Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 6)

07/01/202012:08:00(Xem: 13412)

Bài 4 trình bày phân tích của kinh tế gia Thomas Piketty rằng khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng nằm trong tiến trình sơ cứng của xã hội tư sản khi mà của cải và tài sản ngày càng tích lũy vào tay thiểu số. Điều này sẽ tạo ra đẳng cấp xã  hội (kẻ thù của dân chủ) và bóp nghẹt cạnh tranh (kẻ thù của tư bản). Tình trạng nói trên chẳng khác gì cây cổ thụ trong cánh rừng già mỗi ngày thêm bám rễ để giết chết không cho các mầm non mới mọc lên xung quanh. Cho nên nhà nước phải có chính sách tái phân phối tài sản trong xã hội, thay vì đợi đến lúc hố sâu giàu nghèo dẫn đến bất mãn, bạo động và cách mạng lật đổ nguyên trạng. 


Bài 5 trình bày quan điểm của kinh tế gia Richard Koo rằng khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ hiện là kết quả của cuộc chạy đua toàn cầu hóa khi các cơ xưởng sản xuất di dời từ Âu-Mỹ sang Đông Á nhằm khai thác nguồn nhân lực rẻ. Vào thập niên 1950-1970 chính những hảng xưởng này đã là nhịp cầu giúp cho giới công nhân Tây Phương dù không có bằng đại học vẫn tiến lên đời sống trung lưu với công ăn việc làm ổn định và đồng lương cao, thì nay các nước Âu-Mỹ đánh mất đi cổ máy đào tạo thành phần trung lưu-công nhân nên rơi vào khủng hoảng chính trị và kinh tế. Thành quả kinh tế từ toàn cầu hóa chỉ tập trung vào thiểu số tinh hoa với trình độ học vấn cao mà bỏ xa đa số quần chúng còn lại. Tiến trình này tạo ra hố sâu giàu nghèo và dẫn đến sự bất mãn trong xã hội. Cho nên nhà nước phải có chính sách để khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề mới nhằm tạo công ăn việc làm tốt cho những người bị mất việc do toàn cầu hóa.


Một vấn đề phức tạp thường có nhiều lý do khác nhau. Người viết nghĩ rằng hai cách nhìn nói trên có thể được tổng hợp như nguyên nhân chủ quan (Thomas Piketty) rằng hố sâu giàu nghèo là tiến trình già nua của xã hội tư sản, và lý do khách quan (Richard Koo) khi hảng xưởng sản xuất di dời ra khỏi Âu-Mỹ khiến giới trung lưu–công nhân mất việc nên bị thành phần trung lưu-trí thức và thượng lưu (elites) bỏ rơi trong tiến trình toàn cầu hóa. Nhưng ngược lại hai giải pháp đề nghị không thể dung hòa vì trái ngược lẫn nhau: cánh tả Tây Phương viện dẫn Piketty đòi tăng thuế trong lúc Richard Koo đồng ý với cánh hữu cần nên giảm thuế (Ông Richard Koo không nổi tiếng bằng Thomas Piketty nên ít được viện dẫn.) 


Cánh tả (Bernie Sander, Elizabeth Warren) đòi chính quyền đánh thuế lũy tiến (progressive tax) lên tài sản và thu nhập của nhà giàu để nhà nước dùng tiền đó đầu tư vào giáo dục, y tế và hạ tầng nhằm tạo cơ hội cho đa số dân chúng chạy theo thành phần ưu tú. Ngược lại cánh hữu (Trump, Macron - nhiều người sẽ bổ ngữa khi người viết gắn gượng tìm điểm tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo này) muốn giảm thuế để thúc đẩy tư nhân đầu tư sáng tạo (innovation) giúp nền kinh tế Âu-Mỹ tiến nhanh hơn khi bị các nước Đông-Á rượt đuổi, qua đó tạo công ăn việc làm mới cho thành phần công nhân mất việc. Cánh tả muốn tăng đầu tư từ chính quyền, cánh hữu muốn tăng đầu tư từ tư nhân. Nhà nước không đầu tư đầy đủ thì hạ tầng, y tế, giáo dục và an sinh thì không đủ để bắt chiếc cầu cho những người bị thua sút vương tới, nhưng nhà nước lại cũng thường hay xài bậy cho nên không ít người chỉ tin tưởng vào đầu tư tư nhân. 


Chẳng những hai chính sách tăng hay giảm thuế trái ngược với nhau mà một vấn đề mấu chốt chưa được giải quyết là đầu tư dù từ nhà nước hay tư nhân nhưng thế nào để tạo ra công ăn việc làm mới tương xứng với đồng lương và mức sống của giới trung lưu-công nhân vào những năm 1950-1970. Giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư vào công nghiệp hiện đại thì giới ưu tú (elites) sẽ hưởng thêm phần lợi lớn trong khi thành phần lao động tuy có việc làm nhưng vẫn chật vật với đồng lương thấp. Tăng thuế để nhà nước đầu tư vào an sinh xã hội và giáo dục thì nhiều người lao động lớn tuổi khó đi học lại, hoặc các gia đình lao động không khuyến khích con cái học lên đại học trong khi chế độ an sinh mang lại tính lười biếng và ỷ lại.


Còn thêm hai vấn đề khác chưa được nhắc đến là (1) Trung Quốc sẽ không hài lòng dừng lại ở khâu sản xuất (manufacturing) mà đang đầu tư ồ ạt nhằm tiến lên trình độ sáng tạo (innovation) và bản vẽ (design); (2) trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) và bản in 3-chiều (3D printer) sẽ thay thế con người trong nhiều lãnh vực từ lao động trí óc đến chân tay. Trong tương lai không xa ngay cả thành phần trung lưu-trí thức ở Tây Phương cũng sẽ sợ mất việc, rồi đến cả dân chúng ở các nước đang mở mang cũng thiếu công ăn việc làm do tự động hóa. Thành quả kinh tế rốt cuộc ngày càng tích lũy vào giới ưu tú toàn cầu (global elites) có vốn tư bản (capital) và trình độ chuyên môn rất cao để đầu tư và xử dụng máy móc thay thế con người. Thuế tài sản (wealth tax) tuy có thể làm giảm phần nào  chênh lệch giàu nghèo nhưng chỉ có cần lao mang đến giá trị và sự tự tin (nhàn cư vi bất thiện). Cho nên tạo đâu ra hàng chục hay trăm triệu công ăn việc làm vốn sẽ bị thay thế trong tương lai là câu hỏi không ai mường tượng được giải pháp.


Trên đây là những nét cô động nhưng thô thiển nhằm giải thích sự tương đồng giữa hai quan điểm nhưng lại mang đến khác biệt sâu sắc trong chính sách kinh tế của cánh tả và hữu ở Tây Phương, tựu trung nhằm tăng thuế (để lấp hố sâu giàu nghèo) hay giảm thuế (nhằm khuyến khích đầu tư). Tuy có thể tổng hợp giữa hai cách nhìn của Thomas Piketty và Richard Koo, thì ngược lại không có một biện pháp dung hòa giữa tăng hay giảm thuế, và cũng chưa có một phương thức hữu hiệu để tạo ra việc làm với đồng lương và mức sống tương xứng so với công việc trong các hảng xưởng sản xuất ở Âu-Mỹ vào thập niên 1950-1970. 


Nhiều người sẽ hỏi tại sao thuế má quan trọng như vậy? Lý do ngoại trừ chế độ cộng sản nơi đó nhà cầm quyền chiếm đoạt mọi tài sản, còn trong mô hình tư bản thuế má là biện pháp để nhà nước thưởng hay phạt để thay đổi bộ mặt xã hội. Chính quyền giảm thuế khi khuyến khích đầu tư, tiêu thụ, hay sinh con tăng dân số, v.v…; nhà cầm quyền tăng thuế để trừng phạt (sin tax) nhà giàu, hũy hoại môi trường (environment tax), hạn chế hút thuốc và uống rượu, v.v… Thuế nhiều hay ít thì sự kiểm soát của chính quyền cũng theo đó tăng hay giảm giúp tăng trưởng hay bóp chết nền kinh tế.


Thuế má, tài chánh, tiền tệ, luật lệ (luật lao động, môi trường, v.v…) và các quy định (regulations) của nhà nước nhằm chi phối nền kinh tế sẽ là đề tài trong nhiều dịp khác. Riêng bài 7 tới đây sẽ tìm hiểu về hố sâu giàu nghèo và cuộc chạy đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đôi lời tâm sự của tác giả: Trong nửa thế kỷ vừa qua, chúng tôi đã đọc và viết về thời sự Hoa Kỳ nhưng chưa bao giờ ghi nhận được các tin tức như hiện nay. Nhân dịp quốc lễ năm 2025 xin gửi đến quý độc giả thân hữu 3 bài lịch sử Mỹ để suy luận. 1) Bài về Lễ Độc lập Hoa Kỳ, 2) Cuộc nội chiến giải phóng nô lệ da đen và 3) Bài về Lễ Tạ Ơn oan khiên của dân da đỏ.
Luật ngân sách BBB sẽ còn làm chênh lệch giầu nghèo nghiêm trọng hơn. Từ trước đến nay chưa bao giờ có một đạo luật nào cắt giảm bảo hiểm y tế và các chương trình an sinh xã hội ở một mức quy mô và rộng lớn như vậy. Thực tế, BBB không phải là luật to lớn và đẹp vì chỉ thắng xít xao tại cả hai viện của Quốc Hội. BBB là một lỗi lầm nghiêm trọng và đáng xấu hổ. Đảng Cộng Hòa sẽ phải đối mặt với trách nhiệm của mình trong hai cuộc bầu cử sắp tới vào 2026 và 2028.
- Khi nữ phóng viên Ukraine xin Trump cấp Ukraine phòng không chống Nga, Trump trả lời rằng vũ khí phòng không Mỹ đang giúp bảo vệ Israel tuyệt vời - Elon Musk lặp lại: lập đảng thứ ba, chỉ cần 3 ghế Thượng Viện và 10 ghế Dân Biểu là đủ để Cộng Hòa và Dân Chủ năn nỉ - Elon Musk bị trù dập: Không quân hủy dự án vận tải bằng tên lửa siêu thanh SpaceX của Musk
Vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã đặt bút ký vào một bản tuyên ngôn làm rung chuyển thời đại: “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng… và được ban cho những quyền không thể chuyển nhượng.” Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là văn kiện pháp lý, mà còn là bản thệ ước thiêng liêng cho một thể chế được xây dựng trên niềm tin vào pháp quyền, sự kiểm soát quyền lực và phẩm giá con người. Gần hai thế kỷ rưỡi sau, trong ánh pháo hoa rực rỡ ngày Quốc khánh, người dân Mỹ đang sống trong một thực tại đầy nghịch lý: nền dân chủ từng được xem như ngọn hải đăng của tự do nay đang dần rơi vào trạng thái mong manh, hỗn loạn và bị thao túng bởi chính những yếu tố mà các nhà lập quốc từng cảnh báo.
- Illinois: Dân biểu tiểu bang Hoan Huynh (Dân Chủ) sẽ ứng cử chức Dân Biểu liên bang trong bầu cử giữa kỳ 2026 - Tòa Tối cao cho Trump trục xuất di dân tới Nam Sudan, bất kể họ có liên hệ gì nơi đây hay không - Trump sẽ tổ chức đấu võ tại Nhà Trắng.
Ông Trump và ông Miller nói rằng người di dân đang xâm lược California. Người dân sống ở California và chính quyền California nói rằng không có cuộc xâm lược nào cả. Chúng ta nên tin ai? Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia California đến Los Angeles. Ông cho biết quân đội cần phải "giải phóng" Los Angeles khỏi "cuộc xâm lăng của người di dân".
Sky River Casino khởi động mùa hè với chương trình Biếu Tặng Xe Bronco Cực Chất trị giá $300,000 kéo dài suốt tháng Bảy, nổi bật với cơ hội trúng chiếc Ford Bronco Badlands 2025 hoàn toàn mới. Đồng thời, sòng bạc tháng này cũng giới thiệu Giải Đấu Blackjack Hàng Tuần trị giá $130,000, mang đến trải nghiệm cạnh tranh mới mẻ cho những người yêu thích bài tây.
Trong tình hình xã hội phân cực sâu sắc như hiện nay, cộng đồng LGBTQ đang trở thành mục tiêu phân biệt đối xử của các chính sách mới ở Hoa Kỳ. Chính quyền Trump tuyên bố sẽ ngừng tài trợ cho đường dây nóng phòng chống tự tử dành cho cộng đồng LGBTQ, dịch vụ đã phục vụ hơn 1.3 triệu thanh thiếu niên kể từ năm 2022. Vào ngày 18/06/2025, Tối Cao Pháp Viện đã duy trì lệnh cấm ở Tennessee đối với dịch vụ chăm sóc y tế khẳng định giới tính cho trẻ vị thành niên chuyển giới. Chính quyền cũng ban hành lệnh từ chối cấp sổ thông hành cho người Mỹ chuyển giới và đồng tính, nhưng bị một thẩm phán liên bang chặn lại.
Theo một bản tin trên tờ Huffpost.com, chính phủ liên bang có thể sẽ phải điều chỉnh lại quy trình cấp số An Sinh Xã Hội (Social Security), sau khi Tối Cao Pháp Viện (TCPV) ra phán quyết rằng chỉ thị của Tổng thống Donald Trump về việc chấm dứt quyền có quốc tịch theo nơi sinh (birthright citizenship) có thể được thi hành tại những nơi chưa bị tòa án cấp dưới ngăn chặn.
Ước muốn bấy lâu của Tổng thống Donald Trump về việc sáp nhập Canada để biến quốc gia láng giềng phương Bắc thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ lại tiếp tục gây xôn xao. Mặc dù lời “mời gọi” này đã nhiều lần bị các lãnh đạo Canada dứt khoát bác bỏ, dù là cựu Thủ tướng Justin Trudeau hay đương kim Thủ tướng Mark Carney, Trump vẫn nhiều lần công khai nhắc lại ý định gây tranh cãi này.
Tom Mollenkopf, Chủ tịch Hiệp hội Nước Quốc tế IWA (International Water Association) nhận định rằng: “Dự án đổi mới kiểm soát ô nhiễm hồ Nhĩ Hải và Phát triển Lưu vực đã cung cấp những hiểu biết quan trọng cho lĩnh vực môi trường nước toàn cầu”. Dự án được đánh giá là xuất sắc và đã được trao tặng Huy chương Bạc tại Đại hội Triển lãm Nước Thế giới. [Copenhagen 08.2022]
(WASHINGTON, ngày 3 tháng 7, APNews) – Bất chấp những khuyến nghị từ các khoa học gia của chính phủ, một viên chức cấp cao trong chính phủ, đang công tác dưới quyền Bộ trưởng Y Tế Robert F. Kennedy Jr., đã tự ý can thiệp vào quy trình chuẩn thuận vắc-xin để giới hạn phạm vi sử dụng của hai loại vắc-xin COVID-19.
(WASHINGTON, ngày 2 tháng 7, Reuters) – Một tòa án liên bang hôm Thứ Tư (2/7) đã ra phán quyết chặn lệnh cấm tị nạn của Tổng thống Donald Trump tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Thẩm phán tuyên bố rằng Trump đã vượt quá thẩm quyền khi tự ý ban bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến nhập cư bất hợp pháp và gạt bỏ các thủ tục pháp lý hiện hành.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.