Gerald McCarthy vào Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ năm 17 tuổi, phục vụ tại Việt Nam trong hai năm 1966-1967, trong Tiểu Đoàn 1 Công Binh Chiến Đấu Hoa Kỳ (1st Combat Engineer Battalion) tại Chu Lai và rồi tại Đà Nẵng. Sau một nhiệm kỳ trong quân ngũ, McCarthy đào ngũ, bị bắt vào một nhà tù dân sự rồi chuyển vào quân lao. Những bài thơ đầu tiên của ông gom lại ấn hành trong thi tập War Story, ghi lại các suy nghĩ với kinh nghiệm tại Việt Nam. Sau đó, ông tham gia các hoạt động phản chiến và in nhiều thi tập khác. Nhà thơ D.F. Brown sinh năm 1948 tại Springfield, Missouri. Ông phục vụ trong Lục quân Hoa Kỳ từ 1968 tới 1977, trong đó từng giữ nhiệm vụ lính cứu thương trong tiểu đoàn Bravo, 1/14th Infantry tại chiến trường Việt Nam các năm 1969–70. Năm 1984, Brown in tập thơ đầu tay, nhan đề Returning Fire, trong đó, bài thơ ngắn nhất có nhan đề ghi bằng tiếng Pháp “L’Eclatante Victoire de Khe Sanh” (Chiến Thắng Huy Hoàng tại Khe Sanh).
Nhã Ca với tập thơ đầu tay Nhã Ca Mới, đoạt giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc về thơ năm 1965. Giải Khăn Sô Cho Huế (1969) đoạt Giải Văn Chương Toàn Quốc về văn năm 1970, và Tuệ Mai đã đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc về thơ năm 1966 với thi phẩm Không Bờ Bến. Thơ. Họ là cột mốc đánh dấu cho sự chuyển mình khai phá bứt ra khỏi phong cách thi ca tiền chiến. Thi ngữ, thi ảnh nơi họ khơi gợi ở người đọc cảm xúc mới mẻ, thi pháp tuy còn giữ nhiều về thể luật của các loại thơ vần điệu, nhưng được chở dưới nhạc điệu cấu tứ mới – kể cả lục bát – nên cũng có thể nói họ đã cách tân những thể loại thơ này vào thời đó, đặc biệt, ở thể loại tự do, với Nhã Ca, một luồng gió mạnh thổi bật gốc rễ của trói buộc ngôn từ, định kiến.
Tôi đã đọc thơ Nguyễn Quốc Thái từ hơn một thập niên. Và nhiều người đã đọc thơ anh hơn một nửa thế kỷ. Hình như, tôi chưa thấy dòng thơ nào vui của anh. Và ngay cả những dòng thơ có thể được suy đoán là vui, cũng vẫn có một nỗi buồn thần bí trong đó – nơi đây, đành nói là thần bí, vì không giải thích minh bạch được. Cũng có thể vì tôi thấy nét mặt anh lúc nào cũng buồn. Đó là những lần tôi được gặp anh, khi anh có dịp thăm Quận Cam. Cũng có thể vì Nguyễn Quốc Thái là một nhà thơ ra đời trước tôi khoảng một thập niên, thuộc một thế hệ có nhiều chia ly hơn là gặp gỡ, nhiều tan vỡ hơn là hàn gắn. Cũng có thể vì một vài câu thơ của Nguyễn Quốc Thái, tôi đã đọc qua, và chợt nhớ một vài ý trong đó. Như bài thơ có nhan đề Todo Passa. Anh làm bài thơ này từ Sài Gòn, vào tháng 12 năm 2017. Trích năm dòng đầu như sau. / Một mình tôi với những câu thơ đau đớn mới/ Lời vỗ về an ủi như tiếng gió lùa qua bến bờ lau sậy / Tôi ngã xuống như một hẹn ước dở dang ...
thở lên cầu lộng chân mây/ loa xa nhánh nữa cởi vai sông triền / từng say đắm rượu bách niên / cây nhân gian sẽ nhện phiền muộn giăng / bím thư sinh bới lọn mầm / lưới yêu mị chải lệch tâm lược ngà / nhá nhem đóm lội tịch tà / cái hôn ám cũ tách ra giữa vời
Một nhà phê bình văn học ngoại quốc đã nói đại ý: Nếu các nhà thơ hiện đại không có độc giả, họ có thể tạo ra độc giả. Đây thuộc vào phần lớn thi tài của nhà thơ. Để có được một bài thơ ra thơ, nghĩa là, được sinh ra từ cảm xúc thực, có sự mới lạ của chữ và nghĩa, và ít nhất là có nhạc thơ. Thơ hiện đại có khi nghiêng về lý sự mà coi nhẹ cảm xúc. Làm thế nào để một bài thơ triết lý, suy tư, gây được rung động Thơ nơi người đọc? Thơ Nguyên Yên có một gợi mở như thế. Thơ của cô trầm tĩnh, đầy những suy tư triết lý, và táo bạo một cách sáng suốt để không phá đi thẩm mỹ từ của thi ngữ. Cô tôn trọng thi ngữ, cô triết lý bằng cảm xúc thơ (là khi trái tim phỉnh cái đầu… ), và vì vậy dòng thơ hiện đại của cô bật lên được nhạc chữ rất riêng của thơ tự do, đọc lên, có được cảm xúc đọc một bài thơ, cảm được cái mới lạ của chữ, nghĩa, hình ảnh. Suy tư mà vẫn ánh lên nét thơ mộng, lãng mạn, đặc biệt là những bất ngờ ở cuối bài thơ. Đó là những yếu tố mà thơ Nguyên Yên đã chinh phục được người đọ
Em đi để lại mây ngàn quyện vào chuông mõ, phím đàn nửa đêm Thương anh không ngủ giấc thiền nụ cười em gửi ngoài hiên cúng dường Em đi phả lại mùi hương ướp làn gió sớm, thơm đường mây trưa Thương anh trăm nắng ngàn mưa lái đò cổ độ giúp đưa qua bờ.
em dáng mới tháng giêng về ngụ/ giọt bích ngần thư thái vô ưu/ ngày nguyên đán phô nguyên lời gió/ tóc thơm mây rạng rỡ ca từ
Trong mơ tưởng của tôi/ Âm thanh những sợi mỏng nhịp nhàng. Neo trên cùng một nhịp. Ngày và Đêm. Giấc mơ và thành tựu. Anh và em./ Trong mơ tưởng của tôi / Ánh sáng rực rỡ sóng, run trong ngực viên đá bổn mạng đại dương xanh. Nhốt vào sâu thẳm tiếng đập sóng gió. Tôi trôi. Phập phồng điểm hẹn. Nhịp vui trái tim đẩy dòng chảy thời gian rộn ràng trong mạch máu./ Trong mơ tưởng của em. Thương khó một mùa gặp gỡ. Dẫu bước chân em giờ như chiếc lá khô lăn theo năm tháng. Mộng mơ là cuống mỏng manh. Nuối nhìn mắt gió.
Các nhà thơ nữ Việt Nam đầu thế kỷ 21 đã góp phần tạo nên sự sinh động, thay đổi diện mạo thi ca Việt Nam. Thế giới ngày nay như một tảng băng đang trôi dần về vực lửa, nơi đó ranh giới của thiện ác phải trái trở nên mù mờ, lòng người bị phân chia bởi trăm ngàn biên giới, mọi niềm tin thành nghi hoặc. Trên tảng băng đang tan ấy, thi ca của lớp nhà thơ nữ này như một bến bờ để neo lại những phân rã, để hiệu đính lại những phù phiếm, sai lầm của định kiến, bằng cái nhìn sắc xảo, thực tế, táo bạo, thách thức. Thi pháp hiện đại, được thể hiện qua ngôn từ mới mẻ và hình ảnh đầy sáng tạo. Sức thuyết phục của họ dường như nằm ở then chốt Cảm Xúc Thi Ca, một thứ cảm xúc dịu dàng của nhân ái, tràn trề của tự do, kiêu hãnh của độc lập, ngang tàng của bức phá, cho người đọc thấy được một cái Tôi-Nữ-Tính đầy tự tin, lấp lánh nữ quyền. Nói có vẻ nghịch lý, nhưng, chính niềm tự tin, phóng khoáng ấy lại khiến thơ của họ mang chất thơ ngây và gợi cảm.
Muốn sống hạnh phúc thì phải xa lìa mộng ảo. Chứ không phải chạy theo huyễn hóa của đời. Như Phật dạy trong Kinh Bát Nhã: “Điên đảo một khi đã viễn ly, Thì Niết Bàn hiện ra ngay trước mắt.”