Hôm nay,  

Những Lễ Tết Việt Nam

17/01/202318:24:00(Xem: 7019)


blank

   

Những Lễ Tết Việt Nam

 

* Lê-Ngọc Châu

 

 

Lời mở đầu: Nói đến Tết Việt Nam thì có rất nhiều bậc thức giả, trưởng thượng hiểu rõ nguồn cội, phong tục Tết hơn người sưu tầm. Thêm vào đó vì là một bài tóm lược nên không tránh khỏi thiếu sót, mong quý đọc giả hoan hỉ cho cũng như trân trọng đón nhận sự chỉ giáo của quý vị Trưởng Thượng, của Quý vị am tường.

 

Riêng về nguồn gốc Tết- để tránh tranh luận - vì nó liên quan đến một dữ kiện mang tính cách lịch sử mà báo chí Âu, Mỹ mỗi khi đề cập thường nhắc đến là "Chinesisches Neujahr / Chinese New Year (sic)" - nên tôi mạn phép ghi lại trong bài này. Mong quý vị thông cảm và xin cám ơn (LNChâu).

 

***

 

Tết Nguyên Đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...

 

Tết thường được kể Từ Ngày Mồng Một cho đến hết Ngày Mồng Bảy.

 

* Tết Nguyên Đán có từ bao giờ ?

 

Các vua chúa theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần.

 

Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.

 

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.

Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến Hết Ngày Mồng Bảy.

 

Dân tộc Việt Nam ta có nhiều ngày Tết (Tết là cách nói tắt hai chữ lễ Tiết). Có Tết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Trung Thu ...

 

Dựa theo tài liệu sưu tầm trên Intenet và trang Web Hà Phương Hoài, tôi lần lượt giới thiệu tóm lược những cái Tết trong năm nói trên:

 

* Tết Khai Hạ (Mồng bảy tháng giêng)

 

            Người giàu khai hạ, tớ khai bị

            Hết rượu cho nên mới ngủ khì

            (Vô danh)

 

Tết Khai Hạ có nghĩa là Tết mở đầu một ngày vui để chào đón một ngày xuân mới. Theo cách bói toán của người xưa thì tuy tháng đầu năm, ngày mồng một ứng vào Gà, mồng Hai: Chó, mồng Ba: Lợn, mồng Bốn: Dê, mồng Năm: Trâu, mồng Sáu: Ngựa, mồng bảy: Người, mồng Tám: Lúa.

 

Trong tám ngày đầu năm, hễ ngày nào khô ráo, sáng sủa thì giống nào thuộc về ngày ấy, có năm được tốt. Cho nên, đến ngày mồng bảy thấy trời nắng ráo thì người ta tin rằng cả năm người được mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn tốt lành. Mồng bảy hạ cây nêu để "bế mạc" Tết Nguyên Đán thì người ta mở ngày tết khai hạ để mong mỏi một năm dài tốt lành, vui vẻ.

 

* Tết Rằm Tháng Giêng      (Tết Thượng Nguyên)

 

"Lễ vật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Đó là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, là Tết rằm tháng giêng hay Tết Thượng Nguyên. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía Phật tổ Adiđà. Thiện nam, tín nữ đi lễ rất đông.

 
blank

* Tết Hàn Thực  (Mồng Ba Tháng Ba)

 

Hàn thực có nghĩa là đồ ăn nguội. Gốc Tết này vốn ở Trung Quốc thời Xuân - Thu cổ đại. Tích cũ kể:

 

Vua Văn Công nhà Tấn khi gặp cảnh long đong hoạn nạn được người hiền sĩ Giới Từ Thôi hết lòng phù hộ. Khi vua Văn Công đói quá, Giới cắt thịt đùi mình nấu cháo dâng vua ăn. Trải qua 19 năm trời nay trú Tề, mai náu Sở, một ngày Văn Công lại về làm vua Tấn. Mọi người có công giúp vua đều được ban thưởng nhưng rủi thay vua lại quên mất Giới Từ Thôi đang cùng mẹ ở ẩn trong núi Điền Sơn. Khi vua Tấn nhớ ra, cho người vào tìm, mời mãi Giới không chịu rời núi. Vua bèn cho đốt rừng, hy vọng Giới sẽ ra, nhưng Giới Tử Thôi đã cùng mẹ già chịu chết cháy trong đó. Vua vô cùng thương xót Giới, cho lập đền thờ trên núi. Và cứ mỗi năm vào ngày mồng ba tháng ba, ngày giỗ Giới, có nước lại tổ chức cúng ông. Hôm đó, kiêng đốt lửa, ăn thì dùng đồ nguội đã nấu sẵn từ hôm trước.

 

Từ thời Thăng Long Đại Việt, nhân dân ta đã ăn Tết này. người ta làm bánh trôi, bánh chay, thay cho đồ nguội, cúng gia tiên là chính, chứ ít ai biết đến ông Giới Từ Thôi.

 

* Tiết Thanh Minh   (Mồng Chín Tháng Ba)

 

            Thanh minh trong tiết tháng ba

            Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.

            (Nguyễn Du)

 

Thanh minh có nghĩa trời độ ấy mát mẻ quang đãng. Ta cũng nhân dịp ấy mà đi thăm mộ những người trong dòng họ đã mất. Tết thanh minh là lễ tảo mộ. Đi thăm mộ thấy có rậm thì phát quang, đất khuyết thì bồi đắp, rồi về nhà thắp hương cúng gia tiên.

 

Tết Đoan Ngọ Mồng 5 Tháng 5

Còn gọi là Tết Đoan Dương cho nên mới có câu thơ:

 

            Chưa ăn bánh tết Đoan Dương

            Áo bông chẳng dám khinh thường cởi ra.

 

Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, còn rể tết bố mẹ vợ ... quanh năm cũng chỉ tập trung vào hai Lễ Tết đó.

 

* Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy)

 

            Tiết tháng bảy ma dầm sùi sụt

            Toát hơi mây lạnh buốt xương khô

            (Nguyễn Du)

 

Tết rằm tháng bảy có tên khác là Tết Trung Nguyên, người xưa gọi là ngày "xá tội vong nhân". Do đó vào ngày này, tại các chùa thờ phật thường làm chay chân tế và cầu kinh Vu Lan. Còn các nhà thì bày cỗ cúng gia tiên, đốt vàng mã và các đồ dùng bằng vàng mã để người ở âm ty dùng.

 

* Tết Trung Thu  (Rằm Tháng Tám)

 

Tết của trẻ con nhưng người lớn cũng gặp nhau để trà, tửu, ngâm thơ, ngắm trăng gọi là "thưởng nguyệt". Cổ thưởng nguyệt (trông trăng) có chiếc bánh nướng hình trăng tròn, bưởi, hồng và nhiều thứ hoa quả khác. Đáng chú ý là các đồ chơi của các em như tiến sĩ giấy, voi, đèn kéo quân, ngựa hồng, các loại mặt nạ, đèn ông sao ... và tối đến trước khi phá cỗ là trò chơi múa rồng, múa sư tử, xem đèn kéo quân.

 

* Tết Trùng Cửu (Mồng Chín Tháng Chín)

 

Tết này có nguồn gốc ở "Trung Quốc", ra đời vào thời kỳ đạo Lão thịnh hành.

Chuyện xưa kể rằng: có người tên là Hoàn Cảnh muốn học được phép tiên. Học mãi đến ngày cuối cùng thì thầy bảo hãy may mỗi người một cái túi, hái hoa cúc bỏ vào rồi lên núi ẩn náu. Quả nhiên ngày hôm ấy, mồng chín tháng chín mưa to, ngập hết cả mặt đất. người chết đuối rất nhiều, còn gia đình Hoàn Cảnh thì vẹn nguyên.

Thời kỳ Lý - Trần, nho sĩ Việt Nam theo tích đó cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng Tết Trùng Dương. Bây giờ ít có nơi tổ chức tết trùng cửu.

 

* Tết Trùng Thập  (Mồng Mười Tháng Mời)

 

Tết này các ông thày thuốc thường làm rất lớn. Theo sách cổ Dược lễ thì vào mồng mười tháng mười, các thầy thuốc mới tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời (xuân-hạ-thu-đông) và dùng thật tốt. Ở nông thôn gọi là Tết Cơm Mới, có bánh dày, chè kho, gà luộc dùng cúng tổ tiên mừng được mùa lúa.

 

* Tết ông Táo  (Tết Hai Mươi Ba Tháng Chạp)

 

Tương truyền là ngày ông Táo (Táo quân, vua bếp) lên chầu trời để tâu việc làm ăn cả xứ của mỗi gia đình với Ngọc Hoàng.

 

Chuyện cũ kể rằng: Xưa có hai vợ chồng vì nghèo quá phải bỏ nhau. Sau người vợ lấy được chồng giàu, một hôm đang đốt hàng mã thì thấy một kẻ đến ăn xin. Người vợ nhận ra người ăn xin ấy chính là chồng xưa của mình, thương cảm bèn đem cho rất nhiều gạo thóc, tiền bạc. Người chồng mới nghi ngờ vợ, vợ ức quá đâm đầu vào bếp chết. Thương vợ cũ người ăn xin cũng đâm đầu vào lửa chết theo. Ân hận và đau khổ, người chồng mới cũng nhảy vào bếp lửa đó chết. Thượng đế nghe chuyện thương cảm ba con người có nghĩa kia, bèn phong họ làm vua bếp.

 

Ca dao cổ có câu:

            Thế gian một vợ một chồng

            Chẳng như vua bếp hai ông một bà.

 

Theo tích ấy, vào Ngày 23 Tháng Chạp, người ta mua hai mũ đàn ông một mũ đàn bà bằng hàng mã cùng một con cá chép để vua bếp lên chầu trời. Cá chép thường là cá tươi, rất to, khi cúng, cúng cả con ... Và bây giờ mỗi khi vẽ ông Táo, người ta thường vẽ ông đội mũ cỡi cá bay trong mây, nhưng rất tiếc lại không có .... quần.

 

Bởi vậy mới có bài thơ vui:

 

            Hăm ba ông táo dạo chơi xuân

            Đội mũ mang hia chẳng mặc quần

            Thượng đế hỏi rằng sao chướng vậy

            Tâu rằng: Hạ giới nó duy tân.

 

Ông Táo hay Thần Bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế cho nên trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.

 

Cùng với tranh, hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Đào, miền Nam có hoa Mai, hoa Đào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành Đào, cành Mai, mấy ngày Tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...

 

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam hoặc quít, hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.

 

Nói đến Tết thì Việt Nam ta theo chu kỳ có lại Tết theo 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi (Hinh internet). Năm 2022 là Năm Con Cọp, năm Nhâm Dần và Năm 2023 là Năm Mẹo (Mão), gọi là Quý Mão.

 blank

 

Và sau đây chúng tôi xin giới thiệu tổng quát đến quý độc giả ý nghĩa Tết Nguyên Đán và những nét đặc thù của ngày Lễ Tết này:

 

* Tết Nguyên Đán Việt Nam

 

Ngày Tết ở đây tức là nói tắt "Lễ Tiết Nguyên Đán" (ngày đầu năm), còn gọi là Tết Cả vì thế to nhất.

Lễ Tết trên có nơi tổ chức có nơi không, với nhiều hình thức nội dung khác nhau. Lễ Tết Nguyên Đán thì tổ chức khắp nơi trong nước, từ đầu núi đến cuối sông, từ thành thị đến nông thôn, từ biên cương đến hải đảo đều tổ chức gần như giống nhau. Chỉ khác nhau ở mức sang hèn của từng gia đình hay các loại hoa quả, bánh trái, cơm nước của từng vùng, miền.

 

Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm các đặc điểm của Tết Nguyên Đán Việt Nam.

 

Tết Nguyên Đán, " Mồng Một Tết ", gọi tắt là Tết là ngày lễ quan trọng nhất của người Việt Nam, lễ đón năm mới theo âm lịch. Âm lịch Việt Nam đã tồn tại từ thế kỷ thứ 10 - cuối thời nhà Đường 617/18 đến 907 - sau khi giải phóng khỏi lãnh thổ khỏi "Đế quốc Trung Quốc" và dựa trên lịch Trung Quốc là một lễ hội và ngày lễ lớn. Tết là ngày đầu tiên của năm âm lịch và được đánh dấu bằng một kỳ nghỉ lễ quốc gia kéo dài bốn ngày, nhưng lễ hội Tết ở Việt Nam có thể kéo dài hai hoặc ba tuần lễ. Tết bắt đầu từ ngày 23 âm lịch của tháng cuối cùng và chính thức kết thúc vào ngày Mùng Bảy của tháng giêng âm lịch. Vào dịp Tết, người Việt Nam thường đi thăm gia đình và các ngôi chùa, và những bữa tiệc được chuẩn bị. Tết cũng đánh dấu sự khởi đầu của mùa xuân.

Tết được chia thành ba thời kỳ: Tất Niên (thời kỳ chuẩn bị cho lễ hội Tết), Giao Thừa và Tân Niên.

 

- Tất Niên: Công việc chuẩn bị cho Tết bắt đầu vài tháng trước lễ hội Tết thực sự. Mọi người (cố gắng) trả hết nợ (nếu có) để bắt đầu năm mới không nợ nần. Cha mẹ thường mua sắm quần áo mới cho con cái của họ để ăn Tết. Những ngày gần Tết, chợ và các cửa hàng tấp nập người mua đồ ăn thức uống, quần áo, đồ trang trí nhà cửa để đón Tết. Những người Việt Nam xa gia đình nếu có thể sẽ về nhà để cùng ăn mừng Tết với gia đình của họ.

 

- Giao Thừa: Vào đêm trước Tết, các căn nhà ở được dọn dẹp cẩn thận và trang trí bằng hoa hoặc quà cho tổ tiên. Vào lúc nửa đêm, nhiều gia đình đốt pháo mặc dù điều này đã chính thức bị cấm từ năm 1995 vì lý do an ninh. Sáng hôm sau, lễ đón Tết thực sự bắt đầu.

 

- Tân Niên: Thông thường ngày Mùng Một Tết là ngày gia đình sum vầy ở Việt Nam, đường phố ở các thành phố lớn hầu như vắng vẻ. Những đứa trẻ mặc quần áo mới và chúc mừng năm mới ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi hơn. Sau đó, trẻ em nhận được một phong bì lì xì màu đỏ, thường được bỏ tiền trong đó.

Vì người Việt Nam cho rằng vị khách đầu tiên trong năm mới quyết định hạnh phúc, tài lộc của gia đình trong năm mới nên người ta không bao giờ bước vào một ngôi nhà lạ vào ngày đầu năm mà không có lời mời rõ ràng. Người được mời "đến nhà đầu năm" thường là những người may mắn trong năm qua hoặc những người theo họ được coi là "bùa may mắn" vì những lý do khác.

Lối vào nhà của người ngoài đầu tiên vào dịp Tết được gọi là "xông đất hay đạp đất". Một phong tục thông thường quan trọng khác là vào ngày  Mồng Một Tết người ta không được đổ rác hay quét nhà vì cho rằng hạnh phúc vì thế sẽ bị lấy đi ra khỏi nhà. Trong những ngày Tết, người Việt Nam thường đến thăm họ hàng, bạn bè, đi Nhà Thờ và  và đẵc biệt đến các ngôi chùa Phật giáo địa phương để quyên góp tiền hoặc xin quẻ và xem bói. Những đứa trẻ được phép tham gia vào các trò chơi như Bầu Cua Cá Cọp. Cũng có các buổi khiêu vũ công cộng hoặc của những người Việt giàu có mời một nhóm khiêu vũ đến nhà riêng của họ.

Tết Nguyên Đán (Tết Việt Nam) là một ngày lễ quốc gia và diễn ra vào ngày 22/01/2023, là một ngày chủ nhật.

 

Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam trước hết là Tết của gia đình. Theo tập quán, dầu ai bất cứ ở đâu, làm bất cứ nghề gì, hàng năm mỗi khi Tết đến cũng mong muốn được trở về nhà sum họp gia đình trong ba ngày Tết. Tết Việt Nam là ngày hội đoàn tụ ấm cúng.

 

* Phong tục và truyền thống

 

Có rất nhiều phong tục và tập quán gắn liền với Tết, từ việc trang trí nhà cửa cho đến các món ăn được phục vụ theo truyền thống vào ngày đầu năm mới. Trang trí Xuân là một phần không thể thiếu, bao gồm một tre dài, phía trên được trang trí bằng nhiều đồ vật khác nhau như xếp giấy origami hình con cá hay cành cây xương rồng. Cây cam lùn cũng thường được dùng trang trí phòng khách. Các loại trái cây là biểu tượng cho ước nguyện của gia đình về một năm mới nhiều tài lộc.

 

• Thức ăn và đồ nước uống

Các bữa ăn là một phần quan trọng của lễ hội Tết và thường được chuẩn bị trong nhiều ngày, bao gồm đặc biệt:

• Bánh chưng và bánh dày: Loại bánh truyền thống bao gồm những chiếc lá lớn (lá chuối) có nhân là gạo nếp, đậu hoặc thịt. Bánh có hình chữ nhật nên được gọi là bánh chưng (tượng trưng cho Đất) hoặc bánh tét tròn (tượng trưng cho Trời). Hai thứ này là một phần của mỗi lễ kỷ niệm Tết.

• hạt dưa: Hạt dưa rang.

• củ kiệu: lòng hành ngâm nước muối.

• mứt hoặc mứt dừa.

• chả lụa hay giò lụa. Thường ăn kèm với bánh chưng.

 

Ở miền Nam Việt Nam, các loại trái cây như netannon (mãng cầu), dừa (Kokosnuss), đu đủ (Papaya) và xoài (Mango) được cúng trên bàn thờ gia ở miền Nam Việt Nam, biểu tượng cho việc đủ tiêu xài.

- lời chào hỏi: Lời chúc truyền thống, tương ứng với của Đức, được gọi là "Chúc Mừng Năm Mới" và "Cung Chúc Tân Xuân".

 

Người Việt Nam thường chúc nhau Thịnh Vượng và Hạnh Phúc.

 

Những câu chúc Tết phổ biến là:

            - Sống lâu trăm tuổi (Hundert Jahre sollst du leben / You shall live a hundred years). Trẻ em             thường sử dụng nó để chào mừng người thân và người quen lớn tuổi.

            - An Khang Thịnh Vượng (Sicherheit, Gesundheit     und Wohlstand / security, health and       prosperity)

- Vạn Sự Như Ý (Eine Myriade von Dingen, die du dir wünschst)

- Sức khoẻ dồi dào (Beste Gesundheit / Best health)

- Tiền vô như nước (Das Geld soll rein fließen wie Wasser / The money should flow in like water)

 

* Ngày Tết có những phong tục gì?

 

Ngày Tết, dân tộc Việt Nam ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục như khai bút, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ ... Từ trẻ tới già hầu như ai ai cũng biết và sau đây là một vài phong tục được duy trì, phát triển:

 

- Tống Cựu Nghênh Tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế, ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở là không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

 

Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành.

 

- Hái lộc, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một ít khách.

 

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc Tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc. Nhìn chung, trong những ngày đầu năm người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

 

Phong tục ta ngày Tết biếu quà, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu  v..v…

 

- Lễ Mừng Thọ: ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, cửu tuần ... Ngày Tết cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

 

Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ. Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu.

 

- Cờ bạc:  Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm ….

 

Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết: Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hốt rác ngày Tết cũng vì sự tích này.

 

Trên đây là điểm tóm lược qua mười một lễ Tết trong năm.

 

Để kết thúc bài giới thiệu tổng quát về Tết Nguyên Đán, chúng tôi trân trọng gởi đến quý đọc giả vài vần thơ ”trào phúng” liên quan đến Tết. Mấy bài thơ sau đây cho chúng ta thấy hầu như người Việt Nam luôn có một tâm hồn thi sĩ, chuyện gì cũng làm thơ được, và đặc biệt cho ngày Tết thì vô số, nhưng chúng tôi chỉ xin trích dẫn 03 bài thơ.

 

 * Năm hết Tết đến, bài thơ sau đây phản ảnh rõ nét những chuyện xảy ra trong năm:

 

            Một năm chia mười hai kỳ

            Thiếp ngồi thiếp tính làm gì chẳng ra

            Tháng giêng ăn Tết ở nhà

            Tháng hai rõi rãi quay ra nuôi tằm.

            Tháng ba đi bán vải thâm

            Tháng tư đi gặt, tháng năm trở về.

            Tháng sáu em đi buôn chè

            Tháng bảy tháng tám trở về đong ngô.

            Chín mười cắt rạ đồng mùa

            Một chạp vớ được anh đồ dài lưng.

            Anh ăn, rồi anh lại nằm.

            Làm cho thiếp phải quanh năm lo phiền.

            Chẳng thà lấy chú lực điền

            Gạo bồ thóc đống, còn phiền nỗi chi!

 

* Mượn Tết để làm bài thơ tả tình, tả chân về người đàn bà

 

“Đàn bà như hạt mưa sa, mưa đâu mát đấy ….” 

 

như bài thơ kế tiếp thì “hết ý”:

 

            Tháng giêng là tiết mưa xuân

            Tháng hai mưa bụi dần dần mưa ra

            Đàn bà như hạt mưa sa

            Mưa đâu mát đấy biết là đâu hơn.

            Tháng năm, tháng sáu mưa trận mưa cơn

            Bước sang tháng bảy rập rờn mưa ngâu

            Thương thay cho vợ chồng Ngâu

            Cả năm chỉ mới gặp nhau một lần.

            Nữa là ta ở dưới trần

            Cũng mong kết nghĩa Tấn Tần cùng nhau

            Nữa là mưa nắng dãi dầu

            Cũng mong cho vợ chồng Ngâu hợp hoà.

            Gặp nhau từ ngày mồng ba

            Đến ngày mồng bảy là ra bơ phờ.

            Đã đành kết tóc xe tơ

            Đã buồn cả ruột lại dơ cả đời

            Mưa thì em đã họa rồi

            Nắng đâu anh họa một bài cùng nghe

 

 

* Cuối cùng, bài thơ ngắn sau đây cho ta thấy hạnh phúc, quan hệ vợ chồng rất quan trọng …

 

            Tháng chạp là tháng trồng khoai

            Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà.

            Tháng ba cày vỡ ruộng ra

            Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.

            Ai ơi cùng vợ cùng chồng

            Chồng cày vợ cấy trong lòng vui thay!

 

 

Trước thềm năm mới, xin kính chúc Quý đọc giả một Năm Quý Mảo 2023

 

“AN KHANG, THỊNH VƯỢNG và HẠNH PHÚC”.

 

 

*  ©  Lê Ngọc Châu (Munich/Ger, 15.01.2023)

 

   * Tài liệu tham khảo:

   - Ca dao sưu tầm theo truyền khẩu nhân gian.

   - Internet, Trang Web Hà Phương Hoài .

   - Tu bổ bài viết về Tết năm 2012,

 

--------------



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở Hoa Kỳ, khi ai đó qua đời, thường thì họ sẽ được ướp xác, đặt trong quan tài và chôn cất tại nghĩa trang (thổ táng), hoặc mang đi hỏa táng, phần tro cốt sẽ được trả lại cho gia đình, người thân. Tuy nhiên, thổ táng và hỏa táng nay đã không phải là các lựa chọn duy nhất. Ngày càng có nhiều nhà tang lễ, cả các công ty khởi nghiệp và tổ chức vô vụ lợi, cung cấp cho mọi người những nghi thức khác nhau dành cho người đã khuất. Trong tương lai, bối cảnh nghi thức tang lễ sẽ đa dạng hơn…
Đã mấy năm nay, một nhóm tên "Sinh viên tranh đấu cho được nhập học công bằng" (Students for Fair Admissions) kiện Đại Học Harvard về tình trạng mà họ cho là bất công lúc xét các ứng viên Á châu nộp đơn vào trường đại học ưu tú này của Mỹ. Nhóm này cho rằng Harvard thực hành “affirmative action” (hành động khẳng định) và "racial balancing" (quân bình chủng tộc) trong quá trình quyết định ai được nhận ai bị từ chối. Nếu không, theo họ, nếu chỉ căn cứ trên thành tích học tập (academics) tỷ lệ sinh viên Á châu được nhận sẽ là 43% tổng số, hay ít lắm 26% nếu xét thêm về hoạt động ngoại khóa, thể thao hay gia đình quen biết với trường ("legacy"); chứ không thấp như mức 18.7% như hiện nay.
Cuộc chiến trên đất nước chúng ta chấm dứt đã gần nửa thế kỷ và được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Bài nầy xin trở lại vấn đề gọi tên cuộc chiến để hiệu đính và bổ túc thêm bài trước cách đây khá lâu của cùng người viết.
Các nhà quan sát đương thời có thể khá ngạc nhiên khi biết rằng nguồn gốc của cụm từ “affirmative action” – cụm từ chứa đầy ý nghĩa trong bối cảnh chính trị ngày nay – có vài phần bí ẩn. Nói rộng ra, Affirmative Action (tạm dịch là Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số) đề cập đến các chính sách và thực tiễn được thiết kế để tăng cơ hội cho các nhóm người thiểu số như người da màu trong lịch sử. Trong tuần này, quyết định của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) về chính sách “affirmative action” sẽ đem đến những thay đổi đáng kể trong tương lai tuyển sinh ở các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ. Vào ngày 29 tháng 6, TCPV đã ra phán quyết rằng các trường cao đẳng và đại học tư thục cũng như công lập không còn được coi chủng tộc là một yếu tố xem xét trong tuyển sinh, đảo ngược tiền lệ pháp lý trong suốt 45 năm qua.
Các diễn biến cực kỳ sôi động về nội chính và bang giao quốc tế trong cuộc chiến tranh Đông Dương làm cho Hoa Kỳ thay đổi chiến luợc chống Cộng Sản từ hình thức trung dung sang ủng hộ Pháp. Vì sao Hoa Kỳ phát triển chính sách này lên cực điểm?
Nước Việt Nam được quốc tổ Hùng Vương sáng lập với quốc hiệu đầu tiên là Văn Lang. Các vị vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu là Hùng Vương cả, chỉ phân biệt các đời vua theo con số thứ tự. Đến đời Hùng Vương thứ 18 thì một phiên thuộc là Thục Phán nổi lên đánh bại nhà vua và chiếm mất ngôi vào năm 257 trước Tây Lịch (TL). Thục Phán xưng hiệu là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Loa Thành (Phong Khê, Phúc Yên)...
Ở Capitol Hill và các tòa án, các nhà lập pháp và nhà hoạt động của Đảng Cộng Hòa đang tiến hành một chiến dịch pháp lý sâu rộng nhắm vào các trường đại học, các tổ chức tham vấn, các công ty tư nhân và các cá nhân nghiên cứu về sự lan truyền của thông tin sai lệch. Những người này sẽ bị cáo buộc là thông đồng với chính phủ để đàn áp phát ngôn của phe bảo thủ trên mạng.
Vào mùa thu năm ngoái, một tòa án ở Đức đã xét xử một vụ án bất thường. Đó là một vụ kiện dân sự phát sinh từ đề tài trên Twitter về việc liệu những người chuyển giới có phải là nạn nhân của Holocaust hay không. Mặc dù không còn nhiều tranh luận về việc liệu những người đồng tính nam và đồng tính nữ có bị ngược đãi hay không, nhưng có rất ít nghiên cứu về người chuyển giới trong thời kỳ lịch sử tối đen này.
Mùa hè đến rồi! Mùa của những chuyến du lịch. Người Việt ở Mỹ mùa hè thường đi thăm danh lam thắng cảnh ở Mỹ, hoặc về Việt Nam, hoặc thực hiện những chuyến đi Châu Âu, đi thăm vùng đất của lịch sử, văn hóa Tây Phương. Đến Châu Âu, những quốc gia thường được khách du lịch nhắc đến nhiều nhất vẫn là Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha. Ngoài ra, Hòa Lan là một quốc gia nhỏ bé, hiền hòa, những cũng có nhiều thứ thu hút khách du lịch. Nói đến Hòa Lan là nói đến những cánh đồng hoa tulip đầy màu sắc; những chiếc cối xay gió soi bóng trên những dòng kênh xanh; hay thành phố Amsterdam tự do cấp tiến, có khu phố “Đèn Đỏ” với dịch vụ mãi dâm được chính thức và công khai hóa.
✱ BNG: “Chúng ta không thể tiếp tục chấp nhận một chính phủ trung ương có hai tổng thống” nên "thời điểm quyết định" nổ ra dẫn đến vụ “bắn lầm”? ✱ Secretary Clifford: Tổng thống nên cử một số quan chức Chính phủ đến dự lễ tang, để thể hiện sự quan tâm. Kỳ có thể không nghĩ đó là một tai nạn. ✱ CIA: Đại sứ Bùi Diễm, đặc phái viên của Sài Gòn tại Paris, nói với phía Hoa Kỳ rằng ông ta hy vọng qua trung gian Việt kiều (tại Pháp) sẽ giúp ông liên hệ với phía Bắc Việt. ✱ NARA: Số tiền “ The Five Million Piastres” đã chi ra để ủy lạo quân sĩ tham gia cuộc đảo chánh, và số tiền này “ the money was given to Don” (nhưng báo chí VN loan tải số tiền là 3 triệu). Ngoài ra, còn có số vàng lá 40 kí lô (forty kilograms of gold bars) tịch thu trong cuộc đảo chánh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.