Vui Xuân Nối Bút

1/20/202300:00:00(View: 2811)
2tr
Nữ Sĩ Trùng Quang

XƯỚNG THƠ, MỜI HỌA

1.
Một sáng mùa Xuân ngập ánh hồng,
Một cung đàn ấm khắp Tây, Đông.
Một rừng thông điểm trời mây biếc,
Một vũng vàng tô biển nước trong.
Một khối bao la hoa lá trổ,
Một bầu bát ngát sắc hương nồng.
Một tia nắng đẹp soi muôn cõi Một chữ là mang một tấc lòng.
2.
Một thoáng đua vui bút nối vần,
Một trời Xuân đẹp nắng vàng sân.
Một trang giấy trắng mươi hàng chữ,
Một ngọn chì đen mấy đoạn văn.
Một phút tiêu dao thơ với nhạc,
Một giây phiêu lãng ảo và chân.
Một vài lơiø lãi trong khuôn sống:
"Một tiếng tri âm gọi góp phần".

Trùng Quang



Hue Thu
Huệ Thu họa thơ

1. TẠ ƠN LÒNG

Chút duyên thêm thắm, má thêm hồng
Chút lạnh pha vào gió cuối Đông
Chút nghĩa tình nồng câu sách cũ
Chút duyên nghiệp nặng mắc dòng trong
Chút thơm lại tưởng hoa vừa nở
Chút nhớ mà như rượu đã nồng
Chút kính, cầu dâng câu thượng thọ
Chút xin khép nép tạ ơn lòng

2. GẮNG GÓP PHẦN

Chút quản tình ai đã lựa vần
Chút vui hồng tía rải đầy sân
Chút mừng tuổi thọ nơi quê tạm
Chút vị lòng già giữa tiệc văn
Chút tiếc sắc vào hàng bạc tóc
Chút mừng vì chửa kẻ chồn chân
Chút mong hô lớn câu đoàn kết
Chút nghĩ vì dân gắng góp phần

Huệ Thu



Ha Thuong Nhan
Hà Thượng Nhân
 nối bút

ĐÃ NGHE CHỊ GỌI

1.
Đã nghe rực rỡ một màu hồng
Đã thấy xuân về với gió Đông
Đã hiểu duyên dày mà phận mỏng
Đã từng gạn đục lại khơi trong
Đã hay nhìn lại bàn tay trắng
Đã tưởng dâng lên chén rượu nồng
Đã rõ Chín Tư là đại thọ
Đã đành nhiều ít tự nơi lòng

2.
Đã tiếp thơ ai phải họa vần
Đã hồng đầy ngõ, cúc đầy sân
Đã nhiều phen múa trên trường bút
Đã lắm khi đùa giữa trận văn
Đã đọc cổ kim không mỏi mắt
Đã xem gai góc chẳng chồn chân
Đã nghe chị gọi là xin tới
Đã vụng về mong góp chút phần.

Hà Thượng Nhân

CaoMyNhan
Cao Mỵ Nhân hoạ thơ

MỘT CHÚT TÌNH XUÂN

1.
Một cõi càn khôn ánh sáng hồng
Một trời tâm sự tỏa hừng đông
Một trang dĩ vãng vừa rơi nhẹ
Một chuỗi tương lai mới gạn trong
Một chuyện tình thơ đang viết dở
Một đường chân lý đã hun nồng
Một ai tri kỷ nơi thiên hạ
Một ước mơ trao tận đáy lòng

2.
Một bức hoa tiên khách mở vần
Một nàng xuân nữ đợi ngoài sân
Một mầu phẩm hạnh xô hài gấm
Một nét tinh khôi nổi sóng văn
Một vẻ mơ màng tô hướng thiện
Một lời bóng bẩy vẫn là chân
Một câu thưa thốt đầy thâm ý
Một chút tình riêng cũng dự phần

Cao Mỵ Nhân

caotieu
Cao Tiêu tiếp vần

BA BÀI THƠ

1. MộNG LÒNG

Hai mái đầu xanh đẹp tuổi hồng
Năm năm chung lớp xếp hàng đông
Hai bên trai gái cùng vào lớp
Hai đứa hai bàn sát chỗ trong
Mấy lượt đón Xuân cùng áo mới
Hai nhà như ước một duyên nồng
Hai con bướm lượn vườn thơ đó
Hai áng mây phong dệt mộng lòng

2.CHợ TếT QUÊ XưA

Những sạp rau xanh, những cốm, hồng
Nhiều hàng quán tết, chợ quê đông
Dăm thầy hương lý ô che nắng
Những thúng cam sành xếp phía trong
Mấy cô thôn nữ môi trầu đỏ
Vài cụ già râu nếm rượu nồng
Bao quẻ nhân duyên thầy bói đoán
Lắm cậu chờ xem thấp thỏm lòng

3. CHUNG NHÌN MộT HưỚNG

Mấy khúc tình ca vút điệu vần
Hai hàng tùng cúc dọc theo sân
Một đàn chim sẻ bay ngoài nắng
Dăm tiếng cười vui giọng đọc văn
Hai giải thắt lưng hoa lý sẫm
Đôi hài thêu gấm dấu in chân
Hai cuộc đời chung nhìn một hướng
Hai tấm lòng son để sẵn phần

Cao Tiêu

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bạn đang nghe thấy gì trong khí hậu tháng Tư? / Tiếng kêu từ đáy huyệt cuối trời. / Tiếng gió xoáy những cột cờ tử thương tuẫn tiết. / Tiếng phố vỡ triệu mảnh thủy tinh cắt lồng ngực tháng tư rỉ máu mãi chưa khô. / Tiếng sóng hôi dao mùi hải tặc từ oan nghiệt một thời biển huyết. / Tiếng oan hồn dật dờ tìm về cố quận, đáy vực kia bầy cá hoang tảo mộ. / Tiếng hậu chấn từ tâm hồn con dân tháng Tư choàng lên thảng thốt. Dấu chàm xanh lưu xứ để nhận ra nhau. / Tiếng con bướm gáy trong giấc ngủ đôi bờ chiến tuyến. / Tiếng vô vọng của dòng thơ đớn đau, sỉ nhục trải dài trên đất đai tổ quốc. /Tiếng mong mỏi trên những dòng thơ đang vuốt mắt lịch sử, xin hãy chết yên, chết quên, và mở lòng ra ôm những vết thương, trồng lại bóng Quê Nhà…
“Chìm trong biển chết trôi tim người / Còn gì đâu tiếc thương xa xôi …” Chiếc tàu nhỏ rời bến Constantine, Algeria, chở Enrico Macias đến một nơi xa lạ, người lưu vong không bao giờ được phép trở về. Làm sao cánh chim di có thể quên lối cũ? Chiến tranh xua đuổi ông ra khỏi quê nhà. Tàu khởi hành không một người đưa tiễn. “Người tình ơi, ta xa nhau. Mượn đôi mắt em lên đường.” Với cây guitar làm hành trang, ông ghi lại, “J'ai quitté mon pays …”
Hãy tạm để những chuyện buồn nằm im dưới mâm cỗ ngày Tết, để ta chỉ được thấy màu xanh lá bánh chưng, màu đỏ ối ruột dưa hấu, màu vàng đỏ tung xòe trong những bao lì xì nhỏ, màu nắng chín nhấp nháy trên những trái quất… bây nhiêu đó có đủ để bạn đón hơi thở mới của đất trời? Hy vọng vậy để chúng ta được mọc lên như cỏ non trên khung rêu ngày tháng cũ. Bài thơ của Nguyễn Hồng Kiên tôi đọc được từ trang của trường Mầm Non Cự Khối, bài thơ được dạy cho các em lứa 4 tuổi, như một lời chúc tết hồn nhiên.
Cho nhân dân tôi, thức dậy trong bóng tối, những người hát bài ca im lặng, những người than thở trong im lặng, những người nổi giận trong im lặng, những người yêu nhau trong im lặng, lời cầu Nguyện cho nhân dân tôi, những người đi trên đường, chạy tất bật từ sáng đến tối, cho bữa ăn của người nghèo đói, hít thở khói và bụi, những người già trước tuổi, những người không bao giờ biết hát, những người không bao giờ biết cười, những người không bao giờ biết nói dối
Houston mùa hè nóng có thể nướng thịt trên mui xe hơi./ Họa sĩ bò dưới đất vẽ chân dung kiếm tiền đổi rượu./Nàng mẫu ngồi khép hở y phục lả lơi./ Đường nét sắc màu bỗng dưng tơi bời khung bố, trời đất sẽ vô cùng phẫn nộ, nếu đàn ông không thích đàn bà, nếu bàn tay cứ chăm chú vẽ./ Tao không kể hết chuyện để người đọc tự đoán. Xe cứu thương chuẩn bị hụ còi. Bác sĩ xuất hiện. Mày ôm bức tranh nằm thoi thóp . /Tao thấy hết từ đầu qua khe cửa phía sau.
Những bài thơ xuất sắc của Giáng Vân nằm ở biên giới giữa điều có thể nói và điều không thể nói ra. Thơ chị có nhiều đề tài, tình yêu, suy tư lịch sử, những xúc động mới về thế giới hiện nay. Đó là một loại thơ sâu kín, cắm rễ trong vùng tối đen của tiềm thức, nhưng hướng về phía ánh sáng. Giáng Vân không ngần ngại nói về sự bế tắc, sự cùng đường của xã hội, cái chết và sự diệt vong của con người. Trong tập thơ gồm 36 bài, những mảng tối được thấy rõ, sự buồn rầu, lo lắng, cảm giác phẫn nộ, nhưng chị nói nhiều hơn đến sự vượt qua. Chị tin vào tâm hồn. Thơ chị có hai nguồn mạch: những câu chuyện riêng tư và những nỗi lo âu của thời đại mình. Chị có những bài thơ đi tới chỗ tận cùng, nơi giao điểm của hai niềm cảm hứng, đó là một kiểu thơ trữ tình thời sự hiếm gặp hôm nay.
Nhà thơ Vũ Trọng Quang bảo mũi tên ấy bay hoài bay không tới. Làm sao bay kịp thời gian. Hoặc giả như vầy. Nơi tôi ngồi cố định, và. thời gian đi qua đi qua. Khi lời thơ vừa thốt lên là lúc tôi rơi mất thời gian. Không gian nào giữ những lời đi. Ở những bài thơ sau đây bạn có thể thấy được nơi thời gian và không gian gặp nhau trong nhịp lẫy tình cờ. đã ra đi là muôn đời ở lại…Bây giờ là bao giờ??? Bao giờ là bây giờ!!!, chiếc kim đồng hồ lẩn thẩn/ như con kiến già bò trên miệng chén… …Bạn cùng tôi như ai kia thập tự vác mình qua đông gió, cứu chuộc nỗi tàn phai của Màu thân thể ngó chừng cũng cũ cùng sự lãng quên muôn đời, để có thể trong thế giới siêu hình yên tĩnh của ta được an ủi Mưa trầm trầm dương thế/ Ngấm sâu miền âm gian… , dù mưa không dội sạch được những linh hồn run rẩy, và dẫu Đó là cánh cửa bí mật/ từng khép cửa linh hồn…
Nhịp lá rơi đang xô chèo dòng thu cập bến. Những con thuyền năm tháng sẽ tiếp tục dong buồm. Nơi chốn nào gọi là đáy đĩa mùa đi ơi Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh? Có phải là nơi Bình tàn thu vai phấn nghiêng rơi của thi nhân 80 năm trước? Hay trong cơn khát của mùa thu của Trang Thanh? Hay nơi dấu chân em lối vàng xưa của Lê Hoàng Anh? Hay nơi mùa trăng hóa quỳ vàng của Lê Vĩnh Tài? Hay nơi mặt đất dâng lên nuốt ánh mặt trời của Duyên? Hay nơi tiếng chạm của những viên đá tím của Nguyễn Thị Khánh Minh? Hay nơi rực rỡ hoàng hôn rực rỡ Đêm tháng 11 cuối cùng của Lê Chiều Giang?
Bài thơ này đăng trên Việt Báo vào ngày 10 tháng 8 2024. Người dịch nói rằng “…Bài này hợp với tinh thần Phật Giáo…” Tác giả Henry Wadsworth Longfellow là một nhà thơ nổi tiếng vào bậc nhất ở Mỹ trong thế kỷ 19. Trong tiểu sử không thấy nhắc ông có nghiên cứu về Phật Giáo. Có thể giải thích rằng những gì thuộc về chân lý, sự thật thì sẽ mãi mãi tồn tại, bất kể Đức Phật có thuyết giảng hay không.
Em nhan sắc đồi câm / Tôi ù lì bến chải / Máu những giọt rất thầm / Tới khấc tình bãi nại / Cứu rỗi một nhành cây / Buồn lên thập tự giá / Hồn ma xưa hiện ngày / Xuống vũng đêm đày đọa
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.