Hôm nay,  

8 Dân Biểu Mỹ Đòi CSVN Trả Tự Do Cho Các Tù Nhân Lương Tâm Còn Bị Tù Đày

2/9/202017:51:00(View: 8536)

VIỆT NAM – Chính quyền CSVN còn bỏ tù ít nhất 118 nhà bất đồng chính kiến đã làm cho 8 dân biểu Hoa Kỳ phải lên tiếng đòi Hà Nội trả tự do cho nhiều nhà đấu tranh dân chủ trong nước, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 8 tháng 2. Bản tin RFA cho biết tin tức về việc này như sau.

Tám Dân biểu Mỹ hôm 7/2 đã gửi một bức thư tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền bằng cách trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân lương tâm bao gồm 12 trường hợp đặc biệt được nêu tên trong bức thư.

Những trường hợp được nêu tên cụ thể trong bức thư bao gồm:

Việt kiều Michael Phuong Minh Nguyen

Lê Đình Lượng

Trần Huỳnh Duy Thức

Việt kiều Australia Châu Văn Khảm

Hoàng Đức Bình

Nguyễn Bắc Truyển

Nguyễn Văn Viễn

Trần Văn Quyền

Nguyễn Văn Hoá

Nguyễn Văn Oai

Hồ Văn Hải

Huỳnh Thị Tố Nga

Theo các Dân biểu Mỹ, những tù nhân lương tâm này đã bị bắt giữ tuỳ tiện, bị truy tố và chịu các án tù nặng nề vì thực hiện các quyền cơ bản là bày tỏ ý kiến.

“Việt tiếp tục cầm tù những người này là sự cản đường tới một mối quan hệ gần hơn giữa Mỹ và Việt Nam”, bức thư có đoạn viết.

Theo Ân Xá Quốc Tế, tính đến tháng 5/2019, Việt Nam vẫn còn giam giữ ít nhất 118 tù nhân lương tâm.

Trong bức thư mới, các Dân biểu Mỹ cũng đề cập đến Hiệp định tự do thương mại Việt Nam EU (EVFTA) sắp được Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu vào ngày 11/2 tới.

Các Dân biểu nhắc lại một bức thư chung của các tổ chức phi chính phủ, Dân biểu Châu Âu hồi tháng 11 năm ngoái đã thúc giục Châu Âu hoãn việc đồng ý thông qua EVFTA cho đến khi có những cải thiện đáng kể trong tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Tám Dân biểu Mỹ đồng ký tên bức thư gửi Chính phủ Việt Nam bao gồm: Alan Lowenthal, J. Lúi Correa, Zoe Lofgren, Harley Rouda, Katie Porter, Steve Cohen, Gilbert Cisneros, Ro Khanna.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bữa giờ rất nhiều người hỏi thăm tình hình ở New York City thế nào. Và thật tình là, với một đứa từng viết báo như mình, cũng không thể nào giải thích hay diễn tả bằng lời được hết những gì đang diễn ra trong bệnh viện bây giờ. Những ngày qua muốn viết cũng không viết nổi vì cảm xúc như đã chai sạn đi. Chỉ trong vòng 1 tháng, NYC của mình đã thay đổi đến chóng mặt, và hiện tại, ngay trong tâm dịch, mỗi ngày đi làm trong bệnh viện là lại cảm thấy như đang đi ra chiến trường, và ai cũng có chung một nỗi niềm, lo lắng và bất lực.
Nhân mùa đại dịch Convid 19 - kinh tế thế giới nghiêng ngả, chuỗi dây cung ứng quốc tế bị ngưng trệ hoàn toàn, thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ trồi sụt bất thường, có lúc lên hay xuống cả ngàn điểm (khi chạm vào giới hạn lên xuống 7% nên phải ‘đóng cầu giao’, hoặc trước lúc thị trường mở cửa hay ngay trong ngày, không cho trao đổi chứng khoán trong vòng 15 phút hay hơn, tuỳ mức độ lên xuống và vào lúc nào, để giới hạn thiệt hại), cuối ngày lại xuống hai, ba ngàn điểm – chúng ta nên có một cuộc duyệt xét lại tình hình kinh tế thế giới để hiểu phần nào, tại sao chỉ vì dịch corona virus mà thị trường chứng khoán toàn cầu lại chao đảo kinh hoàng như vậy?
Dẫn nhập: Ai cũng biết, Vũ Hán Virus xuất phát từ China và sau đó lan rộng toàn thế giới. Khoảng 200 quốc gia đang tìm cách chống lại Coronavirus. Đại dịch Corona ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống xã hội … toàn cầu ngoài việc nhiễm bệnh và gây tử vong. Europe bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo số liệu được cung cấp từ WHO, CDC, CCDC…Coronavirus Realtimes Update và dựa trên biểu đồ của trang mạng Newsbreak.com thì số người Mỹ bị nhiễm Covid-19 chỉ thât sự tăng mạnh kể từ ngày 20-3. Đến nay 28-3 chỉ có 9 ngày mà số liệu người Mỹ bị nhiễm Covid-19 đã tăng lên đến mức kỷ lục, 122,458 cas, vượt cả Ý (92,472) và Trung Quốc (81,439).
Hai tuần qua ở nhà suốt, vì trường tôi đóng cửa sớm nhất trong vùng, từ ngày 11/3. Những ngày qua chỉ ra sân khi trời nắng và một lần đi chợ mua thực phẩm.
Chuyên gia dịch bệnh hàng đầu của nước Mỹ tiên đoán hôm Chủ Nhật, 29 tháng 3 rằng Hoa Kỳ cuối cùng sẽ chứng kiến từ 100,000 tới 200,000 người chết vì đại dịch vi khuẩn corona, mà đã lấy mạng 2,000 người Mỹ khi các trường hợp lây lan gia tăng khắp nước, theo CNN cho biết hôm Chủ Nhật.
Chính phủ của Thủ Tướng Anh Boris Johnson được tường thuật là đã giận dữ với việc Trung Cộng giải quyết vụ vi khuẩn corona, với các viên chức Anh được trích lời hôm Chủ Nhật cảnh báo rằng Bắc Kinh phải đối mặt “sự tính toán” một khi khủng hoảng COVID-19 chấm dứt.
Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) hôm Thứ Bảy, 28 tháng 3, đã đưa ra lời khuyên về việc đi lại thúc giục người dân tại New York, New Jersey và Connecticutt “hạn chế việc đi lại không cần thiết trong nội địa” trong vòng 2 tuần tới, theo CNN cho biết vào chiều tối Thứ Bảy.
Trong khi đó, trên toàn cầu, hơn 30,841 người đã thiệt mạng, và hơn 662,541 người được xác nhận đã bị lây vi khuẩn COVID-19. Hơn 200 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ đã báo cáo có trường hợp bị lây nhiễm vi khuẩn corona, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho biết.
Số trường hợp bị lây vi khuẩn corona tại Quận Cam đã nhảy vọt lên tới 403 hôm Thứ Bảy, 28 tháng 3 trong khi 85 trường hợp khác được xác nhận, là mức gia tang hàng ngày lớn nhất, theo bản tin Đài FoxLA cho biết.
Quận Santa Clara (bao gồm San Jose) trong 2 tháng có thể sẽ chết tới 16,000 người - có 2,010 người đã chết toàn quốc, trong số đó có 105 người chết tại tiểu bang California.
Trong vòng 5 ngày nữa, Los Angeles có thể chứng kiến sự gia tăng lây lan vi khuẩn corona tồi tệ như những gì mà Thành Phố New York bị quá tải đã kinh qua, theo các viên chức tiểu bang và thành phố cho biết hôm Thứ Bảy, 28 tháng 3.
Thống Đốc New York Andrew Cuomo hôm Thứ Bảy, 28 tháng 3, trong cuộc phỏng vấn với CNN nói rằng ông không tin việc cách ly New York là hợp pháp rằng nó sẽ là “Tuyên bố chiến tranh của liên bang,” sau khi TT Trump cho biết hông đang xem xét chiến thuật như thể đối với thành phố New York khi các trường hợp lây lan vi khuẩn corona gia tăng.
Cái chết của người y tá đầu tiên thiệt mạng ở New York xẩy ra hôm 18/3/20, cách nay đã 10 ngày. Không rõ đến hôm nay đã có thêm bao nhiêu y tá Mỹ thiệt mạng : thiếu thống kê vì nhiều lý do phức tạp. Nhưng các thống kê chính thức ở Ý cho biết tính đến ngày 18/3 (là ngày anh y tá Kious Kelly ở New York chết), số y tá ở Ý bị nhiễm bệnh đã lên đến 2,629 người, chiếm tới 8.3 phần trăm tổng số người nhiễm bệnh.
thời điểm này, khi thuốc chữa còn đang được nghiên cứu và thuốc ngừa thì chưa có, chúng ta có hai sự lựa chọn: chúng ta cùng nhau tự tách rời để làm thẳng đường cong và giúp sức cho cuộc đấu tranh chống lại COVID-19. Ngược lại, chúng ta cũng có thể quyết định con đường khác
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.