Hôm nay,  

Mã Độc Ẩn Trong Các Quảng Cáo Trên Ứng Dụng Skype

2/16/201600:00:00(View: 2967)

blank
Phát Hiện Ra Mã Độc Ẩn Trong Quảng Cáo Trên Ứng Dụng Skype.

blankTrung tuần tháng 02/2016, trang PCMag đưa tin, công ty bảo mật F-Secure đã phát hiện ra một loại mã độc ẩn trong các quảng cáo của ứng dụng Skype. Người dùng click vào các quảng cáo này sẽ bị dẫn tới một trang web có chứa mã độc Angler.

Angler là loại mã độc có thể tạo ra một lỗ hổng trên trình duyệt Internet của người dùng, tự động tải về và cài đặt các mã độc tống tiền ransomware. Nó sẽ mã hóa các dữ liệu trên máy tính của người dùng. Người dùng buộc sẽ phải trả tiền cho kẻ tấn công nếu muốn lấy lại các dữ liệu này.

Cụ thể hơn, đây là một loại mã độc mới, được các chuyên gia công nghệ của trang The Hacker News đánh giá độ nguy hiểm cao. Angler có thể lây nhiễm trong quá trình người dùng truy cập các trang web có khả năng bảo mật kém. Sau đó, chúng sẽ tạo ra những lỗ hổng để tin tặc phát triển và tiến hành các cuộc tấn công xâm nhập vào máy tính từ xa.

Khi phát hiện một lỗ hổng bảo mật trên ứng dụng, chẳng hạn trong Adobe Flash, Angler sẽ tự động tải các dữ liệu độc hại về máy tính bị tấn công. Lớp dữ liệu độc hại đầu tiên sẽ đánh cắp toàn bộ thông tin hội nhập và mật mã được lưu trên máy tính và gửi tới các máy chủ của kẻ tấn công.

Sau khi có được các thông tin hội nhập vào một số website, trang thương mại điện tử, email, tài khoản ngân hàng và thậm chí là hệ thống mạng của các công ty lớn, tin tặc sẽ tiếp tục đánh cắp thêm nhiều dữ liệu quan trọng trên phạm vi lớn. Lớp dữ liệu độc hại thứ hai chính là ransomware CryptoWall 4.0, nó sẽ mã hóa tập tin người dùng và gửi thông tin đòi tiền chuộc.

Theo The Hacker News, khi thiết bị bị lây nhiễm Cryptowall 4.0, người dùng chỉ có thể lựa chọn hoặc là định dạng (format) lại hệ thống, thiết bị và khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu dự phòng, hoặc chấp nhận trả tiền chuộc để lấy khóa giải mã. Vì khả năng mã hóa của Cryptowall 4.0 là rất mạnh và gần như không thể bẻ khóa.

F-Secure cho biết, mã độc Angler không chỉ xuất hiện trong ứng dụng Skype, mà còn được phát hiện thấy trong các quảng cáo thuộc nền tảng AppNexus. Do đó, một số quảng cáo trên các trang web như eBay, MSN hay thậm chí cả The Daily Mail cũng bị phát hiện có chứa mã độc.

Dù ứng dụng Skype lại hoàn toàn độc lập với trình duyệt Internet, F-Secure cũng cho biết: “Điều cần chú ý là mã độc bên trong một nền tảng độc lập không có nghĩa là nó không thể tiếp cận các trình duyệt Internet và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dùng”.

Chuyên gia bảo mật của F-Secure cho biết họ đã có thể ngăn chặn được mã độc bên trong các quảng cáo này, nhưng vẫn khuyến nghị người dùng nên cài đặt các phần mềm diệt virus, hoặc các chương trình chặn quảng cáo Adblock để tránh các loại quảng cáo độc hại khác có thể xuất hiện.

Theo: Nguoivietphone.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hạ tuần tháng 07/2016, Verizon đã chính thức đồng ý mua lại mảng kinh doanh cốt lõi của Yahoo với mức giá là 4.83 tỷ USD – thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
Hạ tuần tháng 07/2016, Colin Gillis, chuyên viên phân tích của BGC Financial L.P. nhận định: “Apple đã chạm đến đỉnh cao của mình dưới thời CEO Tim Cook.
Hạ tuần tháng 07/2016, Yahoo bị yêu cầu phải trình những tài liệu liên quan đến việc đã phục hồi lại những email mà người dùng đã xóa.
Hạ tuần tháng 07/2016, Birkenstock, hãng giày Đức quyết định ngừng bán các sản phẩm của mình trên Amazon do tình trạng hàng giả,
Hạ tuần tháng 07/2016, Intel, nhà sản xuất chip xử lý hàng đầu thế giới đã công bố báo cáo tài chính của Q2/2016,
Trung tuần tháng 07/2016, sau phán quyết Tòa án quốc tế đưa ra về vụ kiện “đường lưỡi bò” của Phillipines đối với Trung Quốc,
Trung tuần tháng 07/2016, IBM công bố báo cáo tài chính Q2/2016, kết quả đã vượt qua những kỳ vọng trước đó về lợi nhuận và doanh thu, chứng minh rằng hãng vẫn chưa hề suy yếu,
Trung tuần tháng 07/2016, giá cổ phiếu của Apple ($AAPL) đã trở lại mốc 100 USD lần đầu tiên kể từ ngày 06/06/2016.
ARM là hãng thiết kế nhưng không sản xuất các loại chip. Các thiết kế chip di động của ARM được sử dụng bởi rất nhiều nhà sản xuất chip xử lý và nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới hiện nay.
Trung tuần tháng 07/2016, sau 17 tháng điều tra, Qualcomm phải đối mặt với án phạt lên tới 900 triệu USD ở Hàn Quốc vì bị cáo buộc lạm dụng bằng sáng chế.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.