Hôm nay,  

Tưởng Nhớ Nhà Thơ Du Tử Lê

22/12/201907:51:00(Xem: 116630)

Tưởng Nhớ Nhà Thơ Du Tử Lê

 

Phan Tấn Hải

 

Tôi có cơ duyên kết thân với nhà thơ Du Tử Lê là qua nhà văn Mai Thảo, ước chừng gần ba thập niên rồi. Tuy nói là thân thiết, nhưng không đúng như thế, bởi vì cả hai là một thế hệ thành danh từ trước 1975, và như vậy, tôi chỉ là một đàn em trong làng văn nghệ Quận Cam của những người cầm bút như Nghiêm Xuân Hồng, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Phạm Công Thiện, Mai Thảo, Du Tử Lê… Trong đó, gặp thường xuyên nhất là với anh Mai Thảo, vì nhà văn này cư ngụ nơi một chung cư người già trên phố Bolsa, nơi đi bộ khoảng một phút là tới tòa soạn của ba nhật báo cùng trên đường Moran, và đi bộ khoảng hai phút là tới thương xá Phước Lộc Thọ, trung tâm của hầu hết sinh hoạt lễ hội của cộng đồng người Việt Quận Cam.

 

Chỉ tới khi nhà thơ Du Tử Lê ấn hành các tác phẩm trên mạng Amazon, tôi có cơ hội gần nhà thơ Du Tử Lê hơn, từ cương vị một phóng viên phỏng vấn, cho tới vai trò điểm sách, và người viết bản tin cho các sự kiện liên hệ. Nói về tình thân, đúng ra anh Du Tử Lê (DTL) rất mực thân thiết hơn với nhạc sĩ Trần Duy Đức, nhà thơ Lê Giang Trần… Nhưng tôi thường được anh DTL tặng sách trước, là để tôi phỏng vấn anh, viết bản tin về sách của anh, và viết giới thiệu sách trên Nhật báo Việt Báo, và trên các mạng văn học liên hệ. Để tưởng nhớ nhà thơ Du Tử Lê, nơi đây xin trích, với hiệu đính và cập nhật, một số đoạn văn tôi từng viết về anh.

.

Chúng ta thường nghĩ tới Du Tử Lê như một nhà thơ. Vì ông xuất hiện như một nhà thơ trong mắt của người phê bình văn học, trong các hội thảo về văn chương, trong các tổng kết về tự hào văn học. Chúng ta cũng nghĩ về Du Tử Lê như một người biên khảo về văn học, về mỹ thuật... Vì ông cũng ghi lại về các dòng văn học mà ông đã trải qua trong hậu bán thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, nhận định về những người quanh ông sáng tác bằng ngôn ngữ văn học, mỹ thuật, phim ảnh, âm nhạc...

 

Thời gian đã trôi qua, và chúng ta tưởng như quên mất một khoảng đời Du Tử Lê, khi ông ngồi viết truyện dài. Ông đã ghi lại về mối tình của 2 nhân vật Phiến và Hãn giữa một bối cảnh lớn, đầy dằn vặt của những ngang trái trong áp lực gia đình -- ba mẹ, anh chị, bạn hữu… Mối tình đó, được kể lại qua phong cách truyện của Du Tử Lê. Hình như viết xong truyện dài này, Du Tử Lê đã vắt cạn tim máu phong cách truyện, và ông không muốn viết truyện dài nào khác nữa. Đó là lời anh DTL tâm sự, khi cho in lại truyện dài "Với Nhau, Một Ngày Nào" vào tháng 3-2015, tức là 41 năm sau lần ấn hành đầu tiên.

.

Du Tử Lê cũng là một nhà biên khảo rất mực công phu. Như khi anh ấn hành tác phẩm “Sơ lược 40 năm văn học nghệ thuật (1975-2015)” vào tháng 6/2015. Dấu mốc 40 năm rất quan trọng, vì Miền Nam VN sụp đổ năm 1975, và vì anh DTL không thể chờ tới 50 năm. Ai trong thế hệ nhà văn của anh DTL có thể đủ sức khỏe chờ tới năm 2025 để in sách tổng kết văn học nghệ thuật?

 

Tuy nhiên, 40 năm là một dấu mốc tốt, dấu mốc quan trọng, vì Du Tử Lê đã trải qua dài hơn 40 năm cầm bút, nơi đây ông ngắt khoảng ra để nói về những người sinh hoạt văn nghệ ông quan sát, trong và ngoài nước -- những người có tác phẩm mà ông đã đọc, có sáng tác âm nhạc mà ông đã nghe, có phim hoặc biên đạo vũ mà ông đã thưởng thức, có triển lãm tranh mà ông đã xem, có những thành công khi hòa nhập vào dòng chính văn học tiếng Anh hay tiếng Pháp mà ông chứng kiến, có thơ và truyện mà ông đã trân trọng theo dõi.

 

Trong sách này, nhà thơ Du Tử Lê khiêm tốn, không tự nhận là nhà biên khảo văn học. Tuy nhiên, anh nói rằng anh “không hề có tham vọng” nhưng tác phẩm đã rất mực công phu, chưa ai vượt qua được khi nói về thời kỳ 40 năm văn học nghệ thuật này. Anh nói rằng không đóng vai nhà phê bình văn học, nhưng ngay việc lựa chọn tác giả để đưa vào bộ sách văn học nghệ thuật – thí dụ, chọn người làm thơ để đưa vào sách, không chọn người làm vè – cũng là một tiến trình sàng lọc của nhà phê bình. Việc chọn người đưa vào sách cũng không dựa theo đám đông, mà chọn vì, theo anh, “họ đã vượt được chính họ về nội dung hay hình thức” cũng là một phê bình công phu rồi vậy.

 

Nhìn tổng quan, hơn 700 trang sách nhìn về 40 năm văn học nghệ thuật 1975-2015, nhà thơ Du Tử Lê đã làm một việc rất là cực nhọc, công phu, hy hữu. Hoàn toàn không dễ để ghi lại như thế, công việc vừa là của nhà biên khảo văn học sử, vừa là giữ vai trò của người thưởng thức nghệ thuật, đánh giá và phê bình. Trong bốn thập niên qua, đây là tác phẩm công phu nhất để giữ vị trí gần như một Tự Điển Bách Khoa về Các Tác Giả Văn Học Nghệ Thuật.

 

Một tác phẩm biên khảo công phu khác của DTL có nhan đề là “Phác họa toàn cảnh sinh hoạt 20 năm văn học nghệ thuật miền Nam (1954-1975)” – dày 650 trang, nhưng văn phong của anh nơi đây đúng là phác họa, ít đánh giá và phê bình, vì thời kỳ hai thập niên này có quá nhiều văn nghệ sĩ và tác phẩm xuất sắc.

.

Nhưng tuyệt vời đỉnh cao của nhà thơ Du Tử Lê là “Tuyển Tập Thơ 1957-2015” – dày 720 trang. Trong tuyển tập thơ này, chữ của Du Tử Lê biến đổi đa dạng, có khi dòng thơ trôi dịu dàng như nước sông Nhuệ, sông Đáy nơi cố hương của anh, có khi biến đổi dựng lên các dấu móc, dấu ngang mọc giữa dòng thơ hệt như các lũy tre xanh thời nhỏ trong làng quê của anh, nơi huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

 

Khi tuyển tập thơ này ấn hành, tôi đã viết rằng… Tôi có nhiều kỷ niệm với nhà thơ Du Tử Lê. Nhưng nơi đây không nói chi về chuyện đời thường. Cũng không nói chi về tình thân trong đời văn. Tôi muốn nói về một mối tình bí mật (khoan, xin anh Du Tử Lê chớ giựt mình...) Với Du Tử Lê, bây giờ tôi mới nói thật, nói thẳng. Xin nói về một mối tình câm, một mối tình lặng lẽ, một mối tình “yêu ngay lần đầu biết nhau”...

 

Đúng vậy... Sau một năm ở đảo Galang, tôi đặt chân tới Virginia. Lúc đó, khoảng giữa thập niên 1980s. Và một đêm, nghe được ca khúc “Đêm, nhớ trăng Sài Gòn”... Tôi lặng người. Nghe từng chữ, từng câu. Thơ Du Tử Lê được Phạm Đình Chương phổ nhạc. Giọng ca Thái Thanh -- tôi cũng không ngờ trần gian này có một giọng ca hay như giọng ca sĩ Thái Thanh, một giọng ca như của cõi trời, giọng ca của một devata (nếu nói theo Kinh Phật). Bài thơ được phổ nhạc gần như giữ 99%, chỉ thêm vào hai chữ (hình như) để biến đổi làn điệu.

 

Xin mời đọc bốn dòng dầu của bài thơ “Đêm, nhớ trăng Sài Gòn” – trích:

 

Đêm về theo vết xe lăn

Tôi trăng viễn xứ hồn thanh niên vàng

Tìm tôi đèn thắp hai hàng

Lạc nhau cuối phố sương quàng cổ cây…

 

Tôi đã tự hỏi, làm thế nào Du Tử Lê có thể làm thơ như thế. Bài thơ đơn giản, nhưng từng lời đều chạm vào tâm hồn người xa xứ. Tôi sinh ở Sài Gòn, hẳn cũng là một yếu tố thiên vị (có thể). Cũng nên nói rằng, trước kia, tôi thường bị đám bạn Chu Văn An, hầu hết là Bắc Kỳ, giễu về cách phát âm Nam Kỳ: tôi không đọc được chính xác chữ “Giảng” trong “Trương Minh Giảng”... Người ta cứ nghe ra là “Giản” với chữ “g” biến mất. Đó là chưa kể, chữ “Gi” tôi phát âm nghe hao hao nhữ “Dản”... Trời ạ, viết thì đúng, nhưng tôi đã đọc từ thời thơ ấu là “Trương Minh Dản”...

 

Vậy đó, nhưng không hề gì: đã có Du Tử Lê viết giùm những cảm xúc của tôi, và đã có Thái Thanh phát âm chính xác và diễn âm tuyệt vời cho những người con yêu Sài Gòn. Kể cả, tôi xin thú thật, tôi không hiểu nghĩa chữ “khíu” -- một chữ rất Bắc Kỳ. Và tôi không muôn tra từ điển. Có sao đâu... Có những chữ mình không hiểu nghĩa, nhưng vào thơ vẫn hay, nghe trên nhạc lại càng lạ lùng... Thơ Du Tử Lê với tôi rất mực dị thường là thế. Bây giờ, tôi đã vào tự điển xem nghĩa chữ khíu… và biết ơn nhà thơ vô cùng tận.

 

Sáng tác là việc gian nan. Người nghệ sĩ nào cũng có nỗi đau riêng, niềm vui riêng, chuyện đời tư riêng, những ước mơ riêng. Khi đặt bút xuống để làm thơ, khi nối các âm thanh cho thành một ca khúc... tất cả không thuần là chữ, không thuần là tiếng vang. Đó là những mảnh tình ném vào bầu trời.

 

Để nói cho đơn giản: với tôi, Du Tử Lê là một nhà thơ lớn, và anh là một ngọn núi. Riêng Tuyển Tập Thơ này, tôi có thể đọc nhiều năm chưa hết, vì có nhiều bài thơ sẽ được đọc đi, đọc lại...

 

GHI CHÚ:

 

 

Sau đây là Thư Mời từ một nhóm văn nghệ sĩ trong Ban tổ chức một đêm nhạc và ra mắt tuyển tập tưởng nhớ Du Tử Lê.

.

Người Về Như Bụi: Đêm Nhạc, và Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê

 .
blank

Kính mời đồng hương tham dự Đêm nhạc tưởng niệm thi sĩ Du Tử Lê (1942-2019) --- trong đêm nhạc cũng sẽ ra mắt tuyển tập “Người Về Như Bụi” gồm 39 văn nghệ sĩ góp bài văn, thơ, họa để tưởng nhớ nhà thơ DTL.

 

Trong đêm nhạc, thơ Du Tử Lê được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc sẽ được các ca sĩ hát trong buổi tưởng niệm và ra mắt sách. Trong đó có các bài thơ Du Tử Lê được phổ nhạc bởi Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Từ Công Phụng, Đăng Khánh, Trần Duy Đức, Hoàng Quốc Bảo… qua các giọng ca của các ca sĩ Nguyên Khang, Thu Vàng, Nam Trân, Thái Hoàng, Thúy An, Nguyễn Hoan … vào lúc 5:30 chiều ngày Thứ Ba 14-1-2020 tại:

 

 

Hạt Ngò Bistro Restaurant

10752 Westminster Ave., Garden Grove, CA 92843

Telephone: 714-260-5872

 

Để chia sẻ, chi phí in sách, tiền thuê dụng cụ âm nhạc và nhà hàng phục vụ là 50 USD cho một thiệp mời một người. Các bạn sẽ được tặng một quyển sách tưởng niệm nhà thơ Du Tử Lê “Người Về Như Bụi” gồm nhiều bài viết của các văn, thi sĩ cùng bữa ăn chiều ba món trong khi thưởng thức các giọng hát, ngâm thơ của những ca sĩ nổi tiếng về những bản tình ca như “Trên ngọn tình sầu”, “Khúc thụy du”, “Đêm nhớ trăng Sài gòn”, “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”, “Dòng suối trăm năm”, “Tan theo ngày nắng vội”, “Người về như bụi”….

 

Để có thiệp mời, xin liên lạc qua điện thoại Kim Hương 714-260-5872, Tô Đăng Khoa: 949-232-7089, Huỳnh Duy Thuận: 956-489-1598. Sẽ tới nhà trao thiệp mời tận tay nếu người đặt thiệp mời ở trong khu vực Little Saigon.

Ban tổ chức trân trọng kính mời.

.

Được biết tập sách “Người Về Như Bụi” do Văn Học Press xuất bản, gồm thơ, văn, họa của 39 tác giả, 39 dòng cảm nhận về Du Tử Lê trong đó có bài viết của:

Cung Tích Biền  Nguyễn Thị Thanh Bình  Lê Phương Châu  Nhật Chiêu  Đinh Trường Chinh  Nguyễn Đức Cường  Võ Chân Cửu  Duyên  Khuất Đẩu  Lê Lạc Giao  Bùi Bích Hà  Lê Minh Hà  Phan Tấn Hải  Trần Yên Hòa  Tô Đăng Khoa  Đặng Mai Lan  Trần Vấn Lệ  Trần Thị Nguyệt Mai  Nguyễn Thị Khánh Minh  Đỗ Hồng Ngọc  Như Quỳnh de Prelle  Đỗ Quyên  Orchid Lâm Quỳnh  Hoàng Xuân Sơn  Phan Ni Tấn  Song Thao  Nguyễn Xuân Thiệp  Trịnh Thanh Thủy  Trịnh Y Thư  Vũ Hoàng Thư  Đỗ Quý Toàn  Xuyên Trà  Lê Giang Trần  Lý Kiến Trúc  Trần Mộng Tú  Nguyễn Đức Tùng  Hạnh Tuyền  Trần Dạ Từ  Nguyễn Lương Vỵ

 

Sách in đợt đầu không bán, chỉ để tặng. Muốn có sách tặng, xin tham dự đêm tưởng niệm thi sĩ tại:

 

Café Hạt Ngò Bistro
10752 Westminster Ave., Garden Grove, CA 92843
lúc 5:30 chiều ngày 14/1/2020.
714-260-5872

 

 



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Để tưởng niệm 46 năm ngày quốc hận tháng Tư đen, đồng thời tưởng nhớ đến hàng trăm ngàn đồng bào Việt Nam đã bỏ mình trên biển cả trong hành trình vượt biển tìm tự do, Ủy Ban Giao Tiếp Cộng Đồng thuộc Đảng Dân Chủ Quận Cam tổ chức lễ Đặt Vòng Hoa Tưởng Niệm tại Tượng Đài Thuyền Nhân trong khu nghĩa trang Peek Family và Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, thành phố Westminster.
Học viện Nghĩa Sinh tại Hoa Kỳ sẽ cấp 15 học bổng cho sinh viên nam, nữ Việt Nam thuộc mọi lớp tuổi và mọi thành phần tôn giáo để theo học chương trình Thạc sĩ Khoa học ngành Kỹ thuật Điện toán. Chương trình sẽ được khai giảng vào tháng 8/2021 tại trường Đại học Công lập Chicago (Đại học Công lập Chicago – đã được thành lập cách nay hơn 150 năm – là một trường đại học của chính phủ Hoa Kỳ).
Tổng Thống Joe Biden và đệ nhất phu nhân Jill Biden sẽ bay tới Atlanta vào Thứ Năm 29/4/2021 sau khi đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội. Mục đích tới Georgia để trong dịp 100 ngày nhậm chức sẽ để quảng bá cho "Kế hoạch xây hạ tầng" có tên là American Jobs Plan. Bên cạnh mang ý nghĩa tạo việc làm sau đại dịch, kế hoạch còn được Biden gọi là American Families Plan, vì cũng tập trung xây hạ tầng con người.
Người chỉ trích Điện Kremlin bị tù Alexey Navalny hôm Thứ Sáu, 23 tháng 4 năm 2021, nói rằng ông chấm dứt cuộc tuyệt thực kéo dài nhiều tuần lễ, theo sau sự cảnh báo từ các bác sĩ thân cận với ông rằng ông đã gần kề cái chết, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Sáu.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ đang gặp khó khăn trong khi sự gia tăng kỷ lục các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 làm thiếu giường bệnh tại bệnh viện và làm cạn kiệt nguồn cung cấp oxy, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Sáu, 23 tháng 4 năm 2021. Nhiều gia đình bị bỏ rơi đang cầu xin cho thân nhân của họ là những người đang bị bệnh hiểm nghèo, với một số bệnh nhân không được điều trị hàng nhiều giờ. Các lò hỏa táng đang tổ chức các giàn hỏa thiêu tập thể.
Những Việt kiều về làm ăn trong nước cần lưu ý đến trường hợp của tỉ phú Việt Kiều Trịnh Vĩnh Bình, người đã kiện chính quyền CSVN tại Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở Paris về tội cướp tài sản của ông ở VN, dù chính quyền CSVN sau phán quyết này đã trả lại hàng chục triệu đô la cho ông nhưng vẫn trả chưa đủ kể cả tài sản của ông tại VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa đi hôm 23 tháng 4 năm 2021.
Ở Việt Nam cứ hễ người dân nói đụng đến cán bộ, đến Đảng và nhà nước của Đảng CSVN thì bị chụp mũ “chống nhà nước” rồi bị bắt giam và kết án tù như trường hợp nhà báo Trần Thị Tuyết Diệu tại Phú Yên vừa bị tòa án CSVN tại Phú Yên kết án tù 8 năm về tội danh bị cáo buộc “chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 23 tháng 4 năm 2021.
Bạn có bao giờ ôm giấc mơ đặt chân lên cát nóng sa mạc và đứng đối mặt cùng một Kim Tự Tháp vĩ đại, khi học sử về Ai Cập Cổ Đại ngày còn bé thơ chưa? Bạn có từng ước ao được thấy bức tượng Nhân Sư tận mắt hơn là xem hình ảnh trên mạng hay phim ảnh không?
Đạo Phật ngày nay không còn xa lạ với người Âu-Mỹ, từ thế kỷ mười chín nhiều học giả Âu - Mỹ đã đến Myanmar, Sri Lanka để nghiên cứu Phật học, tiêu biểu như: Nanamoli Thera, Franis Stony, Sangarakshita, Henry Steel Olcott… Đạo Phật ở Âu -Mỹ phát triển nhanh và mạnh có lẽ từ khi đức Dalai Lama tỵ nạn ở Ấn Độ và đi hoằng pháp khắp Âu - Mỹ. Người thứ hai là thiền sư Nhất Hạnh, sức ảnh hưởng của thầy cũng sâu rộng khắp nơi.
Với phần lớn dân Việt tị nạn vẫn còn sống sót từ thế kỷ qua thì quên vẫn thường dễ chịu hơn là nhớ, kể cả những kẻ đang cầm quyền ở đất nước này. Những dịch vụ “bán bãi thu vàng” của người vuợt biên, tuy có mang lại lợi nhuận không nhỏ nhưng lại không phải là kỳ tích kinh tế để họ có thể tự hào. Đó là lý do mà nhà nước hiện hành vận động mọi phương thức ngoại giao để yêu cầu các nước Á Châu “đục bỏ bỏ những bia tưởng niệm thuyền nhân.” Chối bỏ quá khứ, tuy thế, không phải là phương cách tích cực để tiếp cận với hiện tại hay hướng đến tương lai. Vết thương của những thuyền nhân vào cuối thế kỷ hai mươi vẫn chưa kịp khép thì đầu thế kỷ này lại phát sinh ra những thuyền nhân mới. Tuy có tên gọi là nouveaux boat people nhưng họ không di tản bằng đường thủy.
QUẬN CAM (VB-23/4/2021) --- Đảng Cộng Hòa không thể vận động theo kiểu Trump trong bầu cử 2024 nữa, nếu làm như thế, hay ngay cả nếu vòng sơ bộ chọn Trump ứng cử, thì sẽ thua thê thảm. Đó là nhận định của kinh tế gia Michael Strain từ viện American Enterprise Institute.
Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ là hàng loạt các vi phạm nhân quyền đang diễn ra đã được thực hiện bởi chính quyền TQ chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số trong và chunh quanh Vùng Tự Trị Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương (XUAR) của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, theo bản tin “Uighurs: 'Credible Case' China Carrying Out Genocide” được đăng trên BBC News tiếng Anh vào ngày 8 tháng 2 năm 2021.
Hệ thống miễn nhiễm của bản phản ứng với các phân tử bên ngoài vào được tạo nên bất cứ thuốc chích ngừa nào qua hai hệ thống khác nhau. Phản ứng ban đầu là vì đối với điều được gọi là phản ứng miễn nhiễm bẩm sinh. Hệ thống này được kích hoạt ngay khi các tế bào của bạn nhận ra bạn đã bị truyền nhiễm với bất cứ vật chất lạ nào, từ mảnh nhỏ tới vi khuẩn. Mục tiêu của nó là loại trừ kẻ xâm nhập. Các bạch huyết cầu được gọi là bạch cầu trung tính và đại thực bào di chuyển tới kẻ xâm nhập và làm việc để tiêu diệt nó. Vòng phòng thủ đầu tiên này tương đối tồn tại ngắn, kéo dài nhiều giờ hay nhiều ngày.Vòng phòng thủ thứ hai mất nhiều ngày tới nhiều tuần lễ để thiết lập và vận hành. Đây là phản ứng miễn nhiễm thích ứng kéo dài. Nó tùy thuộc vào các tế bào T và B của hệ thống miễn nhiễm của bạn hiểu biết và nhận ra những kẻ xâm nhập đặc biệt, như một protein (gai) từ vi khuẩn covona. Nếu kẻ xâm nhập vào lại, nhiều tháng hay ngay cả nhiều năm trong tương lại, thì những tế bào miễn nhiễm
Sự kiện làm cho không những dân Mỹ mà còn cả thế giới chú ý theo dõi trong tuần qua là phiên tòa xử cựu cảnh sát thành phố Minneapolis Derek Chauvin về tội giết người đàn ông da đen George Floyd vào tháng 5 năm ngoái. Hôm 20 tháng 4, bồi thẩm đoàn đã kết tội Chauvin cố sát và ngộ sát. Tình hình đại dịch tái phát nhiều nơi và tổng số người chết vì Covid-19 đã cao hơn 3 triệu, và cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine cũng làm dư luận chú ý.
Ông Biden nói rằng: "Tất cả các bạn đều có một điểm chung - lòng dũng cảm". “Sự can đảm cần có để hy sinh và thực hiện cuộc hành trình này. Dũng cảm rời bỏ nhà cửa, cuộc sống của bạn, những người thân yêu của bạn và đến với một quốc gia không chỉ là một địa điểm mà còn là một ý tưởng", trong đó mọi người "đều được bình đẳng và xứng đáng được đối xử bình đẳng".
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.