường Sơn của quân đội Bắc Việt. Theo ông, tôn trọng sự mất mát hy sinh của cả hai phía là hành động tốt đẹp nhất để dẫn đến hòa giải, hàn gắn vết thương chiến tranh, nhân diện kỷ niệm 45 năm ngày 30/04 đã gần kề.

-          Vấn đề trục xuất người Việt định cư tại Hoa Kỳ: ông Kritenbrink cho biết chính phủ Hoa Kỳ vẫn đang làm việc về những chính sách hồi hương, trục xuất mới. Dân Biểu Alan Lowenthal cho biết đã đề nghị chính phủ Hoa Kỳ hiện nay tôn trọng thỏa thuận đã ký 2008 với chính quyền Việt Nam, ngăn cấm việc hồi hương người Việt định cư tại Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 07 năm 1995.

Trong phần kết luận, Đại Sứ Kritenbrink đã cảm ơn Dân Biểu Alan Lowenthal và các vị Dân Biểu Harley Rouda, Lou Correa, Katie Porter đã tạo điều kiện cho ông được tiếp xúc với cộng đồng Người Việt tại Quận Cam. Việc lắng nghe ý kiến của cộng đồng sẽ giúp ông làm công việc của mình tốt hơn công việc của mình.

Đoàn Hưng   

 

 

Ý kiến bạn đọc
21/02/202005:14:11
Khách
Bài tường thuật này thiếu một điểm rất quan trọng đối với một sự kiện diễn ra tại Little Saigon. Đó là không đưa hình ảnh buổi họp với lá cờ biểu tượng của cộng đồng người Việt hải ngoại: Cờ Việt Nam Cộng Hoà.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ đầu tuần diễn ra những trận đấu vòng 3, Viertelfinale theo kiểu Ko-System, tức là đội nào thắng đi tiếp còn thua thì bị loại và cuốn gói về nước. Vì thế những đội tuyển tranh tài phải "chơi" hết mình, không có chuyện huề vì nếu huề sau 120 phút thì phải đá luân lưu 11 mét để biết đội nào thắng. Người viết chỉ tóm lược tổng quát và giới thiệu kết quả các trận đấu Vierfinale trong tuần qua, ngày 02.07 cho đến tối ngày 03.7.2021. Xin hoan hỷ cho mọi sự. Nước Anh trong niềm vui sướng ngất ngây. Bây giờ cuối cùng cũng đang mơ về danh hiệu Vô địch Túc cầu châu Âu đầu tiên của họ. Sau "trận đấu sân khách" duy nhất của họ tại Rome, "Three Lions" (Tam Sư) được phép thi đấu trở lại tại vận đồng trường Wembley trong trận bán kết đấu với Đan Mạch vào thứ Tư (7/7/2021).
Chính quyền tại Florida đã tăng cường các kế hoạch để phá hủy một phần của tòa nhà chung cư 12 tầng tại thành phố Surfside, giữa lúc có nhiều quan ngại rằng các trận gió từ Bão Nhiệt Đới Elsa có thể đánh sập phần cấu trúc còn lại trong khi các đội tìm kiếm và cấp cứu moi tìm qua đống đổ nát trong hy vọng tìm ra các cư dân vẫn còn mất tích, theo bản tin của CNBC tường thuật hôm Thứ Bảy, 3 tháng 7 năm 2021.
Cuộc điều tra, đã bắt đầu vào tháng 7 năm 2019, được thực hiện bởi Vatican hợp tác với các giới chức thẩm quyền Ý và đã tiết lộ “một mạng lưới quan hệ rộng lớn giữa những điều hành thị trường tài chánh là những người đã gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho tài chánh của Vatican,” theo một tuyên bố từ Vatican cho biết hôm Thứ Bảy.
Một cuộc chống cự qua đêm giữa Cảnh Sát Tiểu Bang Massachusetts và “nhiều người đàn ông trang bị vũ khí hạng nặng,” tại một khu rừng đã kết thúc vào sáng Thứ Bảy, 3 tháng 7 năm 2021, với 11 người bị bắt, theo các viên chức thẩm quyền cho biết qua bản tin của CNN hôm Thứ Bảy.
Tuần qua, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã tới thăm và giúp 200 trẻ mồ côi tại hai Mái ấm Cô nhi Thiện Tâm và Đức Huệ tại Hàm Tân. Hàm Tân là một huyện ven biển và nằm ở cực nam của tỉnh Bình Thuận (trước năm 1975 Hàm Tân thuộc tỉnh Bình Tuy). Hàm Tân – cách Sài Gòn khoảng 135 km và cách thành phố Phan Thiết khoảng 45 km – là một huyện nghèo, đa số dân sống bằng nghề nông và đi biển.
Đảng xã hội chủ nghĩa (Le Parti socialiste) của Pháp ngày nay, về tài sản vật chất, không còn gì có thể đem đi bán được. Trụ sở ở số 10, đường Solférino, Paris VII, được mua năm 1980 để sửa soạn bề thế cho đảng trưởng François Mitterrand lên cầm quyền. Ông François Hollande thừa kế làm đảng trưởng và qua 5 năm sau, ông đắc cử Tổng thống một nhiệm kỳ. Năm 2017, ông Benoit Hamon, đảng trưởng tiếp nối ông François Hollande, ứng cử Tổng thống, chỉ được có 6% phiếu bầu. Thất bại thảm hại. Đảng viên tan tác bốn phương trời, không còn người đóng góp.
Biden là hình ảnh trái ngược với Trump, theo báo The Hill và nhiều nhà phân tích. Hình ảnh nổi bật tuần qua là Tổng Thống Dân Chủ Joe Biden tới Florida, nơi truyền thống là Cộng Hòa, để an ủi các gia đình có nạn nhân trong khu condo bị sụp đổ ở Surfside, đứng bên cạnh Thống Đốc Cộng Hòa Ron DeSantis, người liên tục chỉ trích Dân Chủ và dự kiến trong nhóm ứng viên Cộng Hòa sẽ tranh cử Tổng Thống 2024 và là người ủng hộ Trump nồng nhiệt.
Hôm nay Well Fargo đã cấp các khoản tài trợ của Quỹ Mở Cửa Hoạt Động cho Hiệp Hội Việc Làm Châu Á Thái Bình Dương (Pacific Asian Consortium in Employment - PACE) với tổng trị giá là 1.75 triệu đô la. Các quỹ sẽ cho phép tổ chức phi lợi nhuận này cung cấp cho 154 doanh nghiệp do người thiểu số sở hữu nguồn vốn quan trọng và chuyển đổi chương trình đào tạo của mình để giúp các doanh nhân thích ứng và duy trì sự phục hồi kinh tế—tạo ra hoặc giữ lại ước tính khoảng 2,000 việc làm. Wells Fargo Foundation cũng đã cấp cho Chương Trình Doanh Nghiệp Nhỏ của Người Đảo Châu Á Thái Bình Dương (Asian Pacific Islander Small Business Program - API SBP) một khoản tài trợ trị giá $100,000 mà sẽ giúp 300 chủ doanh nghiệp thuộc nhóm dân tộc thiểu số thực hiện bước chuyển đổi từ phục hồi sang tăng trưởng.
Một bức tượng nổi tiếng của Nữ Hoàng Victoria đã bị xô ngã bởi những người biểu tình tại Canada khi sự tức giận gia tăng vì những cái chết của các trẻ em bản địa tại các trường cư dân, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Sáu, 2 tháng 7 năm 2021.
Sự gia tăng việc làm cao hơn trong tháng 6 khi các cơ sở kinh doanh tìm cách bắt kịp sự hồi phục nhanh chóng nền kinh tế Hoa Kỳ, theo Bộ Lao Động Hoa Kỳ báo cáo cho biết hôm Thứ Sáu, 2 tháng 7 năm 2021 qua tường thuật của CNBC hôm Thứ Sáu. Việc làm không phải lãnh vực nông nghiệp đã tạo thêm 850,000 trong tháng rồi, so với Dow Jones dự đoán 706,000 và khá hơn mức gia tăng 583,000 trong tháng 5. Tuy nhiên, số người thất nghiệp tăng 5.9% so với dự đoán 5.6%.
Ông Sullivan đã nhấn mạnh sự cam kết của Hoa Kỳ đối với sự hợp tác toàn diện với Việt Nam, và thảo luận các phương cách để củng cố sâu hơn sự hợp tác giữa hai nước trong các lãnh vực như an ninh hàng hải, khu vực Sông Mekong, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, và chấm dứt đại dịch Covid-19.
Facebooker và cũng là nhà báo Mai Phan Lợi, từng là phó tổng thư ký Báo Pháp Luật TPHCM và đã bị tịch thu thẻ nhà báo vào năm 2016 vì mở cuộc thăm dò vụ máy bay CASA 212 của quân đội CSVN mất tích, đã bị bắt và bị khởi tố về tội “trốn thuế” vào ngày 2 tháng 7, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu.
Với thời gian thì cái tần suất “sa xuống hố” mỗi lúc một thêm đều đặn (và toàn là hố thẳm: Vinashin, Vinalines, Bauxit, Vũng Áng, Vĩnh Tân, Duyên Hải, Formosa, rồi đến những Khu Tự Trị …) cứ như thể là cả Đảng đã bị đui hết trơn rồi vậy. Sự tăm tối của giới cầm quyền ở Việt Nam hiện nay cũng khiến tôi nhớ đến ông Sáu Mù, ở xóm chài Lâm Quang Ky, với hơi nhiều nuối tiếc.
Hàng năm cứ đến ngày Lễ Độc Lập, người dân Hoa Kỳ lại tưng bừng tổ chức các buổi diễn hành, ăn Hot Dog và đi xem bắn pháo bông. Tuy nhiên các bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao chúng ta lại ăn mừng ngày 4 tháng 7? Tại sao ngày lễ này tồn tại 244 năm cho đến nay và nó có ý nghĩa lịch sử gì? Tại sao lại có pháo hoa, tại sao lại ăn Hot Dog để mừng ngày lễ Độc Lập?.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.