Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 6)

1/7/202012:08:00(View: 13573)

Bài 4 trình bày phân tích của kinh tế gia Thomas Piketty rằng khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng nằm trong tiến trình sơ cứng của xã hội tư sản khi mà của cải và tài sản ngày càng tích lũy vào tay thiểu số. Điều này sẽ tạo ra đẳng cấp xã  hội (kẻ thù của dân chủ) và bóp nghẹt cạnh tranh (kẻ thù của tư bản). Tình trạng nói trên chẳng khác gì cây cổ thụ trong cánh rừng già mỗi ngày thêm bám rễ để giết chết không cho các mầm non mới mọc lên xung quanh. Cho nên nhà nước phải có chính sách tái phân phối tài sản trong xã hội, thay vì đợi đến lúc hố sâu giàu nghèo dẫn đến bất mãn, bạo động và cách mạng lật đổ nguyên trạng. 


Bài 5 trình bày quan điểm của kinh tế gia Richard Koo rằng khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ hiện là kết quả của cuộc chạy đua toàn cầu hóa khi các cơ xưởng sản xuất di dời từ Âu-Mỹ sang Đông Á nhằm khai thác nguồn nhân lực rẻ. Vào thập niên 1950-1970 chính những hảng xưởng này đã là nhịp cầu giúp cho giới công nhân Tây Phương dù không có bằng đại học vẫn tiến lên đời sống trung lưu với công ăn việc làm ổn định và đồng lương cao, thì nay các nước Âu-Mỹ đánh mất đi cổ máy đào tạo thành phần trung lưu-công nhân nên rơi vào khủng hoảng chính trị và kinh tế. Thành quả kinh tế từ toàn cầu hóa chỉ tập trung vào thiểu số tinh hoa với trình độ học vấn cao mà bỏ xa đa số quần chúng còn lại. Tiến trình này tạo ra hố sâu giàu nghèo và dẫn đến sự bất mãn trong xã hội. Cho nên nhà nước phải có chính sách để khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề mới nhằm tạo công ăn việc làm tốt cho những người bị mất việc do toàn cầu hóa.


Một vấn đề phức tạp thường có nhiều lý do khác nhau. Người viết nghĩ rằng hai cách nhìn nói trên có thể được tổng hợp như nguyên nhân chủ quan (Thomas Piketty) rằng hố sâu giàu nghèo là tiến trình già nua của xã hội tư sản, và lý do khách quan (Richard Koo) khi hảng xưởng sản xuất di dời ra khỏi Âu-Mỹ khiến giới trung lưu–công nhân mất việc nên bị thành phần trung lưu-trí thức và thượng lưu (elites) bỏ rơi trong tiến trình toàn cầu hóa. Nhưng ngược lại hai giải pháp đề nghị không thể dung hòa vì trái ngược lẫn nhau: cánh tả Tây Phương viện dẫn Piketty đòi tăng thuế trong lúc Richard Koo đồng ý với cánh hữu cần nên giảm thuế (Ông Richard Koo không nổi tiếng bằng Thomas Piketty nên ít được viện dẫn.) 


Cánh tả (Bernie Sander, Elizabeth Warren) đòi chính quyền đánh thuế lũy tiến (progressive tax) lên tài sản và thu nhập của nhà giàu để nhà nước dùng tiền đó đầu tư vào giáo dục, y tế và hạ tầng nhằm tạo cơ hội cho đa số dân chúng chạy theo thành phần ưu tú. Ngược lại cánh hữu (Trump, Macron - nhiều người sẽ bổ ngữa khi người viết gắn gượng tìm điểm tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo này) muốn giảm thuế để thúc đẩy tư nhân đầu tư sáng tạo (innovation) giúp nền kinh tế Âu-Mỹ tiến nhanh hơn khi bị các nước Đông-Á rượt đuổi, qua đó tạo công ăn việc làm mới cho thành phần công nhân mất việc. Cánh tả muốn tăng đầu tư từ chính quyền, cánh hữu muốn tăng đầu tư từ tư nhân. Nhà nước không đầu tư đầy đủ thì hạ tầng, y tế, giáo dục và an sinh thì không đủ để bắt chiếc cầu cho những người bị thua sút vương tới, nhưng nhà nước lại cũng thường hay xài bậy cho nên không ít người chỉ tin tưởng vào đầu tư tư nhân. 


Chẳng những hai chính sách tăng hay giảm thuế trái ngược với nhau mà một vấn đề mấu chốt chưa được giải quyết là đầu tư dù từ nhà nước hay tư nhân nhưng thế nào để tạo ra công ăn việc làm mới tương xứng với đồng lương và mức sống của giới trung lưu-công nhân vào những năm 1950-1970. Giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư vào công nghiệp hiện đại thì giới ưu tú (elites) sẽ hưởng thêm phần lợi lớn trong khi thành phần lao động tuy có việc làm nhưng vẫn chật vật với đồng lương thấp. Tăng thuế để nhà nước đầu tư vào an sinh xã hội và giáo dục thì nhiều người lao động lớn tuổi khó đi học lại, hoặc các gia đình lao động không khuyến khích con cái học lên đại học trong khi chế độ an sinh mang lại tính lười biếng và ỷ lại.


Còn thêm hai vấn đề khác chưa được nhắc đến là (1) Trung Quốc sẽ không hài lòng dừng lại ở khâu sản xuất (manufacturing) mà đang đầu tư ồ ạt nhằm tiến lên trình độ sáng tạo (innovation) và bản vẽ (design); (2) trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) và bản in 3-chiều (3D printer) sẽ thay thế con người trong nhiều lãnh vực từ lao động trí óc đến chân tay. Trong tương lai không xa ngay cả thành phần trung lưu-trí thức ở Tây Phương cũng sẽ sợ mất việc, rồi đến cả dân chúng ở các nước đang mở mang cũng thiếu công ăn việc làm do tự động hóa. Thành quả kinh tế rốt cuộc ngày càng tích lũy vào giới ưu tú toàn cầu (global elites) có vốn tư bản (capital) và trình độ chuyên môn rất cao để đầu tư và xử dụng máy móc thay thế con người. Thuế tài sản (wealth tax) tuy có thể làm giảm phần nào  chênh lệch giàu nghèo nhưng chỉ có cần lao mang đến giá trị và sự tự tin (nhàn cư vi bất thiện). Cho nên tạo đâu ra hàng chục hay trăm triệu công ăn việc làm vốn sẽ bị thay thế trong tương lai là câu hỏi không ai mường tượng được giải pháp.


Trên đây là những nét cô động nhưng thô thiển nhằm giải thích sự tương đồng giữa hai quan điểm nhưng lại mang đến khác biệt sâu sắc trong chính sách kinh tế của cánh tả và hữu ở Tây Phương, tựu trung nhằm tăng thuế (để lấp hố sâu giàu nghèo) hay giảm thuế (nhằm khuyến khích đầu tư). Tuy có thể tổng hợp giữa hai cách nhìn của Thomas Piketty và Richard Koo, thì ngược lại không có một biện pháp dung hòa giữa tăng hay giảm thuế, và cũng chưa có một phương thức hữu hiệu để tạo ra việc làm với đồng lương và mức sống tương xứng so với công việc trong các hảng xưởng sản xuất ở Âu-Mỹ vào thập niên 1950-1970. 


Nhiều người sẽ hỏi tại sao thuế má quan trọng như vậy? Lý do ngoại trừ chế độ cộng sản nơi đó nhà cầm quyền chiếm đoạt mọi tài sản, còn trong mô hình tư bản thuế má là biện pháp để nhà nước thưởng hay phạt để thay đổi bộ mặt xã hội. Chính quyền giảm thuế khi khuyến khích đầu tư, tiêu thụ, hay sinh con tăng dân số, v.v…; nhà cầm quyền tăng thuế để trừng phạt (sin tax) nhà giàu, hũy hoại môi trường (environment tax), hạn chế hút thuốc và uống rượu, v.v… Thuế nhiều hay ít thì sự kiểm soát của chính quyền cũng theo đó tăng hay giảm giúp tăng trưởng hay bóp chết nền kinh tế.


Thuế má, tài chánh, tiền tệ, luật lệ (luật lao động, môi trường, v.v…) và các quy định (regulations) của nhà nước nhằm chi phối nền kinh tế sẽ là đề tài trong nhiều dịp khác. Riêng bài 7 tới đây sẽ tìm hiểu về hố sâu giàu nghèo và cuộc chạy đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong dịp Chùa Hương Sen ấn hành “Tuyển Tập 40 Năm Tu Học và Hoằng Pháp của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương,” thư này xin được viết để chúc mừng Ni Sư Thích Nữ Giới Hương
Trưa Thứ Tư ngày 25 tháng 12 năm 2019, tại Chánh điện Tổ Đình Chùa Huệ Quang, 4918 W. Westminster Ave, Thành Phố Santa Ana, do Hòa Thượng Thích Minh Mẫn làm Viện Chủ đã long trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ, Tưởng niệm Hiệp kỵ chư Tổ Sư, Ân Sư, chư Tôn Đức Tăng Ni, Thầy Phó Trụ Trì và Thân Phụ, Thân Mẫu của Hòa Thượng Viện Chủ cùng chư liệt vị có công trong việc xây dựng ngôi Tổ Đình Huệ Quang đã qúa vãng.
Ngày 9 tháng 11-1989, cột mốc lịch sử vô cùng quan trọng của châu Âu, của Cộng sản Liên Xô, của Đông Âu, của Chiến Tranh Lạnh–bức tường Đông Bá Linh sụp đổ! Ngay sau đó những biến cố to lớn của Âu châu nối tiếp nhau diễn tiến.
Trong những tuần lễ sau cùng của năm 2019, rất nhiều doanh nghiệp tại California, trong đó có hàng ngàn tiệm Nail do người Việt làm chủ, đã nhận được một văn thư đồng ký tên bởi các viên chức đứng đầu bốn cơ quan phụ trách vấn đề phúc lợi của người lao động làm việc trong tiểu bang California.
Năm 2019 là năm của chiến tranh mậu dịch giữa Mỹ-Hoa Lục và Âu Châu, căng thẳng với NATO, căng thẳng ở Eo Biển Đài Loan, Palestines, Vịnh Ba Tư, Venezuela và Chiến Tranh Lạnh giữa ba siêu cường Mỹ-Nga-Hoa
Thơ mộng và đau đớn. Truyện Lưu Na hiển lộ một định mệnh của rất nhiều người... quê hương là hình ảnh không dứt bỏ được… đó là những dòng chữ lay động tận sâu các góc thương đau của những người con Sài Gòn – nơi tôi đã sinh ra và chia sẻ một phận chung của đất nước.
Hòa Thượng Thiền Chủ Thích Thông Triệt --- vị Thiền sư đã sáng lập Dòng Thiền Tánh Không, một trong những Thiền phái lớn tại hải ngoại và là Thiền phái phát triển mạnh tại Quận Cam (California) cũng như tại 19 đạo tràng khắp nơi trên thế giới--- vừa viên tịch tại Texas.
Việt Nam sẽ trừng phạt 4 công ty dán nhãn gian lận lên các sản phẩm từ Trung Quốc mà các công ty này nói là được làm tại địa phương, khi các viên chức chính quyền mở rộng cuộc bố ráp của họ vào các hãng xưởng TQ cố qua mặt ác áp thuế của Hoa Kỳ, theo Bloomberg cho biết hôm 28 tháng 12.
2 người bị giết chết trong một vụ nổ sung tại một nhà thờ gần Fort Worth, Texas, vào sáng Chủ Nhật và người thứ 3 đã được chở vào bệnh viện trong tình trạng nguy ngập, theo các viên chức thẩm quyền cho biết.
Những ngày cuối năm, trời trở lạnh, người ta nghĩ đến những người homeless không nơi nương tựa, những người không may. Có khi nào bạn nghĩ đến những người đã mất một phần thân thể từ lúc còn rất trẻ?
Ngày trước ông bà chúng ta được bố mẹ cho phép gặp nhau vài lần không có thông báo trước (arranged marriage), rồi lấy nhau cái rụp, rất giản dị; nhưng cơ hội sống với nhau cho đến răng long đầu bạc lại rất cao.
Trung Cộng đã xây một phi đạo dài 4 cây số trong rừng của Cam Bốt và gần đây các thương nhân TQ đã tiếp tục mua đất tại Cam Bốt dọc theo biên giới VN để mở xưởng, trồng cây không biết có ý đồ gì
Sức gia tăng của kinh tế Việt Nam đã chậm lại trong quý 4 giữa lúc mức cầu trên toàn cầu yếu kém và căng thẳng do thương chiến Mỹ-Trung, theo Bloomberg cho biết hôm 28 tháng 12.
Một chiếc máy bay nhỏ đi bay tới trận đấu LSU tại Atlanta đã bị tai nạn trong bãi đậu xe của bưu điện trên đường Pinhook Road vào sáng Thứ Bảy, 28 tháng 12 năm 2019 làm cho 5 người thiệt mạng.
Có rất nhiều nghiên cứu về khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ nhưng bài này chỉ chọn ra 2 giải thích được người viết xem như đáng chú ý nhất
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.