Hôm nay,  

Tấm lòng trung trinh

26/07/202310:34:00(Xem: 3551)
Truyện

hoa-ngoc-lan

Chị Hương đẹp lắm! Một vẻ đẹp đài các sang trọng của một Giai nhân xứ Huế. Dáng người dong dỏng cao, thanh thoát, nước da trắng hồng, mái tóc óng mượt buông lơi xõa sau bờ vai tròn. Đặc biệt chị có đôi mắt đẹp và yên bình như mặt nước hồ thu. Nụ cười như tỏa nắng, để lộ những hạt răng trắng muốt rất có duyên! Khi chị Hương bước vào tuổi xuân xanh thì tôi chỉ mới là con bé con đang học tiểu học. Thời còn đi học chị là hàng xóm của tôi.
    Chị lập gia đình với anh, một sĩ quan cấp tá của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Anh làm trưởng bộ phận gì mà phụ trách sắc tộc, cơ quan đóng bên bờ nam thành phố Huế. Tôi chưa gặp anh bao giờ, nhưng qua hình ảnh chị Hương, tôi vẫn hình dung ra người chị chọn làm chồng chắc phải đẹp trai, lịch lãm, học thức lắm mới xứng đôi với chị.
    Thế rồi thời cuộc đổi thay, năm 1975 anh là sĩ quan bên thua cuộc, dĩ nhiên anh phải đi tập trung cải tạo. Chị Hương chưa kịp sinh đứa con nào cho anh. Chị khóc nức nở khi tiễn anh đi tập trung lao cải. Ở lại thành phố không có chồng bên cạnh mà với nhan sắc mặn mà, đẹp như diễn viên (nhìn chị Hương tôi thường liên tưởng đến các cô diễn viên người mẫu) như thế tránh sao khỏi cạm bẫy bướm ong, sự ve vãn của các gã trai xung quanh. Chị quyết định rời thành phố lên một huyện miền núi của Thừa Thiên Huế. Ở đó có nhà ba mẹ anh. Rồi chị làm một căn nhà nhỏ ở cạnh bên. Chị ra chợ huyện tạo một quầy hàng nhỏ bán áo quần và những vật dụng gia đình kiếm kế mưu sinh. Chị Hương vừa lo kinh tế vừa chăm sóc cha mẹ chồng già yếu. Chị tự nguyện làm bổn phận dâu con, thay mặt anh để lo tròn hiếu đạo. Khi có dịp chị lại thăm nuôi, bới xách cho anh. Chuyện thăm nuôi cũng “trần ai khoai củ” lắm vì anh không được ở cố định mà khi chuyển trại này, lúc trại khác xa ngút ngàn. Mỗi lần đi phải xin giấy phép của địa phương, rồi mua vé tàu xe cũng là một vấn đề. Rất khó nhưng chị đều vượt qua, lòng thầm cầu mong ơn trên cho anh sức khỏe, chị “chân cứng đá mềm”. Chị Hương hiền lành, với phong thái của người có học thức, ăn nói nhã nhặn, giao tiếp dịu dàng và rất chỉn chu nên được mọi người xung quanh quý mến. Bà con quanh vùng ai cũng khen!
    Lên chợ huyện hỏi thăm về chị Hương, không ai là không biết. Chị nổi bật lên ở khu chợ huyện như một bông hoa trang điểm cho núi rừng. Cũng có một đôi lần công an gởi giấy mời lên làm việc. Người ta nghĩ rằng chị là vợ sĩ quan, rời thành phố lên miền núi sát biên giới sống có mục đích gì chăng? Lần nào chị cũng trả lời rành mạch, đầy đủ là chồng đi vắng về quê chồng sinh sống để chăm sóc bố mẹ chồng đợi ngày chồng trở về. Vì vậy sau vài lần “thăm hỏi” như vậy, chị vẫn ngày ngày ra chợ mưu sinh, duy trì cuộc sống, thăm nuôi bới xách cho chồng và khắc khoải chờ chồng trong nỗi thương nhớ không nguôi.
    Chục năm sau, cha mẹ chồng chị cũng đã dìu nhau về cõi Phật. Chị Hương vẫn gắn bó với vùng đất này trong một căn nhà nhỏ nơi quê anh, đối diện với một trường học. Có vài người bạn của tôi khi ra trường được điều lên dạy ở đây. Nhờ vậy tôi vẫn biết được thông tin về chị trong quãng thời gian sau này. Năm tháng trôi đi, những vết thương chiến tranh đã khép lại, thay da đổi thịt, những đồi thịt băm, cây cối phủ màu xanh nhưng không thấy anh trở về. (Có lẽ anh đã mất trong trại cải tạo). Nếu anh về thì anh chị lại có nhau để cùng xây dựng cuộc sống hoặc nếu đủ tiêu chuẩn HO thì anh chị sẽ đi định cư ở nước ngoài theo chương trình chứ sao chị chỉ có một mình. Khi tôi viết truyện ngắn về chị thì tôi đang ở cách xa chị cả ngàn cây số. Tôi hỏi thăm những người bạn dạy ở huyện này thì họ kể chị vẫn vậy, vẫn sống một mình, ngày ngày kinh doanh ở chợ huyện. Bây giờ đã xấp xỉ thất thập rồi, chị vẫn đẹp, vẫn đài các và duyên dáng như thế!
    Nhớ lại ngày ấy, chị cũng như bao hoàn cảnh, những thiếu phụ vợ sĩ quan, chồng đi cải tạo, họ ở nhà vừa làm lụng nuôi con, thăm nuôi chồng, chờ chồng về đoàn tụ. Rồi cũng được trời ngó lại họ đón chồng trở về làm ăn sinh sống. Dẫu nghèo nhưng hạnh phúc, cũng nuôi được con cái ăn học nên người tại quê nhà. Có người về đôi ba năm gì đó rồi đi HO. Vẫn biết rằng mỗi người một hoàn cảnh, người ở nhà cũng lắm nhiêu khê, trầy trật kiếm sống trong giai đoạn rất khó khăn. Nhưng thật đáng buồn vì có những người vợ ở nhà thay lòng đổi dạ, đi bước nữa, có khi là cán bộ địa phương để ấm thân. Có khi là đồng nghiệp trẻ, họ nhẫn tâm đưa đơn vào trại. Thấy vợ lên thăm, người chồng mừng lắm! Hóa ra không phải. Vợ tới trại bắt chồng ký vào đơn ly dị để về tự do sống với người khác. Mỗi người một số phận. Dẫu rằng trải qua những thăng trầm dâu bể nhưng xét ra có đau đớn nào hơn thế! Có gì tàn nhẫn hơn thế! Người chồng đang cải tạo đã buồn vì xa nhà, thiếu thốn mọi thứ, lao động vất vả lại bị bồi thêm nỗi đau tận xương tủy là vợ bội tình nữa thì còn gì để sống. Nên vì thế có người không chịu nổi cú sốc này đã ngã bệnh và qua đời. Gần nhà tôi có trường hợp cô giáo nọ, vợ sĩ quan đã có với nhau đứa con trai. Chồng đi cải tạo, cô được lưu dung giảng dạy nhưng cô ưa người khác. Đó là một thầy giáo trẻ. May mà chồng cũ của chị có bản lĩnh anh đã vượt qua cú sốc này và yên tâm cải tạo đợi ngày về đón đứa con riêng rồi hai cha con sống với nhau. Khi anh được gọi đi diện HO, anh và con trai lên đường định cư ở Mỹ. Trước những trường hợp phụ tình nhan nhản như vậy, so sánh với chị Hương, tôi cảm phục chị vô cùng. Chị chưa có con, lại quá đẹp, một vẻ đẹp thánh thiện khả ái mà phụ nữ trong vùng ít ai sánh nổi. Không những đẹp chị vừa nhân hậu, giỏi giang vậy, thiếu gì người đeo đuổi tán tỉnh. Nhưng không! Chị vẫn một lòng chung thủy, dẫu chồng đi mãi không về.
    Chị Hương quả là một tấm gương trung trinh xứng danh tiết phụ. Có thể chị có một tình yêu duy nhất với anh, ngoài anh ra chị không có một rung cảm nào khác. Hay nói cách khác là không ai vượt qua cái bóng của anh trong lòng chị. Đến nay chị đã ở tuổi thất thập. Bước vào thu chị vẫn là một phụ nữ đẹp, vẻ đẹp thanh tao, trang nhã. Dẫu vẻ đẹp đã nhuốm màu thời gian nhưng vẫn còn lưu lại dấu ấn của một thời xuân sắc. Và chị vẫn sống một mình bình yên nơi ngôi chợ huyện nghèo. Có lẽ chị có niềm tin nơi anh. Dù sống hay thác thì chị vẫn xem mình là người của anh để giữ lời vàng đá. Khi buồn vui chị lại tâm sự cùng anh dù anh đang ở một thế giới khác chị. Nhưng không sao miễn trong lòng chị có anh, thì chị vẫn nghĩ là điểm tựa an yên. Cuộc sống tinh thần của chị vẫn luôn có anh bên cạnh và đó cũng là hạnh phúc!
 

– Hoàng Thị Bích Hà

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mặt trời đang ngập ngừng lặn sau lũy tre xa. Ánh nắng vàng còn xót lại vương vãi trên cánh đồng đã đổi thành màu da cam rồi màu tím nhạt. Dăm ba chị nông dân đương gánh lúa về, đòn gánh nặng trĩu nhún nhẩy trên vai. Họ trao nhau vài câu chuyện ngắn, đứt quãng, xen lẫn tiếng chuông chùa thong thả ngân từng tiếng một vang vào không trung. Vài con chim lạc lõng vội vàng bay về tổ...
Ngày 16/12/1970, phim Love Story (Chuyện Tình) với nhạc phẩm chủ đề của Francis Lai được trình chiếu đầu tiên ở Hoa Kỳ thu hút khán giả trong 4 tuần liên tục...
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Thy An...
Trong cuộc sống của con người, từ gia đình đến xã hội, sự vui đùa bao giờ cũng cần thiết. Khi đang làm việc mệt nhọc, nghe một câu nói đùa, lòng bỗng thấy vui, cơn mệt nhọc như tiêu bớt một phần. Hai người đang tức giận nhau, không khí đang căng, chỉ một câu nói đùa có thể hóa giải hoặc làm giảm cường độ xích mích...
Từng thùng cây thông con được đưa từ chiếc xe tải vừa sửa xong xuống đất. 37 người làm trong "Hợp Tác Xã Sửa Chữa Ô Tô 19/8 " Đà Lạt, đang đi công tác ở gần thác Prenn: Bửu Sơn Tự, là một ngôi chùa nhỏ của vài chú tiểu và một nhà sư tu được vài năm nay...
Ba chị em Tabi, Betsy và Holden tung tăng trong chợ Target, hôm nay chúng theo bố mẹ đi chọn mua đồ cho ngày khai trường vào ngày 24 tháng tám sắp tới. Chợ nào cũng “Back to School Sale” đua nhau giảm gía nhiều quần áo, giày dép và đồ dùng cho học sinh. Ba chị em vui thích lắm...
Chị Thiên Kim sinh trưởng vào thập niên năm mươi của thế kỷ trước, trong một gia đình khá giả có cửa hiệu buôn bán ở phố Ngã Giữa, đường Phạn Bội Châu, Huế (nay là đường Phan Đăng Lưu). Hồi học trường Đồng Khánh chị đã nức tiếng hoa khôi, nên mỗi lần tan lớp, có nhiều “cái đuôi” theo về tận ngõ, hoặc trồng cây si trước cổng đợi tan trường...
Sáng sớm, vừa mở di động vào messenger gặp ngay tin nhắn của Duyên. Sững người. Rồi cười. Sao thế nhỉ? Sao con bé lại hỏi câu ấy nhỉ? Đang định nhắn “Sao em biết?” thì giật mình, xóa chữ đi lùi, sửa lại...
Ông Hương Cả làng Ngọc Thạnh nổi tiếng mát tay, tuy là chức sắc trong làng nhưng người làng ít kêu ông là ông Hương Cả mà họ kêu là thầy Hai. Thầy Hai bốc thuốc Nam rất hiệu nghiệm, ai bị bệnh gì cũng tìm tới thầy Hai. Thầy Hai xem mạch và bốc thuốc làm phước chứ chẳng phải lấy tiền...
Tôi và Hùng giận nhau đã hơn tuần lễ sau một trận cãi vã dữ dội, chúng tôi quyết định xa nhau. Khuôn mặt cương nghị tuấn tú của chàng với nụ cười ngạo nghễ luôn luôn ám ảnh tôi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.