Gục

25/08/201618:50:00(Xem: 2127)

 

GỤC

 

Lạc lỡ quê xa ngượng nhớ quê nhà

Nơi đó yên bình, tình khơi đậm quá

Nỡ bỏ quê cha trầm nơi quê lạ

Run rẩy môi va vấp mùi xưa ấy…

 

Bao nhiêu đêm thui thủi bó gối đày

Hóng trăng vàng ru nỗi nhớ mộng say

Vò võ bóng loang mờ làn sương nhẹ

Rủ lá già vắt gối đọa bàn tay…

 

Rưng rức bóng gió vày xơ một dáng

Đâu lối về hỡi mộng mị sảng mê

Trăng vàng tưới những từng sợi dài thê

Phai tàn lạ - phai dầm dề cổ tích…

 

Đêm lạnh vắng co ro trong hoang tịch

Tiếng tầu đêm chợt… nghịch, vỡ niềm riêng

Tâm hồn vỡ những hư – thực đảo điên

Thu thêm gối gục mình miên man nấc…

 

Đêm nay có bao người được yên giấc

Bao người ngồi kiểm đếm bậc thang mình

Đã leo qua trong thống khổ lặng thinh

Rồi bó gối thả trìm trong cô độc…

 

22-07-2016

Nguyên Hữu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một mùa hè, khi chàng vẫn còn trẻ, chàng đứng bên cửa sổ và tự hỏi họ đã đi đâu, những người đàn bà ngồi bên biển, ngắm nhìn, chờ đợi một điều gì đó không bao giờ đến, gió nhẹ phả vào da họ, gửi những lọn tóc xoã ngang môi họ. Họ đã ngã xuống từ mùa nào, họ đã lạc lối từ ý niệm nào của nét yêu kiều? Đã lâu rồi kể từ khi chàng nhìn thấy họ trong vẻ lộng lẫy đơn độc, trĩu nặng trong nỗi biếng lười, dệt nên câu chuyện buồn về niềm hy vọng bị bỏ rơi. Đấy là mùa hè chàng lang thang trong màn đêm kỳ vĩ, trong biển tối, như thể lần đầu tiên, để tự toả ra ánh sáng của chính mình, nhưng những gì chàng toả ra là bóng tối, những gì chàng tìm thấy là đêm.
… Đã bao năm rồi, biết bao nhiêu nước chảy qua cầu, có quá nhiều điều để không thể nào quên. Ngay trong tù đày, những hình ảnh hồi tưởng chưa bao giờ là cuộc duyệt binh vĩ đại đầy màu sắc và ồn ào của ngày Quân Lực; mà luôn luôn là những bước chân diễn hành thầm lặng của một tiểu đội lính vô danh ở ngày giờ cuối cùng của một thành phố trước khi mất tên Sài Gòn. Người chuẩn úy ấy bây giờ ở đâu, trong một trại cải tạo nào, còn sống hay đã chết, số phận những người lính can đảm kỷ luật tới giờ phút chót ấy bây giờ ra sao, cũng không ai được biết. Liệu có thêm được một dòng chữ nào giữa những trang quân sử viết dở dang để nói về cuộc diễn binh kỳ lạ cấp tiểu đội mang biểu tượng hào hùng của quân lực ở ngày giờ cuối cùng trước khi cả toàn quân tan hàng rã ngũ... (Ngô Thế Vinh, trong tập truyện Mặt Trận Sài Gòn.)
LTS: “19 Hè 72” là một bài trường ca của nhà thơ Ngu Yên viết về chiến tranh Việt Nam với những hình ảnh thống khổ và chết chóc đau thương do chiến tranh gây nên. Và để tri ân người lính Việt Nam Cộng Hòa. Khác với những trường ca thường thấy trước đây, nhà thơ đã kết hợp một cách sáng tạo giữa thi ca với tài liệu từ những trang bút ký, hình ảnh chiến tranh, ca khúc, thậm chí quân sử, để thơ không chỉ là những câu chữ thuần túy nữa, mà là một bức tranh linh động và xúc động khiến người đọc không khỏi bồi hồi khi đọc, dù những điều được nhắc đến trong bài thơ xảy ra cách nay đã trên nửa thế kỷ. Việt Báo trân trọng giời thiệu.
Dấu thời gian để lại trên con đường nó đi qua là tàn phai, là những đổi thay tác động vào tâm thái vui buồn của ta, tạo nên hoài niệm, và ước mơ. Vậy cái lúc đang thở, bạn có biết thời gian đang có mặt không, và có nhìn kỹ người bạn đồng hành ấy không. Phải chăng lúc dừng lại đó là ta đang thức cùng hiện tại? Trong Kinh Người Biết Sống Một Mình, Đức Phật dạy: Đừng tìm về quá khứ/ Đừng tưởng tới tương lai/ Quá khứ đã không còn/ Tương lai thì chưa tới/ Hãy quán chiếu sự sống/ Trong giờ phút hiện tại/ Kẻ thức giả an trú/ Vững chãi và thảnh thơi.
Gió gỡ bóng tối rừng thông./ Sáng trăng lang bạt theo dòng lân tinh./ Suốt ngày đuổi bắt ái tình./ Sương mù nhảy múa bóng hình yêu đương./ Hải âu lạc cánh tây phương./ Cao, cao, ngọn nến dễ thường ngôi sao.
Đó là câu kết một bài thơ của nhà thơ Iya Kiva, là một trong nhiều nhà thơ trẻ Ukraine hiện nay. Bà đã dùng câu thơ “Tháng hai. Lấy mực ra và khóc” của thi hào Nga Boris Pasternak (February. Get ink and weep!) để làm tựa đề cho ba bài thơ của bà. Cùng với các nhà thơ Ukraine khác như, Taras Shevchenko, Pavlo Vyshebaba, Oksana Zabuzhko, chúng ta thấm thía hơn thân phận dân tộc Ukraine, máu và nước mắt họ làm cháy bỏng trái tim thế giới.
Từ những ý nghĩa của bút hiệu Nhã Ca, tôi có thể viết ra một đoạn bói số mệnh nhà thơ:“Nhã Ca: tuy là một loài cỏ dại, nhưng có tiếng thơ thanh thoát tao nhã bên ngoài, bên trong chứa đầy nghịch ngợm, khác thường. Trải qua cuộc sống thăng trầm, tiếng thơ trở thành tiếng ho, tiếng nôn mửa, rồi tiếng thơ đó, về chiều, lắng đọng thành âm điệu cà sa.” Tác phẩm “Nhã Ca, Thơ” toàn tập cho phép tôi có cái nhìn tổng thể và cũng trả lời được nỗi niềm thắc mắc của cậu học trò mới lớn, khi đọc bài thơ “Vết Thẹo.”Từ tuổi thiếu niên vươn lên tuổi thanh niên, ngoài trừ thân xác nẩy nở, trí tuệ cũng gia tăng tò mò và tưởng tượng. Hầu hết, tò mò tưởng tượng lúc đó, hướng về phụ nữ, đối với tôi là một nhân vật thần bí. Khi vô tình đọc được bài thơ “Vết Thẹo”, tôi vô cùng sửng sốt. Tôi sống tự do trong thân thể mình / Nghe vết thẹo lớn dần và mọc rễ.” Đọc lên, nghe vừa lạ lùng, vừa khiêu khích, vừa bí mật.
Chúng giết người vào buổi sớm mai/ Sáng Mồng Hai, ngày Tết / Chúng giết người không ghê tay,/ không giấu mặt./Những hàng xóm, phố xưa quen biết lâu dài, /chung tộc họ, tính danh, gia cảnh / Chúng giết người bởi quyết tâm định sẵn / "Đường vinh quang xây xác quân thù /Lềnh loang màu cờ thẫm máu.
Một sáng mùa Xuân ngập ánh hồng, / Một cung đàn ấm khắp Tây, Đông. / Một rừng thông điểm trời mây biếc, / Một vũng vàng tô biển nước trong. / Một khối bao la hoa lá trổ, / Một bầu bát ngát sắc hương nồng. / Một tia nắng đẹp soi muôn cõi / Một chữ là mang một tấc lòng.
Thưa người nước mắt bình minh/ Cái trong veo để phục sinh lại đời / Thưa người những bước rong chơi / Đưa nhau ngàn dặm nụ cười tung tăng / Sóng cao vực thẳm thưa rằng / Chân con kiến bé cứ lằng lặng đi / Mùa nào hút cánh thiên di /Qua sông núi biếc. Sợ gì nắng mưa
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.