Hôm nay,  

SỰ THẬT VỀ MẬT ĐÀM PARIS

06/03/201300:00:00(Xem: 4252)
Theo thông lệ, Việt Báo Xuân thường nhắc lại những biến cố của lịch sử để hậu thế suy ngẫm về các bài toán của người đi trước.

Bốn chục năm về trước, Hiệp định Paris đã được ký kết ngày 27 Tháng Giêng 1973, để chính thức kết thúc chiến tranh và vãn hồi hòa bình tại Việt Nam. Ngày nay, chúng ta đều đã thấy kết quả với rất nhiều chấm than!

Sự thật như hình bên cho thấy, mọi chuyện được thoả thuận trước khi Kissinger khi gặp Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh 1972. Bàn tròn bốn bên, rồi ngay cả việc ký kết hiệp định 27 tháng 1, 1973 chỉ là màn diễn.

Việt Báo xin giới thiệu bài viết của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng Hoà, cho thấy sự thật về các cuộc mật đàm của Kissinger với phía cộng sản.

Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ. “Người ta thường hỏi tôi lúc nào tôi đã xúc động nhất trong cuộc đời công vụ của mình,” Kissinger viết, “Giờ phút làm cho tôi cảm động nhất phải là buổi sau trưa ngày Chủ Nhật mát dịu vào mùa Thu năm ấy, khi bóng rợp bao trùm lên thành phố Paris êm đềm...”

Hôm ấy là Chủ Nhật, ngày 8 tháng 10, 1972.

Họp xong, Kissinger bay về Washington. Tổng thống Nixon ghi lại trong hồi ký: “Khi Kissinger báo cáo về đàm phán Paris, ông ta cười cái cười toe toét nhất tôi chưa hề thấy từ trước tới nay,” (As Kissinger began his report of the Paris negotiations, he was smiling the broadest smile I had ever seen). Ông Nixon viết là từ đầu nhiệm kỳ, ông và Kissinger đã đặt ra "Ba mục tiêu" về chính sách ngoại giao Hoa Kỳ–Trung Cộng, Liên Xô, và Việt Nam. Vào lúc ấy thì đã thành công về hai mục tiêu: mở cửa Bắc Kinh và bắt đầu chính sách mới (hòa dịu 'detente') với Moscow. Như vậy là chỉ còn vấn đề Việt Nam! Ông vui mừng thấy Kissinger báo cáo: “Thưa Tổng thống, coi như chúng ta đã thành công cả ba trên ba mục tiêu rồi” ("Well, Mr. Preident," he said, "it looks like we've got three out of three!").
nguyen-tien-hung_1
Về vấn đề rút quân, ông Nixon viết: "Bây giờ thì Kissinger đã mang về được những điều khoản thỏa mãn được mục tiêu của chúng ta và của ông Thiệu, và chỉ cho phép Bắc Việt giữ được thể diện: đó là tuy không đòi hỏi họ phải rút quân, nhưng những điều khoản quy định việc thay thế quân đội, việc đóng biên giới trú ẩn ở Lào và Kampuchia thì trong thực tế cũng đã cắt nguồn tiếp viện và bắt buộc họ phải một là trở về Miền Bắc, hay là dần dần rồi cũng tan biến ở Miền Nam" (Now Kissinger had brought back terms that would acheive our and Thieu's objective while allowing the North Vietnamese to save face: no troop withdrawals would be required of them, but the provisions of the agreement regulating the replacement of forces and closing the border sanctuaries in Laos and Cambodia would effectively cut them off from their souce of supplies and force them either to return to the North or gradually to wither away in the South - tác giả gạch dưới). Nói là quân đội Bắc Việt sẽ 'tan biến' (wither away) thì như người nằm mơ.

Về giải pháp chính trị thì cũng vậy. Kissinger báo cáo là: "Cộng sản đã bỏ đòi hỏi về một chính phủ liên hiệp và đồng ý về một phương cách để giữ thể diện, đó là một Hội Đồng Hòa Hợp Hòa giải gồm đại diện chính phủ (VNCH), Mặt Trận Giải Phóng, và thành phần trung lập." Nhưng ông Thiệu khỏi lo, Kissinger cắt nghĩa, vì đã có điều khoản về 'Unanimity' (đồng thuận), bắt buộc là khi nào bỏ phiếu thì phải cả ba bên đều đồng ý mới được. Bắc Việt lại còn bỏ cả đòi hỏi là ông Thiệu phải từ chức. Như vậy, Nixon đã chỉ lặp lại trong hồi ký lời giải thích của Kissinger: "Chỉ nguyên về những điều khoản của hiệp định thì chung quy đã là một sự đầu hàng hoàn toàn về phía địch: họ đã chấp nhận một giải pháp theo như điều kiện của chúng ta” (‘These provisions alone amounted to a complete capitulation by the enemy: they were accepting a settlement on our terms).

Báo cáo như vậy nên độc giả có thể hiểu được lời lẽ trong lá thư của Tổng thống Nixon viết cho Tổng thống Thiệu ngày 16 tháng 10 để giải thích về Hiệp định Paris ("Đề nghị này thỏa mãn được điều kiện tuyệt đối của tôi là VNCH phải tồn tại như một quốc gia tự do") như được nhắc lại dưới đây.

Thật là gian dối, Kissinger đã đánh lừa nhân dân Mỹ, cả thế giới, và có thể là cả Tổng thống Nixon, một điều TT Thiệu luôn nghi ngờ.
nguyen-tien-hung_2
Sự thật về mật đàm

Ông Kissinger gọi ngày 8 tháng 10, 1972 là ngày ‘breakthrough’, bước ngoặt vì hôm ấy ông Lê Đức Thọ đã nhượng bộ hết.

Sự thật là ngược lại, hôm ấy chính Kissinger đã nhượng bộ hết. Trong Hồi ký, Kissinger đã viết vòng vèo về những thành quả hòa đàm. Ông có thể thao thao bất tuyệt và chẳng ai có thể cãi lại được vì ông đã đàm phán trong vòng bí mật hoàn toàn, cho đến cả Ngoại trưởng Roger và Bộ trưởng Quốc Phòng Laird cũng không biết gì. Nhưng trong vòng bí mật thì ông Kissinger đã nói rõ hết với ông Chu Ân Lai về mọi chuyện về cả giải pháp quân sự lẫn giải pháp chính trị cho Miền Nam như đã đề cập trong Chương 15.

Trên thực tế thì sau cùng ông đã chấp nhận một hiệp định chứa đựng hết mọi đòi hỏi mà Mặt Trận Giải Phóng đưa ra từ năm 1969.

Để cho mạch lạc, câu chuyện có thể được tóm tắt như sau:

• Sau khi báo cáo cho Tổng thống Nixon (ngày 8 tháng 10, 1972) về sự thành công 'cả ba trên ba mục tiêu, Kissinger thuyết phục để cho ông bí mật đi Hà Nội ký tắt vào bản sơ thảo, dự định là ngày 24 tháng 10, 1972 (như đã nói trong Chương 10). Ký xong ở Hà Nội rồi trở về tới Washington thì Tổng thống mới tiết lộ. Theo kịch bản này, sự tiết lộ về chuyến đi Hà Nội chắc chắn sẽ gây chấn động hơn là tiết lộ về việc ông đã mật đàm tại Paris và việc ông đi Bắc Kinh vào tháng 2, 1972. Nhưng vì ngày bầu cử nhiệm kỳ hai đã gần kề, Tổng thống Nixon e rằng ông Thiệu sẽ phản thùng giống như hồi bầu cử 1968 (do chính Nixon xúi để chống ông Humphrey) thì ảnh hưởng lại bất lợi. Vì vậy, ông Nixon chỉ thị cho Kissinger phải ghé Sàigòn thuyết phục ông Thiệu trên đường đi Hà Nội;


• Kissinger tới Sàigòn ngày 18 tháng 10 và họp với Tổng thống Thiệu tại Dinh Độc lập ngày hôm sau, 19 tháng 10. Hết sức thân mật, niềm nở, ông trao cho ông Thiệu một lá thư của Tổng thống Nixon đề ngày 16 tháng 10, 1972. Lời lẽ lâm ly thống thiết, bức thư thật dài đã giải thích cặn kẽ về kết quả tốt đẹp của việc đàm phán tại Paris, và "Đây quả là một sự đảo ngược quan trọng về lập trường của Bắc Việt." Thêm vào đó là những hứa hẹn đủ điều. Để tăng độ tin cậy, ký thư xong, Nixon còn viết tay thêm vào là "Đề nghị này thỏa mãn được điều kiện tuyệt đối của tôi là VNCH phải tồn tại như một quốc gia tự do;"

• Cái đau đớn cho ông Thiệu là phải ngồi nghe Kissinger thao thao bất tuyệt: "Đây là lúc thuận lợi để đi tới một hiệp ước với Bắc Việt vì dù sao chăng nữa, VNCH cũng đã có một quân lực trên một triệu người và đã kiểm soát được 85% dân số rồi." Khi ông Thiệu hỏi tại sao trong hiệp định không có đoạn nào nói tới việc Bắc Việt rút quân khỏi Miền Nam thì Kissinger trả lời: "Chúng tôi đã thảo luận điều đó với Bắc Việt nhưng họ không chấp nhận, cho nên chúng tôi nghĩ rằng không nên để nó vào (văn bản) để khỏi làm hỏng bầu không khí!" Rồi ông Thiệu hỏi tới Hội Đồng Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, ông Kissinger vẫn chối phắt đi là không phải chính phủ liên hiệp, nó chỉ có tích cách tư vấn. Không chế ngự được nữa, ông Thiệu đã phản ứng mạnh và đã có những cuộc đối thoại gay gắt trong hai ngày tiếp theo (xem một thí dụ về đối thoại giữa Thiệu – Kissinger trong 'Lời Nói Đầu);

• Ngày 21 tháng 10, Kissinger đánh điện về yêu cầu ông Nixon cứ cho ông đi Hà Nội mặc dù Sàigòn chống đối hiệp định. Hôm sau, Kissinger lại báo cáo thêm: "Những yêu sách của ông Thiệu gần như là điên khùng." Chỉ còn vài tuần lễ nữa là tới ngày bầu cử. Nixon lưu ý Kissinger là nếu hấp tấp quá mà không có sự đồng ý của ông Thiệu thì sẽ là một trở ngại chính trị.

• Phải trở về Washington theo lệnh của tổng thống, ngày 26 tháng 10, Kissinger vớt vát kết quả chuyến đi bằng cách họp báo và tuyên bố một câu làm chấn động dư luận "Peace is at hand" (Hòa bình nằm trong tầm tay rồi);

• Câu ấy đã dóng góp không ít vào sự thắng cử vẻ vang của ông Nixon vào ngày 7 tháng 11. Ông thắng cả 49 trong số 50 tiểu bang, và với một số phiếu là 61% (chưa có ứng cử viên Cộng Hòa nào thắng lớn như vậy cho tới lần này);
nguyen-tien-hung_3
Bốn năm hư vô

Cho tới nay (2010) toàn bộ hồ sơ mật về mật đàm của ông Kissinger vẫn chưa được tiết lộ. Hay là nó đã bị hủy đi giống như những bức thư của Tổng thống Nixon viết cho Tổng thống Thiệu? Tuy nhiên, trong năm năm qua đã có thêm những tài liệu được giải mật về Nixon - Kissinger và Việt Nam, dù chỉ rải rác từng phần đoạn qua biên bản những buổi họp và những băng thu các cuộc nói chuyện tại Tòa Bạch Ốc. Bởi vậy, dù trong tác phẩm trước chúng tôi cũng đã đề cập phần nào tới sự việc là Kissinger đã gian dối, đổi bại thành thắng về mật đàm, nơi đây chúng tôi cũng xin nhắc lại một số phân tích và dựa vào những giải mật mới để tóm gọn về chủ đề này để độc giả dễ theo dõi.

Thay vì đi vào chi tiết từng điểm, như vậy sẽ quá dài, nên có lẽ đơn giản và gọn gàng nhất là ta cứ so sánh kết quả của những sự việc theo phương pháp ‘trước và sau’ đàm phán.

Bắt đầu mật đàm, lập trường của hai bên là như thế nào?

• Lập trường phía Bắc Việt:

Ngày 9 tháng 5, 1969, phía Cộng sản đưa ra lập trường ‘10 Điểm của Mặt Trận Giải Phóng,’ đòi hỏi (1) quân đội Mỹ rút toàn bộ khỏi Miền Nam; và (2) đang khi chờ đợi một cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ ở Miền Nam, tất cả các phe phái chính trị Miền Nam sẽ đàm phán để thành lập một chính phủ liên hiệp tạm thời (xem Bảng so sánh dưới đây).

• Lập trường Hoa kỳ và VNCH:

Ngày 14 tháng 5, 1969, Tổng thống Nixon tuyên bố lập trường chung của Hoa Kỳ và VNCH: thay vì đòi quân đội Bắc Việt phải rút 6 tháng trước khi quân đội Mỹ bắt đầu rút (như lập trường TT Johnson), ông Nixon đưa ra đề nghị là ‘cả hai bên cùng rút một lúc.’ Rồi ông tóm lại trên đài truyền hình cho cả thế giới nghe:

“Chúng tôi đã gạt bỏ ra ngoài hoặc là việc rút lui khỏi Việt Nam một cách đơn phương, hoặc việc chấp nhận tại Paris bất cứ giải pháp nào có tính cách như một thất bại ngụy trang...

“Và đó là phác họa về một giải pháp mà chúng tôi muốn đàm phán ở Paris. Nguyên tắc căn bản của nó là đơn giản : triệt thoái cả hai bên bất cứ quân đội nào không phải là quân đội Miền Nam ra khỏi Miền Nam Việt Nam và dành quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam”. (KĐMTC, 646)

Ông Kissinger vào cuộc

Ngày 4 tháng 8, 1969 (năm đầu của nhiệm kỳ Tổng thống Nixon), ông Kissinger giả bộ đi Paris gặp Tổng thống Georges Pampidou nhưng thực ra là để gặp hai ông Xuân Thủy và Vai Mai Văn Bộ tại nhà ông Jean Sainteny không xa phố Rue de Rivoli.

Ông mở đầu bằng câu phát biểu là “Chúng tôi sẵn sàng thảo luận về lập trường ‘10 Điểm của Mặt Trận Giải Phóng’, nhưng chúng tôi không thể chấp nhận rằng nó giống như Mười Điều Răn Chúa, nó đã được khắc vào bia đá, không thể điều đình được. ” (We were prepared to discuss the Ten points of the National Liberation Front, but we could not accept that like the Ten Commandments they were graven in stone and not subject to negotiation).

Kết thúc mật đàm là Hiệp định Paris ký ngày 27 tháng 1, 1973. Hiệp định này rất phức tạp, gồm 23 điều, mỗi điều gồm nhiều khoản dài dòng văn tự. Ngay từ 1973, chúng tôi đã bỏ ra công sức tìm kiếm những lập trường đàm phán để so sánh, vì ít người còn nhớ hay quan tâm đến lập trường của hai bên đàm phán lúc ban đầu. Xem xét toàn bộ hồ sơ tại Dinh độc Lập chúng tôi cũng không tìm thấy văn kiện nào về sự so sánh này. Người dân và truyền thông Hoa kỳ thì cũng chỉ biết được những gì do hai ông Kissinger và Nixon tuyên bố, phân tích.

Nguyễn Tiến Hưng
(Trong cuốn "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" xuất bản năm 2010, chương 16)

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
khúc sáng ở edina, minnesota với Q, C&J và bé Summer Grace
Đại hội 48-55 năm nay các bạn đồng khoá giao cho tôi công việc nhẹ nhàng gần như tượng trưng. Đó là đọc và nhặt lỗi chính tả những bài gửi đến. Vậy mà tôi chưa đọc được một bài, vì một vấn đề nguyên tắc: lấy tiêu chuẩn gì mà sửa chính tả của bạn bè.
Tác giả là một cựu không quân Việt gốc Hoa, hiện sống tại Đài Bắc. Bạn đồng khoá Nguyễn Viết Tân kể là năm Mậu Thân, Lý xếnh xáng 18 tuổi, từ Chợ lớn vào Tân Sơn Nhứt gia nhập KQ/ VN khoá 5/69CP. Sau 1975, người ta lo đi Tây đi Mỹ hà rầm, mà không biết cơ duyên nào đã đẩy đưa y ta tới Đài Loan làm nghề lái Taxi.
Tác giả là một cựu không quân Việt gốc Hoa, hiện sống tại Đài Bắc. Bạn đồng khoá Nguyễn Viết Tân kể là năm Mậu Thân, Lý xếnh xáng 18 tuổi, từ Chợ lớn vào Tân Sơn Nhứt gia nhập KQ/ VN khoá 5/69CP. Sau 1975, người ta lo đi Tây đi Mỹ hà rầm, mà không biết cơ duyên nào đã đẩy đưa y ta tới Đài Loan làm nghề lái Taxi.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO.
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn.
Anh ngồi co ro trên chiếc băng ghế ở trạm xe buýt. Nhiệt độ ngoài trời đang ở vào khoảng 20 độ F. Tuyết rơi suốt hai hôm nay vừa mới ngưng được một lúc. Gió thổi từng cơn làm lớp tuyết bám trên các tàng cây rơi vung vãi, cuốn những mảng bụi trắng xóa phủ xuống mặt đất và những mái nhà đứng kế bên.
Tôi đã gặp những người như thế. Những người như mộng, như thật. Những người đã tới để cho tôi thấy đời này như mộng, như thật. Họ tới để nói rằng cõi đời này là bất khả nghĩ bàn, nói mộng cũng hỏng, mà nói thật cũng sai.
Mừng Tuổi Con Tết đến rồi, mừng tuổi cho con gì đây?
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.