Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 6)

1/7/202012:08:00(View: 13557)

Bài 4 trình bày phân tích của kinh tế gia Thomas Piketty rằng khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng nằm trong tiến trình sơ cứng của xã hội tư sản khi mà của cải và tài sản ngày càng tích lũy vào tay thiểu số. Điều này sẽ tạo ra đẳng cấp xã  hội (kẻ thù của dân chủ) và bóp nghẹt cạnh tranh (kẻ thù của tư bản). Tình trạng nói trên chẳng khác gì cây cổ thụ trong cánh rừng già mỗi ngày thêm bám rễ để giết chết không cho các mầm non mới mọc lên xung quanh. Cho nên nhà nước phải có chính sách tái phân phối tài sản trong xã hội, thay vì đợi đến lúc hố sâu giàu nghèo dẫn đến bất mãn, bạo động và cách mạng lật đổ nguyên trạng. 


Bài 5 trình bày quan điểm của kinh tế gia Richard Koo rằng khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ hiện là kết quả của cuộc chạy đua toàn cầu hóa khi các cơ xưởng sản xuất di dời từ Âu-Mỹ sang Đông Á nhằm khai thác nguồn nhân lực rẻ. Vào thập niên 1950-1970 chính những hảng xưởng này đã là nhịp cầu giúp cho giới công nhân Tây Phương dù không có bằng đại học vẫn tiến lên đời sống trung lưu với công ăn việc làm ổn định và đồng lương cao, thì nay các nước Âu-Mỹ đánh mất đi cổ máy đào tạo thành phần trung lưu-công nhân nên rơi vào khủng hoảng chính trị và kinh tế. Thành quả kinh tế từ toàn cầu hóa chỉ tập trung vào thiểu số tinh hoa với trình độ học vấn cao mà bỏ xa đa số quần chúng còn lại. Tiến trình này tạo ra hố sâu giàu nghèo và dẫn đến sự bất mãn trong xã hội. Cho nên nhà nước phải có chính sách để khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề mới nhằm tạo công ăn việc làm tốt cho những người bị mất việc do toàn cầu hóa.


Một vấn đề phức tạp thường có nhiều lý do khác nhau. Người viết nghĩ rằng hai cách nhìn nói trên có thể được tổng hợp như nguyên nhân chủ quan (Thomas Piketty) rằng hố sâu giàu nghèo là tiến trình già nua của xã hội tư sản, và lý do khách quan (Richard Koo) khi hảng xưởng sản xuất di dời ra khỏi Âu-Mỹ khiến giới trung lưu–công nhân mất việc nên bị thành phần trung lưu-trí thức và thượng lưu (elites) bỏ rơi trong tiến trình toàn cầu hóa. Nhưng ngược lại hai giải pháp đề nghị không thể dung hòa vì trái ngược lẫn nhau: cánh tả Tây Phương viện dẫn Piketty đòi tăng thuế trong lúc Richard Koo đồng ý với cánh hữu cần nên giảm thuế (Ông Richard Koo không nổi tiếng bằng Thomas Piketty nên ít được viện dẫn.) 


Cánh tả (Bernie Sander, Elizabeth Warren) đòi chính quyền đánh thuế lũy tiến (progressive tax) lên tài sản và thu nhập của nhà giàu để nhà nước dùng tiền đó đầu tư vào giáo dục, y tế và hạ tầng nhằm tạo cơ hội cho đa số dân chúng chạy theo thành phần ưu tú. Ngược lại cánh hữu (Trump, Macron - nhiều người sẽ bổ ngữa khi người viết gắn gượng tìm điểm tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo này) muốn giảm thuế để thúc đẩy tư nhân đầu tư sáng tạo (innovation) giúp nền kinh tế Âu-Mỹ tiến nhanh hơn khi bị các nước Đông-Á rượt đuổi, qua đó tạo công ăn việc làm mới cho thành phần công nhân mất việc. Cánh tả muốn tăng đầu tư từ chính quyền, cánh hữu muốn tăng đầu tư từ tư nhân. Nhà nước không đầu tư đầy đủ thì hạ tầng, y tế, giáo dục và an sinh thì không đủ để bắt chiếc cầu cho những người bị thua sút vương tới, nhưng nhà nước lại cũng thường hay xài bậy cho nên không ít người chỉ tin tưởng vào đầu tư tư nhân. 


Chẳng những hai chính sách tăng hay giảm thuế trái ngược với nhau mà một vấn đề mấu chốt chưa được giải quyết là đầu tư dù từ nhà nước hay tư nhân nhưng thế nào để tạo ra công ăn việc làm mới tương xứng với đồng lương và mức sống của giới trung lưu-công nhân vào những năm 1950-1970. Giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư vào công nghiệp hiện đại thì giới ưu tú (elites) sẽ hưởng thêm phần lợi lớn trong khi thành phần lao động tuy có việc làm nhưng vẫn chật vật với đồng lương thấp. Tăng thuế để nhà nước đầu tư vào an sinh xã hội và giáo dục thì nhiều người lao động lớn tuổi khó đi học lại, hoặc các gia đình lao động không khuyến khích con cái học lên đại học trong khi chế độ an sinh mang lại tính lười biếng và ỷ lại.


Còn thêm hai vấn đề khác chưa được nhắc đến là (1) Trung Quốc sẽ không hài lòng dừng lại ở khâu sản xuất (manufacturing) mà đang đầu tư ồ ạt nhằm tiến lên trình độ sáng tạo (innovation) và bản vẽ (design); (2) trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) và bản in 3-chiều (3D printer) sẽ thay thế con người trong nhiều lãnh vực từ lao động trí óc đến chân tay. Trong tương lai không xa ngay cả thành phần trung lưu-trí thức ở Tây Phương cũng sẽ sợ mất việc, rồi đến cả dân chúng ở các nước đang mở mang cũng thiếu công ăn việc làm do tự động hóa. Thành quả kinh tế rốt cuộc ngày càng tích lũy vào giới ưu tú toàn cầu (global elites) có vốn tư bản (capital) và trình độ chuyên môn rất cao để đầu tư và xử dụng máy móc thay thế con người. Thuế tài sản (wealth tax) tuy có thể làm giảm phần nào  chênh lệch giàu nghèo nhưng chỉ có cần lao mang đến giá trị và sự tự tin (nhàn cư vi bất thiện). Cho nên tạo đâu ra hàng chục hay trăm triệu công ăn việc làm vốn sẽ bị thay thế trong tương lai là câu hỏi không ai mường tượng được giải pháp.


Trên đây là những nét cô động nhưng thô thiển nhằm giải thích sự tương đồng giữa hai quan điểm nhưng lại mang đến khác biệt sâu sắc trong chính sách kinh tế của cánh tả và hữu ở Tây Phương, tựu trung nhằm tăng thuế (để lấp hố sâu giàu nghèo) hay giảm thuế (nhằm khuyến khích đầu tư). Tuy có thể tổng hợp giữa hai cách nhìn của Thomas Piketty và Richard Koo, thì ngược lại không có một biện pháp dung hòa giữa tăng hay giảm thuế, và cũng chưa có một phương thức hữu hiệu để tạo ra việc làm với đồng lương và mức sống tương xứng so với công việc trong các hảng xưởng sản xuất ở Âu-Mỹ vào thập niên 1950-1970. 


Nhiều người sẽ hỏi tại sao thuế má quan trọng như vậy? Lý do ngoại trừ chế độ cộng sản nơi đó nhà cầm quyền chiếm đoạt mọi tài sản, còn trong mô hình tư bản thuế má là biện pháp để nhà nước thưởng hay phạt để thay đổi bộ mặt xã hội. Chính quyền giảm thuế khi khuyến khích đầu tư, tiêu thụ, hay sinh con tăng dân số, v.v…; nhà cầm quyền tăng thuế để trừng phạt (sin tax) nhà giàu, hũy hoại môi trường (environment tax), hạn chế hút thuốc và uống rượu, v.v… Thuế nhiều hay ít thì sự kiểm soát của chính quyền cũng theo đó tăng hay giảm giúp tăng trưởng hay bóp chết nền kinh tế.


Thuế má, tài chánh, tiền tệ, luật lệ (luật lao động, môi trường, v.v…) và các quy định (regulations) của nhà nước nhằm chi phối nền kinh tế sẽ là đề tài trong nhiều dịp khác. Riêng bài 7 tới đây sẽ tìm hiểu về hố sâu giàu nghèo và cuộc chạy đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
(WASHINGTON, ngày 16 tháng 4, Reuters) – Hội đồng cố vấn bên ngoài của Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh (CDC) khuyến nghị những người từ 50 đến 59 tuổi nên chích ngừa một liều RSV nếu có nguy cơ cao bị bệnh nặng do virus này gây ra.
(WASHINGTON, ngày 16 tháng 4, Reuters) – Cuộc điều tra của Ngũ Giác Đài về vụ lộ các tài liệu và thông tin mật vẫn tiếp tục mở rộng. Có thêm hai viên chức dưới quyền Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth và Thứ trưởng Steve Feinberg bị đưa vào diện tạm đình chỉ công tác.
- TNS Chris Van Hollen (Dân Chủ) đang bay đến El Salvador để thúc đẩy thả Kilmar Abrego Garcia (bị Trump trục xuất nhầm và từ chối cứu ra dù có lệnh Tòa Tối Cao) - TNS Cộng hòa Chuck Grassley họp phố ở Iowa: cử tri hỏi họ có quyền bất chấp lệnh Tòa như Trump bất chấp lệnh Tòa Tối cao hay không. Grassley thú nhận sẽ không chống Trump.
(LONDON, ngày 16 tháng 4, Reuters) – Tòa án cao nhất nước Anh sẽ sớm ra phán quyết quan trọng về một vấn đề pháp lý được xem là cốt lõi trong cuộc tranh luận ngày càng gay gắt về quyền của người chuyển tính: liệu định nghĩa của từ “phụ nữ” trong Đạo Luật Bình Đẳng (Equality Act) có bao gồm những người chuyển tính đã được cấp giấy chứng nhận giới tính (gender recognition certificate, GRC) hay không?
(WASHINGTON, ngày 15 tháng 4, Reuters) – Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa tiết lộ kế hoạch khai triển một chương trình mới: chính phủ sẽ phát tiền mặt cho những di dân đang cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ nếu họ tự nguyện rời đi.
- TNS Dân Chủ Chris Van Hollen: sẽ bay tới El Salvador để kiểm tra, vì sao Abrego Garcia (bị Trump trục xuất nhầm) không thể về Mỹ theo lệnh Tòa Tối Cao. - TT El Salvador nói với Trump: sẽ không trả về Mỹ người bị trục xuất nhầm - Trump nói muốn trục xuất công dân Mỹ, các luật gia nói Hiến pháp cấm.
(HOA KỲ, ngày 14 tháng 4, Reuters) – Chỉ vài giờ sau khi Đại học Harvard thẳng thừng từ chối những đòi hỏi của Tổng Thống Donald Trump về việc cải tổ toàn diện chính sách đa dạng, Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ đã đình chỉ hơn 2 tỷ MK khoản tài trợ liên bang dành cho trường.
(HOA KỲ, ngày 14 tháng 4, Reuters) – Chính quyền Trump đã yêu cầu tòa án liên bang hủy bỏ quy định áp mức phí trễ hạn thẻ tín dụng không vượt quá 8 MK, và cho biết họ đồng tình với các nhóm tài chánh và ngân hàng đã đệ đơn kiện quy định này là trái luật.
- NATO lo ngại: Nga có thể kích nổ bom nguyên tử trong không gian để phá hư hàng ngàn vệ tinh quay quanh Trái đất. - Mỹ: TQ có thể đánh chìm toàn bộ các hàng không mẫu hạm Mỹ trong 20 phút - IMF: thuế quan Mỹ sẽ hại kinh tế toàn cầu
(WASHINGTON, ngày 13 tháng 4, Reuters) – Ngoại trưởng Marco Rubio cho biết, chính phủ Hoa Kỳ vừa trục xuất thêm 10 người bị cáo buộc là thành viên băng đảng về El Salvador. Chuyện này xảy ra chỉ một ngày trước chuyến thăm chính thức của Tổng thống El Salvador đến Tòa Bạch Ốc.
(WASHINGTON/WEST PALM BEACH, FLORIDA, ngày 13 tháng 4, Reuters) – Tổng Thống Donald Trump cho biết việc tạm thời miễn trừ thuế “qua lại” (reciprocal tariffs) lên điện thoại thông minh và máy vi tính nhập cảng từ TQ sẽ không kéo dài lâu. Ngoài ra, ông tuyên bố sẽ mở một cuộc điều tra thương mại với lý do an ninh quốc gia, nhắm vào ngành công nghiệp bán dẫn và toàn bộ chuỗi cung ứng điện tử.
- Nhiều hãng bán lẻ Mỹ khai phá sản, vì nhiều nguồn hàng phần lớn là từ Mexico, TQ - Los Angeles: biểu tình lớn chống Trump hại kinh tế - Cộng hòa thú nhận: Trump áp thuế quan, làm giá tăng, hại kinh tế, sẽ làm Cộng hòa mất nhiều ghế năm 2026
- Thay vì đưa quân xâm chiếm: Mỹ gạ sáp nhập, sẽ tặng mỗi người dân Greenland 10.000 USD/năm - Sau khi PTT Vance thăm, Tư lệnh căn cứ Không gian Mỹ ở Greenland bị sa thải vì không hung hăng đòi chiếm Greenland - Hãng luật Susman Godfrey kiện: bị Trump tống tiền
NEW YORK (RNS) — Hàng chục nhà sư Phật giáo và cư sĩ tụ tập tại một góc phố đông đúc ở Upper West Side, New York City, vào một ngày mưa lạnh để chứng kiến lễ dựng bảng tên đường mới mang tính lịch sử để vinh danh nhà lãnh đạo tinh thần của họ vào Thứ Sáu, ngày 11 tháng 4/2025. Thích Nhất Hạnh Way, tọa lạc tại góc phố Broadway và West 109, được đặt tên một cách tượng trưng để vinh danh nhà sư Phật giáo Việt Nam có ảnh hưởng, người đã viên tịch ở tuổi 95 vào năm 2022.
Tổng thống Trump khi ra tranh cử đã hứa sẽ trục xuất hàng loạt di dân; thề sẽ làm cho nước Mỹ an toàn hơn bằng cách trục xuất những người nhập cư phạm tội. Nhưng khi thực hiện, chính phủ Trump đã không chỉ dừng ở tội phạm; cả những cư dân hợp pháp, người có visa hợp lệ, khách du lịch, và thậm chí cả những đang xin visa cũng bị giam giữ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.