Hôm nay,  

Debussy & Ravel String Quartet

14/10/200600:00:00(Xem: 6706)

Debussy & Ravel String Quartet

Debussy viết được nhiều thứ hấp dẫn lắm như hai bản Arabesques, bản Rêverie, rồi một phần của Suite Bergamasque và Petite Suite…

Debussy và Ravel là hai nhà soạn nhạc quan trọng của Pháp trong thế kỷ 20, mỗi người viết một bản tứ tấu cho đàn dây. Debussy viết trước, hoàn tất vào năm 1893, khi ấy ông ở tuổi 33. Ravel viết sau, năm 1903, có phần mô phỏng bản của Debussy, khi đó ông được 28 tuổi. Kể từ khi có kỹ thuật thu thanh, hai bản này lúc nào cũng đi cặp kè.

Trước đó nữa, hai ông thường chú tâm vào viết nhạc cho dương cầm. Debussy viết được nhiều thứ hấp dẫn lắm như hai bản Arabesques, bản Rêverie, rồi một phần của Suite Bergamasque và Petite Suite… Trong khi đó Ravel cũng làm một mớ, trong đó có bản Pavane pour une infante défunte rất được ưa thích và Jeux d'eau…

Mặt khác hai ông cùng thi đua viết cho giải Prix de Rome với những tác phẩm viết cho giọng hát và dàn nhạc. Kết quả là tác phẩm của Debussy thắng và một bản trong số những bản nộp thi được thâu thanh.

Lại nữa với cả hai ông, tứ tấu đàn dây đã dẫn đến một bước ngoặc, vì kế tiếp đó cả hai đã viết tiếp tác phẩm lớn và quan trọng. Debussy viết Prelude à l'Après-midi d'un faune cho dàn nhạc. Ravel thì có Sheherazade cho giọng soprano và dàn nhạc.

Cũng kì lạ, Debussy đặt tên bãn tứ tấu là "Tứ tấu đầu tiên, Op. 10", đây là tác phẩm duy nhất ông cho số opus, và đặt nó là số 10, người ta tự hỏi là ông đã nghĩ sao về những tác phẩm trước đó. Làm như thế có vẻ như ông đã hạ tầng quan trọng của ít nhất là 2/3 số tác phẩm ông đã viết tính tới lúc ấy. Thứ đến, với việc đặt số opus, như thể ông coi đây là điểm quan trọng, điểm khởi đầu, dù rằng sau đó ông cũng không viết thêm một bản tứ tấu nào khác.

Ravel thì cũng đánh giá cao tác phẩm này. "Bản tứ tấu của tôi, ông viết, cho thấy khái niệm về cấu trúc âm nhạc, mặc dù chưa hoàn hảo, nhưng nó rõ nét hơn nhiều so với những gì tôi viết trước đây." Sau Jeux d'eau, đây là tác phẩm thú hai Ravel đề tặng cho thầy của ông là Gabriel Fauré.

Câu viết trên làm nhớ tới Haydn cũng nói về bộ 6 tứ tấu Op. 33 của ông (sáng tác năm 1780) là "viết theo một phong cách hoàn toàn mới và riêng biệt". Dĩ nhiên, Op. 33 của Haydn được coi là đã thiết lập nền móng cho loại tứ tấu trong âm nhạc. Cùng với Mozart và Beethoven, tứ tấu trở nên một loại hình âm nhạc quan trọng. Trong ban tứ tấu, bốn nhạc cụ vừa đủ cấu thành cái nền âm thanh, trên đó giai điệu và hòa âm có thể biểu diễn và thay đổi vị trí thoải mái. Thoải mái đến mức người ta tưởng như âm nhạc có thể diễn cảm chẳng kém gì các loại ngôn ngữ khác.

Và bây giờ đến Debussy và Ravel đối diện một thách thức lớn nếu có ý tiếp nối truyền thống nhạc tứ tấu và cải tiến nó.

Ý nhạc trong bản tứ tấu của Debussy không rõ ràng trôi chảy. Bắt đầu chương một, câu nhạc rõ nét, nhưng rồi nó tan biến ngay, nhường chỗ cho một câu nhạc khác, rồi lại một câu nhạc khác. Những giai điệu này không đến từ không gian âm thanh nền, chúng chợt hiện chợt biến hệt như cơn mưa rào quất đây quất kia trong cơn giông tố. Phần hòa âm cũng thế, biến đổi hoài hoài. Đó là cách riêng mà Debussy xây dựng tác phẩm của ông, đặc biệt là ở bản tứ tấu này và trong bản Prelude à l'Après-midi d'un faune.

Chương 2 và 4 cũng có tính cách vừa nói, nhưng chương 3 thì khác. Chương 3 mở ra một câu nhạc du dương, chậm rãi, thảnh thơi. Hình thức của chương 3 như một vành cung, nó căng lên dần, rồi lại quay về cái buồn bã chậm rãi ban đầu. Ý nhạc chậm này mỗi lần hiện ra mang theo nó những sắc độ khác nhau. Đây đúng là cùng hình thức như bản Prelude nói trên, vì thế chương 3 này có vẻ như là một thử nghiệm cho một tác phẩm lớn hơn, là bản Prelude nói trên.

Ở chương chót, các ý nhạc lần lượt trở lại, như cách mở đầu để rồi sẽ dẫn đến phần kết trong các sonatas hay Giao hưởng số 9 của Beethoven. Tuy nhiên, sau phần khai mở ở đây, phần kết cũng không bao giờ xuất hiện như người ta tưởng.

Ravel viết chương 1 của ông theo thể sonata, mở ra với giai điệu tươi đẹp, trong sáng, kế đến là những khai triển từ câu nhạc đó, và rồi thu hồi các ý nhạc lại để kết thúc chương. Thật ra ở chương 1 Debussy cũng dùng thể sonata, nhưng các câu nhạc dầy đặc làm cấu trúc của sonata không còn rõ ràng nữa. Những chương khác của Ravel cũng trong sáng về ý nhạc và hình thức. Đặc biệt chương 2 và chương cuối tiết điệu được cấu thành với những cái "búng" trên dây đàn. Chương cuối ý nhạc tung ra mạnh mẽ, và Ravel vẫn giữ được chủ động. Nhận xét về chương này, Fauré -thầy của Ravel, thấy là chương này "còi cọc", không quân bình. Tuy nhiên Ravel vẫn để yên không thay đổi gì trong lần tái bản vào năm 1910.

Ở chương 3, Debussy sử dụng câu nhạc du dương,  Ravel thì vẽ một khung cảng tĩnh lặng. Có một lúc rất êm đềm làm ta nhớ đến chương 1, khác là ở đây luôn luôn tĩnh lặng với sắc độ từ từ biến chuyển. Chính ở chương này Ravel đến gần với kỹ thuật và cảm xúc của Debussy hơn cả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng tôi mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và bài vở của bạn đọc về mọi vấn đề liên quan
Nhìn tờ bích chương dán trên khung cửa kính nói về đêm trình diễn Tây Ban Cầm cổ điển
Bài thơ của Schiller "An die Freude" chắc sẽ không được biết đến nhiều nếu như đã không là một phần
Chương trình chỉ có một tiếng đồng hồ mỗi ngày, từ 9:00 đến 10:00 giờ sáng. Chương trình có khi là nhạc guitar
Chúng tôi mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và bài vở của bạn đọc về mọi vấn đề liên quan đến nhạc cổ điển như ca kịch opéra, ballet, kỹ thuật (recording), album mới, concert bạn mới đi nghe
Chúng tôi mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và bài vở của bạn đọc về mọi vấn đề
Dmitri Dmitrievich Shostakovich sinh ngày 25 tháng 9 năm 1906 tại St. Petersburg, Nga. Cha tên Dmitri Boleslavovich Shostakovich và mẹ là Sofiya Kokaoulina Shostakovich. Gia đình ông là một gia đình có tư tưởng chính trị tự do và cởi mở
Trong những buổi lễ khai mạc triển lãm tranh ở toà soạn Việt Báo, đôi khi ban tổ chức cho phát thanh một bản nhạc nghe rộn rã, long trọng; thường là một đoạn ngắn, chỉ vài ba phút. Bản nhạc mang đến
Đêm mùng 9 tháng Giêng mùa đông năm 1905, hàng ngàn công nhân và nông dân Nga đổ dồn về quảng trường Cung Điện Mùa Đông (Winter Palace) tại St. Petersburg để đồng thanh biểu tình phản đối chính sách hà khắc và sự hoang phí của Sa Hoàng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.