Hôm nay,  

Google Từ Chối Áp Dụng Quyền Được Quên Toàn Cầu Của Pháp

8/1/201500:00:00(View: 3683)
blank
Google.

blankHôm Thứ Năm (30/07/2015), Google cho biết đã từ chối nhượng bộ trước mệnh lệnh của cơ quan giám sát quyền riêng tư Pháp, trong đó yêu cầu không được hiển thị các kết quả tìm kiếm trên toàn cầu, khi người dùng viện dẫn “quyền được quên” trực tuyến của họ.

Cơ quan bảo vệ dữ liệu Pháp, CNIL, trong tháng 06/2015, đã ra lệnh cho Google phải xóa danh sách các kết quả theo yêu cầu tìm kiếm, xuất hiện dưới tên của một người, từ tất cả các website của công ty, bao gồm cả Google.com.

Động thái xuất phát từ một phán quyết vào tháng 05/0214 của Tòa án Công lý Châu Âu, cho phép người dân Châu Âu yêu cầu các công cụ tìm kiếm như Google và Bing của Microsoft, phải xóa các kết quả tìm kiếm hiện tên của họ khi thông tin đã không còn chính xác, không liên quan hoặc có tính chất kích động, được gọi là “quyền được lãng quên.”

Google đã tuân thủ phán quyết và kể từ đó nhận được hơn 250,000 yêu cầu loại bỏ các kết quả tìm kiếm. Công ty đã chấp nhận 41% trong số các yêu cầu trên.

Tuy nhiên, công ty đã hạn chế các sự loại bỏ trên một số các website của mình tại Châu Âu, chẳng hạn như Google.de tại Đức hay Google.fr tại Pháp, do có hơn 95% các tìm kiếm được thực hiện từ Châu Âu và thông qua các phiên bản địa phương của Google.


Trong một bài đăng trên blog vào tháng 07/2015, Google khẳng định công ty tin rằng không có bất kỳ một quốc gia nào có quyền kiểm soát những nội dung, mà một ai đó có thể truy cập chúng tại một quốc gia thứ hai.

CNIL cho biết, cơ quan đã xem xét đơn kháng cáo của Google và sẽ quyết định liệu có nên chấp thuận hay không, trong vòng hai tháng.

Trong trường hợp bị từ chối, Google sẽ phải đối mặt với một khoản tiền phạt, mặc dù chúng khá nhỏ so với doanh thu của công ty.

Google cũng đưa ra cảnh báo rằng, việc áp dụng “quyền được lãng quên” trên toàn cầu sẽ gây ra một “cuộc chạy đua xuống đáy” tại nơi mà “quyền tự do Internet giống như ở nơi ít tự do nhất thế giới”

Lập trường của công ty vẫn được duy trì kể từ tháng 02/2015, bởi nhóm chuyên gia định hướng cho công ty về các phương pháp áp dụng cho các quyết định mang tính chất quan trọng.

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý Châu Âu và một số chuyên gia pháp lý cho rằng, Google nên áp dụng phán quyết về “quyền được lãng quên” trên toàn cầu, vì việc tránh né phán quyết bằng một phiên bản khác của Google là quá dễ dàng cho công ty.

Theo: Nguoivietphone.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hãng phim đã bị hai người tự xưng là nhân viên cũ của công ty khởi kiện khi công ty không bảo vệ được số an sinh xã hội, hồ sơ y tế,
2 công ty bảo mật là Kaspersky Lab và Blue Coat đã phát hiện ra một phần mềm độc hại (malware) phức tạp mới được xếp vào dạng “có thể đe dọa dai dẳng”.
Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) đã cảnh báo các doanh nghiệp Mỹ cần đề cao cảnh giác đối với một hoạt động tấn công mạng tinh vi từ tin tặc Iran,
Facebook đã không còn hiển thị kết quả tìm kiếm từ công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft khi người dùng tìm kiếm bằng tính năng Graph Search.
Trung tuần tháng 12/2014, cục giám sát cạnh tranh Canada đã xin một lệnh của tòa án nhằm buộc Apple phải giao nộp các hồ sơ liên quan đến việc điều tra đang diễn ra.
Theo tờ Wall Street Journal, nhà bán lẻ trực tuyến khổng lồ eBay Inc (EBAY.O) đang xem xét một kế hoạch cắt giảm hàng ngàn việc làm vào đầu năm 2015.
Vào tháng 7/2014, hai công ty Apple và IBM đã ký một hợp đồng cung cấp các ứng dụng di động cho các doanh nghiệp lớn.
Một số nghi ngờ lan truyền rông rãi cho rằng Bắc Hàn là thủ phạm đứng sau vụ tấn công lớn nhằm vào Sony Pictures sẽ phải nhường chỗ cho sự xuất hiện các lý thuyết khác.
Theo một số chuyên gia an ninh mạng nghiên cứu về vụ tấn công mạng máy tính nghiêm trọng nhằm vào hãng phim của tập đoàn Sony cho biết,
Barack Obama đã trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên đặt tay viết những dòng Code được cho là khô khan và không phải ai cũng hiểu được.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.