Hôm nay,  

Hư Và Thực

29/03/201400:00:00(Xem: 4024)
Ngày con gái đầu lòng cùa tôi ra trường y sĩ (physician assistant), ban tổ chức có mời một Ông Y Sĩ đàn anh tốt nghiệp đã lâu và làm việc tại một làng quê xa xôi. Ông kể lại rằng làng anh nhỏ, anh hầu như phải làm tất cả công việc của một bác sĩ: khám bịnh, đỡ đẻ, thậm chí còn phải băng bột, tiểu giải phẫu, khâu vá vết thương v.v…Có một điều thú vị Ông nói thêm rằng: vì là một làng nhỏ cho nên “Chuyện tốt mọi người đều biết, chuyện xấu mọi người cũng biết.“

Một ngày gia đình chúng tôi đi dự đêm trình diễn của ca sĩ Neil Diamond tại Norman thuộc Oklahoma City. Hơn 40.000 khán giả chiếm chật cầu trường bóng rổ (basketball stadium). Parking xe đậu kín mít. Anh con rể của tôi bận công việc nên đến trễ, không tìm được nơi đậu xe, anh bắt chước những người đến trước đậu bừa trên sân cỏ. Vì trời tối, anh không dè đã đậu nơi bãi bùn đẫm nước. Lúc ra về, xe anh mắc kẹt trong vũng bùn, gài số de, nhấn hết ga chiếc xe vẫn nằm yên tại chỗ. Ngay lúc ấy có hai người Mỹ trẻ tuổi từ hai chiếc xe riêng đậu kế bên nhảy xuống. Thế là ba chúng tôi: hai người Mỹ và tôi, con rễ ngồi trên tay lái, hè nhau đẩy, anh con rễ nhấn lút ga, bánh xe quay tít mù, bùn bắn lên đầy quần áo ba người chúng tôi: chiếc xe vẫn cứng đầu không chịu nhúc nhích. Cuối cùng một trong hai người Mỹ trở về xe dùng điện thoại di động gọi xe tow đến kéo.

Người dân Mỹ sống ở tỉnh nhỏ là như thế đấy. Họ giúp đỡ nhau rất tận tình. Chúng tôi cám ơn hai ngưòi Mỹ rối rít. Họ thản nhiên nói không có chi và vui vẻ lên xe ra về.

Chúng tôi dọn về Cali năm 2004. Có những lúc vào tiệm ăn hay supermarket, vói tay mở cửa nhường cho người đi sau vào trước, họ thản nhiên bước vào và… không hề nói một lời cám ơn!!! Ban đầu chúng tôi hơi bỡ ngỡ và ngạc nhiên nhưng dần dà rồi cũng quen, mặc dù chính mình luôn nói lời cám ơn nếu có ai đó làm giúp việc gì cho mình.

Những ngày mới về Cali, chúng tôi cũng rất bỡ ngỡ và ngạc nhiên khi thấy những người bạn ngày trước cùng ở chung một thành phố, thù tiếp, ăn uống chơi chung thân thiết… Rồi họ về đây trước, tôi có việc nhờ đến họ, họ liền quay lưng!

Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều người, nhiều giới… nhưng cố tìm cho được người đồng điệu, đồng chí hướng với mình thật khó. Người ở tỉnh nhỏ về đây thấy …shocked thật sự, rồi tự hỏi: tại sao người ta nỡ đối xử với mình như thế? Tôi là một bác sĩ y khoa sống ở tỉnh nhỏ đã quen, luôn đem tấm lòng chân thật ra đối xử với mọi người, trong lòng luôn bứt rứt không yên trước những cảnh tượng như thế.

Người Việt chúng ta rất thông minh, chịu khó. Đến nước Mỹ, chúng ta rất thành công trên hầu hết mọi lãnh vực: từ văn hóa, chuyên môn đến chính trị, tôn giáo… Nếu chúng ta biết đoàn kết và thương yêu nhau, chắc chắn chúng ta có thể dời non lấp biển. Ngày diễn hành Tết Giáp Ngọ vừa qua, tôi đã chứng kiến một rừng người Việt Nam đi diễn hành và một rừng người Việt Nam là khán giả. Nếu hai rừng người Việt Nam nầy nhập lại làm một, chúng ta có thể giải phóng được quê hương khỏi ách gông cùm cộng sản. Có ai đó sợ người Việt chúng ta đoàn kết lại hay không?

Hy vọng một ngày nào đó sẽ có một cộng đồng Việt Nam biết thương yêu nhau hơn, đoàn kết hơn để: trước hết làm gương cho con cháu mình, sau nữa tạo nên một sức mạnh có thể làm nhiều việc thật tốt đẹp cho cộng đồng cũng như tạo tiếng thơm và gây ảnh hưởng trên nhiều lãnh vực trong xã hội. Mong lắm thay!!!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sáng chủ nhật ngày 09-03-2014 các thành viên của Uỷ Ban Quân Cán Chính VNCH đã lên thăm đất
Sắp đến ngày Quốc Hận Ba Mười Tháng Tư thứ 38 rồi, dư luận của người dân trong ngoài nước còn vẫn còn dấy lên qua tin nhà cầm quyền CSVN cắm cọc,
WESTMINSTER (Việt Báo) -- Chiều Thứ Sáu 11 tháng 10, năm 2013, Tiến sĩ Nguyễn đình Thắng, PhD,
Đơn xin gia nhập Hội viên (download từ website www.nghiatrangbienhoa.org hay liên lạc văn phòng:
Trân trọng đính chánh, trong bài HY VỌNG của Trang Xây Dựng NTQCCVNCHHN, ngày Thứ Bảy 22- 3,
Trong khung cảnh mưa rơi mù mịt vùng Cao nguyên u tịch, đã thôi thúc Trần Duy Đức viết nên bản nhạc đầu tay Khúc Mưa Sầu,
Bản tính dân tộc Việt là trọng tình, trọng nghĩa, ơn đền nghĩa phải trả. Nên người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại
Một học giả thời trước đã viết: “Làm người ai cũng có hy vọng, như người làm ruộng mong tới ngày gặt lúa, kẻ đi đường mong tới lúc dừng chân”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.