Hôm nay,  

Bậc Thánh Tăng Tái Sinh Trên Đất Tị Nạn

15/03/201800:05:00(Xem: 7709)
ven-geshela-01

Đại sư Geshe Tsultim Gyeltsen viên tịch ngày 13 Tháng Hai 2009; Ngài là vị khai sơn Tu viện Tây Tạng Thubten Dhargye Ling tại Long Beach, California.



Thách đố cái chết. Trong các hình dung từ để mô tả Ấn Độ, đây là từ đúng nhất. Sau nhiều chuyến đi tới đây, những bí ẩn của vũ trụ tiếp tục mở bày ra trước mắt tôi.

Vào tháng 7 năm 2017, tôi đi theo một nhóm nhỏ Phật tử từ Trung Tâm Phật Giáo Tây Tạng Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (TDL) tại thành phố Long Beach, tiểu bang California đã bay qua Ấn Độ, đến Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Mundgod, miền Nam Ấn Độ, để tham dự lễ suy tôn Thầy Tulku Tenzin Thardhoe – chắc chắn không sai lầm Ngài là vị tái sinh của vị Thầy mới đây của chúng tôi và là vị Đại Sư khai sơn ngôi Chùa Phật Giáo Tây Tạng Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling tại Long Beach.

Đại Sư Geshe Tsultim Gyeltsen là vị Lạt Ma Tây Tạng trưởng thượng, một trong những bậc thánh tăng. Sinh năm 1923 và xuất gia năm 8 tuổi, Geshela đi chân đất trải qua một tháng từ quê nhà ở Chamdo thuộc miền Đông Tây Tạng tới thủ đô Lhasa, nơi ngài tu học tại Tu Viện Gaden Monastery ở tuổi 16.

Được sáng lập bởi Đại Sư Tsong Khapa, tổ sư của dòng Gelug Tây Tạng, Gaden là một trong những học viện tôn giáo và giáo dục lớn nhất Tây Tạng. Sau khi thoát khỏi Tây Tạng năm 1959 và nhận được vinh dự thủ khoa với học vị Tiến sĩ Lharampa Geshe giữa tình cảnh khó khăn của kiếp lưu vong tại Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi Geshela qua Anh Quốc để dạy một nhóm trẻ mồ côi Tây Tạng trong việc chăm sóc một tổ chức nhân đạo.

Vào thập niên 1970' Geshela thực hiện chuyến đi sang Hoa Kỳ, nơi các Phật tử người Mỹ yêu cầu thành lập một trung tâm Phật Pháp. Chính Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt tên cho trung tâm này là Thubten Dhargye Ling (TDL) có nghĩa là “Đất Phật Nẩy Nở.” Cảm kích làm sao, không có ngày Chủ Nhật nào không có thuyết giảng trong suốt hơn 35 năm qua. Có bao nhiêu ngôi chùa có thể sánh bằng?

Giữa tất cả những suy tàn và biến chuyển của thế giới, ở đó luôn có một nhóm nhỏ thiện tín luân phiên và chỉ một ít vị thầy duy trì Bánh Xe Chánh Pháp Chuyển Vận. Và dù thay đổi nhiều chỗ qua nhiều năm, Tu Viện TDL vẫn thành tựu viên mãn mỗi khi tổ chức cung nghinh Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến Miền Nam California và cũng đã tổ chức các chuyến hành hương cho chư tăng Gaden Shartse Sacred Earth trong hơn hai mươi năm.

Vị khai sơn trung tâm là người có cá tính từ tốn, chừng mực, chân thực và nhẫn nại. Geshela nổi tiếng với lòng nhiệt thành và đức lân mẫn, nhưng cũng với thệ nguyện dũng mãnh đối với sự tu tập tự thân. Ngài hàm tàng tất cả mọi đức tính mà một bậc đạo sư tâm linh đạo hạnh cần có. Khi ngài đã sẵn sàng để chuyển hóa sắc thân ngũ uẩn vào năm 2009, các đệ tử của ngài đã thỉnh Báo Thân trở về Mundgod, miền nam Ấn Độ, nơi mà Tu Viện Gaden đã được tái lập khi lưu vong. Ở đó các Phật tử có thể tìm cầu sự hướng dẫn của chư vị thánh tăng và dự phần vào dòng liên tục của truyền thống Phật Giáo cổ xưa. Sau 2 năm hành lễ, cầu nguyện, tưởng niệm, tiên đoán, và sự cố vấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một nhóm nghiên cứu từ Tu Viện Gaden ra đi tìm sự tái sinh của ngài Geshela.

May mắn, họ đã không phải đi tìm quá xa. Tenzin Thardhoe đã tái sinh vào ngày 5 tháng 7 năm 2011 ngay bên ngoài tu viện, trong một khu trại định cư của người tị nạn Tây Tạng cũng là vị trí Tu Viện Gaden trước đây. Tất cả các dấu hiệu truyền thống đối với một vị lạt ma tái sinh đều có đủ: ngài là một cậu bé đặc biệt với sự thích thú hướng về các pháp khí nhà Phật và giọng nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma trên truyền hình, ngài nhận ra các đồ vật đời trước của mình, một vị tu sĩ huyền bí xuất hiện trên một chuyến xe lửa và tiên đoán tình trạng đặc biệt của người con của người mẹ ngài, bà đã có những giấc mộng, gia đình của ngài bị đau khổ vì nhiều bi kịch quanh thời gian ngài sinh ra đời. Rồi không cần mời thỉnh hay giới thiệu, cậu bé nắm tay người cha của mình, và dẫn ông ấy tới Lhopa Khangtsen, là ký túc xá năm xưa ngài ở, ngài đi vào sân và bước lên cầu thang vào phòng của ngài trên tầng lầu thứ tư, nơi đó có cái va li đựng đồ chơi từ những đệ tử người Mỹ của ngài đang đợi ngài.

DSC04332
Ngài đã trở về và nay là Lạt Ma 6 tuổi Tenzin Tulku Thardoe chính thức được suy tôn tại Mundgod.


Khi nhiều đệ tử khác và tôi gặp vị Tulku (thuật ngữ chỉ một vị lạt ma tái sinh) lần đầu tiên vào cuối năm 2012, rõ ràng đối với chúng tôi rằng cậu bé này là Thầy của chúng tôi. Thái độ của ngài, thân thể của ngài, tính cách của ngài: tất cả đều giống một cách kỳ lạ. Sự lanh lẹ của đôi tay của ngài trong lúc bắn bi, chồng những viên đá, chấp tay cầu nguyện, cánh tay cong cong đặc biệt của ngài, cái vẫy tay thân thuộc, cách thận trọng mà ngài nhai thức ăn, tính trầm lặng của ngài ở giữa đám đông, đức tính thân thiện và từ bi của ngài, sự dễ dàng học nghi lễ của ngài, sự yêu thích của ngài đối với các pháp khí lễ nghi, sự háo hức rời nhà của ngài và vào tu viện: không còn nghi ngờ gì nữa, Tulku Tenzin Thardhoe chính là Đại Sư Geshe Tsultim Gyeltsen trước đây.

Vài năm sau lễ Chính Thức Thừa Nhận Ngài, một buổi lễ Suy Tôn đã được tổ chức vào tháng 7 năm 2017. Những vị đại diện của Tu Viện Lhopa Khangsen và Gaden Shartse đã điều hợp các buổi lễ cầu nguyện đơn giản với sự vinh dự và ân sủng để cung nghinh sự trở lại của một thành viên của chính họ. Dù được đánh giá rất cao bởi các quan khách, rõ ràng những nghi lễ này chỉ là sự bổ sung đơn giản của cuộc sống thường nhật đối với các vị tăng sĩ.



Từ 5 giờ sáng lúc tiếng chuông đầu tiên ngân lên cho khóa lễ cầu nguyện buổi sáng cho đến nửa đêm, tu viện bận rộn trong hoạt động. Hầu như mọi người từ trẻ tới già đều bận rộn: học, dạy, tranh luận, cầu nguyện, làm việc nhà, chạy công việc vặt. Chư tăng làm việc như những nhà quản trị, tài xế lái xe, bác sĩ và người giữ kho. Lịch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng mùa được lên công tác ở đây cũng giống như bất cứ tu viện nào khác. Tuy nhiên, một cách nào đó trong thị trấn tự duy trì nhỏ bé này, chư tăng đã khéo sắp xếp để có thời gian cho việc tắm rửa, nấu ăn, dựng đàn cúng tế, sửa soạn các buổi lễ cầu nguyện đặc biệt, và phục vụ khách của họ. Những công việc này họ thực hiện với độ chính xác, dễ dàng và rất vui vẻ. Những ngôi chùa thắp đầy đèn dầu bơ, bát nước bằng bạc, và nhang trầm, bàn thờ nhiều vị thần Phật Giáo cả hung dữ và từ bi, tất cả đều lạy nằm sát đất, những khăn choàn cổ màu trắng của Tây Tạng gọi là khata, trà bơ: tất cả cuốn xoay vòng giống như kính vạn hoa đẹp tuyệt vời. Mỗi cảnh tượng là một trang xé ra từ tạp chí National Geographic. Nó là tất cả trong từng mỗi hơi thở.

Trong thánh địa của những tòa nhà xi măng cổ kính còn để lại nét rêu xanh, nơi mà dòng điện khi có khi không trọn ngày, nơi mà những chú khỉ, những con bò, và người ăn xin di lang thang khắp nơi, tu viện cống hiến cho những vị khách của mình những gì tốt đẹp nhất mà tu viện có. Sự phong phú và lòng hiếu khách của nền văn hòa Tây Tạng dễ dàng khỏa lấp bất cứ sự thiếu vắng tiện nghi hiện đại hay thuận tiện. Nó đơn giản, nhưng là tất cả mọi thứ.

Thực tế, rõ ràng là bên ngoài, nó là thế giới hiện đại đang bùng cháy, và rằng tu viện là một trong những ốc đảo an lành còn sót lại sau cùng. Than ôi, chính nơi này vị Thầy 6 tuổi của chúng tôi đã lên ngôi, coi ngó hội đồng tăng già 1000 vị và tự nhiên nhớ lại vị trí của mình trên thế giới. Chính tại đây, tại thành phố 10,000 thánh thi, mà những tiếng kêu vô tận của vũ trụ chuyển thành lời cầu nguyện Đấng Giác Ngộ. Chính nơi này, văn hóa trí tuệ cổ đại sẽ tiếp tục hướng dẫn những người lạc lối của thế kỷ 21.

Trong 2 thập niên qua, đã có sự gia tăng số lượng đối thoại giữa những vị Tăng Sĩ Tây Tạng và các khoa học gia Tây Phương. Được lãnh đạo bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma, những nỗ lực này không chỉ là các vị tăng sĩ có thể tìm thấy sự công nhận giá trị từ Khoa Học. Mà hơn nữa, vị viện trưởng Tu Viện Gaden Shartse cho chúng tôi biết rằng, chúng là phương tiện để Phật Giáo đóng góp cho thế giới hiện đại. Ở tuổi 40, vị viện trưởng trẻ này chỉ mới trải qua vài năm cộng tác ấn bản khoa học Phật Giáo tại Văn Phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Khoa Học Hiện Đại, ngài nói với chúng tôi, là tôn giáo của quần chúng hiện nay – và đã thay thế Ấn Độ Giáo như là sự thách thức triết học lớn nhất và mối đe dọa tồn tại của Phật Giáo. Các học giả Phật Giáo Tây Tạng là những người thừa kế và chăm sóc truyền thống triết học Nalanda Ấn Độ vĩ đại, và đối với họ việc tham gia với Khoa Học Hiện Đại là cách để họ tuyên dương tất cả chư vị lãnh đạo tâm linh.

Ngài viện trưởng tu viện nói tiếp rằng trong tất cả các tôn giáo trên thế giới thì chỉ có Phật Giáo có giáo nghĩa mang tính nhận thức luận và lý luận về tâm thức và vũ trụ trên cấp độ vi tế, mà có thể cạnh tranh và vượt trội hơn khoa học hiện đại. Điều này nâng cao tầm vóc của Chánh Pháp. Và quan trọng nhất là điều gặp gỡ Khoa Khọc này đang bảo vệ Phật Giáo chống lại sự thoái hóa – để tránh cho tín đồ khỏi bị mất uy tín và thích thú. Khoa học càng hoàn tất việc cải tiến sự phát triển vật chất của chúng ta bao nhiêu, thì nó càng im lặng và ngây thơ trước sự giảm thiểu nỗi đau khổ vốn có trong kiếp nhân sinh – nhưng Chánh Pháp thì lại có khả năng đó.

Khoa học thần kinh đã trắc nghiệm các trạng thái cảm xúc nhưng không giải quyết được tâm thức; trong khi đó đáp ứng của Phật Giáo đối với vấn đề này thì sâu rộng. Vũ trụ học của chúng ta thì hướng ngoại nhưng tinh yếu của việc rèn luyện tâm của chúng ta là tự phòng hộ. Bởi vì nó đi đến nơi mà Khoa Học không thể và không làm được – còn Phật Pháp thì lại là nguồn cội bao la của hy vọng.

Không tỉnh thức chánh niệm trong động lực tập thể của chúng ta đã dẫn tới sự lạm dụng và khai thác quá mức trong thế giới hiện đại như được minh chứng trong các hệ thống thực phẩm, các hệ thống lao động, và sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy sự tập trung vào Phật Pháp hiện tại là để đối diện với khoa học hầu mang lại nhiều lợi lạc cho tất cả nhân loại. Chúng ta cần kết hợp đạo đức trong hệ thống giáo dục, theo ngài viện trưởng cho biết, thật quan trọng để Phật Pháp tự biểu đạt trong hệ thống giáo dục của chúng ta.

Điều đó nằm trong bối cảnh lớn hơn của việc bảo tồn các nền văn hóa trí tuệ cổ thời chống lại chủ nghĩa hiện đại mà chúng ta nên xem như là công việc của mình. Đây là trận chiến huyền thoại lâu dài mà các học giả-tăng sĩ thầm lặng, kiên trì nhập cuộc vào cuộc chiến đấu của “Nhân Loại chống lại Người Máy Robot” – mà với tư cách là các Phật tử, chúng ta hiện cũng là một thành phần trong đó. Và tôi nhận ra, đang ngồi trong một đại dương tràn ngập y đỏ, đây là lý do tại sao vị Thầy của tôi đã tái sinh trở lại. Còn có rất nhiều việc cần làm. Đó là tầm nhìn đầy cảm hứng, khuyến tấn chúng ta hạ thủ công phu tu tập Phật Pháp, theo dõi từng hơi thở, đương đầu với cái chết.

Phạm Khánh Thư

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đào Hiếu và Hoàng Cầm, hai con người, hai thế giới nhưng lại có những nét tương đồng rất ngộ nghĩnh.
Xưa ở một nước trên bờ biển thuộc miền Tiểu Á-Tế Á có dòng vua Na-Han.
Đến với điện ảnh, từ 1957 tới 1975, Kiều Chinh đã là vai nữ chính trong 22 cuốn phim, trong số này có nhiều phim Mỹ thực hiện tại các nước Á Châu.
Chiến thắng của ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump trong ngày bầu cử 8/11/2016 đã gây ngạc nhiên cho giới quan sát chính trị Mỹ.
Nhiều tuần lễ qua, khắp nước Mỹ sôi động với các bản tin về sách nhiễu tình dục. Nhiều chính khách trong Quốc Hội Hoa Kỳ phải từ chức, nhiều vị giám đốc trong ngành phim ảnh và truyền hình cũng phải ra đi.
Đúng 50 năm trước, Hoa Kỳ đang trên bờ khủng hoảng…
Sinh đúng năm Mậu Tuất 1778, cách nay 240 năm, và mất năm 1858, 160 năm trước, Nguyễn Công Trứ là nhân vật lỗi lạc trong nhiều khía cạnh.
Sinh năm Mậu Tuất 1778, mất năm Mậu Ngọ 1858, Nguyễn Công Trư là bậc hiền tài, dân ba tỉnh tự lập đền thờ ghi ơn ngay khi ông còn sống.
“Ngô Tiên chủ phá tan quân của Lưu Hoằng Thao, Trần Hưng Đạo bắt sống Ô Mã Nhi đều trên sông Bạch Đằng, đều là những võ công lớn của nước ta….
Đế Vương ở Nam hải tên là Thốc. Đế Vương ở Bắc hải tên là Hốt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.