Hôm nay,  

Vui Buồn Thẩm Mỹ: Còn Có Một Thứ ‘Made In USA’

20/12/201910:51:00(Xem: 2421)

 

Trong tiệm.

Sáng sớm cô Hòa, khách ruột của Thu, mở hàng:

-Bữa qua có chuyện ngộ lắm. Cái bàn cầu nhà tui cứ xục xịch hoài. Cái này có từ hồi mua nhà 10 năm trước, chứng tỏ hai con ốc nó cũ tới mức nào mới lỏng le vậy. Định bụng phải thay cái mới. Nói là làm, tôi lấy thước ra đo khoảng cách của hai lỗ gắn bàn cầu ghi lại đặng kiếm cho đúng cỡ. Bàn cầu lớn, nhỏ không tính, chỉ cần tính khoảng cách hai cái lỗ gắn vô cái bồn là yên chí. Tui chạy ra Home Depot. Đứng trước khu chưng bày bàn cầu, đủ kiểu đủ loại đủ hiệu, cái tròn cái bầu dục, cái làm bằng gỗ cái bằng nhựa và tất cả đều là “Made in china”. Thiệt là?  chạy trời không khỏi nắng. Thử đi một vòng mà coi, từ món lớn tới món nhỏ, từ cánh cửa vật liệu xây cất tới con ốc gói hột bông hoa rau quả cây cối, đều là làm ở Trung cộng. Tôi thấy một loại cùng hiệu như cái ở nhà, chỉ chưng có 2 kiểu thôi trong khi những hiệu khác thì hằng hà. Trong bụng nghĩ thôi thì lựa cái bầu dục, bự, ngồi cho êm tuy là khác hiệu. Đem về ráp mấy con ốc linh tinh xong tui đem bàn cầu gắn vô cái bồn. Chết rồi, không vừa, cái bàn ló ra khỏi cái bồn một khúc. Thôi, vậy là cái bồn nhà mình là loại thông thường chứ không phải loại lớn. Đem đi đổi. Lần này lấy hiệu giống như cái bồn cũ. Về, mò hoài hổng ra cách ráp mấy con ốc. Bực mình, cái khác hiệu thì ráp dễ còn cái cùng hiệu thì khó quá. Đem trở ra tiệm đổi lại cái khác hiệu nhưng nhỏ hơn. Về ráp mấy con ốc xong đặt lên cái bồn thì hai con ốc vặn hoài cứ lung lay, không cứng chắc. Ngủ dậy, sáng sớm 7 giờ, tôi suy nghĩ, cái bàn ngồi phải cùng hiệu với cái bồn cầu thì mới đúng. Thôi thì chịu khó tháo cái này ra đi đổi nữa. Phần khó ráp thì đợi thằng con về mượn nó làm giùm.

Vô tiệm trả lại, lấy đúng cái mình muốn. Đem ra chỗ tính tiền tự động. Ủa, sao giá là $0.01. Một cent. Cho chạy qua máy lần thứ hai cũng ra $0.01, tổng cộng là $0.02. Ủa, sale kiểu gì mà cái bồn cầu chỉ có 1 cent?

Bấm chuông gọi người giúp thì một lúc lâu mới thấy bà Mễ tới. Bà tới cho chạy qua máy lần nữa, cũng ra con số $0.01, bây giờ, tổng cộng ba lần, tăng lên là $0.03. Hỏi, bộ bán sale đặc biệt sao? Bà trả lời:

-Không phải đâu. Có gì đó không đúng, để tôi gọi người sếp tới giải quyết vì khi món hàng là giá $0.01 thì không thể bán được mà phải để trở vô kho.

Tui phát rầu. Hình như cái này là cái duy nhứt còn trong tiệm. Nhà đang cần cái bàn cầu mà vầy thì mất công chạy qua tiệm khác kiếm nữa. Tiệm nào bây giờ?

Cậu thanh niên “sếp” tới, thì cũng ra con số 1 cent. Cậu biểu chờ để cậu ra sau coi lại.

Trong khi chờ đợi, bà Mễ cứ xin lỗi vì tui phải chờ, bà nói:

-Thường thường, xảy ra trường hợp này là vì nhân viên quên dán giá tiền vô món đồ. Khi nào cậu ấy xem xét xong đem món đồ trở lại tôi sẽ hạ bớt phần trăm vì sự thành thật của bà. Rất nhiều người họ trả 1 cent rồi ra về chớ không gọi chúng tôi tới đâu. Tui nói:

-Tại vì tui nghĩ có gì sai khi thấy giá đề là $39.99 kia mà, đâu có bán sale.

Khi cậu “sếp” trở lại, cậu ta cầm cây viết “Marker” gạch lên món đồ rồi đưa cho tôi, cười nói:

-Đây, bà cứ cầm lấy.

Tôi tròn mắt ngạc nhiên:

-Hả?

Cậu ấy và bà Mễ cùng cười. Bà nói:

-Bà cứ cầm về, là của bà.

Tui cám ơn hai người, ôm món đồ ra về.

Thì ra, nhờ tánh thành thật mà mình được một món đồ miễn phí.

Bà Sáng đang ngồi cho Sương uốn tóc, ghế kế bên, bỏ tờ báo xuống, tiếp chuyện:

-Vụ này làm tôi nhớ hôm trước cũng ngộ ngộ. Hôm đó tôi ra kiếm mua vài bịch dăm bào về lót sân. Chỗ nào cỏ mọc lên nhiều quá, nếu nhỗ hết cỏ, trải tấm ny-lông lên rồi để dăm bào cho kín, sẽ có vài điều lợi là: Giữ được nước, cỏ không mọc, nhìn thấy sạch, phân biệt, nổi lên những bụi bông gốc cây.  Tới chỗ họ chất đống những bịch dăm bào cao ngều ngệu, tôi đút chiếc xe đẩy gần kề, lấy thế, kéo một bao qua xe thì mấy ngón tay mình chọc thủng cái bao một lỗ. Giựt mình tôi ngừng tay rồi dáo dác kiếm nhân viên để nhờ họ giúp. Chẳng thấy ai, tôi mới tới quầy tính tiền hỏi cô thu ngân thì cô nói: -À, bây giờ vắng khách để tôi tới phụ.

Tới nơi, tôi kêu cô lấy bao nào đừng bị rách thì cô nói - À, hay là vầy, nếu cô chịu mua mấy cái bao bị rách thì sẽ hạ giá cho cô. Tôi chịu. Thế là cô lôi ra được 5 bao, cái nào cũng có lỗ, dăm bào bị rớt ra lả tả nhưng  không nhiều. Kệ, bớt đuợc đồng nào hay đồng ấy. Chẳng ngờ khi tính tiền cô hạ phân nửa giá, thay vì gần 4 đồng một bao nay chỉ còn một đồng mấy mỗi bao. Chỉ mất có vài nắm dăm bào mà được trừ đi tới nửa giá, lời quá xá.

Chị Ngà nói:

-Ờ, mua quần áo cũng vậy đó. Cũng lâu rồi, có lần mua cái áo, ra chỗ tính tiền chợt thấy thiếu một cái nút áo, tui chỉ cho cô thu ngân thấy để đổi cái khác thì cô nói sẽ trừ đi hai chục phần trăm. Tui chịu liền vì về nhà lấy cái nút sơ cua họ để trong cái túi ny-lông nhỏ kẹp trong trôn áo, múa tay vài đường kim mũi chỉ đính vô là xong.

Sương nói:

-Tại chị đi nhằm tiệm đó, có lần em cũng chỉ cho họ thấy một chỗ bị sướt đường chỉ hỏi có bớt hông thì cô thu ngân nói cổ không được phép bớt tiền cho khách hàng, cái áo này sẽ dạt qua một bên. Sao họ không bớt liền cho mình, người đang muốn mua. Quái lạ. 

Thanh nói:

-Thiêt tình! Nhiều tiệm vậy đó. Thà là họ bỏ món đồ bị khiếm khuyết qua để sau đó bán sale hay bán mão cho mấy tiệm nhỏ, còn hơn là bớt phần trăm cho khách.

Thu nói:

-Có lẽ làm như vậy để không bị mất giá trị của món đồ, hoặc để cho người gian không có cơ hội. Tui nghe nói có nhiều người đi sắm đồ vô mấy tiệm lớn họ cầm theo cây kéo, họ cắt giá tiền của món đồ giá rẻ đính vô món đồ giá mắc hoặc lắt bỏ nút áo để được giảm giá. Gian lận mà, họ có đủ cách.

Láng nói:

-No béo gì đâu mà làm như vậy ta? Nhưng mấy công ty lớn dư biết những mánh khóe này cho nên họ không chịu bớt phần trăm tại quầy là vậy. Cũng như ngăn chận không cho thu ngân ăn có với bạn bè và người than để ăn gian. Mấy anh chị thấy lẩn quẩn gần chỗ máy tính tiền luôn có nhân viên trông chừng những người thu ngân đó sao.

Láng nói:

-Mà cũng có khi nhân viên họ làm lộn xộn. Có lần em thấy cái ghế nhựa để ngồi ngoài bãi biển giá rẻ quá. Bình thường là hăm mấy đô mà kỳ đó giá chỉ có một đô mấy. Em coi kỹ lần nữa thì cái bảng để giá tiền gắn trên cái ghế là một đô mấy. Em liền rút ra hai cái. Đem ra quầy tính tiền cô thu ngân nói có gì sai, gọi người sếp tới, cô ta chạy tới đống ghế xem xét, trở lại cô nói vì cái bảng giá tiền để ngay đó nên họ sẽ bán cho em 2 cái ghế với giá đó, bởi vì cái bảng giá đúng là hăm mấy đô, nhân viên đã để lộn qua món hàng khác.  

Tuấn nói:

-À, ấy là trường hợp tiệm biết tự nhận lỗi và tôn trọng khách chứ không thì họ sẽ nói là không bán với giá lộn được.

Cô Hòa cười:

-Nói gì thì nói, bữa đó tự dưng mình cũng được tặng không một món đồ cũng vui. Vậy bữa nay ai tặng tôi món gì đây?

Thu buột miệng nói liền:

-Em. Em tặng chị một miếng vàng lá trên móng tay hi hi hi, cho người đẹp lát vàng đầy tay hi hi nè chị lựa đi muốn vàng trắng hay vàng vàng?.

Cô Hòa cười ngất:

-Ha ha ha nói chơi tưởng thiệt hả Thu? ờ cho thì lấy, màu vàng thì mới giống vàng lá chớ. Ờ, tính tới tính lui cô Thu này làm móng tay cho tui cả chục năm rồi, tiền thâu vô sơ sơ cũng đủ sắm cả chục lượng vàng há? Nói chơi thôi mấy cô đây cũng ngồi còng lưng từ sáng tới chiều ngày này qua ngày khác, nhứt là thời buổi cạnh tranh quá gay go này mới kiếm đủ sống chớ, phải hông nà? Thôi xong rồi, bàn tay cùi thành bàn tay tiên rồi, tui ghé qua Mall coi có gì bán onsale hôn, mua cho mấy đứa cháu. Ối thôi, con nít ở đây sướng dàn trời, đồ chơi đầy một nhà mà lúc nào gặp cũng đòi đồ chơi. Nhớ hồi nhỏ mơ ước một con búp bê biết mở mắt nhắm mắt muốn chết mà có được đâu!

Thu nói:

-Dạ đúng, con em cũng vậy đó. Mà đồ chơi của tụi nó có tên đàng hoàng nha, mấy quái vật mấy thần tượng của nó, mình kêu lộn nó hổng chịu đâu. Thôi, móng tay móng chân chị khô rồi, đi sắm đồ vui vẻ hẹn gặp lại chị kỳ tới nha.

Cô Hòa ra khỏi tiệm, mấy chị em nhìn theo, lòng bâng khuâng. Cô Hòa ơi, còn có một thứ “Made In USA” là tụi tui nè, thợ làm nails đây cô ơi./.

Trương Ngọc Bảo Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đạo Phật ngày nay không còn xa lạ với người Âu-Mỹ, từ thế kỷ mười chín nhiều học giả Âu - Mỹ đã đến Myanmar, Sri Lanka để nghiên cứu Phật học, tiêu biểu như: Nanamoli Thera, Franis Stony, Sangarakshita, Henry Steel Olcott… Đạo Phật ở Âu -Mỹ phát triển nhanh và mạnh có lẽ từ khi đức Dalai Lama tỵ nạn ở Ấn Độ và đi hoằng pháp khắp Âu - Mỹ. Người thứ hai là thiền sư Nhất Hạnh, sức ảnh hưởng của thầy cũng sâu rộng khắp nơi.
Với phần lớn dân Việt tị nạn vẫn còn sống sót từ thế kỷ qua thì quên vẫn thường dễ chịu hơn là nhớ, kể cả những kẻ đang cầm quyền ở đất nước này. Những dịch vụ “bán bãi thu vàng” của người vuợt biên, tuy có mang lại lợi nhuận không nhỏ nhưng lại không phải là kỳ tích kinh tế để họ có thể tự hào. Đó là lý do mà nhà nước hiện hành vận động mọi phương thức ngoại giao để yêu cầu các nước Á Châu “đục bỏ bỏ những bia tưởng niệm thuyền nhân.” Chối bỏ quá khứ, tuy thế, không phải là phương cách tích cực để tiếp cận với hiện tại hay hướng đến tương lai. Vết thương của những thuyền nhân vào cuối thế kỷ hai mươi vẫn chưa kịp khép thì đầu thế kỷ này lại phát sinh ra những thuyền nhân mới. Tuy có tên gọi là nouveaux boat people nhưng họ không di tản bằng đường thủy.
QUẬN CAM (VB-23/4/2021) --- Đảng Cộng Hòa không thể vận động theo kiểu Trump trong bầu cử 2024 nữa, nếu làm như thế, hay ngay cả nếu vòng sơ bộ chọn Trump ứng cử, thì sẽ thua thê thảm. Đó là nhận định của kinh tế gia Michael Strain từ viện American Enterprise Institute.
Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ là hàng loạt các vi phạm nhân quyền đang diễn ra đã được thực hiện bởi chính quyền TQ chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số trong và chunh quanh Vùng Tự Trị Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương (XUAR) của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, theo bản tin “Uighurs: 'Credible Case' China Carrying Out Genocide” được đăng trên BBC News tiếng Anh vào ngày 8 tháng 2 năm 2021.
Hệ thống miễn nhiễm của bản phản ứng với các phân tử bên ngoài vào được tạo nên bất cứ thuốc chích ngừa nào qua hai hệ thống khác nhau. Phản ứng ban đầu là vì đối với điều được gọi là phản ứng miễn nhiễm bẩm sinh. Hệ thống này được kích hoạt ngay khi các tế bào của bạn nhận ra bạn đã bị truyền nhiễm với bất cứ vật chất lạ nào, từ mảnh nhỏ tới vi khuẩn. Mục tiêu của nó là loại trừ kẻ xâm nhập. Các bạch huyết cầu được gọi là bạch cầu trung tính và đại thực bào di chuyển tới kẻ xâm nhập và làm việc để tiêu diệt nó. Vòng phòng thủ đầu tiên này tương đối tồn tại ngắn, kéo dài nhiều giờ hay nhiều ngày.Vòng phòng thủ thứ hai mất nhiều ngày tới nhiều tuần lễ để thiết lập và vận hành. Đây là phản ứng miễn nhiễm thích ứng kéo dài. Nó tùy thuộc vào các tế bào T và B của hệ thống miễn nhiễm của bạn hiểu biết và nhận ra những kẻ xâm nhập đặc biệt, như một protein (gai) từ vi khuẩn covona. Nếu kẻ xâm nhập vào lại, nhiều tháng hay ngay cả nhiều năm trong tương lại, thì những tế bào miễn nhiễm
Sự kiện làm cho không những dân Mỹ mà còn cả thế giới chú ý theo dõi trong tuần qua là phiên tòa xử cựu cảnh sát thành phố Minneapolis Derek Chauvin về tội giết người đàn ông da đen George Floyd vào tháng 5 năm ngoái. Hôm 20 tháng 4, bồi thẩm đoàn đã kết tội Chauvin cố sát và ngộ sát. Tình hình đại dịch tái phát nhiều nơi và tổng số người chết vì Covid-19 đã cao hơn 3 triệu, và cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine cũng làm dư luận chú ý.
Ông Biden nói rằng: "Tất cả các bạn đều có một điểm chung - lòng dũng cảm". “Sự can đảm cần có để hy sinh và thực hiện cuộc hành trình này. Dũng cảm rời bỏ nhà cửa, cuộc sống của bạn, những người thân yêu của bạn và đến với một quốc gia không chỉ là một địa điểm mà còn là một ý tưởng", trong đó mọi người "đều được bình đẳng và xứng đáng được đối xử bình đẳng".
Hai hệ thống trường đại học công lập tại California hôm Thứ Năm, 22 tháng 4 năm 2021, đã tuyên bố họ sẽ yêu cầu gần 800,000 sinh viên chích thuốc ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt vào mùa thu này trong yêu cầu kiểm nghiệm đại học rộng lớn nhất trên toàn quốc, theo bản tin của báo Politico tường thuật hôm Thứ Năm.
Theo Cáo Phó được đăng trên trang mạng www.vietcatholic.net hôm 22 tháng 4 năm 2021, Linh Mục Trần Công Nghị đã từ trần tại tư gia ở thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào lúc 11 giờ rưỡi sáng ngày 22 tháng 4 năm 2021.
Thượng Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Năm, 22 tháng 4 năm 2021, đã thông qua dự luật chống tội phạm thù ghét nhằm giải quyết sự gia tăng tấn công vào người Mỹ gốc Á Châu giữa thời đại dịch, theo bản tin của báo Politico tường thuật hôm Thứ Năm.
Hà Nội vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo của người dân và đó là lý do để Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC), theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 22 tháng 4 năm 2021.
Bà Lê Thị Bình bị tòa án CSVN tại thành phố Cần Thơ kết án 2 năm tù vì bị cáo buộc dùng Facebook đăng tải những tài liệu chống phá nhà nước, phỉ báng lãnh tụ và chế độ, đòi đa nguyên đa đảng, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 22 tháng 4 năm 2021.
Để đối phó với sự do dự trong việc chích ngừa COVID-19, CalOptima đã bắt đầu một chiến dịch video với sự tham gia của những nhà lãnh đạo trong cộng đồng để chia sẻ những thông điệp về sự an toàn và hiệu quả của vắc-xin.
Nhiều năm sau, mỗi năm đến ngày 30 tháng 4, nhớ lại những ngày chinh chiến trên quê hương, những trang chiến sử Bảo Quốc An Dân oai hùng của người lính quốc gia được lần lượt lật qua cùng với những đoạn đường khổ nạn của dân tộc mà đoàn quân Mũ Đỏ đã kinh qua, câu nói của vị cựu Tư lệnh "Nhảy Dù là phải như vậy" cũng là câu nói của các thế hệ người lính Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa, một đời tận trung báo quốc
Khoảng 81% dân Mỹ gốc Á nói bạo lực chống họ đang tăng tại Hoa Kỳ, theo bản khảo sát phổ biến hôm Thứ Năm 22/4/2021 của Pew Research Center, với 6% nói bạo lực chống gốc Á không đổi, 2% nói bạo lực này đang giảm, và 9% nói không biết chắc để trả lời.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.