Hôm nay,  

Rfa Phỏng Vấn Db Dupuis : Vào Vn Đòi Thả Ht Quảng Độ

6/9/200100:00:00(View: 5497)
Lời giới thiệu: Vừa buớc xuống phi trường Frankfurt (Đức) theo chuyến bay từ Bangkok trở lại Bỉ, anh Olivier Dupuis, Dân biểu Quốc hội Âu châu, Tổng bí thư Đảng Cấp tiến Liên Quốc gia, liền gọi điện thoại về Paris báo tin cho Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế về chuyến đi Việt Nam và cuộc tọa kháng (sit-in) tại Thanh Minh Thiền viện ngày 6.6.01. Nhân dịp này, chị Ỷ Lan đã làm ngay cuộc phỏng vấn chớp nhoáng bằng tiếng Pháp. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin dịch ra Việt ngữ sau đây để cống hiến sự chờ đợi tin tức của người Việt trong và ngoài nước .

Ỷ Lan : Xin anh kể cho nghe chuyến đi trần sanh của anh tại Việt Nam. Lúc đến phi trường và lúc về khách sạn "

Dân biểu Olivier Dupuis : Mọi sự xẩy ra bình thường, với nhịp độ quá quan chậm chạp đối với chúng tôi cũng như đối với mọi người khác. Khá chậm chạp, phải mất một giờ đồng hồ mới ra khỏi phi truờng sau những thể thức nhập cảnh. Sau đấy chúng tôi đổi tiền, lấy ta xi, Martin Schultes (người phụ tá của tôi) và tôi luôn đi riêng như hai người lạ để tránh sự nghi ngờ. Chúng tôi về khách sạn dọc theo một dòng sông. Mỗi người đi đường riêng, chúng tôi ra phố dạo. Nhịp độ và sự rầm rộ của các loại xe moto gây ấn tượng mạnh trong tôi. Tôi cực kỳ bất ngờ trước một thành phố, Saigon, cho ta thấy sức sống mãnh liệt. Cũng thế, khí hậu rất nóng nực. Đấy là những cảm giác trong ngày thứ nhất. Tôi phải công nhận những kẻ qua đường khá tươi cười trên đường phố.

Ỷ Lan : Nghĩa là ấn tượng đầu tiên không bắt nhận được không khí sặc mùi công an hoặc kềm chế hoặc đàn áp trong thành phố "

Olivier Dupuis : Không, không cảm thấy điều đó trên đường phố - hiển nhiên chuyện khá tương đối, vì tôi hiện diện rất ngắn ngủi ở Saigon - không khí trên các nẻo đường không như thế, hầu như tập trung giữa thành phố là sự chen sống, những hoạt động kinh tế, cho ta cảm giác một sự sôi động.

Ỷ Lan : Anh đến Saigon vào hôm 5.6, anh có đến thăm ngay Thanh Minh Thiền viện không "

Olivier Dupuis : Không, không, không. Để thực hiện kế hoạch của chúng ta, chúng tôi đã quyết định không đến nơi ấy mà tôi nghĩ rằng chúng ta đã có lý. Con đường này (Trần Huy Liệu) đầy xe cộ lại nhỏ, không như các đại lộ lớn ở Saigon. Nơi đây có nhiều quán rượu và nhiều công an, nhưng đây là điều tôi khám phá ra hôm sau. Martin Schulthes đến một ngôi chùa khác có khoảng cách tương tự với trung tâm thành phố để ước lượng thời gian đi đến Thanh Minh. Đây là cách tiện lợi để biết việc phải thực hiện và cũng là chuyện chúng tôi làm ngày đầu tiên.

Ỷ Lan : Bây giờ chúng ta bước qua cái ngày sôi nổi. Xin anh cho biết những gì đã xẩy ra sáng ngày 6.6 tại Thanh Minh Thiền viện "

Olivier Dupuis : Thật kinh ngạc. Theo kế hoạch phải đến sớm với ý định gặp cho được Hòa thượng Quảng Độ như đã ước định. Thế là vào lúc 8 giờ sáng tôi đến chùa. Chuẩn bị sẵn số tiền trả xe ôm để khỏi mất thì giờ vô ích, nên khi xe ôm dừng lại, tôi liền bước vội, không vội lắm, nhưng đoan quyết bước nhanh vào cổng chùa. Rất may mắn, khi vào trong chùa thấy ngay thang gác, tôi cổi giày - điều làm mất đi một vài giây - và tôi gặp một nhà sư ở cầu thang. Liền tức khắc 2 tên công an đuổi theo sau lưng. Thế là bắt đầu từ giây phút ấy, hai tên công an đeo sát tôi cùng vị sư già mà dường như ông buộc lòng phải có mặt. Lúc ấy, tôi cố ý chần chờ. Vì không thể leo lên tầng ba, tôi đành đứng ở tầng hai cũng là tầng chánh điện có tượng Phật… Không cách gì mon men đến các phương trượng của chư Tăng, tôi bị kẹt cứng ở đấy. Ý nghĩ loé nhanh trong đầu tôi là hãy ngồi thiền để trì hoãn thời gian xem có gì thay đổi trong những phút, những giờ sau chăng, hoặc cách xa thêm bọn công an, hoặc mong chúng bỏ đi. Nhưng điều ấy chẳng bao giờ xẩy ra. Sau đó nhờ đọc một tấm bảng tôi mới biết tôi đã ngồi như thế cho tới 11 giờ trưa. Chùa mở cửa mọi ngày lúc 8 giờ sáng, đóng cửa 11 giờ trưa, rồi mở lại từ 2 giờ chiều cho đến 6 giờ tối. Lúc 11 giờ trưa công an đến "mời" tôi ra khỏi chùa. Hắn mặc thường phục, nhưng cách điệu cho thấy không phải là nhà sư hay người tri sự của nhà chùa, mà là một kẻ có nhiệm vụ canh gác "trật tự công cộng" nơi này, trật tự công cộng trong dấu nháy.

Ỷ Lan : Ngoài hai người ấy, anh có thấy những người khác mà anh nghi là công an"

Olivier Dupuis : Khi tôi ra khỏi chùa và khi trở lại lần thứ hai, tôi có cảm tưởng rất rõ là 7, 8 công an ngồi túc trực. Trong sân truớc chùa có 7, 8 người mà tôi nghĩ đang làm cùng nhiệm vụ. Bọn họ cùng chung một nhóm với nhiệm vụ giữ "trật tự công cộng" trong chùa, trật tự công cộng trong dấu nháy.

Ỷ Lan : Không ai mặc quân phục...

Olivier Dupuis : Chẳng thấy ai mặc quân phục trong sân chùa. Trái lại, phía bên kia đường, 2, 3 công an mặc quân phục đi đi lại lại trước chùa, khoảng cách chừng 50 thước. Đó là điều tôi nhận ra khi chúng tôi bị bắt, lúc ấy còn có nhiều công an mặc thường phục bên kia đường nữa.

Ỷ Lan : Thế là vào lúc 11 giờ trưa anh ra khỏi chùa. Anh có cảm tưởng chăng là công an đợi anh ở Thanh Minh Thiền viện, họ biết là sẽ có người lạ tới "

Olivier Dupuis : Hình dung lại, tôi có cảm tưởng như thế. Bọn họ rất canh chừng, cách mà họ vồ chụp tôi khi tôi vào chùa lúc 8 giờ sáng, chứng tỏ bọn họ đang chờ đợi một cái gì đó. Một người Tây phương nơi một ngôi chùa không ở trung tâm thành phố, không nhiều người ngọai quốc qua lại, là điều khá lộ liễu. Chùa ở vùng bình dân, chỉ có người Việt Nam. Đó đã là một yếu tố. Nhưng ngoài lẽ đó, cảm giác mạnh mẽ tôi cảm nhận, là quân số đã gia tăng để đối phó ngày 7.6 mà Hòa thượng Quảng Độ dự tính ra Quảng Ngãi ruớc Đại lão Huyền Quang về Saigon. Chắc chắn là kiểm sóat chặt chẽ hơn trước - điều tôi có thể hình dung - và tôi nghĩ lực lượng bố trí được tăng cường với sự chú tâm, cảnh giác của các bộ phận "giữ gìn trật tự", trật tự trong dấu nháy.

Ỷ Lan : Vâng, anh rời chùa lúc 11 giờ sáng, và như anh đã điện thoại sang anh Võ Văn Ái cho biết cuộc tọa kháng buổi chiều với tấm biển yêu sách. Xin anh kể rõ chuyện này và những chi đã xẩy ra "

Olivier Dupuis : Tôi đã gặp khó khăn trong 3 giờ đồng hồ mà tôi bị bó buộc phải ngồi đó để suy nghĩ tìm phương thức khác. Mọi cánh cửa đều đóng kín, chẳng cách chi gặp được Hòa thượng Quảng Độ. Khi về lại khách sạn, tôi bàn với người phụ tá, anh Martin Schultes. Sau đó chúng tôi quyết định điện thoại sang Paris hỏi ý kiến anh Võ Văn Ái và chị. Cũng bởi vì mọi yêu cầu được gặp Hòa thượng đều vô vọng, chúng tôi quyết định làm một hành động gì để chứng tỏ là chúng tôi đang nắm vững tình hình tại chỗ, chúng tôi không bị hoàn cảnh đánh lừa, và rằng Hòa thượng Quảng Độ thực sự bị giam hãm. Dấu hiệu này chứng tỏ một chính sách bất bao dung đối với các tín ngưỡng, các tôn giáo, chứ không chỉ là cấm đoán tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do tư tuởng. Cuộc thảo luận với anh Võ Văn Ái và chị, qua điện thọai, đưa chúng tôi đến quyết định phải có một cử chỉ tác động. Hiển nhiên cử chỉ loé lên trong đầu của những người đấu tranh chính trị, là viết lên trên giấy, trên một tấm biển để ít nhất một số người đọc được lý do mà chúng tôi đến Việt Nam, lý do yêu sách. Điều này dẫn đến những khẩu hiệu rất đơn giản : Trả tự do cho Hòa thượng Thích Huyền Quang - Trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng Độ - Tự do Tôn giáo cho Việt Nam. Hẳn nhiên đây mới chỉ là một khía cạnh của các nan đề Việt Nam ngày nay, nhưng là nan đề được cảm nhận sâu sắc đang hội tụ nhiều người có thể là những người quyết tâm nhất trên nội địa Việt Nam. Tôi nghĩ rằng "Lời kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam" với "Sách lược 8 điểm" vốn được rất đông người Việt hậu thuẫn cùng một số lớn các nhân vật quốc tế, là một minh chứng. Minh chứng rằng ngoài vấn đề tự do tôn giáo, trong số các Tăng sĩ, các tu sĩ, các nhà tôn giáo, có những người giá trị, như Hòa thượng Quảng Độ, chân nhận tình trạng không thể tiếp diễn được nữa. Và rằng dân chủ phải đưa lên nghị trình một cách quyết liệt (ngay cộng đồng quốc tế cũng phải tham dự), là điều chưa hề xẩy ra cho tới hôm nay.

Ỷ Lan : Và anh đã quyết định tọa kháng tại Thanh Minh Thiền viện với những tấm biển ấy "

Olivier Dupuis : Với ý định trở lại Thanh Minh Thiền viện và chính thức yêu cầu được gặp Hòa thượng Quảng Độ... Tôi đã làm như thế. Trở lại chùa lúc 4 giờ chiều, tôi hỏi thẳng một công an cho tôi gặp Hòa thượng. Họ đang tụ tập khoảng 8. 9 người mặc thường phục trước cổng chùa. Hắn bảo phải hỏi ý kiến sư trụ trì, rồi đi vào chùa. Một lát sau trở ra với nhà sư tôi gặp lúc sáng. Nhà sư trả lời bằng tiếng Việt, một người trong bọn công an dịch ra tiếng Anh, rằng Hòa thượng bị bệnh, chính vị sư trụ trì cũng không được lên thăm Hòa thượng, bác sĩ cấm mọi cuộc thăm viếng. Câu trả lời chính thức như thế. Tôi nói lên nhận định không đồng ý của tôi. Rồi tức thì, tôi giương tấm biển với các hàng khẩu hiệu yêu sách trả tự do cho Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ và tự do tôn giáo cho Việt Nam. Việc xẩy ra cực kỳ nhanh. Martin Schultes đứng cách tôi khoảng 30 thước đang chụp hình. Công an phát hiện ngay Martin, đồng lúc phát hiện tấm biển khẩu hiệu tôi giăng ra. Một số công an tiến nhanh về phía Martin, và một công an chạy qua đuờng về phía tôi, nhưng bị dòng xe cộ vun vút cản trở phần nào. Nhưng bỗng nhiên dòng xe cộ này chạy chậm lại, họ nhìn đọc tấm biển khẩu hiệu của tôi trước khi vặn máy đi tiếp. Công an ra lệnh cho họ chạy nhanh lên, nhưng họ vẫn cứ chần chờ đọc biểu ngữ. Tôi nghĩ đã có nhiều trăm người đọc các yêu sách tôi ghi trên tấm biển. Cuối cùng tên công an len được qua đường, chạy đến giật tấm biểu ngữ của tôi. Rồi yêu cầu cả hai chúng tôi theo công an về đồn của quận cách chùa chừng 500 thuớc. Cuộc thẩm vấn bắt đầu.

Ỷ Lan : Vậy à. Anh ở đồn công an bao nhiêu lâu " Những câu hỏi gì đã được đặt ra " Anh có bị tịch thu gì không "

Olivier Dupuis : Cuộc thẩm vấn kéo dài 5 giờ đồng hồ. Rất nhiều câu hỏi. Đầu tiên một viên chức thẩm vấn. Tôi không biết rõ cách điều hành của Công an nhà nuớc, nhưng nhìn bộ tịch người thẩm vấn tôi chắc không phải là ông cò địa phương. Phải là một sĩ quan công an địa phuơng.

Ỷ Lan : Họ nói tiếng gì với anh "

Olivier Dupuis : Họ nói tiếng Anh khá trôi chảy. Thái độ cũng rất nhã nhặn. Viên chức này cùng một số người khác thuộc cùng cơ quan thẩm vấn tôi lần đầu. Tôi bị bao quanh rất đông người, nhưng... Dĩ nhiên rất nhiều người qua lại trong đồn, nhiều công an, cảnh sát làm việc tại đây. Những cảnh sát trong quận không tham gia cuộc thẩm vấn này. Một lát sau, ba nhân viên thuộc sở di trú đến thẩm vấn. Mọi sự bắt đầu trở lại. Mất thì giờ khá lâu. Nhưng cũng nhã nhặn. Có một bà sĩ quan nói rất giỏi tiếng Pháp, một sĩ quan nói tiếng Anh giỏi. Cả hai đều thân mật. Rất chính xác trong câu hỏi nhưng thân mật. Không chút thô lỗ, ngay cả... không la lối, không mệnh lệnh tàn nhẫn. Tất cả xẩy ra đứng đắn.

Mọi sự cho thấy còn phải tiếp diễn vào ngày mai. Khoảng 6, 7 giờ tối, giờ Saigon, dường như người ta sắp sửa thả chúng tôi về khách sạn và bắt phải trở lại "làm việc" vào sáng mai. Nhưng đến chừng đâu 7 giờ tối, một nhân vật quan trọng - tôi đoán thế chứ không thấy đeo lon hay ghi danh chức vụ - hiện ra, và thế là cuộc thẩm vấn thứ ba bắt đầu. Lần này, hai chúng tôi bị chia riêng. Trong lần thứ nhất và thứ hai, chúng tôi buộc phải xuất trình mọi vật liệu trong xách tay của chúng tôi. Họ cũng hỏi chúng tôi ai viết những biểu ngữ này... hình như không mấy lỗi trật trong chữ Việt. Tôi nói với họ "không, không ai cả", chữ viết của tôi đấy. Tôi nói rằng những người bạn giúp tôi dịch ra chữ Việt, nhưng những người này không ở Việt Nam, chúng tôi nhờ dịch qua điện thoại, rồi chính tay tôi viết ra các khẩu hiệu. Ưu tư họ muốn biết chúng tôi đã gặp những người Việt nào trong thời khoảng vài giờ truớc khi tôi biểu tình. Tôi nghĩ họ hiểu rất nhanh là chẳng có ai cả.

Tôi trở lại chuyện thẩm vấn lần thứ ba, lần này chúng tôi bị thẩm vấn riêng biệt. Một lúc nào đó, công an chẳng phải là những tay mơ, rất rành rẽ nghiệp vụ, hỏi tôi có quên gì trong túi không. Bởi vì trong bọn chúng thấy Martin Schulthes trao cho tôi gì đó khi chúng tôi bị bắt. Tôi đành phải đưa cho chúng đĩa chụp hình khi tôi tọa kháng biểu tình. Những kẻ thẩm vấn coi bộ rất sắc cạnh, nhất là khía cạnh động cơ biểu tình của tôi. Họ nói đi nói lại rằng hành động của chúng tôi bất hợp pháp, vì chúng tôi xin chiếu khán đi du lịch, chúng tôi không ghi mục đích đến Việt Nam. Các bạn dư biết tôi đã trả lời ra sao. Tôi nói với họ rằng điều bất hợp pháp ở đây là giam giữ một Đại lão Hòa thượng, trong khi Hòa thượng đã hết hạn quản chế từ ba năm qua ; điều bất hợp pháp ở đây là ra lệnh quản chế hành chính và giam giữ Hòa thượng Quảng Độ ngoài mọi thủ tục pháp lý, vân vân. Từ đó nổ ra một cuộc tranh cãi, hẳn nhiên qua đó công an giữ vững lập truờng của họ, chúng tôi kiên cuờng giữ vững lập truờng của chúng tôi. Nói cho cùng, dù sao cũng đã có một số trao đổi, trên một giọng điệu lịch sự.

Ỷ Lan : Công an có nhắc gì đến anh Võ Văn Ái hay một tên tuổi nào khác "

Olivier Dupuis : Họ hỏi chúng tôi liên lạc với những người Việt Nam nào ở Âu châu, Mỹ châu, hoặc với những tổ chức Nhân quyền, v.v... Chúng tôi đáp là tin tức chúng tôi lấy trên Internet, qua Internet người ta có thể nhận được đủ thứ. Tôi nghĩ họ dư biết là chúng tôi chẳng chịu khai báo ra một tên tuổi nào cả.

Ỷ Lan : Nhưng họ không đưa ra một tên nào "

Olivier Dupuis : Không, họ không nhắc tên ai cả. Tuy nhiên họ đã lấy mọi số điện thọai trong điện thọai cầm tay của tôi, trong ổ nhớ của điện thoại cầm tay, mọi cuộc điện đàm. Thế là họ biết ngay đã có một cuộc điện đàm với Paris, là cuộc điện đàm có tính quyết định. Vì từ cuộc điện đàm ấy mà những khẩu hiệu viết lên biểu ngữ đã được khai sinh.

Ỷ Lan : Rồi sau đó, họ quyết định trục xuất anh phải không " Cuộc trục xuất xẩy ra như thế nào "

Olivier Dupuis : À, tôi phải kể cho chị nghe một chuyện khá tiêu biểu truớc đó. Khi các thủ tục tiến hành nhanh gấp, họ báo lệnh trục xuất chúng tôi, và cho phép chúng tôi ghé khách sạn lấy hành lý cấp tốc. Chúng tôi theo đoàn xe có đèn chớp và còi hụ xuyên qua Saigon. Thật là điều thú vị. Và từ khách sạn ra phi truờng cũng diễn ra như thế. Nhưng truớc khi được ra đi "long trọng" cách đó, chúng tôi phải ngồi nghe ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Sai gòn "giảng đạo". Ông ta ăn mặc rất Mỹ, đầu đội mũ lưỡi trai bóng chày (baseball)...

Ỷ Lan : Anh nhớ tên ông ta không "

Olivier Dupuis : Không biết. Một người cỡ sáu mươi, ông ta nói rằng chúng tôi vi phạm luật pháp Việt Nam, ông ta nói ở Việt Nam tự do tôn giáo được mọi luật pháp, Hiến pháp bảo đảm, vân vân. Đúng là một cuộc "giảng đạo". Rồi tôi cũng tự cho phép mình "giảng đạo" lại ông ta, chứ không thể đối thoại với hạng người ấy. Trong khi "làm việc" với công an đã có lúc có trao đổi. Ông ta là phát ngôn viên của nhà cầm quyền Việt Nam, nhưng tôi vẫn cứ nói quan điểm của tôi như tôi đã trình bày lúc nãy. Tôi nói không thể nào chấp nhận lối đánh giá hiện cảnh tại đây như thế, nơi tôi thấy tự do tôn giáo không được tôn trọng, và đó đã là lý do đẩy tôi đến Việt Nam để biểu dương (về vấn đề Đại lão Hòa thượng Huyền Quang, vần đề giam cầm Hòa thượng Quảng Độ), là những yếu tố minh chứng trái ngược lại. Nhưng câu đáp của tôi chẳng khác chi lời nói của ông chăn cừu với bà chăn cừu (lời nói để chấm dứt cuộc cãi tay đôi), chẳng có chi gọi là đối thoại. Ông ta nói lên lập truờng chính thống. Chúng tôi đã biểu tỏ... tôi quyết nói lên những nguyên do tôi đến Việt Nam.

Ỷ Lan : Tôi đồng ý. Thật lý thú. Và thế là anh bị trục xuất, ngồi trong xe có còi hụ và đèn chớp ra tận sân bay. Rồi sao nữa "

Olivier Dupuis : Chúng tôi bị bó buộc như thế. Theo lẽ, chủ nhật tôi mới về bằng đường bay Air France. Nay chúng tôi buộc phải mua vé khác của đường hàng không Thái. Họ nhanh chóng đẩy chúng tôi lên máy bay. Dường như chuyến bay trì hoãn từ muời phút để đợi 2 người khách. Chúng tôi phải bỏ tiền túi mua vé. Những nhân viên sở di trú đi kè bên chúng tôi, tuy lịch sự nhưng vội vã, vừa chạy vừa làm thủ tục nhanh như gió rồi đưa xe ra tận cầu thang máy bay. Chúng tôi là 2 người khách cuối, thẻ hộ chiếu bị trao cho vị chỉ huy máy bay giữ, mà một sĩ quan ở phi truờng Bangkok sẽ tiếp thu.

Ỷ Lan : Ủa, thế thì họ tịch thu thẻ hộ chiếu của các anh à "

Olivier Dupuis : Đúng vậy, thẻ hộ chiếu và vé máy bay họ giữ cả, đến Bangkok mới thu hồi. Tôi nghĩ rằng đó là thủ tục sử dụng khi áp dụng lệnh trục xuất từ quốc gia này sang quốc gia khác. Theo cách đó, phần nào chúng tôi là kẻ tội phạm.

Ỷ Lan : Tội phạm " Sao lại bắt phải mua vé máy bay ! Kỳ lạ thật !

Olivier Dupuis : Nó từa tựa như những người Trung quốc phải bỏ tiền mua viên đạn cho thân nhân bị tử hình. Chuyện chúng tôi không đến nỗi kinh rợn như thế, nhưng...

Ỷ Lan : Tôi cũng nghĩ như vậy... Thế rồi anh đến Bangkok. Vậy sau vụ biến này anh có tính chuyện gì khác " Tại Bangkok, anh tuyên bố rằng anh và Đảng Cấp tiến Liên quốc gia sẽ tiếp tục cuộc vận động cho hai Hòa thượng Phật giáo cũng như các phong trào đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Đúng thế không "

Olivier Dupuis : Tuyệt đối đúng. Không muốn làm khó khăn cho bất cứ ai, nhưng tôi, tôi nghĩ rằng trong số những người đã gặp, hiển nhiên ngoài nhiệm vụ giữ gìn, ngoài tính cách nghề nghiệp của họ, ngay cả trong giới công an, có một điều ta gặp ở bất cứ nuớc nào ngay tại các nuớc dân chủ. Đó là ý thức về thực cảnh, một ý thức làø thực taiï Việt Nam đang chuyển đổi, nhưng lại thiếu một cái gì đó khiến cho sự phát triển không thể tiếp tục như thế nữa, và dân chủ là một nhu cầu khẩn thiết. Đây là điều riêng tôi cảm nhận đuợc, có một cái gì xa cách với ngôn ngữ của nhà nước. Thật khá bi ai suốt cuộc "giảng đạo" của ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Saigon. Rõ ràng lời ông nói là một bài diễn văn dọn sẵn, một lễ thức, rất hình thức. Hẳn là cá nhân ấy vì đã luống tuổi, trầm đắm quá lâu trong khí hậu này, tôi không dám nói tới mức độ nào ông ta đã làm theo nhiệm vụ hay theo máy móc. Ngay trong những người trẻ hơn, kể cả trong giới công an, tôi cảm nhận rõ ràng... Tôi nghĩ là không còn một niềm tin nào trong họ. Tôi không tin là họ tham gia toàn thân vào cuộc lễ đạo đang được các lãnh tụ chính trị cất lên. Họ có vẻ đàng hoàng hơn, nhưng không ai nhận ra điều đó.

Ỷ Lan : Anh có dự án gì trong tức thời không "

Olivier Dupuis : Tôi suy nghĩ về những điều phải làm. Nhưng cũng còn những người khác, như chị, như ông Võ Văn Ái đang hoạt động, là những người có một kiến thức mà những kẻ kém hiểu biết như chúng tôi không thể nào so sánh. Nhưng tôi nghĩ... phản ứng của tôi là chúng ta phải nhấn mạnh trên hai truờng hợp cụ thể của Đại lão Hòa thượng Huyền Quang và Hòa thượng Quảng Độ. Dù rằng Quốc hội Âu châu đã biểu tỏ cho truờng hợp của Đại lão Hòa thượng và đòi hỏi trả tự do vô điều kiện từ nhiều tháng qua, chúng ta cần phải cứng rắn trong vụ này, không riêng đối với Quốc hội Âu châu, mà tại Ủy hội Âu châu và Hội đồng Âu châu. Đó là chỉ nói riêng trường hợp ở Âu châu, để đem lại pháp lý cho hai Hòa thượng. Có nghĩa là làm sao cho lệnh quản chế trở thành bất hợp pháp và tính pháp lý bị phá vỡ, và Đại lão Hòa thượng Huyền Quang không còn lý do quản thúc, không còn một lý do pháp lý nào để có thể về Saigon sống cuộc đời hợp pháp. Ngoài chuyện đó, tôi cũng nghĩ là qua hành động cho hai truờng hợp này, chúng ta phải đòi hỏi cho chùa viện vắng bóng công an để trở thành nơi cư ngụ cho Tăng sĩ và tín đồ được tự do sinh họat tôn giáo. Theo tôi, đây là điểm tấn công, còn nhiều phương thức khác nữa, mà chúng ta phải suy nghĩ để tìm thêm sáng kiến. Vì chị hỏi dự án tức thời, nên tôi nghĩ ngay đến chuyện còn nóng, là phải bồi thêm búa trên chiếc đinh vừa đóng, phải thu đạt cho được cử động cụ thể để minh chứng rằng chúng ta có thể lật ngược thế cờ. Tôi nghĩ rằng khuynh huớng hiện nay đang lâm vào tình trạng tiêu vong. Có thể không quá rõ, quá nhanh, nhưng đã đậm nét, như một sự đóng kín. Chúng ta phải hành động, phải quyết đấu để tạo ra các tín hiệu ngược chiều.

Ỷ Lan : Cảm ơn anh Olivier Dupuis về cuộc phỏng vấn này sau hai ngày cực nhọc, nguy hiểm nhưng không hiếm phần ly kỳ. Xin chúc anh nghỉ ngơi cho lại sức. Phần tôi sẽ cố gắng đạo đạt chuyện kể và lời tâm sự tha thiết của anh đến toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tự cổ chí kim, những hiểu biết và phát triển mới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật thường khiến chúng ta vừa thấy thú vị và ấn tượng, vừa thấy lo lắng, sợ hãi. Mới đây, OpenAI đã dự đoán rằng trong vòng 10 năm tới sẽ xuất hiện “siêu trí tuệ nhân tạo” (Artificial superintelligence). Để chuẩn bị, hãng này đang tập trung xây dựng một đội ngũ chuyên gia mới, và dành 20% tài nguyên điện toán của mình để đảm bảo rằng các hệ thống AI sẽ hoạt động phù hợp và tôn trọng các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức của con người.
Tháng 9 là tháng có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Sau đây là một số ngày đáng chú ý. 16 tháng 9. - 1994 - Ngày Ozone thế giới, nâng cao nhận thức về tầng ozone3. - 1970 - Jimi Hendrix qua đời vì dùng thuốc quá liều. - 1620 - Mayflower khởi hành đến Tân Thế giới. Con tàu Anh được gọi là Mayflower khởi hành từ Plymouth trong chuyến hành trình đến Châu Mỹ. Trên tàu có 102 hành khách đang tìm kiếm cuộc sống mới ở Tân Thế giới. Con tàu mất 10 tuần để băng qua Đại Tây Dương trước khi thả neo gần Cape Cod, Massachusetts.
Hiếm ai có thể hình dung cơn bão tin giả (fake news) hoành hành khắp nước Mỹ trong tám năm qua, từ cuộc bầu cử 2016, lại thổi đến từ Veles – một thị trấn xa xôi nằm phía tây nam châu Âu, ở North Macedonia, trên dòng sông Vardar êm ả. Không nói cũng không ai biết. Những câu chuyện trong bóng tối này mãi mãi không bước ra ánh sáng, hoặc cũng chỉ rất ít người biết đến, thấu rõ đường đi nước bước của thánh địa tin giả này, cho đến khi cuốn sách “The Book Of Veles” của nhiếp ảnh gia Jonas Bendiksen được xuất bản. Ông là người Na-Uy, thành viên của hội nhiếp ảnh danh giá Magnumphoto.
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng sắc đẹp sẽ mang lại lợi thế trong các mối quan hệ, học tập và công việc. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu việc “không được đẹp đẽ” không chỉ là một điều bất lợi mà còn bị coi là phạm pháp? Từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, ở Hoa Kỳ từng có các luật gọi là “luật xấu xí” (ugly laws), cấm những người có vẻ ngoài “khó coi” xuất hiện ở các nơi công cộng.
Dự án 2025 đề ra những thay đổi sâu rộng trong toàn bộ chính phủ liên bang, đặc biệt trong chính sách kinh tế và xã hội, và vai trò của chính phủ và các cơ quan liên bang. Trong những thay đổi đó có cả việc cắt giảm tài trợ cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ), tháo dỡ cơ quan điều tra FBI và Bộ An ninh Nội địa, hủy bỏ các quy định về môi trường và biến đổi khí hậu để giúp gia tăng sản xuất nhiên liệu như dầu hỏa, cùng loại bỏ các Bộ Giáo dục và Thương mại ra khỏi nội các chính phủ. Hãng thông tấn Associated Press có một bài tóm tắt song rành mạch những chương trình của Dự án 2025 đối nội cũng như đối ngoại, tại đường dẫn này. Bao gồm trong Dự án 2025 cũng gồm cả việc lập tức dùng Đạo luật nổi dậy năm 1807 để tổng thống có thể ra lệnh cho quân đội vào dẹp các vụ biểu tình chống đối chính phủ, cùng chỉ đạo Bộ Tư pháp truy lùng các đối thủ của ông Trump. Chính ông Trump cũng đã từng tuyên bố với những người ủng hộ ông là ông là người sẽ giúp họ phục hận. Theo luật hiện hành, quân đội không đượ
Nghèo đói là yếu tố quyết định mạnh mẽ của bệnh Lao. Môi trường sống và làm việc đông đúc và kém thông gió thường liên quan đến nghèo đói, tạo thành các yếu tố gây nguy cơ trực tiếp cho việc lây truyền bệnh lao. Suy dinh dưỡng cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng để bệnh phát triển. Nghèo đói lại cũng liên quan đến tình trạng kém kiến thức về sức khỏe và từ đó thiếu những sự bảo vệ sức khỏe trong đời sống hàng ngày dẫn đến nguy cơ tiếp xúc và truyền bệnh.
Trong hai ngày Thứ Bảy & Chủ Nhật 17 & 18/08/2024, tại Bowers Museum, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt phối hợp cùng Trung Tâm Việt Nam Texas Tech University, Trung Tâm Nghiên Cứu Việt - Mỹ University of Oregon đã tổ chức hai buổi triển lãm và thảo luận về hai chủ đề: Cải Cách Ruộng Đất Miền Bắc Việt Nam và Cuộc Di Cư Năm 1954. Khoảng 1,000 lượt người đã đến tham dự hai sự kiện về lịch sử từ bảy thập niên trước. Có thể nói rằng lâu lắm rồi tại Thủ Đô Người Việt Tị Nạn mới có một sự kiện lịch sử được tổ chức với qui mô lớn và công phu như thế. Động lực nào đã khiến ba tổ chức chuyên nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam cùng nhau tổ chức sự kiện này? Ông Châu Thụy, Giám Đốc Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt nói lời khai mạc, chào mừng mọi người đến với cuộc triển lãm và hội thảo, để cùng nhau ôn lại, nhìn theo những góc nhìn mới về hai sự kiện lịch sử vẫn còn ảnh hưởng đến người Việt cả trong nước lẫn hải ngoại đến tận ngày hôm nay.
Hiểu cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đòi hỏi phải đặt nó trong một bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn, thay vì xem xét nó một cách tách biệt. Được khởi xướng bởi Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1953, cải cách ruộng đất bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các sự kiện biến động sau Thế chiến II. Sự kết thúc của cuộc chiến, nạn đói năm 1945, và cuộc đấu tranh sau đó để giành độc lập khỏi ách thực dân Pháp đã tạo ra một không khí cách mạng ở Việt Nam. Cuộc chiến tranh Pháp-Việt (1946-1954) đã làm tăng sự cấp bách cho những thay đổi xã hội và kinh tế triệt để khi Việt Minh tìm cách củng cố quyền lực và giải quyết các bất bình giữa người giàu và người nghèo do khai thác thực dân gây ra.
Cuối tuần vừa qua tôi đi dự hội thảo về Việt Nam tại Bảo tàng Bowers ở thành phố Santa Ana, thủ phủ của Quận Cam. Hai ngày hội thảo với hai chủ đề có liên quan với nhau là Cải cách Ruộng đất 1953-56 và Di cư 1954. Xong ngày đầu của hội thảo, đi ăn tối với một bạn sống ở Quận Cam từ năm 1978, khi biết chủ đề là về cải cách ruộng đất, bạn hỏi ngay: “Có hình Hồ Chí Minh cầm khăn khóc không?”. Bạn tôi ít quan tâm đến sinh hoạt cộng đồng nhưng cũng biết sử Việt vì là con trong gia đình bắc di cư 54, lớn lên tại miền Nam và sống ở đó cho đến khi vượt biển. Hình Hồ Chí Minh khóc và sự kiện bà Nguyễn Thị Năm đóng góp nhiều vàng cho Việt Minh rồi cũng bị đấu tố trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam từ 1953 đến 1956 có lẽ là những hiểu biết cơ bản của nhiều người Việt, dù không chứng kiến hay trực tiếp là nạn nhân trong sự việc. Những hình ảnh đó hôm nay cũng đã được trưng bày tại Bảo tàng Bowers và có trong bài nói chuyện của diễn giả tại hội thảo.
Chương trình Triển Lãm Và Thảo Luận Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt & Cuộc Di Cư 1954 vừa chấm dứt. Việt Báo đăng lại toàn bài của giáo sự Trần Huy Bích chiều Chủ Nhật ngày 18 tháng 8 tại Bowers Museum kể lại câu chuyện di cư của Ông và bối cảnh Bắc Việt những ngày tháng 8, 1954.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.