Hôm nay,  

Bếp Lửa, Trong Trại Tù Và Nơi Quê Người

4/2/200100:00:00(View: 4998)
Tác phẩm The Wind-Up Bird Chronicle (nhà xb Knopf, 1997), của nhà văn người Nhật, Haruki Murakami, mở ra bằng giọng văn quen thuộc của ông: Tôi đang làm món spaghetti ở trong bếp, chuông điện thoại reo. Spaghetti gần xong. Radio, một đài FM. Tôi huýt sáo theo bài La Gaza Ladra của Rossini. Nấu món pasta mà có nhạc này đi kèm thì thật tuyệt.

Nhưng liền đó, người đọc bị cuốn hút vào cơn ác mộng của nước Nhật: cuộc tàn sát binh sĩ Thiên Hoàng, bởi chiến xa Xô-viết, vào năm 1939, tại một vùng sa mạc Nomonhan, Mông Cổ. Khác hẳn những cuốn trước sặc mùi bơ, cuốn này sặc mùi máu. Độc giả cảm thấy mùi máu nóng bỏng trên những trang sách. Cảnh tàn sát những con thú vườn Zoo, trước khi chiến xa Xô-viết tiến vào thành phố: trước hết là những con báo, rồi tới chó sói, sau cùng là những con gấu. Chúng lâu chết nhất, dù đã hứng hàng chục viên đạn; đám thú điên cuồng gầm thét, rẫy rụa như muốn giật tung những chấn song chuồng giam, trước sự khiếp đảm của đám binh sĩ. Đối với họ, giết người ở mặt trận dễ dàng hơn nhiều, so với việc giết thú ở trong chuồng. Rồi những cảnh tượng phát ớn lạnh: lột da nạn nhân, từ đỉnh đầu trở xuống, một cách tỉ mỉ, từ tốn, thật "dễ thương", hoặc cảnh binh sĩ Nhật lấy hết sức lực thọc mạnh lưỡi lê vào bụng tù nhân Trung Hoa, rồi ngoáy...

Theo ông, chiến tranh là chuyện nghiêm trọng: nó đẩy sự xung đột cá nhân với nhà nước tới mức tột cùng. Vào năm 1994, ông viếng thăm vùng sa mạc kể trên, và đột nhiên, ông "mặc khải". Cuộc đời ông thay đổi hoàn toàn: Tôi có cảm tường tôi đã tham gia trận đánh. Giữa vùng biên giới, sa mạc khô cằn, ông nhận ra ông hết còn trông mong trốn chạy nỗi khiếp sợ: Xã hội Nhật bản, con bạo động phi lý của nó. Cuộc chống trả vô ích, vô vọng của binh sĩ Nhật bản trước chiến xa Xô-viết làm ông nhận ra tính cực kỳ phi lý của quân đội Nhật: sự tin tưởng mù quáng vào chiến thắng, chỉ với tinh thần cuồng nhiệt và ân sủng của Thiên Hoàng.

Người Nhật không tin vào mặc khải. Riêng Murakami đã hai lần mặc khải. Lần đầu, tại một sân vận động ở Tokyo, khi đang có trận đấu baseball giữa hai đội Mỹ và Nhật. Ông đang theo dõi một đường banh, và đột nhiên nhận ra, ông có thể viết một cuốn tiểu thuyết. Tuy không biết tại sao, nhưng ông hiểu như vậy. Đó là tháng Tư, 1978, ông 29 tuổi. Mười lăm năm sau, là ở Nomonhan, Mông Cổ. Giữa hai lần mặc khải là câu chuyện lạ thường của một nhà văn mơ tưởng chuyện hải hồ, "lưu vong", nhờ vậy lại khám phá ra quê hương của mình.

Một điều kỳ cục, đó là tính bạo động, sự độc ác của chiến tranh ở trong The Wind-Up Bird Chronicle không liên quan gì tới những tác phẩm trước đó. Tác giả tuyên bố: Nếu ông không sống ở Mỹ, tức là ở nước ngoài, ông không làm sao có thể viết nổi tác phẩm đó. Như thể ông bắt buộc phải rời bỏ quê hương, rồi mới tìm thấy con đường trở về. Kinh nghiệm, quê hương tìm thấy lại của ông thật là quí báu đối với chúng ta. Nên nhớ, Murakami mặc khải là nhà văn vào tháng tư 1978. Vài năm trước đó, như một số sinh viên Nhật, ông tin rằng người Nhật có thể đem lại một giải pháp hòa bình cho Việt Nam.

Murakami nổi tiếng nhất, trong số những nhà văn cuối thập niên 70, và là người quan trong nhất. Tuy nhiên, có một điều kỳ cục ở trong những tác phẩm của ông: sự thiếu vắng hoàn toàn truyền thống văn hoá Nhật bản. Nhân vật của ông ăn pizza, steaks, hay pasta. Nghe Ella Fitzgerald hay Rossini. Mặc những bộ sharp suits, áo sơ mi đúng style. Khi kẹt trong thang máy, họ huýt sáo theo điệu Danny Boy. Một trong những cuốn sách ăn khách nhất của ông (trên hai triệu ấn bản), Norwegian Wood, nhan đề là từ Beatles. Ở Nhật, họ gọi những người như ông là batasukai (sặc mùi bơ), một từ để chỉ những người nước ngoài, hoặc bị Âu hóa. Những nhà văn cuối thế kỷ của Nhật, ăn bận như những tay lang thang ở Paris, mơ tưởng Baudelaire, kể những cuộc tình của họ, ở trong những ổ nhện tại Tokyo, họ đều có mùi bơ. Murakami cũng vậy, và đây là một trong những thói chơi ngông của ông. Thanh niên Nhật tính phong thái tự chủ, bất cần đời, cùng vẻ diễu cợt của ông.

"Vâng thật kỳ lạ. Baseball là môn thể thao của Mỹ. Cái tay đánh cú banh bữa đó là cầu thủ Mỹ. Mặc khải của tôi cũng không có vẻ Nhật một chút nào. Dân Nhật không có quan niệm về mặc khải." Ông mê Tây phương từ rất sớm. Nhất là những ẩn dụ, điển cố Mỹ. Cậu bé học sinh rất ghét bộ đồng phục, tinh thần nhóm, luật lệ, cá nhân nép mình theo tập thể, gia đình... Để trốn chạy, ông mơ tưởng nước Mỹ, cố tạo nên một nước ngoài, ở ngay trái tim của mình. Ông mua những cuốn sách Mỹ, ở một tiệm sách rẻ tiền, nơi lui tới của những người thuỷ thủ Nhật. Nghe nhạc Mỹ trên băng tần FM. Đó là một cách để cảm thấy mình được tự do, ít ra về phương diện tinh thần. Học ngoại ngữ cũng là muốn trở thành một người khác. Ước muốn chui vào làn da của một người khác đã khiến ông trở nên một dịch giả có hạng. Raymond Carver, Grace Paley là những tác giả ông ưa dịch.

Murakami dùng từ thực tại ảo (virtual reality), để diễn ta thái độ kỳ quặc, lòng mê say nước Mỹ của ông. Tôi muốn thực hiện thực tại "ảo" đó, ở ngay trong trái tim tôi. Cũng dễ thôi, vì tôi lúc đó chỉ là một đứa trẻ.

Ông nhớ lại những cảnh tàn bạo ở đại học Waseda, trận động đất Kobe, vụ giết người bằng hơi độc ở Tokyo. Bạo động là chìa khóa đối với Nhật bản. Và đó là mặc khải ở sa mạc Mãn châu đối với ông.

Murakami "lại khám phá ra" Nhật bản, khi đang dạy môn văn chương Nhật tại đại học Princeton. Lần đầu tiên, ông quan tâm đến lịch sử và văn chương Nhật. Ông nghiên cứu trận đánh Nomonhan tại thư viện đại học. Nó làm ông sững sờ: đây là một thí dụ hoàn hảo, về bạo động phi lý, và sự hi sinh vô ích những cá nhân cho giấc mộng điên cuồng của tập thể.

Sự quan tâm mới mẻ của ông đối với Nhật bản của ông còn là do cuộc sống riêng tư. Càng ngày ông càng nhận ra hố ngăn cách giữa ông và cuộc sống thực sự tại Mỹ, xứ sở mà ông đã từng mơ mộng. Khi ở Nhật, ông muốn sự độc lập riêng tư. Tôi muốn được tự do. Sang Mỹ, ông nhận ra, người Mỹ coi tự do và độc lập cá nhân là những điều được đảm bảo, for granted. Thực tại trần trụi, cuộc sống vô vị, nhạt nhẽo ở đây làm ông vỡ mộng. "Ở Mỹ nghe Jim Morrison không giống như khi nghe ở Nhật". Những ẩn dụ Tây phương mất hết sự bí mật của chúng. "Tôi không cần đến chúng nữa". Và ông quyết định ôm lấy quê hương, chấp nhận trách nhiệm chính trị của mình.

Khi được hỏi, như vậy nghĩa là gì, ông giải thích: 'Vấn đề quan trọng là đối diện với lịch sử của chúng tôi. Và như vậy có nghĩa là lịch sử của chiến tranh".

Jennifer Tran

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tự cổ chí kim, những hiểu biết và phát triển mới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật thường khiến chúng ta vừa thấy thú vị và ấn tượng, vừa thấy lo lắng, sợ hãi. Mới đây, OpenAI đã dự đoán rằng trong vòng 10 năm tới sẽ xuất hiện “siêu trí tuệ nhân tạo” (Artificial superintelligence). Để chuẩn bị, hãng này đang tập trung xây dựng một đội ngũ chuyên gia mới, và dành 20% tài nguyên điện toán của mình để đảm bảo rằng các hệ thống AI sẽ hoạt động phù hợp và tôn trọng các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức của con người.
Tháng 9 là tháng có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Sau đây là một số ngày đáng chú ý. 16 tháng 9. - 1994 - Ngày Ozone thế giới, nâng cao nhận thức về tầng ozone3. - 1970 - Jimi Hendrix qua đời vì dùng thuốc quá liều. - 1620 - Mayflower khởi hành đến Tân Thế giới. Con tàu Anh được gọi là Mayflower khởi hành từ Plymouth trong chuyến hành trình đến Châu Mỹ. Trên tàu có 102 hành khách đang tìm kiếm cuộc sống mới ở Tân Thế giới. Con tàu mất 10 tuần để băng qua Đại Tây Dương trước khi thả neo gần Cape Cod, Massachusetts.
Hiếm ai có thể hình dung cơn bão tin giả (fake news) hoành hành khắp nước Mỹ trong tám năm qua, từ cuộc bầu cử 2016, lại thổi đến từ Veles – một thị trấn xa xôi nằm phía tây nam châu Âu, ở North Macedonia, trên dòng sông Vardar êm ả. Không nói cũng không ai biết. Những câu chuyện trong bóng tối này mãi mãi không bước ra ánh sáng, hoặc cũng chỉ rất ít người biết đến, thấu rõ đường đi nước bước của thánh địa tin giả này, cho đến khi cuốn sách “The Book Of Veles” của nhiếp ảnh gia Jonas Bendiksen được xuất bản. Ông là người Na-Uy, thành viên của hội nhiếp ảnh danh giá Magnumphoto.
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng sắc đẹp sẽ mang lại lợi thế trong các mối quan hệ, học tập và công việc. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu việc “không được đẹp đẽ” không chỉ là một điều bất lợi mà còn bị coi là phạm pháp? Từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, ở Hoa Kỳ từng có các luật gọi là “luật xấu xí” (ugly laws), cấm những người có vẻ ngoài “khó coi” xuất hiện ở các nơi công cộng.
Dự án 2025 đề ra những thay đổi sâu rộng trong toàn bộ chính phủ liên bang, đặc biệt trong chính sách kinh tế và xã hội, và vai trò của chính phủ và các cơ quan liên bang. Trong những thay đổi đó có cả việc cắt giảm tài trợ cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ), tháo dỡ cơ quan điều tra FBI và Bộ An ninh Nội địa, hủy bỏ các quy định về môi trường và biến đổi khí hậu để giúp gia tăng sản xuất nhiên liệu như dầu hỏa, cùng loại bỏ các Bộ Giáo dục và Thương mại ra khỏi nội các chính phủ. Hãng thông tấn Associated Press có một bài tóm tắt song rành mạch những chương trình của Dự án 2025 đối nội cũng như đối ngoại, tại đường dẫn này. Bao gồm trong Dự án 2025 cũng gồm cả việc lập tức dùng Đạo luật nổi dậy năm 1807 để tổng thống có thể ra lệnh cho quân đội vào dẹp các vụ biểu tình chống đối chính phủ, cùng chỉ đạo Bộ Tư pháp truy lùng các đối thủ của ông Trump. Chính ông Trump cũng đã từng tuyên bố với những người ủng hộ ông là ông là người sẽ giúp họ phục hận. Theo luật hiện hành, quân đội không đượ
Nghèo đói là yếu tố quyết định mạnh mẽ của bệnh Lao. Môi trường sống và làm việc đông đúc và kém thông gió thường liên quan đến nghèo đói, tạo thành các yếu tố gây nguy cơ trực tiếp cho việc lây truyền bệnh lao. Suy dinh dưỡng cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng để bệnh phát triển. Nghèo đói lại cũng liên quan đến tình trạng kém kiến thức về sức khỏe và từ đó thiếu những sự bảo vệ sức khỏe trong đời sống hàng ngày dẫn đến nguy cơ tiếp xúc và truyền bệnh.
Trong hai ngày Thứ Bảy & Chủ Nhật 17 & 18/08/2024, tại Bowers Museum, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt phối hợp cùng Trung Tâm Việt Nam Texas Tech University, Trung Tâm Nghiên Cứu Việt - Mỹ University of Oregon đã tổ chức hai buổi triển lãm và thảo luận về hai chủ đề: Cải Cách Ruộng Đất Miền Bắc Việt Nam và Cuộc Di Cư Năm 1954. Khoảng 1,000 lượt người đã đến tham dự hai sự kiện về lịch sử từ bảy thập niên trước. Có thể nói rằng lâu lắm rồi tại Thủ Đô Người Việt Tị Nạn mới có một sự kiện lịch sử được tổ chức với qui mô lớn và công phu như thế. Động lực nào đã khiến ba tổ chức chuyên nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam cùng nhau tổ chức sự kiện này? Ông Châu Thụy, Giám Đốc Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt nói lời khai mạc, chào mừng mọi người đến với cuộc triển lãm và hội thảo, để cùng nhau ôn lại, nhìn theo những góc nhìn mới về hai sự kiện lịch sử vẫn còn ảnh hưởng đến người Việt cả trong nước lẫn hải ngoại đến tận ngày hôm nay.
Hiểu cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đòi hỏi phải đặt nó trong một bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn, thay vì xem xét nó một cách tách biệt. Được khởi xướng bởi Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1953, cải cách ruộng đất bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các sự kiện biến động sau Thế chiến II. Sự kết thúc của cuộc chiến, nạn đói năm 1945, và cuộc đấu tranh sau đó để giành độc lập khỏi ách thực dân Pháp đã tạo ra một không khí cách mạng ở Việt Nam. Cuộc chiến tranh Pháp-Việt (1946-1954) đã làm tăng sự cấp bách cho những thay đổi xã hội và kinh tế triệt để khi Việt Minh tìm cách củng cố quyền lực và giải quyết các bất bình giữa người giàu và người nghèo do khai thác thực dân gây ra.
Cuối tuần vừa qua tôi đi dự hội thảo về Việt Nam tại Bảo tàng Bowers ở thành phố Santa Ana, thủ phủ của Quận Cam. Hai ngày hội thảo với hai chủ đề có liên quan với nhau là Cải cách Ruộng đất 1953-56 và Di cư 1954. Xong ngày đầu của hội thảo, đi ăn tối với một bạn sống ở Quận Cam từ năm 1978, khi biết chủ đề là về cải cách ruộng đất, bạn hỏi ngay: “Có hình Hồ Chí Minh cầm khăn khóc không?”. Bạn tôi ít quan tâm đến sinh hoạt cộng đồng nhưng cũng biết sử Việt vì là con trong gia đình bắc di cư 54, lớn lên tại miền Nam và sống ở đó cho đến khi vượt biển. Hình Hồ Chí Minh khóc và sự kiện bà Nguyễn Thị Năm đóng góp nhiều vàng cho Việt Minh rồi cũng bị đấu tố trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam từ 1953 đến 1956 có lẽ là những hiểu biết cơ bản của nhiều người Việt, dù không chứng kiến hay trực tiếp là nạn nhân trong sự việc. Những hình ảnh đó hôm nay cũng đã được trưng bày tại Bảo tàng Bowers và có trong bài nói chuyện của diễn giả tại hội thảo.
Chương trình Triển Lãm Và Thảo Luận Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt & Cuộc Di Cư 1954 vừa chấm dứt. Việt Báo đăng lại toàn bài của giáo sự Trần Huy Bích chiều Chủ Nhật ngày 18 tháng 8 tại Bowers Museum kể lại câu chuyện di cư của Ông và bối cảnh Bắc Việt những ngày tháng 8, 1954.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.